11/06/2020 08:19
(Baonghean.vn) - Sáng 11/6, nhà phân phối Ngọc Sơn đã khai trương cửa hàng "Gạo ngon nhất thế giới ST25" đầu tiên tại số 10, đường Thành Thái, phường Hưng Phúc (TP. Vinh).
ST25 là giống lúa thơm do nhóm tác giả là Kỹ sư Hồ Quang Cua, TS.Trần Tấn Phương và Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu, chọn tạo. Gạo thơm ST25 đã đoạt giải Nhất "Gạo ngon nhất thế giới" năm 2019 trong Cuộc thi "World’s best rice”, do The Rice Trader (TRT) tổ chức tại Hội nghị “TRT world rice conference” lần thứ 11 ở Manila (Philippines).
Đặc trưng của gạo ST25 là hạt dài và đều, trắng trong. Hạt cơm khi nấu ra không vị vỡ bung, chỉ dãn dài ra, thơm, mềm dẻo. Theo các nhà nghiên cứu lượng protein trong loại gạo này cao hơn 10% so với gạo thường nên rất nhiều chất dinh dưỡng. Gạo ST-25 an toàn và tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Sau khi được vinh danh, gạo ST25 bị mạo danh, làm giả rất nhiều, xuất hiện tràn lan làm giảm uy tín hạt gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì chưa sản xuất được nhiều, nguồn cung không đủ cầu, bởi vậy giá gạo ST25 trên thị trường vẫn đang khá cao. Nắm bắt được nhu cầu, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm gạo ST25 chính thức của KS Hồ Quang Cua, nhà phân phối Ngọc Sơn đã chính thức mở cửa hàng tại thành phố Vinh để phục vụ người dân.
Gạo ST25, ST24 đươc nhà phân phối Ngọc Sơn cung cấp tại số 10, đường Thành Thái, phường Hưng Phúc (TP. Vinh) để phục vụ người dân. Ảnh: Thành Cường
Cửa hàng Ngọc Sơn hiện cung cấp các dòng sản phẩm chủ đạo: Gạo thơm thượng hạng bao 5 kg; gạo thơm hộp chân không 2 kg (mẫu mã rất đẹp và sang trọng có thể ăn và làm quà biếu). Ngoài ra, còn có loại gạo thơm hữu cơ ST24 (không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... trong quá trình sản xuất).
Nhà cung cấp chia sẻ: Tránh tình trạng bị mua phải gạo giả ST25, người tiêu dùng có thể căn cứ vào bao bì, nhận diện thương hiệu, cách đóng gói của gạo ST25 . Trên bao bì có ghi đầy đủ thông tin tên doanh nghiệp, địa chỉ. Đặc biệt, gạo ST25 chất lượng khi được nấu lên hạt cơm nấu lên vẫn giữ nguyên được màu trắng và mùi thơm đặc trưng.
Gạo ST25 hạt dài và đều, trắng trong, lượng protein cao hơn 10% so với gạo thường nên rất nhiều chất dinh dưỡng. Gạo an toàn và tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Thành Cường
Để đặt mua loại "Gạo ngon nhất thế giới ST25", người tiêu dùng thành phố Vinh có thể trực tiếp đến Cửa hàng gạo Ngọc Sơn.
Địa chỉ: Số 10, đường Thành Thái, phường Hưng Phúc (TP. Vinh).
Hotline 0977.995 567;
Facebook: https://www.facebook.com/ngoc.son.9693
Nhà phân phối free ship sản phẩm trong nội thành Vinh.
Nghệ An: Ngăn ruộng, thả bèo nuôi cua cho thu nhập “khủng“
Ông Nguyễn Đình Tứ ở xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cua trên ruộng lúa.
Quý I/2020, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 115 tỷ USD / Quý I/2020, Hải quan phát hiện 1.130 vụ vi phạm, với tổng giá trị hàng hóa khoảng gần 220 tỷ đồng
Khi xã Nhân Sơn (Đô Lương) tiến hành dồn đổi ruộng đất theo Chỉ thị 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào năm 2012, những diện tích đất xấu, trũng gần như bỏ hoang, không ai muốn nhận. Ông Nguyễn Đình Tứ đã mạnh dạn đổi tất cả diện tích đất canh tác, trong đó có cả ruộng loại 1 về tập trung thành một thửa trên vùng đất như vậy tại cánh đồng xóm 7.
Ông Tứ đã đầu tư công sức cải tạo lại khu đất này và chuyển từ độc canh cây lúa sang làm trang trại đa canh. Sau nhiều năm dồn đổi và tích tụ ruộng đất, đến nay diện tích trang trại của ông Tứ có khoảng 3.000 m2.
