Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Rumani chấm dứt dự án “Vành đai và con đường” với Trung Quốc

Chính phủ Rumani yêu cầu công ty điện hạt nhân của nước này dừng hợp đồng với đối tác Trung Quốc.
Công ty điện hạt nhân Rumani Nuclearelectrica (Ảnh: Wikipedia)
Chính phủ Rumani gần đây tuyên bố rằng họ đã yêu cầu Công ty điện hạt nhân Rumani Nuclearelectrica chấm dứt đàm phán về việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Cernavoda với Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC).

Tuyên bố chỉ ra rằng chính phủ Rumani sẽ tìm đối tác mới cho dự án, theo trang Newtalk.
Vào tháng 5 năm ngoái, Rumani đã ký thoả thuận với Trung Quốc, thống nhất việc hai nước hợp tác thành lập công ty liên doanh, trong đó phía Trung Quốc chiếm 51% cổ phần, theo tờ BalkanInsight. 
Trên thực tế, Rumani thực sự bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc xây dựng lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Cernavoda từ 10 năm trước. Vào thời điểm đó, có nhiều công ty cạnh tranh để đấu thầu, bao gồm các công ty Trung Quốc và châu Âu; tuy nhiên, Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc CNNC là đơn vị chiếm ưu thế.
Kể từ đó, Bắc Kinh liên tục rót thêm vốn vào Rumani với số tiền lên tới 7 tỷ USD. Rumani là nơi được chính quyền Trung Quốc nhận định đóng vai trò quan trọng và là bàn đạp để Bắc Kinh thâm nhập thị trường năng lượng hạt nhân của EU đồng thời thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường” ở Đông Âu.
Tuy nhiên, Rumani luôn là quốc gia thân Mỹ. Hai nước đã ký thỏa thuận triển khai phòng thủ tên lửa vào năm 2016. Hơn nữa, khối NATO cũng đã thành lập nhiều cơ sở quan trọng trong lãnh thổ Rumani, bởi đây là khu vực trọng điểm để các nước phương Tây đối chọi lại với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Hotnews, Thủ tướng Rumani Ludovic Orban, người trước đây đã chỉ trích dự án lò phản ứng hạt nhân, khẳng định: “Tôi rất rõ ràng rằng sẽ không làm việc với Trung Quốc.” 
Vào tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Kinh doanh Rumani Virgil Popescu đã đề xuất Nucleelectrica tự xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Cernavoda và nếu hợp tác thì nên hợp tác với các đối tác của NATO sẽ khả thi hơn.
Lê Vy (theo Taiwan News)
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: