Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

LÃNH ĐẠO CÁC QUỐC GIA CS TỔ CHỨC ÁM SÁT CÁC ĐỐI THỦ CHÍNH TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?

Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông viết sách công bố đời tư bê bối của Mao, đã bị Giang Trạch Dân hạ mật lệnh mưu sát xuyên quốc gia.

Mao Trạch Đông, lý chí tuy, hạ độc, Giang Trạch Dân, bác sĩ riêng,
Giang Trạch Dân (trái); Lý Chí Tuy và Mao Trạch Đông (phải). (Ảnh: Internet)
Vừa qua, cả thế giới chấn động vì vụ ám sát ông Kim Jong-nam, con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un. Nhiều thông tin cho rằng, ông Kim Jong-nam đã bị người em trai Kim Jong-un đuổi giết nhiều năm qua, và mới đây đã bị hạ độc tại Malaysia.
Giới quan sát bên ngoài cho biết, Triều Tiên và Trung Quốc là “anh em” không khác nhau về sự đấu đá tàn bạo, ví như vụ ám sát vừa rồi xảy ra. Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên nắm quyền, đã hạ lệnh mưu sát Lý Chí Tuy, thư ký riêng của Mao Trạch Đông.
Hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” xuất bản khiến ĐCSTQ hoảng sợ
Ông Lý Chí Tuy sinh năm 1919 ở Bắc Kinh, xuất thân từ một gia đình dòng dõi, nhiều đời sống bằng nghề y khoa, có ông nội là Lide Li, danh y Trung Quốc tại Mãn Châu. Năm 1945, ông tốt nghiệp Đại học y khoa tại Tứ Xuyên, từ năm 1950 là giám đốc bệnh viện riêng dành cho các lãnh đạo hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 1954 được bổ nhiệm làm bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông và trở thành người thân tín của Mao, cho đến khi Mao qua đời năm 1976. Năm 1988, Lý Chí Tuy di cư sang Mỹ.
Vào ngày 11/10/1994, Lý Chí Tuy thông qua nhà xuất bản Random House ở Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông”. Trong sách kể lại chi tiết về những thủ đoạn chính trị tàn khốc và đời tư biến chất thối nát của Mao Trạch Đông.
Trong cuốn hồi ký, tác giả đã đưa ra một mô tả chi tiết về người đàn ông mà ông đã phục vụ trong 22 năm. Chân dung về Mao qua lời kể của tác giả với đặc trưng là “sự tàn nhẫn, vô cảm, xảo trá, tham nhũng, không dung nạp bất đồng chính kiến, không muốn thừa nhận thất bại, không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, nghiện thuốc an thần, và say mê nhân tình trẻ”. 
Cuốn sách cũng cung cấp các chi tiết quan trọng mà trước đó chưa từng được biết về nhiều đồng chí, đồng nghiệp của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải và các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời gian cai trị của Mao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bởi vì cuốn sách này là hồi ký của một người từng làm việc lâu dài bên Mao Trạch Đông, sau khi được xuất bản đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, đồng thời khiến giới cao tầng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phẫn nộ và hoảng sợ. Đây là cuốn sách đã bị cấm ở Trung Quốc và bị xem như là “vu khống“, nhưng đã trở thành sách bán chạy nhất bản tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.
Mao Trạch Đông, lý chí tuy, hạ độc, Giang Trạch Dân, bác sĩ riêng,
Cuốn hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông”, tác giả là Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao. (Ảnh: Internet)
Lý Chí Tuy tiếp tục vạch trần tấm màn đen tối ở Trung Nam Hải thì đột ngột qua đời
Ngay tại lúc Lý Chí Tuy bắt đầu viết tiếp cuốn hồi ký thứ hai “Hồi ký Trung Nam Hải” thì vào ngày 13/2/1995, ông đột ngột qua đời ở Illino, Hoa Kỳ, nguyên nhân cái chết được cho là đau tim.
Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Lý Chí Tuy đã bị ĐCSTQ ám sát, thậm chí có nguồn tin tiết lộ, là Giang Trạch Dân đã hạ mật lệnh mưu sát Lý Chí Tuy. Vài năm sau đó đã có thể chứng thực suy đoán này.
Phạm Anh Trứ (Fan Yingzhe), tác giả bài viết “Một nghìn gián điệp và cái chết của Lý Chí Tuy” cho biết, Lý Chí Tuy xuất bản hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” gây chấn động thế giới. Nhưng khi mọi người biết được sự thật, cũng là lúc ĐCSTQ nghiến răng thống hận.
Bài viết đã trích dẫn tiết lộ của đặc công Trung Quốc tham gia mưu sát Lý Chí Tuy, những người này cho biết đã nhận được mật lệnh của Giang Trach Dân, ám sát Lý Chí Tuy bằng thuốc độc. Tức là hung thủ sẽ cho lên móng tay một ít loại thuốc độc đặc biệt, khi rót nước sẽ cho rơi vào trong chén, uống vào thì 3 ngày sau sẽ tử vong, chết kiểu này là giống với chết vì bệnh tim.
Bài viết này phân tích, khi ấy Giang Trạch Dân mới lên nắm quyền chưa lâu, vẫn còn chưa yên vị. Giang cho rằng, Lý Chí Tuy trong sách đã vạch trền hết mọi đời tư bê bối của Mao Trạch Đông, huống hồ lại còn muốn viết nữa, ai biết ông ta sẽ con đem bí mật gì tiết lộ ra. Vậy nên, ra tay loại trừ Lý Chí Tuy là hành động sáng suốt để dọn đường kiên cố quyền lực và địa vị.
Như vậy, Giang Trạch Dân đã dùng loại thủ đoạn tàn nhẫn này để diệt khẩu, vĩnh viễn bịt miệng của Lý Chí Tuy.
Nhưng ám sát không thể che đậy bê bối ngất trời của Giang Trạch Dân 
So sánh với các vụ bê bối của Mao Trạch Đông, thì bê bối của Giang Trạch Dân có thể nói là được thiên hạ bàn tán nhiều về mọi mặt. Giang Trạch Dân từ vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã leo lên vị trí quyền lực chính trị cao nhất. Sau đó, thông qua ám sát loại bỏ bất đồng chính kiến, kiểm duyệt ngôn luận, tuy nhiên các vụ bê bối của Giang vẫn bị phát tán khắp nơi. Trong đó nổi trội là những vụ bê bối dâm loạn bị bóc trần, phát hiện nhiều tình nhân của Giang như Tống Tố Anh, Lý Thụy Anh, Trần Chí Lập…
Nhà sử học Lữ Gia Bình (Lu Jiaping) ngày 5/12/2009 đã đăng tải bức thư ngỏ về vấn đề “nhị gian nhị giả” của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ.
Trong đó “nhị gian” là chỉ: thứ nhất, cá nhân Giang và cha của ông đều là Hán gian Nhật ngụy chính hiệu; thứ hai, Giang cũng là gian tế của Liên Xô, ra sức làm việc cho KGB và bán đứng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
“Nhị giả” là chỉ: thứ nhất Giang Trạch Dân là đảng viên ĐCSTQ giả tạo, trước năm 1949 vốn chưa từng gia nhập đảng, thứ 2 là Giang tự nhận mình là con nuôi của người chú thứ 6 là Giang Thượng Thanh, một liệt sĩ của ĐCSTQ, và nhận mình là con của “liệt sĩ”.
Đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân ra tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dân chúng khắp nơi trên thế giới đã đệ đơn yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân ngày một gia tăng.
Một số nhà bình luận cho rằng, Giang Trạch Dân từng nắm quyền lực cao nhất, hơn nữa toàn bộ những bê bối đều bị vạch trần đưa ra ánh sáng, lại bị cáo buộc lên Tòa án Quốc tế; có thể nói Giang Trạch Dân là một vai hề chưa từng có trong lịch sử.
Theo NTDTV


Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.1): Chiếc ô tẩm độc thầu dầu

Những ngày qua, vụ ám sát Kim Jong-nam tại Malaysia đã thu hút sự chú ý của thế giới, dư luận nghi ngờ Kim Jong-un đã ra lệnh hạ sát anh trai vì lo lắng ông sẽ về nước soán vị. Vụ sát hại này được nhận định là đã phơi bày phương thức ám sát tại các quốc gia có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau.

đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Vụ ám sát Kim Jong-nam đã phơi bày phương thức “ám sát” tại các quốc gia dẫn đầu về số lượng người bị sát hại.
Ám sát, thông thường chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chính trị, có nhiều cách khác nhau như đâm dao, bắn súng, nổ bom, hạ độc… So với các quốc gia dân chủ của phương Tây thì các nước cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Cu Ba…) dù là công khai hạ thủ hay ám sát đều khiến người ta sởn gai ốc.
Các quốc gia này rốt cuộc đã giết bao nhiêu người? Đài Tưởng niệm tại Washington của Mỹ sẽ cho chúng ta biết đáp án: “Để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản dạy cho các thế hệ tương lai… để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân …“. Hơn 100 triệu người là con số được khắc lên tấm bia tưởng niệm này ….
Nếu như nói đảng cầm đầu tại các quốc gia này đã công khai sát hại chủ yếu là dân chúng, thì các vụ ám sát cá nhân chủ yếu liên quan đến nguyên nhân chính trị, và thường là nhằm vào phe đối lập hoặc trong cuộc tranh đấu quyền lực nội bộ nhà cầm quyền. Vụ ám sát Kim Jong-nam cũng vì nguyên nhân này, phần lớn các vụ ám sát ở Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng vậy.
Năm 1917, sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị, Liên Xô thành lập chính phủ, việc giết chóc, ám sát không còn hiếm thấy. Thực tế trong thời Joseph Stalin, ông đã tiến hành rất nhiều vụ ám sát, các đối tượng không chỉ gồm những người thuộc phe cánh chống đối chính trị mà còn có cả các nhà ngoại giao nước ngoài cùng đồng đội thân thiết và đồng đảng với ông. Có thể nói, Stalin không từ thủ đoạn, bất kể đối tượng, bất kể nhân tính và công pháp (pháp luật có liên quan đến lợi ích quốc gia như: hiến pháp, luật hành chính), mức độ gian ác chỉ sau Mao Trạch Đông của Trung Quốc. Sau đây là các vụ ám sát trong lịch sử Liên Xô:
đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Stalin đã chỉ đạo rất nhiều vụ ám sát.
Vụ ám sát Sergei Mironovich Kirov
Nhà lãnh đạo Bolshevik này là nhân vật đứng thứ 8 trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông không bất đồng chính kiến với Stalin, hơn nữa quan hệ của 2 người cũng rất mật thiết, nhưng vì Kirov được lòng Lenin nên nguy cơ uy hiếp quyền lực cộng tâm lý duy ngã độc tôn của mình mà Salin quyết tâm ám sát người đồng đội thân thiết.
Cuốn sách “Những câu chuyện về Stalin” của tác giả người Mỹ Robert Service công bố chi tiết liên quan. Trong Đại hội XVII Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra từ tháng 1-2/1934, tuy các đại biểu tỏ ra nhiệt liệt tán dương với báo cáo Trung ương Đảng của Stalin nhưng lại bí mật phàn nàn các chính sách công nghiệp hóa, nông nghiệp tập thể hóa…
Dưới tình huống không thể công khai ý kiến bản thân, một số người tìm đến thành viên cục chính trị Kirov thuyết phục ông cân nhắc tiếp nhận chức Tổng bí thư của Stalin. Có tập hồi ký cho thấy, khi ủy ban trung ương tuyển cử, Stalin nhận được rất ít phiếu bầu. Người phụ trách kiểm phiếu lúc đó là Lazar Kaganovich đã sửa kết quả để bảo đảm Stalin có thể giữ nguyên chức vụ.
đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Kirov và Stalin là đồng đội thân thiết.
Vào tháng 12/1934, Leonid Nikolaev đã ám sát thành công Kirov. Theo tin đồn, Nikolaev tức giận vì vợ có quan hệ bất chính với Kirov, liền xâm nhập Viện Smolny và bắn chết lãnh tụ Đảng Cộng sản Xô Viết. Nikolaev sau đó bị xử bắn.
Lúc đó rất nhiều người cho rằng Stalin là người đứng sau vụ ám sát Kirov, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận. Năm 2009, Nga tiết lộ các tài liệu lên quan đến vụ án của Kirov. Trong đó, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov tại Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961 đã phát biểu một câu ý vị sâu xa:
“Có một chuyện thực tế người ngoài phải để mắt tới: Hung thủ ám sát Kirov từng bị bắt 2 lần ở phụ cận Viện Smolny và phát hiện vũ khí trên người y. Nhưng dựa vào chỉ thị của người nào đó, y 2 lần đều được thả ra. Chính là người mang theo vũ khí đi vào hành lang Viện Smolny mà Kirov thường xuyên ra vào.
Không biết tại sao lại xảy ra chuyện như vậy: Trong khoảnh khắc mưu sát, dù đội trưởng đội bảo vệ không ở gần Kirov, nhưng theo như quy định ông không được phép cách xa người bảo vệ như vậy. Một sự thật khác cũng rất ly kỳ. Theo lời nói của tài xế lái xe, khi đội trưởng đội bảo vệ của Kirov đang trên đường tới gặp Stalin, Vyacheslav Mikhailovich Molotov và Kliment Yefremovich Voroshilov để bị thẩm vấn, người hộ tống đội trưởng đội bảo vệ đã cố ý gây ra tai nạn xe. Họ công bố đội trưởng đội bảo vệ đã tử vong trong tại nạn, mặc dù thực tế là ông bị người áp giải sát hại. Những người giết chết Borisov sau đó đều bị xử bắn… Ai có khả năng làm được điều này?”
Sau khi Kirov chết, Stalin cũng bắt đầu cuộc đại thanh trừng nổi tiếng nhất lịch sử Liên Xô, giam giữ hơn 7 triệu người thuộc mọi tầng lớp từ dân thường đến các quan chức chính phủ, trong đó có hơn hơn 700 ngàn người bị kết án tử hình. Cuốc trấn áp đẫm máu này đã thu hút sự chú ý của cả thế giới, khiến mọi người khiếp sợ và hoang mang, trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới.
Vụ ám sát Lev Davidovich Trotsky
