Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

VĂN NGHỆ TRUNG QUỐC QUAY ĐẦU TỪ BAO GIỜ


Sau CMVH (cách mạng văn hóa) văn nghệ TQ được cởi trói khỏi cùm Mao, văn đàn TQ xuất hiện nhiều tác giả được thế giới biết đến như Trương Hiền Lượng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Diêm Liên Khoa, Lý Nhuệ... Những tưởng nền văn nghệ Maoit, những thứ kịch mẫu như Bạch Mao nữ sẽ bị ném vào sọt rác lịch sử.
Nhưng không. Năm 2015, khi Tập Cận Bình nắm quyền sinh sát ở đất nước gần tỉ rưỡi dân, ông ta quyết định phất ngọn cờ Mao, đi con đường Mao.
Vợ Tập là Bành Lệ Viện xuất thân diễn viên thanh nhạc học theo Giang Thanh, đứng ra chỉ đạo dàn dựng lại vở ca kịch Bạch Mao nữ (một trong những vở kịch mẫu của Giang). Vở kịch do đệ nhất phu nhân chỉ đạo sẽ được công diễn đầu tiên ở Diên An, sau đó sẽ đem qua các thành phố lớn rồi về Bắc Kinh.
Trước đó một tuần, để trợ giúp vợ, Tập cho Tân Hoa Xã phát toàn văn "Bài phát biểu tại Diễn đàn văn học nghệ thuật" của Tập cách đó một năm, và ban hành "Ý kiến ​​của Ủy ban CHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc về sự thịnh vượng và phát triển của văn học nghệ thuật XHCN".
"Ý kiến" yêu cầu những người làm công tác văn học và nghệ thuật phải thúc đẩy tinh thần Trung Quốc, truyền bá các giá trị Trung Quốc và đông kết sức mạnh Trung Quốc".
Ai cũng biết Bạch Mao nữ là một vở ca kịch được Hạ Kính Chi viết ra với mục đích phục vụ cuộc CCRĐ của ĐCSTQ, xóa bỏ quyền tư hữu ruộng đất của người nông dân, biến ruộng đất thành sở hữu của nhà nước (thực chất là sở hữu của ĐCSTQ). Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện phục dựng lại Bạch Mao nữ chính là tuyên bố chính thức GIƯƠNG CỜ MAO, ĐI ĐƯỜNG MAO./.

Không có nhận xét nào: