Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Ông Trump nói hành động của Bắc Kinh trong đại dịch ‘thật khủng khiếp’

Hải Lam | DKN 2 giờ trước 606 lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Ohio ngày 6/8 (ảnh: Reuters).
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/8 tiếp tục chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19, theo Reuters.
“Những gì Trung Quốc làm thật là khủng khiếp, dù đó là sự kém cỏi hay cố ý”, Tổng thống Trump phát biểu. Ông chủ tòa Bạch Ốc cho rằng Bắc Kinh có thể đã cố tình để virus corona lây lan ra toàn cầu song không đưa ra bằng chứng.

Trung Quốc điều tàu chiến và tiêm kích ra Trường Sa: Lập trường của Việt Nam

Tâm Tuệ | DKN 2 giờ trước 811 lượt xem

Ảnh: Reuters.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc điều tiêm kích, tàu chiến ra đá Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam diễn tập trái phép.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra hôm 6/8 tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến các thực thể ở Trường Sa của Việt Nam, thậm chí có video về việc máy bay đã được điều đến đá Subi để tiến hành diễn tập trái phép.
“Trước tiên xin khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”, bà Hằng nhấn mạnh.
Bà Hằng nhấn mạnh thêm:
“Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối.”

COVID-19 ngày 7/8: Vượt 19 triệu ca, thế giới tiếp tục vật lộn với “kẻ thù vô hình”

Trong khi cuộc đua tìm kiếm vắc-xin cho COVID-19 vẫn chưa có hồi kết, thế giới vẫn đang phải vật lộn với một loại “kẻ thù vô hình” có tốc độ lây lan nhanh và liên tục biến chủng.

Sáng 7/8 giờ Việt Nam, thế giới đã có hơn 19,2 triệu ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), tăng tới gần 270.000 ca mới so với ngày trước đó, theo dữ liệu từ trang tổng hợp dữ liệu COVID-19 trực tuyến worldometers.
Mức tăng trong ngày tương tự như vậy đã được lặp lại liên tiếp trong nhiều tuần qua, khiến thế giới trung bình từ 3 đến 4 ngày lại tăng thêm 1 triệu ca nhiễm mới, báo hiệu cuộc chiến dai dẳng và khó đoán định trước một “kẻ thù vô hình.”

Biển Đông căng thẳng sau khi máy bay chiến đấu Trung Quốc sà xuống khu vực tranh chấp

  Thế giới  3,897

Máy bay quân sự Trung Quốc mới đây đã bay tuần tra tầm xa trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp này.
Máy bay quân sự Trung Quốc bay tuần tra trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp này. (Ảnh qua Twitter)
Các máy bay chiến đấu đã sà xuống các khu vực tranh chấp bằng cách tiếp nhiên liệu bằng máy bay Su-30MKK Flanker. Máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay qua quần đảo Trường Sa trong vùng biển tranh chấp. Các máy bay Trung Quốc được nạp tên lửa không đối không và thực hiện nhiệm vụ kéo dài 10 giờ trên khu vực tranh chấp.

1.135. Trung quốc hoãn chiếu phim liên quan đến chiến tranh biên giới Vi...

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Quốc hội bị 'qua mặt'

Thứ Năm, ngày 6/8/2020 - 17:57

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Quốc hội bị 'qua mặt'
(PLO)- Quy mô đầu tư của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 phải trình Quốc hội quyết định nhưng thực tế đã không như vậy.
Chiều 6-8, Thanh tra Chính phủ phát thông báo kết luận thanh tra một số nội dung đối với dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

354. Ký ức người lính VỊ Xuyên. (P2). Trạm gác tiền tiêu 1100: Tổ phục G...

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Điểm tin thế giới tối 6/8: Ngoại trưởng Philippines tuyên bố mạnh về Biển Đông; Nhật tăng cường năng lực đối đầu Trung Quốc

Lục Du | DKN 2 giờ trước 1,291 lượt xem

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Năm (6/8) của DKN xin gửi tới bạn đọc phần tóm lược của những tin sau:

Ngoại trưởng Philippines có tuyên bố mạnh về Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin Jr. hôm thứ Năm tuyên bố rằng “cái gì của chúng tôi là của chúng tôi” đối với phần lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông, theo Global Nation.
Ông Teodoro đưa ra tuyên bố này sau khi Bắc Kinh hoan nghênh việc Tổng thống Philippines Duterte hôm thứ Hai (3/8) “ra lệnh” cấm Hải quân Philippines tham gia các cuộc tập trận với hải quân nước ngoài trên Biển Đông.

Giáo sư Hứa Chương Nhuận: Chính quyền Trung Quốc đang sụp đổ!

Hương Thảo | ĐKN 10 giờ trước 3,752 lượt xem

Giáo sư Hứa Chương Nhuận: Chính quyền Trung Quốc đang sụp đổ!
GS Hứa Chương Nhuận (ảnh: ChinaChange.org).
Một giáo sư luật Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với những ngôn luận thẳng thắn phê bình giới cầm quyền, đã bị bắt nhốt sáu ngày hồi tháng 7 với cáo buộc “mua dâm”. 
Sau khi được thả, ông đã đăng một bức thư ngỏ, tuyên bố “Chủ nghĩa chuyên chế sẽ thất bại, tự do sẽ đến với đất nước tôi!”. Ông kêu gọi người dân loại bỏ chính quyền ĐCSTQ và có niềm tin vào tương lai, theo The Epoch Times ngày 4/8.

Dư luận nói gì việc bà cựu Thứ trưởng Bộ GĐ-ĐT muốn giữ lại nhà công vụ 93m2?


Bà Đặng Huỳnh Mai, cựu Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã bày tỏ nhiều nỗi niềm để muốn giữ lại nhà công vụ rộng 93m2.

bà Đặng Huỳnh Mai, nhà công vụ
Bà Đặng Huỳnh Mai. (Ảnh từ báo hậu giang)
Thớt gỗ nghiến tây bắc size 25 giá 150k sdt shop: 0962682078 ...
( Chú thích ảnh của Phạm Viết Đào: Bà này có cái mặt giống cái thớt gỗ nghiến nha minh)

Tờ Tuổi trẻ hôm 5/8 đưa tin, cựu thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai có đơn gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, xin giữ lại căn hộ 608, tòa A2, khu nhà công vụ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội).

Trước tin đồn Mỹ - Trung sẽ xảy ra chiến tranh “nóng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói gì?


Thu Thủy

VietTimes – Trước những lo ngại lan rộng về việc liệu trong tương lai gần giữa Mỹ và Trung Quốc có xảy ra xung đột quân sự? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 5/8 đã nói, Mỹ cần phải cạnh tranh quyết liệt hơn với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quân sự, nhưng không cho rằng Trung Quốc hiện là mối đe dọa không thể tránh khỏi và "sẽ không xảy ra chiến tranh với họ".
Bộ trưởng Quốc phòng  Mỹ Mark Esper: Mỹ cần phải cạnh tranh quyết liệt hơn với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quân sự, nhưng không cho rằng Trung Quốc hiện là mối đe dọa không thể tránh khỏi và "sẽ không xảy ra chiến tranh với họ" (Ảnh: AP).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper: Mỹ cần phải cạnh tranh quyết liệt hơn với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quân sự, nhưng không cho rằng Trung Quốc hiện là mối đe dọa không thể tránh khỏi và "sẽ không xảy ra chiến tranh với họ" (Ảnh: AP).
Theo mạng Yahoo News, phát biểu tại một hội nghị trực tuyến được tổ chức tại Aspen Security Forum (Diễn đàn an ninh Aspen) vào ngày 5/8, ông Esper nói rằng Trung Quốc đang thách thức Hoa Kỳ toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và Washington sẽ chống trả Trung Quốc tích cực hơn.

Sự thật Chiến tranh biên giới Việt -Trung 1979 khốc liệt như thê nào ? V...

1.728 (1). Chiến sỹ đồi Cô Ích

Biển Đông: Bắc Kinh đơn phương phân loại lại các tuyến vận chuyển quốc tế

Hương Thảo | DKN 5 giờ trước 131 lượt xem

Tàu chở hàng trên Biển Đông (ảnh: Shutterstock).
Bắc Kinh cố gắng biến vùng biển ngoài khơi đang tranh chấp thành “khu vực vịnh ven biển” của riêng mình.
Trung Quốc đã thay đổi cách phân loại một vùng biển quốc tế rộng lớn giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, cố gắng sử dụng luật pháp trong nước để biện hộ cho các yêu sách mờ ám của mình ở vùng biển tranh chấp, theo Taiwan News ngày 5/8.

Bưu kiện bí ẩn từ Trung Quốc: Không chỉ hạt giống lạ mà còn có các thứ kỳ lạ khác

Phụng Minh | ĐKN 7 giờ trước 725 lượt xem

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Người ta bắt đầu lý giải rằng đây có thể là bước đầu của một âm mưu.

Gần đây, cư dân của Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Nhật Bản và các quốc gia khác đã nhận được bưu kiện chứa loại hạt giống chưa xác định từ Trung Quốc. Có thông tin rằng nhiều cư dân Mỹ cũng đã nhận được khẩu trang, kính râm, vòng đeo tay và các mặt hàng khác được gửi từ Trung Quốc, nhưng họ nói rằng họ chưa bao giờ đặt những món hàng này.

Kênh Channel 2 Action News thuộc bang Georgia, Hoa Kỳ, đưa tin rằng Kelley Litty, một người dân địa phương, đã nhận được một gói hàng từ Trung Quốc vào tháng trước với khẩu trang ở bên trong. Cô đã khá bối rối về điều này.

Litty nói, “Tôi chắc chắn 1000% rằng tôi chưa đặt mua bất kỳ cái khẩu trang nào”. Cô ấy nói rằng mình chưa bao giờ nghĩ tới việc đeo những chiếc khẩu trang có xuất xứ từ nước ngoài như thế này.

445. Ký ức người lính VỊ Xuyên. (P6). Bình độ 1100: Tình huống bất ngờ

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

1.718 (2). Hầm chỉ huy trên A6a

THẢM SÁT TẠI HỒ NAM CỦA ĐCSTQ

Lê Khắc Ái cùng với Ái Lê.


* Thảm sát man rợ

Năm 1967, một cuộc tấn công cuồng loạn và man rợ kéo dài suốt 2 tháng đã càn quét qua một tỉnh nông thôn ở Trung Quốc, và khiến hơn 9.000 người bị tàn sát một cách dã man. Tâm chấn của vụ giết người là huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam, nơi mà dòng sông Tiêu chia đôi nhánh xuôi dòng về phía Bắc.

Cứ mỗi giờ, những nhân chứng đứng trên bờ sông Tiêu lại đếm được khoảng hơn 100 xác chết trôi qua, và trẻ em thì thi nhau nhảy qua các con lạch để “cạnh tranh” xem ai nhìn thấy nhiều bộ phận thi thể nhất. Nhiều thi thể bị trói lại với nhau bằng sợi dây thép “xâu” qua xương đòn, thân thịt sưng phồng, còn mắt và môi bị cá rỉa sạch.

Rồi chặng cuối của “tiến trình” xác chết dồn ứ lại tại đập Song Bài, gây tắc nghẽn các máy phát thủy điện. Phải mất nửa năm sau, các công nhân nhà máy thủy điện mới có thể dọn sạch các bộ phận thi thể người mắc vào các tua-bin, và thêm hai năm nữa trước khi người dân địa phương dám ăn lại cá tại quãng sông này.

Tháng 8/1967, nỗi sợ hãi về một bóng đen tàn bạo bắt đầu bao trùm toàn tỉnh Hồ Nam. Người dân huyện Đạo cùng vài huyện lân cận tại thung lũng Hoành Quán Đạo Châu đã nghe nói về cuộc Cách mạng Văn hóa ám mùi chết chóc, nhưng hầu hết các cuộc bắt bớ, giết người khi ấy mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, mà kẻ thi hành án là những Hồng Vệ binh đang điên cuồng thực hiện theo mệnh lệnh của Mao Trạch Đông.

Rồi Cách mạng Văn hóa ùa đến vùng nông thôn thuần phác như một làn gió chết chóc. Nhưng những gì xảy ra ở huyện Đạo lại là một “cấp độ” giết người kiểu khác. Dân làng chống lại dân làng, nông dân chống lại nông dân cùng với sự đố kỵ, nghi ngờ, đấu tố lẫn nhau trong một “phong trào” giết người điên cuồng không ngừng nghỉ.

Nhiều người bị ném vào hố đá vôi đang sôi sục, một số thậm chí không bị giết nhưng bị “quăng” vào các ngôi mộ tập thể đầy ắp xác người và chết ngạt ở đó. Chưa đủ tàn bạo, những kẻ giết người còn “sáng tạo” kiểu thi hành án mới: Họ trói các nạn nhân lại với nhau cùng với thuốc nổ rồi kích hoạt ngòi nổ. Họ reo hò khi chứng kiến các bộ phận cơ thể người bắn lên không trung và rơi lả tả xuống đất. Nhưng hầu hết các nạn nhân thường bị xử tử bằng nông cụ như thuổng, cuốc, gậy, cào cào rồi bị ném xác xuống dòng sông Tiêu.

* Bóng ma giết người u ám

Năm 1966, Mao Trạch Đông khởi xướng cuộc cách mạng nhằm mục đích thanh trừng các thành phần phá hoại và phản động, “tìm ra các đại diện của giai cấp xấu đang ẩn nấp trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội và các lãnh địa văn hóa khác”, rồi phơi bày chúng dưới “kính viễn vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Tháng 5/1966, Mao Trạch Đông ra lệnh cho cấp dưới là Tạ Phú Trì, Bộ trưởng Bộ Công an phải bằng mọi cách “bảo vệ thủ đô”, nghĩa là tất cả các cư dân xuất thân từ những “giai cấp xấu” sẽ bị trục xuất ra khỏi thành phố. Theo sau việc di dời các cư dân Bắc Kinh xuất thân từ các “giai cấp xấu”, các vùng nông thôn cũng bắt đầu phủ bóng ma u ám khi Tạ Phú Trì ra lệnh cho cảnh sát hỗ trợ Hồng Vệ binh lục soát nhà cửa của “năm giai cấp đen” là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu bằng cách tham mưu, cung cấp thông tin và giúp đỡ đột kích.

Theo tuyên truyền của chủ nghĩa Mao, những người bị giết là các phần tử đen của cách mạng gồm: Tôn giáo, Địa chủ, Tư sản và Truyền thống. Dưới học thuyết của Mao, đây là nhóm người xấu xa ghê tởm.

Mao Trạch Đông đã phát minh ra một “lý thuyết” mà sau trở thành lý luận giai cấp áp dụng vào việc đánh người: “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là hiểu nhầm.” Mùa hè năm 1966, làn sóng bạo lực tràn tới các vùng nông thôn Trung Quốc, mức độ tàn bạo, điên cuồng của nó làm rung chuyển các ngọn núi và đóng băng các dòng sông. Nó lan tới tận cả huyện thị xa xôi hẻo lánh ở phía nam Trung Quốc, và toàn bộ người dân huyện Đạo và khu vực lân cận của tỉnh Hồ Nam thấp thỏm lo âu trong tình trạng khủng bố.

Khắp nơi tại các huyện thị đều giăng những khẩu hiệu “Chém sạch giết sạch ‘bốn loại xấu xa’, vĩnh viễn giữ cho giang sơn hưng thịnh đời đời”, khắp nơi đều là những thông báo giết người của “Tòa án tối cao bần nông và trung nông”. Trong 66 ngày, từ ngày 13/8 đến ngày 7/10/1967, dân quân ở huyện Đạo tỉnh Hồ Nam đã tàn sát những người thuộc “năm giai cấp đen”, hơn 4.519 người trong 2.778 gia đình thuộc 468 đội của 36 công xã nhân dân ở 10 khu vực đã bị giết chết. Trong toàn bộ địa khu bao gồm 10 huyện, tổng cộng 9.093 người đã bị giết chết, trong đó 38% là thuộc “năm giai cấp đen” và 44% là con cái của họ. Người già nhất bị giết là 78 tuổi và người trẻ nhất mới chỉ được 10 ngày tuổi.

Vụ thảm sát giết người hàng loạt tại huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam “được” thực hiện bởi các đảng viên cộng sản, giới chức quân đội, các quan chức đứng đầu huyện Đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của dân quân địa phương và đám đông. Khoảng 90% nạn nhân và các thành viên gia đình của họ đều bị gắn mác là kẻ thù của Cách mạng Cộng sản, tức là thuộc về cái gọi là “năm giai cấp đen”. Vụ thảm sát tại huyện Đạo đã mở đầu việc kích động hàng loạt các vụ giết người, thảm sát quy mô lớn sau đó tại các vùng nông thôn lân cận.

Nếu như ĐCSTQ trong Cải cách Ruộng đất sử dụng nông dân lật đổ địa chủ để cướp đất; trong Cải cách Công thương sử dụng giai cấp công nhân lật đổ những nhà tư sản để cướp tài sản, và trong cuộc vận động chống cánh hữu đã tiêu diệt tất cả những nhà trí thức có quan điểm đối lập, thì mục đích của tất cả các cuộc tàn sát trong Cách mạng Văn hóa là gì? Câu trả lời chính là: ĐCSTQ đã sử dụng nhóm người này để tiêu diệt nhóm người kia, và không một giai cấp nào được tin dùng.

Tuy nhiên người ta không sao lý giải được vì sao lại diễn ra một cuộc thảm sát người điên loạn và dã man đến như vậy, khi huyện Đạo là vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, lạc hậu và nghèo nàn. Sự hiện diện của nhóm người thiểu số Dao không phải là mối đe dọa đối với Mao Trạch Đông, và điều này đôi khi cũng được đề cập đến như một cách giải thích về sự phân biệt chủng tộc của ông ta và ĐCSTQ.

Năm mươi năm sau cơn điên loạn Cách mạng Văn hóa dưới học thuyết của ĐCSTQ, có một người đã dũng cảm tiết lộ toàn bộ vụ giết người kinh hoàng này, bất chấp mối đe dọa từ những kẻ cầm quyền tà ác…

Tất cả các nạn nhân đó có thể đã bị lãng quên và bị ĐCSTQ che giấu nếu Đàm Hách Thành không phải là một nhà báo và đột nhiên nhận được một nhiệm vụ vào năm 1986, cho phép anh tiếp cận một lượng lớn tài liệu mật liên quan đến vụ thảm sát huyện Đạo. Những ngày Đàm Hách Thành gấp rút vùi mình trong đống tài liệu đầy con số lạnh lùng ấy, đã khơi dậy những ký ức về cảm giác kinh hoàng của chàng sinh viên trẻ tuổi trong chuyến đi vô thưởng vô phạt 20 năm về trước.

* Nhiệm vụ bất thường

Thực tế, chính chính quyền ĐCSTQ đã giúp Đàm Hách Thành biết đến tội ác này. Vào đầu thập niên 1980, khi Hồ Diệu Bang lên nắm quyền, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách cởi mở này đã điều 1.300 người đến tỉnh Hồ Nam để điều tra những gì đã xảy ra tại huyện Đạo trong thời Cách mạng Văn hóa. Năm 1986, Đàm Hách Thành đã được Tổng biên tập tờ Khai thác (Kaituo) – một tạp chí có những bài viết thẳng thắn nhất Trung Quốc lúc bấy giờ – giao một nhiệm vụ bất thường: Tới huyện Đạo để điều tra về vụ thảm sát năm 1967.

Với tư cách là phóng viên của một tờ báo nổi tiếng, Đàm Hách Thành đã tiếp cận hàng chục ngàn trang tài liệu với ý định sẽ viết một bài tích cực về những nỗ lực của ĐCSTQ trong cách ứng xử với quá khứ, và đưa thủ phạm ra trước tòa án công lý. Đàm Hách Thành đã tiến hành các cuộc phỏng vấn rộng rãi từ những người sống sót, thân nhân của các nạn nhân, và từ chính những quan chức chính quyền có tư tưởng cải cách để lấy tư liệu viết bài.