Ông là một trong những người lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi Lenin chết, Trotsky thất bại trong cuộc tranh đấu trong đảng và bị khai trừ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dù lưu vong đến Almaty (hiện thuộc Kazakhstan) nhưng ông vẫn không ngừng lãnh đạo phe đối lập. Tổng cục Chính trị Quốc gia Liên Xô vì thế quyết định trục xuất Trotsky vào tháng 1/1929. Ông cuối cùng định cư tại Mexico và tiếp tục hoạt động chống lại Stalin.
Bài viết của Từ Long Bân trong số 11/2015 của tạp chí Đồng chu Cộng tiến của Quảng Đông đã công bố chân tướng vụ ám sát Trotsky.
Tháng 1/1937, thẩm phán Georgy Pyatakov tại Moscow đã lên án cha con Trotsky là người chủ mưu và chỉ thị các hành động âm mưu, ám sát, đồng thời tuyên bố kết án tử hình. Theo sau bộ nội vụ nhận được lệnh tiêu diệt Trotsky từ Stalin.
đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Trotsky lúc lâm chung.
Giữa đêm 15 sáng sớm 16/2/1938, con trai của Trotsky là Lev Sedov đột nhiên tử vong một cách bí ẩn tại một bệnh viện ở Paris. Mặc dù đến nay nguyên nhân cái chết của Sedov vẫn là ẩn số nhưng nhiều người hoài nghi ông bị điệp viên Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) ám sát. Bản thân Trotsky cũng hoài nghi như vậy nhưng Liên Xô lại phủ nhận.
Tháng 11/1938, sau khi đảm nhiệm chức vụ tại NKVD, Lavrentiy Pavlovich Beriya quyết định đề bạt Pavel Sudoplatov đến tổ chức chuyên thực thi các nhiệm vụ ám sát. Stalin nhấn mạnh 2 người phải giải quyết Trotsky trong vòng 1 năm. Không lâu sau, 2 nhóm ám sát được phái vào Mexico.
Tháng 5/1940, nhóm ám sát thứ nhất thất bại, dù tàn phá được các bức tường biệt thự, nhưng cả nhà nhà Trotsky không bị thương. Sau đó, thành viên Ramon Mercader trong nhóm thứ hai tiếp cận và trở thành bạn trai của Sylvia Ageloff, một người bạn thân của gia đình Trotsky, từ đó thành công tiến vào biệt thự của Trotsky và giết chết ông bằng rìu. Ramon dùng việc Trotsky không đồng ý cho anh kết hôn với Ageloff làm lý do ám sát, thành công rũ bỏ mối liên quan với Moscow.
Ngày 6/5/1960, Ramon ra tù sau 20 năm bị kết án ở Mexico, ông đầu tiên được bố trí đi Cu Ba rồi nhanh chóng về Liên Xô và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
Vụ bắt cóc, ám sát nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg
đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Ông là người bất chấp nguy hiểm, đã từng cứu mạng rất nhiều người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust. Năm 1945, cảnh sát Liên Xô bí mật bắt cóc ông đến Liên Xô và giam giữ ông. Vì Raoul cự tuyệt phản bội tổ quốc và nhân dân, không muốn phục vụ cho chính quyền chuyên chế Liên Xô, nên đã bị Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tra tấn tàn bạo, sau cùng chết vì bị tiêm thuốc độc.
Epoch Times cho biết, bắt cóc, kêu gọi đầu hàng, xử tử đều là xếp đặt của Nikolai Aleksandrovich Bulganin và Vyacheslav Mikhailovich Molotov, mà họ đều xin chỉ thị của Stalin rồi mới dám làm như vậy. Còn chi tiết vụ bắt cóc và ám sát Wallenberg được người đứng đầu tình báo Liên Xô Pavel Sudoplatov cống bố sau khi Liên Xô giải thể. Ông cho biết nhà ngoại giao Thụy Điển bị Grigory Mairanovsky hạ sát bằng độc.
Âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher
Theo tờ Daily Mail của Anh tháng 1/2012, cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (TNA) công bố tài liệu tiết lộ, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vào những năm 80, một đội gồm 500 đặc công thuộc bộ đội đặc chủng Liên Xô định bí mật thâm nhập vào nước Anh, để giám sát và khống chế Thủ tướng Anh lúc đó là Thatcher. Một khi 2 nước trở mặt thậm chí xảy ra xung đột, nhóm đặc công này sẽ tiến hành kế hoạch ám sát “trảm thủ chớp nhoáng” với “bà đầm thép”, phòng ngừa bà ra lệnh đột kích Liên Xô.
Tuy nhiên, một người chạy trốn khỏi Liên Xô đã cảnh báo kế hoạch ám sát của đặc công Liên Xô cho chính phủ Anh, khiến toàn bộ kế hoạch bị phơi bày, chết từ trong trứng nước.
đảng cộng sản Liên Xô, Bài chọn lọc, ám sát lịch sử,
Vụ ám sát nhà văn Georgi Markov
Sau khi Chiến tranh lạnh bắt đầu, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu xuất hiện không ít nhân vật phản đối, trong đó có nhà văn người Bulgaria là Georgi Markov. Vào những năm 70, Markov chạy trốn khỏi Bulgaria và định cư tại Anh, đồng thời làm việc cho đài phát thanh BBC. Các chế tác của ông đều là chương trình lên án chế độ độc tài, điều này cũng khiến Markov bị liệt vào sổ đen của KGB.
Ngày 7/9/1978, Markov đang trên đường đi làm thì bị cây dù của một người đàn ông lạ mặt đâm trúng chân phải. Buổi tối lúc tan tầm về nhà, chỗ bị dù đâm đau nhói, xuất hiện điểm nhỏ màu đỏ, sau đó ông lên cơn sốt tới 40 độ C. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm độc trong máu, nhưng mọi chữa trị đều không có hiệu quả. Sau 3 ngày quằn quại đau đớn, Markov qua đời vào ngày 11.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ xác định nhà báo BBC bị hạ độc cây thầu dầu, độc tính rất mạnh, 15 phút có thể giết chết hơn 1.000 người. Đây chính là vụ “chiếc ô sát nhân” gây chấn động một thời ở Anh Quốc. Sau khi Liên Xô kịch biến, người phụ trách của ngành tình báo Bulgaria mới công khai thừa nhận, vụ ám sát Markov do họ liên hợp với KGB của Liên Xô thực hiện.
Ngoài những vụ ám sát kể trên, các tài liệu được công bố sau khi Liên Xô giải thể cho thấy, Liên Xô còn từng dự tính sát hại cha của Trương Học Lương, nhà lãnh đạo chính phủ Bắc Dương Trương Tác Lâm, nhưng bị phát hiện nên phải dừng lại. Ngoài ra, Stalin còn phái người ám sát thủ lĩnh phong trào độc lập Ukraine, hạ lệnh tổ chức ám sát lãnh tụ Nam Tư Josip Broz Tito nhưng không thành công…
(Còn tiếp)

Iris, theo NTDTV

Chỉ những ngày cuối cùng trong đời cũng đã tiết lộ tính cách của Stalin

Trước khi qua đời năm 1953, nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin đã bắt giam một số bác sĩ điều trị cho mình và cáo buộc họ âm mưu ám sát ông. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy.

tinh cach, Stalin, cuối đời,
Bức ảnh Kliment Voroshilov, Vyacheslav Molotov, Joseph Stalin và Nikolai Yezhov bên bờ kênh Moscow-Volga. Sau khi Yezhov bị thanh trừng vào năm 1940, ông đã bị xóa khỏi bức ảnh. (Ảnh: Wikipedia)
Các bác sĩ ở Moscow, chủ yếu là người Do Thái, đã không bị giam giữ lâu, vì sau cái chết của Stalin, Nhà lãnh đạo mới của Liên Xô đã xóa bỏ những tội danh chống lại các bác sĩ. Hơn thế nữa, họ nói rằng trường hợp này thực ra hoàn toàn là bịa đặt.
***
Các nhà sử học thường mô tả Stalin là vô cùng hoang tưởng, sẵn sàng công kích cả bạn bè, gia đình, và các thuộc hạ thân cận nhất để duy trì quyền lực chính trị.
Ngay cả bác sĩ riêng của ông, Vladimir Vinogradov, dường như cũng không được tha. Vào đầu năm 1952, sau khi gợi ý cho Stalin nên nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, nhà độc tài đã nổi cơn giận và bắt giữ ông.
Cuối năm đó, nhiều bác sĩ khác đã bị bắt giữ trong bối cảnh những tin đồn và giả thuyết được công bố trên báo chí rằng họ âm mưu giết hại lãnh đạo Liên Xô. Hãng tin nhà nước TASS, ngày nay vẫn còn hoạt động, đã đăng một bài báo nói rằng 9 thành viên của “nhóm tội phạm bác sĩ sát thủ” đã bị tóm.
Có những yếu tố chống lại người Do Thái trong bài báo, 6 trong 9 bác sĩ là người Do Thái. Trong khi đó, Stalin đang xem xét việc gửi tất cả những người Do Thái đến trại cải tạo lao động gulag khét tiếng tàn bạo ở Siberia.
Pravda, tờ báo tuyên truyền của Liên Xô, đã gọi Ủy ban Phân phối Hỗn hợp Mỹ Do Thái – Một tổ chức cứu trợ người Do Thái có trụ sở tại New York là một trong những tổ chức bất chính, cho rằng người Do Thái ở Mỹ đang cố gắng sỉ nhục đảng cộng sản.
Một vài người sau đó đã suy đoán rằng Stalin có thể đã cố tình nhắm vào vị bác sĩ như một phần cho kế hoạch thanh trừng của mình, mục đích chính là loại bỏ cộng đồng người Do Thái ở Nga. Một lá thư chưa gửi đã được tìm thấy trong xấp giấy tờ của Stalin với nội dung yêu cầu người Do Thái tố cáo vị bác sĩ trên và tuyên bố trung thành với đảng cộng sản.
Tuy nhiên sau đó, Stalin đúng là đã đột quỵ và qua đời tại một căn nhà ở quê, những nghiên cứu gần đây cho thấy ông đã bị đầu độc. Năm 2003, cuốn sách “Những tội ác cuối cùng của Stalin” đã nói rằng ông có thể đã bị đầu độc bởi chất warfarin tại một bữa ăn tối với những thân tín trong Bộ Chính trị.
Stalin được phát hiện trong trạng thái tê liệt toàn thân do đột quỵ tại nhà riêng ở Kuntsevo. Các cảnh vệ đã trở nên khá lo lắng khi trong nhà trở nên im lặng lạ thường nhưng họ không dám vào khi chưa được phép của ông. Sau khoảng một ngày, một người giúp việc đã lấy hết can đảm đi vào trong và phát hiện ông đang năm sõng soài trên sàn nhà.
Một nhân chứng cho biết, sau đó ông đã lấy lại ý thức nhưng không thể nói chuyện hay vận động chân tay. Các bác sĩ sau đó đã cố gắng chữa trị và các thành viên Bộ Chính trị đã đến thăm ông mỗi ngày. Stalin qua đời vào ngày 5/3/1953.
Sau đó 2 tháng, Lavrenti P. Beria P, trưởng đội cảnh sát mật, dường như đã khoe khoang về việc hạ thủ Stalin. “Tôi đã hạ gục ông ta! Tôi đã cứu tất cả mọi người”, người ta cho rằng ông đã nói như vậy với Vyacheslav M. Molotov, một người từng thân cận với Stalin. Câu nói được trích dẫn trong cuốn hồi ký của người kế nhiệm Stalin, Nikita Khrushchev, vào năm 1970.

Theo Epoch Times

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 5)



Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

>

>

>

>

Sau sai lầm của cải cách ruộng đất, uy tín của Tướng Giáp rất cao vì ông ít dính dáng đến các hệ lụy do chính sách cực tả rập khuôn mô hình Trung Quốc; Võ Nguyễn Giáp được giao trách nhiệm thay mặt chính phủ đứng ra xin lỗi nhân dân…

Thế tại sao ông Hồ Chí Minh đã không chọn Võ Nguyên Giáp thay thế Trường Chinh vào chiếc ghế TBT Đảng Lao động Việt Nam. Trên mạng có lưu truyền một số tài liệu cho rằng: Ông Hồ Chí Minh đã có lúc định chọn Tướng Giáp thay thế vị trí TBT của Trường Chinh nhưng do Trung Quốc không tán thành; Trung Quốc gợi ý nên chọn Lê Duẩn ?
Có đúng lúc đó ông Hồ Chí Minh chịu sự áp đặt của Trung Quốc trong việc chọn người thay thế Trường Chinh ? Theo người viết bài này thì chưa hẳn…
Việc chọn Lê Duẩn vào vị trí của Trường Chinh nằm trong toan tính toàn diện trong ván cờ nhân sự của ông Hồ Chí Minh: Nếu chọn Tướng Giáp thì vô tình vẫn phải bị chi phối bởi đường lối, ảnh hưởng của nhóm Trường Chinh không có Trường Chinh…
Dù là người làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, thế nhưng Tướng Giáp về vai vế vẫn là “ đàn em” của Trường Chinh, khó lòng thoát khỏi cái bóng của Trường Chinh. Điều này giống như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng sau đại hội XII không chọn Võ Văn Thưởng và lại bố trí Đinh La Thăng vào TP Hồ Chí Minh ?
Vì nếu để Võ Văn Thưởng ở lại TP Hồ Chí Minh thì vô tình chấp nhận ảnh hưởng của Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang tại địa bàn chiến lược này; Võ Văn Thưởng vốn là đàn em của Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang…
Ông Hồ Chí Minh sau khi cân nhắc đã quyết định điều Lê Duẩn, mặc dù có chân thường vụ trong nhiệm kỳ 1937-1938 sau đấy bị bắt và bị đày đi Côn Đảo nhưng ảnh hưởng của Lê Duẩn không quá lớn đối với các “đầu lĩnh” trong Ban chấp hành TW khóa 2 so với Trường Chinh trong giai đoạn 1945-1955…
Cách mạnh tháng 8 thành công phần lớn nhờ vào nòng cốt là những đảng viên dưới quyền của Trường Chinh; Công trạng lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng chống ách đô hộ của thực dân Pháp và phatsxit Nhật đỉnh cao ở cách mạng tháng tám…
“Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và học giả trong nước đánh giá cao ông ( Trường Chinh) , là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính ông là người sớm chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tháng 3 năm 1945 và tác giả tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" tập hợp những bài viết của ông đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4.3.1947) đến số 81 (1.8.1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết "Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".[10]. ( WikiPedia )
Mặc dù được  coi là vị “ tổng tư lệnh” của cách mạng tháng 8 năm 1945, thế nhưng năm 1997, khi gia đình Trường Chinh  đã cho ra mắt bộ sách 2 tập do ông Trường Chinh viết, Hà Xuân Trường viết giới thiệu, xuất bản tại Nhà xuất bản Văn học; hồi ức lại lại giai đoạn nổ ra cách mạng tháng 8 ?
2 tập sách này đã không được xuất bản tại Nhà xuất bản Sự thật ( NXB Chính trị quốc gia)…Chi tiết này cho thấy: cho đến năm 1997, mặc dù lúc đó ông đã mất gần 10 năm, Lê Duẩn cũng không còn và một thời gian ngắn trước đó Trường Chinh đảm trách Chủ tịch Hội đồng nhà nước kiêm Tổng bí thư ?
Điều nay cho thấy: Cho tới năm 1997, vai trò lịch sử của Trường Chinh đối với Cách mạng tháng 8 vẫn chưa được chính thống thừa nhận ? Và có nghĩa sự xuất hiện của Lê Duẩn sau năm 1957 để leo lên chiếc ghế Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW khóa 3 đã đẩy Trường Chinh vào cánh gà của lịch sử…
Trong 2 nhân vật bị lu mờ sau khi ông Lê Duẩn nắm chiếc ghế Bí thư thứ nhất đó là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Về trường hợp Võ Nguyên Giáp, để vô hiệu hóa vị tướng nổi tiếng hơn cả mình, Lê Duẩn đã chia Bộ Quốc phòng ra 2 bộ: Bộ Quốc phòng và Bộ tổng tham mưu.
Danh nghĩa Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu của Bộ quốc phòng nhưng khi Lê Duẩn trở thành Bí thứ thứ nhất thì nắm, điều binh khiển tướng trực tiếp Bộ Tổng tham mưu do Tướng Văn Tiến Dũng cầm cờ.
Với cách nắm người, nhân sự kiểu này, Lê Duẩn đã đẩy tướng Giáp váo cái vị thế ngồi chơi xơi nước. Tương tự với vị trí Chủ tịch Quốc hội, thời Lê Duẩn ông Trường Chinh gần như chỉ nắm vai trò lễ nghi, hợp thức các quyết sách của Đảng…
Ông Hồ Chí Minh với thâm ý điều Lê Duẩn ra để tạo thế chân vạc cho ngôi vị độc tôn của mình; không ngờ “ bài toán” này đã nhanh chóng bị Lê Duẩn cao tay vô hiệu làm teo tóp các chân kiềng phù trợ, khống chế Lê Duẩn. Người có công giúp Lê Duẩn thành công trong việc xoay chuyển thế cờ nhân sự của Hồ Chí Minh đó chính là “ cáo già” Lê Đức Thọ tham mưu số 1 của Lê Duẩn trong việc lật ngược thế cờ nhân sự Hồ Chí Minh…
Sau Đại hội 3, với sự phò tá đắc lực của Lê Đức Thọ, Lê Duẩn dần dần thao túng và nắm chắc quyền khuynh loát bộ máy công quyền Hà Nội; Lê  Duẩn nhanh chóng đẩy 2 nhân vật lững lẫy một thời là Trường Chinh: “tư lệnh” của cuộc cách mạng tháng 8 và “kiến trúc sư trưởng” của đường lối trường ký kháng Pháp nhất định thắng lợi và Võ Nguyên Giáp “tư lệnh” của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vào cánh gà…
Còn ông Hồ Chí Minh sau Đại hội 3, do tuổi tác và sức khỏe, do sự hụt hẫng nhiều mặt trước những nhiệm vụ nặng nề xây dựng lại một nền kinh tế kiệt quệ từ bàn tay không cả về vốn liếng, kinh nghiệm và mô hình XHCN dở hơi…Chưa kể, ông Hồ đang đau đáu tâm nguyện làm vua một nước Việt Nam thống nhất không còng cách nào khác là phải phát động chiến tranh, hy sinh sức người, sức của…
Trước những gánh nặng và thách thức lịch sử đó, buộc lòng ông Hồ phải giương ngọn cờ đoàn kết trong Đảng, còn ông chấp nhận ngồi vào cái vị thế “ trị vì ” của một ông vua tập thể…
Sau khi đọc xong 2 tập hồi ức của Trường Chinh, tôi đã hỏi anh Đặng Việt Bích, con ông Trường Chinh: vì sao cụ Trường Chinh chỉ viết hồi ức riêng đoạn cách mạng tháng tám mà không viết gì về giai đoạn sau này, giai đoạn chiến tranh chống Mỹ. Đó là giai đoạn luôn thấy ông Trường Chinh xuất hiện sau Lê Duẩn…
Anh Đặng Việt Bích cho biết: Ông Trường Chinh không viết về giai đoạn sau vì ông cho rằng công lao chính là của ông Lê Duẩn; ông chỉ nhận công của mình ở giai đoạn cách mạng tháng tám…
P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Cuộc sống xiềng xích của cô bé “ma cà rồng” thích ăn chuột sống ở Thanh Hóa

Lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi
“Nhìn con cầm chuột sống cho vào miệng rồi nhai ngấu nghiến mà lòng tôi quặn thắt… Cùng là kiếp người sao con bé lại khổ đến thế hả trời”, chị Quách Thị Thúy nghẹn ngào khi nhắc tới đứa con gái bé bỏng.
Sự nghiệt ngã của số phận
Căn nhà siêu vẹo và chỉ chực đổ ụp xuống của gia đình chị Thúy nằm nép bên sườn đồi, quay mặt ra cánh đồng làng Cán Khê (huyện Như Thanh, Thanh Hóa). Gọi nhà cho “oai” chứ đó là túp lều ọp ẹp, chẳng đủ che mưa che nắng, được dựng lên từ những tấm phên nứa và bùn đất. 
Chị Thúy là cả trong gia đình nông dân nghèo có 5 người con. Ngay từ nhỏ chị đã phải bươn chải kiếm sống và giúp đỡ bố mẹ nuôi các em. Đến năm 2005, khi vừa tròn 22 tuổi chị lập gia đình với anh Lưu Huy Dũng (SN 1980) cùng xã. Gia đình anh Dũng có 8 miệng ăn nên kinh tế chẳng lấy gì làm khá giả. Vợ chồng được gia đình cho ra ở riêng với mảnh đất nhỏ, căn nhà lụp xụp và 14 thước ruộng. 
Mấy tháng sau khi cưới, biết tin chị Thúy có thai đôi, cả hai bên nội ngoại đều vui mừng. Nhưng hơn hết đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền. “Cả 2 vợ chồng tôi đều không nghề nghiệp, lại chỉ có mấy thước ruộng nên mùa màng xong chúng tôi tranh thủ đi phụ hồ hoặc ai thuê gì thì làm. 
Từ lúc có bầu, sức khỏe yếu phải nghỉ ở nhà, mọi gánh nặng đều đè lên vai anh Dũng. Anh ấy nói trước có 2 vợ chồng thì sao cũng được có no ăn no, đói ăn đói nhưng giờ thì khác anh phải cố gắng làm để dành dụm chút ít cho con. 
Đời mình đã khổ nên không thể để con tủi như mình. Nhìn thấy chồng vốn đã “thấp bé nhẹ cân” nay gầy gò, ốm yếu hơn tôi thật không đành. Nhưng chẳng thể đỡ đần gì cả”, chị Thúy thở dài.
Chị kể tiếp: “Anh ấy làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt nhưng số tiền kiếm được chẳng là bao. Vợ chồng chủ yếu ăn rau ăn cháo, còn ít đồng làm thuê,  để dành đến khi sinh con. 
Mấy lần đi siêu âm thấy cân nặng của thai nhi quá thấp, bác sỹ khuyên tôi về nhà cố gắng bồi bổ để các cháu sinh ra được khỏe mạnh. Nghe bác sĩ nói, cả đêm anh trằn trọc không ngủ, muốn có thêm con cá, con cua để vợ tẩm bổ.
Có hôm anh về người đầm đìa mồ hôi, mặt mũi lấm lem xách con cá chép hớn hở về để tẩm bổ cho vợ. Khi tôi gặng hỏi, anh mới nói sau khi tan làm, tranh thủ ra chợ bốc vác thuê cho người ta để kiếm thêm.”
1486709110_ma-ca-rong2

 Cuộc sống của gia đình anh Dũng đang đối diện với vô vàn khó khăn chồng chất

Rồi cái ngày mà cả vợ chồng và 2 bên gia đình mong đợi cũng đến. Chị Thúy sinh đôi một gái, một trai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang khi cả 2 bé chỉ nặng hơn 3kg và hơi thở đều rất yếu ớt. Riêng bé Hằng còn không hề cất tiếng khóc cũng không chịu bú mẹ. Điều bất thường ấy như báo trước với gia đình chị Thúy những chuyện chẳng lành.
Cuộc sống xiềng xích
Nước mắt lã chã rơi khi chị Thủy kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời khốn khổ của đứa con gái đầu lòng Lưu Thị Hằng. “Hơn 1 tuổi, vợ chồng tôi phát hiện hàm trên của cháu có 2 chiếc răng nanh nhọn, dài, mọc ngược lên phía trên, xuyên thủng lớp da môi đâm ngược ra ngoài. 
Ngày ấy, lũ trẻ trong xóm và những người ác miệng gọi nó bằng cái tên “ma cà rồng”. Mỗi lần tình cờ nghe người ta gọi con mình bằng cái tên quái quỷ ấy, tôi quặn thắt vì thương con và buồn tủi”, chị Thúy sụt sùi kể.
Bị thiếu cân, suy dinh dưỡng ngay từ lúc mới sinh nên Hằng cứ ốm quặt quẹo. Anh Dũng kể: “Khi được gần 2 tuổi, 1 lần khi tôi đang đút cơm cho cháu ăn thì đột nhiên chân tay cháu co quắp lại, toàn thân tím ngắt rồi nằm lăn ra đất và bắt đầu giật từng cơn liên hồi. 
1486709365_ma-ca-rong1

 Từ khi biết đi cuộc sống của Hằng đã gắn liền với xiềng xích

Nhìn thấy con như vậy, vợ chồng tôi vội vay mượn để đưa con xuống bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị. Được các bác sỹ tận tình cứu chữa, sau 3 ngày 3 đêm cháu cũng qua cơn nguy kịch, nhưng rồi bác sỹ lại bảo cháu bị bại não. Sau đó, thỉnh thoảng những cơn co giật lại hành hạ Hằng”.
Cuộc sống của gia đình chị Thúy chưa một ngày bình yên. Khi em trai đã được bố mẹ cho đi học lớp vỡ lòng thì Hằng mới bắt đầu chập chững tập đi. Giờ đã hơn 8 tuổi, đứa em trai sinh đôi đã học lớp 2, vậy mà Hằng thì chưa biết cất tiếng gọi mẹ. Khi đói không biết đòi ăn, cho ăn không biết lúc nào no. 
Còn quần áo bố mẹ mặc lên người chưa đủ ấm thì đã bị em xé tả tơi rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiến. “Có lần bác hàng xóm đến chơi, thấy trời lạnh mà Hằng lại không có quần áo mặc nên bác vội chạy về nhà lấy bộ quần áo cũ của cháu mình sang rồi giục tôi mặc cho cháu đỡ lạnh. 
Mặc xong cho cháu, tôi quay ra rót nước mời khách nên không để ý, lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi. Chứng kiến cảnh đó, bác hàng xóm chỉ biết đứng lắc đầu”, anh Dũng buồn rầu kể.
Hằng có “sở thích” đáng sợ là ăn thịt sống. Chị Thúy nói trong nước mắt: “Cách đây ít hôm em để cháu trong nhà rồi ra vườn dọn dẹp. Được một lúc em nghe tiếng gà kêu, chạy vào trong nhà thấy con gái đang cầm con gà nhai ngấu nghiến. Thì ra lũ gà con chạy vào trong nhà nên bị cháu tóm được.
Chứng kiến cảnh tượng đó tôi chỉ còn biết chạy vào ôm lấy con mà khóc. Giờ không xích cháu lại, cứ thả ra, lơ đãng chút thôi là cháu lao xuống bếp rình bắt gà, chuột, thậm chí cả cóc để ăn. Thương con nhưng tôi đành phải xích nó lại.” 
1486709154_ma-ca-rong3

 Ước vọng lớn nhất của vợ chồng chị Thúy là đứa con gái bé bỏng không còn bị những cơn co giật hành hạ

Từ khi Hằng biết đi, chiếc dây xích đã trở thành vật bất ly thân của cô bé tội nghiệp. Biết dùng xích sắt để giữ con gái với cái cột nhà là nguy hiểm nhưng dường như chị Thủy không còn lựa chọn nào khác. 
Tuy nhiên sợi dây xích cũng chỉ giúp được chị giữ con trong nhà chứ không tránh khỏi những hành động vô thức nguy hiểm của Hằng. “Chỉ cần không để ý là nó lại đưa xích lên miệng cắn, có lần còn sứt cả răng. 
Rồi cả chuyện sau khi cháu đi vệ sinh xong mà tôi chưa kịp dọn thì nó lại nhặt lên cho vào miệng. Vậy nên dù đã xích con nhưng vợ chồng tôi vẫn phải cử riêng ra một người túc trực và chăm sóc cháu”.
Vì thương con nên nhiều lần chị Thúy cũng tháo xích để Hằng được thoải mái trong sinh hoạt. Tuy nhiên, mỗi lần “xổng xích” Hằng càng trở nên khó kiểm soát. “Chỉ cần tôi tháo xích ra là nó quay cuồng chạy khắp vườn vồ gà, vịt, chuột… để ăn. 
Có lần nó xé rào chạy ra đường và lao thẳng vào chiếc ô tô đang chạy tới. May mắn thay chiếc xe tải kịp giảm tốc độ, lách sang lề đường để tránh nó nên mới không sao. 
Rồi có lần tự nhiên nó nhảy xuống ao, may có người hàng xóm nhìn thấy nên nhảy xuống cứu không thì… Sau những lần đứng tim như vậy nên dù có thương con đến mấy tôi cũng không dám tháo xích ra nữa”. 
Nhiều lần chị Thúy mang con đến trường mầm non với hy vọng bên cạnh những đứa trẻ cùng trang lứa Hằng sẽ có những tiến triển. Nhưng những cơn co giật bất thường xảy ra với Hằng khiến chị Thúy thường xuyên phải đón con về nhà sớm. Do cũng không ý thức được hành vi của mình nên Hằng thường cắn, xé, cào các bạn khiến nhà trường không dám nhận em.
Nhìn thấy cánh tay anh rớm máu chúng tôi hỏi anh sao không băng bó, anh cho biết đó là vết cắn trong lúc Hằng ngủ say. “Khi cháu cắn, tôi và vợ chỉ biết nằm im, nếu phản ứng cháu sẽ cắn mạnh hơn mà không chịu nhả ra, cháu đã cắn là phải bật máu mới chịu nhả ra”. 
Vừa rồi, cháu Hằng được gia đình đưa đi viện để nhổ 2 chiếc răng nanh mọc xuyên ra ngoài. Giờ không còn ai gọi em là “ma cà rồng” nhưng cuộc sống bên chiếc xích sắt vẫn gắn liền với cô bé tội nghiệp. 
Ông Nguyễn Ngọc Lương, chủ tịch UBND xã Cán Khê cho biết: “Gia đình anh Dũng rất khó khăn và bất hạnh. 2 vợ chồng thường xuyên ốm đau, lại còn cô con gái tật nguyền. Xã đã có những chính sách hỗ trợ, thăm hỏi động viên nhưng vì xã cũng đang thuộc diện khó khăn nên chỉ giúp đỡ được phần nào”.
Video: Dựng tóc gáy với dị nhân thích ăn Bạch Hổ hoạt lạc cao

Nguồn: Tâm sự gia đình

QUAN ĐIỂM “PHÒ HÁN “CỦA GIÁO SƯ PHAN HUY LÊ, HỢP THỨC CHO VIỆC TRUNG QUỐC CHIẾM HOÀNG SA-TRƯỜNG SA ?

Phạm Viết Đào.

Sáng 22.2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử VN” do GS-NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN - trình bày. Blog Phạm Viết Đào xin lưu ý quý vị quan điểm vô cùng phản động, bán chủ quyền lãnh hải cho Trung Quốc dưới đây của GS Phan Huy Lê:
“Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hợp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.
Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.
Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó.
…Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam Bộ…”
Theo quan điểm này của GS Phan Huy Lê thì hiện nay Hoàng Sa và một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã bị Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân để cưỡng chiếm, bồi đắp, xây dựng các căn cứ quân sự, kho tàng, xây dựng sân bay, đặt cơ sở ngân hàng, du lịch…; tóm lại là họ đang quản lý phi pháp các hòn đảo đó.
Theo quan điểm của GS Phan Huy Lê thì: do những hòn đảo đó hiện tại không còn lãnh thổ của Việt Nam quản lý nên các nhà sử học Việt Nam nên tránh không nên đụng bút tới; dân không nên biểu tình phản đối còn chính quyền thì không nên kiện tụng gì làm mất lòng " ông bạn vàng" Trung Cộng ?
Đây là một quan điểm phản động, phò Hán lộ liễu nhân danh sử học cần phải bị tẩy độc của GS Phan Huy Lê…
Xin đưa lại bài viết trên Tuổi trẻ ghi lại những “ lời vàng ý ngọc” phò Hán lộ liễu của GS sử học Phan Huy Lê…

GS Phan Huy Lê cho rằng nhìn nhận lịch sử phải hết sức khách quan - Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

GS Phan Huy Lê đề nghị phải ghi nhận công lao của nhà Nguyễn

   Sáng 22.2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử VN” do GS-NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN - trình bày.
GS Phan Huy Lê đã nêu những thành tựu nổi bật mới trong nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử VN. Theo đó, bên cạnh văn hóa Đông Sơn thì việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo đã đạt được nhiều thành tựu. Ba nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo tồn tại ở ba miền Bắc, Trung, Nam đều phát triển rực rỡ và bổ sung cho nhau.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, đã có thêm những cơ sở để khẳng định cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kéo dài gần tròn 10 năm (713-722) chứ không phải chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bùng nổ và thất bại trong năm 722. Điều đặc biệt, cuộc khởi nghĩa không chỉ quy tụ nhân dân trong nước mà còn liên kết với nhiều quốc gia xung quanh như Chân Lạp, Chăm Pa...
Ghi nhận công lao nhà Nguyễn
GS Lê nhấn mạnh: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ - không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.
Tuy nhiên, GS Lê cũng nhắc lại hai tội lớn của nhà Nguyễn là để mất nước vào tay quân Pháp và quá bảo thủ, từ chối tất cả các đề nghị canh tân đất nước của nhiều nhà trí thức tiến bộ.
“Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và cái gì khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn cái gì mà trong một tình thế thời sự nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì nó chỉ tồn tại trong một điều kiện nhất định nào đó. Sử học đành rằng phải làm tròn trách nhiệm công dân nhưng sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử bằng cứ liệu lịch sử khách quan, trung thijtti

Những khoảng trống lịch sử

Phần thứ hai của bài thuyết trình, GS Phan Huy Lê thẳng thắn chỉ ra nhiều khoảng trống lịch sử nguy hiểm trong tư duy, nhận thức về lịch sử VN hiện nay.
Ông cho rằng nhận thức về lịch sử VN hiện nay vẫn xuất phát từ truyền thống thời quân chủ, đó chủ yếu là lịch sử của các vương triều, của nhà vua, các triều thần, còn lịch sử nhân dân rất mờ nhạt. Lịch sử của các dân tộc thiểu số không được nhắc đến. Sử học hiện đại VN trong một thời gian dài cũng chỉ trình bày nặng về lịch sử người Việt.
“Vì vậy, trên cả nước thì chỉ có lịch sử miền Bắc là được trình bày có ngọn nguồn từ thời nguyên thủy đến thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Bắc thuộc đến thời phong kiến, cận đại, hiện đại. Còn lịch sử của Nam Trung Bộ chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16, lịch sử Nam Bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ 17.
Trước đó lịch sử ở hai vùng đất này ra sao thì chúng ta bỏ trống. Đó là một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm. Vì từ khoảng trống này đã làm nảy sinh nhiều nhận thức tùy tiện, bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ VN hiện nay.
Tôi nhớ mãi là sau năm 1975 khi chúng tôi vào miền Nam, nhiều trí thức trong đó đã nói rằng họ rất băn khoăn khi nhân dân hỏi thì không biết trả lời thế nào về lịch sử Nam bộ trước khi người Việt vào khai phá. Nếu lấy từ thế kỷ 17 người Việt vào khai phá Nam bộ thì người ta sẽ đặt câu hỏi ngược lại vậy lịch sử của Nam bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống? Rõ ràng đây là nhận thức phiến diện tạo thành một khoảng trống lịch sử.
Vì sao nước ta có 54 dân tộc mà chỉ có tôn vinh lịch sử của người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác ra ngoài?” - ông Lê trăn trở.

Xác lập quan điểm lịch sử mới

Lời giải mà GS Phan Huy Lê đưa ra để san lấp các khoảng trống lịch sử đó là cần phải xác lập một quan điểm, nhận thức mới về lịch sử VN. “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hợp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.
Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.
Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”.
GS Lê lấy ví dụ Trung Quốc trước đây cũng viết lịch sử đất nước chủ yếu là của người Hán, nhưng bước sang đầu thế kỷ 21 thì quan điểm đó đã thay đổi, bây giờ họ trình bày lịch sử của Trung Hoa bao gồm nhiều tộc người như người Hán, người Mãn Thanh, người Mông và cả các vương triều phi Hán như nhà Nguyên, nhà Thanh...
Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam Bộ.
“Lãnh thổ VN hiện nay đã được nhiều tổ chức quốc tế công nhận - tức là một lãnh thổ hợp pháp, nên tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hóa VN.
Như vậy, lịch sử VN không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc VN, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer... Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ VN đều là di sản của văn hóa VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa VN” - GS Lê nêu quan điểm mới về nhận thức lịch sử VN.
Cũng từ nguyên tắc này, với cuộc kháng chiến chống Pháp thì cần nghiên cứu trình bày cả vùng chiếm đóng của Pháp, trong đó bao gồm cả Hà Nội thời kỳ Pháp chiếm đóng, cả quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại.
Tương tự, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cũng cần nghiên cứu sâu hơn về những vùng tạm chiếm ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, và cả lịch sử của VN cộng hòa. GS Lê nói rõ hơn: “Trước đây ta vạch ra ranh giới của địch và ta và chỉ trình bày phía ta đã làm mất đi căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền với lãnh thổ VN. Quan điểm lịch sử mới này vừa là thực tế lịch sử vừa là bộ phận có tính chất khách quan trung thực và là căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền VN trên bộ, đặc biệt là 
trên biển, hải đảo”.

           Nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học bảo vệ đất nước

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương - chia sẻ những vấn đề mà các nhà sử học băn khoăn, trăn trở cũng là những vấn đề mà những người làm công tác tuyên giáo đang phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Dù lịch sử có liên quan rất lớn với chính trị, nhưng các cơ quan lãnh đạo luôn nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học về xây dựng, bảo vệ đất nước.
GS-TS sử học Nguyễn Quang Ngọc cũng cho rằng việc trình bày lịch sử ở từng khu vực trong lãnh thổ VN không nhất thiết cứ phải dựa trên mối quan hệ là sự đoàn kết mà có khi sự mâu thuẫn, đối lập, chiến tranh... trong từng giai đoạn lịch sử cũng là những mối quan hệ cần trình bày khách quan.
“Nói về VN mà lại không có các vương triều phía nam thì không đảm bảo tính toàn vẹn. Không thể nói vấn đề các vương quốc phía nam là vấn đề “nhạy cảm”, không nên nói. Vua Gia Long với sự cố gắng hết sức của mình đã đem lại sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta như hôm nay thì sao không đưa ông ấy vào lịch sử?” - GS Ngọc đặt câu hỏi.
PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, còn trăn trở thêm là chúng ta chưa được đọc các công trình viết một cách kỹ lưỡng về nhiều vấn đề thời hiện đại như cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, hợp tác hóa nông nghiệp...
“Chúng tôi viết khách quan trung thực về những sự kiện lịch sử đã xảy ra nhưng xuyên suốt vẫn vì lợi ích của dân tộc, đất nước” - PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định.

Theo Vũ Viết Tuân/Tuổi Trẻ