Một trong những ao nuôi cua của ông Tứ; mặt ao được ngăn ô để thả bèo hoa dâu chống nắng cho cua. Ảnh: Ngọc Phương
Được sự gúp đỡ của Hội Nông dân xã, năm 2017 ông Tứ triển khai mô hình nuôi cua. Năm đầu ông chỉ nuôi cua với diện tích nhỏ, thấy thu nhập khá ông mở rộng diện tích lên 1.000 m2 để cung cấp cho khách hàng trong và ngoài huyện.
Ông Tứ chia sẻ, nuôi cua không khó, nhưng cần hiểu biết về kỹ thuật, quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm không có trong sách vở. Ví như thời tiết mùa hè ở Nghệ An thường rất nóng, trong khi cua không chịu được nắng nóng dẫn đến sinh trưởng, kém thậm chí có thể chết hàng loạt.Giải pháp đưa ra rất đơn giản, chia ô thả bèo hoa dâu để cua trú dưới mặt bèo.
Cua đực được chọn giống, cách phân biệt với cua cái là giữa bụng có rãnh sâu. Ảnh: Ngọc Phương
Trong việc thiết kế ao nuôi, chế biến thức ăn và phương thức thu hoạch, vận chuyển... ông Tứ cũng có những sáng tạo riêng; như khi lột xác, thân cua yếu mềm dễ bị các động vật khác hay chính những con cua khỏe mạnh ăn thịt, vì vậy, quanh ao phải đắp bờ giả cho cua làm hang, lẩn tránh.
Về nguồn giống ông Tứtự đi bắt ở ngoài đồng, con nào mình đẹp, sáng, nhanh nhẹn, có hướng phát triển thì đem về thả ao, không cần phải tìm đến trang trại nuôi để mua con giống; mỗi m2 mặt nước ông thả 1 cặp cua. Cách phân biệt con đực là ở giữa bụng có rãnh sâu, còn con cái có nắp trùm kín cả bụng.
Thức ăn của cua chủ yếu là cám gạo, ngô, lúa vụn, phân trâu khô, giun quế. Trong quá trình nuôi, khi cua có trứng nằm trong ướm, sau 10 ngày đẻ cua sẽ tự lột xác và phát triển bình thường. Cua sẽ đẻ liên tục từ tháng 3 đến tháng 8.
Cua nuôi sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hiện ông Tứ xuất bán ra thị trường từ 100.000 - 130.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Phượng
Hiện tại, gia đình ông Tứ xuất bán trung bình 1,5 tạ cua/tháng, giá bán từ 100.000 - 130.000 đồng/kg, cho thu nhập cao gấp 7 lần so với trồng lúa. Ngoài nuôi cua, ông Tứ còn nuôi gần 300 con gà Đông Tảo, vịt; trồng hàng trăm cây ăn quả như: táo, vải, nhãn, bưởi, cam, chuối.
Nguồn: https://baonghean.vn/ngan-ruong-tha-beo-nuoi-cua-cho-th...
Mục sở thị Chợ vải thiều dài nhất Việt Nam
Hiện vải thiều Bắc Giang bắt đầu bước vào mùa cao điểm thu hoạch, cho nên chợ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tập trung một số lượng lớn thương lái đến tham gia mua bán. Mặc dù chưa xác nhận kỷ lục guiness nhưng với 20 km, có thể nói, chợ vải thiều Lục Ngạn chính là chợ dài nhất Việt Nam.
Bắc Giang được biết là vựa vải thiều lớn nhất cả nước với sản lượng năm nay ước đạt 160.000 tấn. Hiện đã bước vào chính vụ nên bà con nông dân dậy rất sớm, từ 3-4h, để thu hoạch vải kịp giao hàng cho thương lái đổ buôn đi khắp các miền. Sau khi thu hoạch, bà con sẽ chở vải ra chợ vải Lục Ngạn để bán.
Sôi động chợ vải thiều dài nhất Việt Nam |
Mỗi năm chợ vải Lục Ngạn chỉ họp duy nhất một lần tại đây vào mùa vải chín. Chợ chạy dọc theo quốc lộ 31, bắt đầu từ phố Kim (xã Phương Sơn) đến xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang). Thời điểm này, khu chợ vải thu hút hàng nghìn thương nhân về đây cân mua để xuất khẩu và đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành cả nước. Chợ diễn ra sôi động từ đầu mùa vải cho đến khi kết thúc.
