Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Trung Nam Hải thất thủ, nơi lánh nạn của lãnh đạo Bắc Kinh nguy cơ bị dịch bệnh công phá;Bắc Kinh thất thủ, lãnh đạo Trung Quốc lên núi Ngọc Tuyền tránh dịch

An Hòa 19 giờ trước 35,251 lượt xem


Ảnh chụp màn hình Youtube.


Đài truyền hình NTD đưa tin, trang Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời một nguồn tin nói rằng một bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chuyển từ Trung Nam Hải (trụ sở của các cơ quan chính phủ Trung Quốc) đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền ở vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19.

Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp tăng cao

Bảo Thư | ĐKN 17/06/2020 76,407 lượt xem
Hiện tại, miền nam Trung Quốc không ngừng xuất hiện mưa lớn và hơn 100 con sông bất ngờ xảy ra lũ lụt, trong đó có đập Tam Hiệp được ví như quả bom hẹn giờ sắp bùng nổ, có thể sẽ nhấn chìm 6 tỉnh thành lưu vực hạ lưu sông Dương Tử.
Theo tin tức từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc vào ngày 12/6, trận lụt đã khiến 5,8 triệu người tại 22 tỉnh và khu tự trị ở miền Nam nước này như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây….. gặp thảm họa, 39 người đã thiệt mạng và mất tích, hơn 400.000 người phải di dời khẩn cấp, 5.200 ngôi nhà bị sập đổ.
Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng tình hình thảm họa vượt xa những gì do chính quyền Trung Quốc công bố.
Người dân gặp nạn đã đăng lượng lớn video cho thấy nhiều nơi bị lũ lụt bao vây, nhà cửa bị sập, người dân bị lũ cuốn trôi, xe cộ lăn lộn trong dòng nước và cảnh mọi người tháo chạy trốn lũ.
Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc trong một cuộc họp báo vào ngày 11/6 cho biết, Giang Nam, phía Nam và Đông Tây Nam Trung Quốc có lượng mưa lớn nhất trong năm nay, khoảng 148 con sông xuất hiện lũ lụt, thậm chí vài con sông mực nước vượt quá kỷ lục lịch sử.

Katsuji Nakazawa - Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.

Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình
Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.

Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.”

Bài báo được viết bởi Hà Nghị Đình (He Yiting), phó giám đốc điều hành của Trường Đảng Trung ương. Ông là một trợ lý thân cận của Tập và đóng một vai trò quan trọng trong việc biên soạn lý thuyết chính trị cho Tập, vốn được đưa vào Điều lệ Đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2017.

Ông ta không chỉ đơn thuần là tìm cách lấy lòng Tập hay chơi chữ. Một tham vọng lớn được ẩn giấu đằng sau động thái này.

Đưa thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật có giúp xóa bỏ tham nhũng?

RFA

Ảnh minh họa: Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam trong một lần biểu quyết.
Ảnh minh họa: Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam trong một lần biểu quyết.
 Courtesy CPV















Bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, khi được hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng ngày 19/6 về việc vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật, cho biết dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

Hồ Tây và bí ẩn về những vụ "nuốt chửng" người của lốc xoáy

 Thứ năm, ngày 18/06/2020 18:32 PM (GMT+7)

Những vụ tai nạn thảm khốc do giông lốc gây ra trên Hồ Tây thường kèm với những câu chuyện và hiện tượng bí ẩn khó có thể lý giải, có những tai nạn tới thời hiện đại vẫn chìm trong vòng bí mật.
 Bình luận 0
Hiện tượng bí ẩn “cuồng phong” bất thường trên Hồ Tây đã nhấn chìm không ít người đã được người dân ở đây chứng thực. Vụ đầu tiên được ghi nhận có thời gian cách ngày nay gần 2.000 năm, trong khi đó vụ tai nạn gần nhất được ghi nhận xảy ra vào những năm 1950 của thế kỷ trước.
Những câu chuyện ly kỳ
Hiện tượng lốc xoáy bất thường trên Hồ Tây là có thật, tuy ít khi xảy ra nhưng luôn đến bất ngờ và kỳ lạ. Từ xa xưa, hiện tượng này đã đi kèm với những câu chuyện kể dân gian và ngay trong bản thân danh xưng của Hồ Tây qua các thời kỳ cũng mang hàm nghĩa chỉ về hiện tượng “cuồng phong”, giông lốc này. Được biết, danh xưng của Hồ Tây như: Lãng Bạt, Dâm Đàm... thực chất muốn nhấn mạnh và liên quan đến hiện tượng tự nhiên bí hiểm này trên Hồ Tây. Cụ thể, tên gọi Lãng Bạt có nghĩa hồ đầy sóng lớn, hay tên gọi Dâm Đàm có nghĩa mặt hồ âm u, mờ ảo.

Chủ tịch Hà Nội: Chỉ tiếp nhận đường sắt Cát Linh khi...

(Tin tức thời sự) - "Chỉ tiếp nhận công trình khi đã được nghiệm thu và bàn giao an toàn theo đúng quy định, quy chuẩn".


Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, ngày 19/6.
Chu tich Ha Noi: Chi tiep nhan duong sat Cat Linh khi...
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh: TTO
Tại đây ông Chung cho biết dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, thành phố Hà Nội chỉ là đơn vị thụ hưởng. Tức là sau khi Bộ đầu tư xây dựng, nghiệm thu và bàn giao, thành phố Hà Nội mới tiếp nhận vận hành thương mại.

Trung Quốc lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa cắt đứt quan hệ

Thứ 6, 16:13, 19/06/2020

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đáp trả lời đe dọa cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/6.
Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 19/6 (giờ địa phương), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định đe dọa của Tổng thống Mỹ là không thực tế và nếu Mỹ dứt khoát cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc thì đây là một quyết định không khôn ngoan.
trung quoc dap tra de doa cat dut quan he cua tong thong my hinh 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: BBC.

Báo đảng TQ: Ấn Độ đang dùng thủ đoạn từ thời kỳ đồ đá và có vẻ cần một bài học nghiêm khắc; Trung Quốc nói gì về tin Quân giải phóng dùng "thiết côn" tấn công lính Ấn Độ?


Hải Võ | 


Trung Quốc nói gì về tin Quân giải phóng dùng "thiết côn" tấn công lính Ấn Độ?
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 18/6 tuyên bố Ấn Độ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ đụng độ quân sự tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) hôm 15/6.

Trả lời câu hỏi của Reuters ngày 18/6, đề cập cáo buộc từ giới chức Ấn Độ rằng một thượng tá lục quân cùng các binh sĩ của nước này đã bị binh lính của Quân giải phóng nhân dân (PLA) sử dụng gậy sắt tấn công, cũng như nghi vấn vụ giao tranh ngày 15/6 nổ ra do quân đội Ấn Độ phá hủy các những hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên LAC hoặc bên trong phần lãnh thổ do New Delhi kiểm soát, ông Triệu Lập Kiên nói rằng "trách nhiệm không nằm ở Trung Quốc".

Quốc hội Mỹ: Dấu hiệu Trung Quốc có khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu

 Thứ sáu, ngày 19/06/2020 15:55 PM (GMT+7)

Báo cáo của ủy ban cố vấn Quốc hội Mỹ nhắc đến việc Trung Quốc phát triển 3 loại vũ khí hạt nhân dựa vào các tài liệu đánh cắp của Mỹ, với khả năng tấn công phủ đầu.
 Bình luận 0
Vụ thử bom hạt nhân của Mỹ năm 1954.
Theo Sputnik, báo cáo nhấn mạnh rằng Trung Quốc luôn tuyên bố theo đuổi chính sách không sử dụng vũ khí  hạt nhân trước nhưng điều đó là “không chính xác”.

Lữ đoàn trưởng Trung Quốc vẫy cờ trắng trong đụng độ Trung - Ấn?

19-06-2020 - 02:00 PM

(NLĐO) – Hình ảnh về những thanh gậy gắn đinh sắt được cho là của lực lượng Trung Quốc sử dụng trong vụ đụng độ Trung - Ấn ở biên giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng đang gây ra phẫn nộ trên mạng xã hội.

Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đăng bức ảnh này trên Twitter, cho biết: "Những gậy gắn đinh do binh sĩ Ấn Độ thu được từ địa điểm đối đầu ở thung lũng Galwan. Sự man rợ này phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải binh lính".
Hình ảnh được chia sẻ hôm 18-6 cùng ngày Ấn Độ tổ chức tang lễ cho các binh sĩ thiệt mạng trong cuộc đụng độ chết người đầu tiên tại biên giới hai nước kể từ năm 1975. Hình ảnh được tờ India Today và đài BBC đăng tải đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
Lữ đoàn trưởng Trung Quốc vẫy cờ trắng trong đụng độ Trung - Ấn? - Ảnh 1.
Hình ảnh thanh gậy gắn đinh được lan truyền trên mạng. Ảnh: Twitter
Đài BBC nói rằng họ nhận được hình ảnh này từ một quan chức cấp cao Ấn Độ phụ trách vấn đề biên giới với Trung Quốc. Quan chức này nói rằng đây là vũ khí mà các binh sĩ Trung Quốc đã dùng trong cuộc ẩu đả. Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ và Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về bức ảnh này.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Trung Quốc: Mưa lũ lớn nhất từ năm 1949, áp sát đập Tam Hiệp; 11/12 dự đoán về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có xảy ra?

  Trung Quốc  14,405

Sông Dương Tử (Trường Giang) là một trong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Nó chảy qua 19 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước, từ thời xa xưa cho đến nay nó đã nuôi dưỡng hơn một phần ba dân số Trung Quốc, vì thế nên được mệnh danh là “Mẫu Thân hà”.

11/12 dự đoán về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có xảy ra? (Ảnh: RFI)
Sông Dương Tử bắt nguồn từ núi tuyết Khang Căn Địch ở phía Tây Nam của núi tuyết Các Lạp Đan Đông, đỉnh núi chính của dãy núi Đường Cổ Lạc trên cao nguyên Tây Tạng, với tổng chiều dài 6.300 km.