Trong quá trình điều tra, Đàm Hách Thành vẫn luôn tự đặt câu hỏi: Liệu có ai trong số hơn 9.000 nạn nhân bị giết ở huyện Đạo này đã lên kế hoạch cho một vụ phản cách mạng hay nói điều gì đó phạm pháp? Thật buồn thay khi ông nhận được câu trả lời: Không một ai.

Không có ai phản cách mạng, không ai nói bất cứ điều gì chống lại chính quyền nhưng vẫn bị quy kết cho tội “phản cách mạng” và bị đem hành quyết. Hoang tưởng thay, những lời buộc tội quy kết các nạn nhân đều thường dựa trên lý lẽ rằng, “đương sự đã bị vẫn đục bởi các tư tưởng ngoại bang, bất kể có căn cứ hay không”. Tất cả đều là do ĐCSTQ tự dựng lên kẻ thù, giả mạo, vu khống lấy cớ giết người.

Khi Đàm Hách Thành nhận ra điều này, ông vô cùng đau khổ và bắt đầu nhận thức ra rằng ĐCSTQ có một lịch sử bạo lực tanh máu. ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ. Từ cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền cho đến cuộc Cải cách Công thương, cuộc vận động chống cánh hữu cho đến Cách mạng Văn hóa.

Ông chua chát cho biết: “Không có gì có thể biện minh cho những điều đã xảy ra. Chỉ có sự kinh hoàng… Phải nói thẳng ra là trước kia tôi đã không thực sự hiểu Đảng Cộng sản và cuộc cách mạng bần cố nông của họ. Nó giống như sự vây khốn suy nghĩ của tôi. Rồi đột nhiên trong một khoảng thời gian ngắn suy nghĩ của tôi trở nên rõ ràng.”

Bất chấp đe dọa

Thật không may cho Đàm Hách Thành, khi cuộc điều tra mới hoàn thành ở giai đoạn đầu, bầu không khí chính trị của ĐCSTQ đã xoay chiều. Ngay cả khi Mao Trạch Đông đã chết, Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt và làn gió cải cách cởi mở do Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang phát động đang diễn ra sôi nổi, ĐCSTQ vẫn giám sát chặt chẽ bất kỳ ai có thể được coi là gây tổn hại đến quyền lực của nó. Các thế lực trong Đảng phản đối cái gọi là “tự do hóa kiểu tư sản” và Hồ Diệu Bang bị ép phải từ chức. Chính vì vậy cuộc điều tra của Đàm Hách Thành tại huyện Đạo được coi là “thuốc nổ”, và anh nhận được lời cảnh báo phải “cẩn thận” nếu không muốn một ngày có thể sẽ bị “mất tích”.

Bất chấp mối đe dọa từ chính quyền ĐCSTQ, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình, Đàm Hách Thành đã gửi được trọn vẹn bản thảo ra ngoài nước. Hầu hết các thông tin liên quan đến vụ thảm sát ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam hiện đang lưu hành tại Trung Quốc và được đăng công khai trên sách, báo nước ngoài đều là kết quả từ các báo cáo của Đàm Hách Thành.

Tuy nhiên theo ông, “chừng ấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”: “Mấy thập niên đã trôi qua, những kẻ nắm quyền ở huyện Đạo năm ấy giờ đã ở tuổi 80. Những người mới lên nắm quyền hoặc bất an, hoặc không muốn gặp rắc rối. Ngay cả khi đang ở thế kỷ 21, ta vẫn bị nguy hiểm khi đến đó để điều tra vì những kẻ cầm quyền vẫn cố tình bưng bít tội ác của Đảng Cộng sản, cả khi họ đã về hưu”.

Năm 2010, Đàm Hách Thành ra mắt cuốn sách đặt tên là The Killing Wind: A Chinese County’s Descent into Madness During the Cultural Revolution (Tạm dịch: Sát nhân phong: Một huyện ở Trung Quốc rơi vào sự điện loạn thời Cách mạng Văn hoá) tại Hồng Kông, nơi ít chịu sự kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ.

Từ đây, thế giới mới biết được sự thật tồn tại một vụ thảm sát kinh hoàng, mà huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam cũng chỉ là một trường hợp bạo lực trong một vùng nhỏ vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khiến 7,73 triệu người chết một cách bất thường.

Và nếu không có sự dũng cảm của Đàm Hách Thành, từ 30 năm trước, âm thầm một mình điều tra để đưa sự thật công bố ra toàn thế giới, bất chấp sự đe dọa và kiểm duyệt nghiêm ngặt của ĐCSTQ, vụ thảm sát huyện Đạo sẽ giống như hàng chục triệu nạn nhân vô tội bị tàn sát dưới bàn tay nhuốm máu của ĐCSTQ, vĩnh viễn bị chôn vùi trong các mồ chôn tập thể tại mảnh đất Trung Hoa…

Ngay cả khi vụ việc bị phơi ra ánh sáng, ĐCSTQ vẫn tránh đề cập đến chủ đề này, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ thường có xu hướng lấp liếm đổ lỗi là “do những hành động cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa”. Vậy những kẻ tham gia vào các cuộc hành quyết người dân vô tội ấy là do tự ý hay tuân theo mệnh lệnh?...
(Theo ntdvn)
Ảnh: Theo tuyên truyền của chủ nghĩa Mao, những người bị giết là các phần tử đen của cách mạng gồm: Tôn giáo, Địa chủ, Tư sản và Truyền thống. Dưới học thuyết của Mao, đây là nhóm người xấu xa ghê tởm.

Toàn văn bài phát biểu "chống Cộng sản Trung Quốc" của Ngoại Trưởng Mỹ |...

Toàn văn bài phát biểu "chống Cộng sản Trung Quốc" của Ngoại Trưởng Mỹ |...

1.714 (2). Kể chuyện phòng ngự và bắt thám báo tại A6

VĂN NGHỆ TRUNG QUỐC QUAY ĐẦU TỪ BAO GIỜ


Sau CMVH (cách mạng văn hóa) văn nghệ TQ được cởi trói khỏi cùm Mao, văn đàn TQ xuất hiện nhiều tác giả được thế giới biết đến như Trương Hiền Lượng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Diêm Liên Khoa, Lý Nhuệ... Những tưởng nền văn nghệ Maoit, những thứ kịch mẫu như Bạch Mao nữ sẽ bị ném vào sọt rác lịch sử.
Nhưng không. Năm 2015, khi Tập Cận Bình nắm quyền sinh sát ở đất nước gần tỉ rưỡi dân, ông ta quyết định phất ngọn cờ Mao, đi con đường Mao.
Vợ Tập là Bành Lệ Viện xuất thân diễn viên thanh nhạc học theo Giang Thanh, đứng ra chỉ đạo dàn dựng lại vở ca kịch Bạch Mao nữ (một trong những vở kịch mẫu của Giang). Vở kịch do đệ nhất phu nhân chỉ đạo sẽ được công diễn đầu tiên ở Diên An, sau đó sẽ đem qua các thành phố lớn rồi về Bắc Kinh.
Trước đó một tuần, để trợ giúp vợ, Tập cho Tân Hoa Xã phát toàn văn "Bài phát biểu tại Diễn đàn văn học nghệ thuật" của Tập cách đó một năm, và ban hành "Ý kiến ​​của Ủy ban CHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc về sự thịnh vượng và phát triển của văn học nghệ thuật XHCN".
"Ý kiến" yêu cầu những người làm công tác văn học và nghệ thuật phải thúc đẩy tinh thần Trung Quốc, truyền bá các giá trị Trung Quốc và đông kết sức mạnh Trung Quốc".
Ai cũng biết Bạch Mao nữ là một vở ca kịch được Hạ Kính Chi viết ra với mục đích phục vụ cuộc CCRĐ của ĐCSTQ, xóa bỏ quyền tư hữu ruộng đất của người nông dân, biến ruộng đất thành sở hữu của nhà nước (thực chất là sở hữu của ĐCSTQ). Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện phục dựng lại Bạch Mao nữ chính là tuyên bố chính thức GIƯƠNG CỜ MAO, ĐI ĐƯỜNG MAO./.