Vải đã bước vào chính vụ |
6 giờ sáng từng đoàn xe chở vải nối đuôi nhau qua cầu phao |
Từ sáng sớm, con đường dẫn đến chợ vải thiều Lục Ngạn đã đông đúc, náo nhiệt. Con đường 31 luôn có hàng trăm phương tiện nối đuôi nhau nhập vải thiều và hàng nghìn phương tiện xe máy của nông dân chở vải đến đổ buôn cho thương lái khiến cảnh tượng mua bán luôn trong tình trạng sôi động. Hình ảnh những người dân chở những sọt vải thiều đem đi bán nặng hàng tạ cứ thế nối đuôi nhau trên quốc lộ, nhuộm đỏ con đường dài.
Con đường trung tâm Thị trấn đông đúc, náo nhiệt |
Xe chở vải nối đuôi nhau |
Mỗi sọt vải người dân chở đến chợ bán nặng từ 1-2 tạ |
Dọc hai bên đường, hàng trăm điểm cân đang hoạt động hết công suất. Người cân vải, người tính tiền, người đứng chuyển vải từ sọt ra... Ai nấy đều tất bật, luôn chân luôn tay trong khi xe chở vải của nông dân xếp hàng dài chờ cân theo thứ tự.
Các điểm cân dọc quốc lộ 31 đều hoạt động hết công suất |
Các thương lái lựa chọn rất kĩ từng chùm vải |
Dạo qua một vòng chợ vải thiểu Lục Ngạn có thể thấy giá vải sáng nay (ngày 10 tháng 6) trung bình giảm 5 nghìn đồng/1kg, thậm chí có loại giảm đến 10 nghìn/1kg. Cao nhất vẫn là vải Thanh Hà giá bán hôm qua (ngày 9 tháng 6) là 25-30 nghìn đồng/1kg nhưng sáng nay chỉ bán được 20-25 nghìn đồng/1kg. Vải u hồng, u trứng sáng nay chỉ bán được 17-18 nghìn đồng/1kg thậm chí loại xấu chỉ bán được 14-15 nghìn đồng/1kg. Anh Đồng nhà ở xã Trường Giang huyện Lục Nam xót xa: Hôm qua bán 4 tạ vải Thanh Hà được 12 triệu đồng, nhưng sáng nay cũng bán 4 tạ chỉ được 10 triệu đồng mất “đứt” 2 triệu.Lý giải nguyên nhân vải giảm giá, một thương lái cho hay: Giá cả tùy thuộc vào chợ, mẫu mã của từng loại vải, nhu cầu thu mua vải của các thương lái cao mà vải ít thì sẽ tự động tăng giá. Sáng nay lượng vải người dân mang đến quá nhiều mà các thương lái mua không hết, giá sẽ giảm.
Khoảng 8 giờ sáng là thời điểm chợ vải đông nhất |
Công an huyện Lục Ngạn đã huy động cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ |
Thời điểm hiện tại, do các thương nhân Trung Quốc đang được cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 nên việc đứng ra thu mua vải thiều tại những điểm cân này chủ yếu là người Việt Nam. Thị trường tiêu thụ vải chủ yếu trong nước, tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai… Chỉ trong vài tiếng buổi sáng, mỗi điểm cân có thể thu mua tới hàng chục, thậm chí vài chục tấn vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc chở đi các tỉnh thành.
Chợ vải thiều Lục Ngạn cũng là lúc đón hàng nghìn lao động thời vụ |
Ngoài điểm cân cố định còn có các điểm cân di động |
Đội quân làm đá đã sẵn sàng phục vụ ướp vải |
Làm sạch vải trước khi đóng thùng |
Những thùng vải đã sẵn sàng xuất đi |
Dưới lòng đường, xe chở vải thiều, xe tải, xe container... nối thành hàng dài chật kín, do đó việc ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi. Để đảm bảo an ninh, trật tự, hạn chế ùn tắc trong mùa vải, Công an huyện Lục Ngạn đã huy động cán bộ chiến sỹ thuộc nhiều đơn vị, phối hợp với cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh chia nhau làm nhiệm vụ kiểm soát tại những đoạn đường có nhiều điểm thu mua vải, thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông. Dịp này, chợ vải thiều Lục Ngạn cũng là lúc đón hàng nghìn lao động thời vụ đến từ khắp nơi, giúp khuân vác, sơ chế, đóng gói vải thiều tại các điểm cân. Đồng thời, phục vụ hoạt động tại các cơ sở sản xuất thùng xốp, đá cây, sấy vải thiều, cơ sở ăn uống, dịch vụ…khiến chợ vải thiều Lục Ngạn càng thêm sôi động.
Theo Ngọc Phương/Báo Nghệ An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét