Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Thủ tướng Phần Lan tự lái máy bay để tiết kiệm ngân sách ( Ông này " khùng" theo chuẩn Việt)

Dân trí Từng là một phi công giàu kinh nghiệm và theo đuổi chính sách “thắt lưng buộc bụng”, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila là một trong số ít các lãnh đạo thế giới có thể tự lái máy bay trong các chuyến công du để tiết kiệm ngân sách.


Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila trên chuyến bay do ông tự điều khiển (Ảnh: Finland Times)
Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila trên chuyến bay do ông tự điều khiển (Ảnh: Finland Times)
Là một lãnh đạo đam mê máy bay và cam kết duy trì chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm tiết kiệm tiền của người nộp thuế, Thủ tướng Juha Sipila thỉnh thoảng tự lái máy bay tư nhân và tự thanh toán các khoản chi phí cho các chuyến công tác chính thức của mình.
AFP dẫn số liệu thống kê từ văn phòng của thủ tướng Phần Lan cho biết kể từ khi bắt đầu nhậm chức vào tháng 5/2015, ông Sipila, cựu doanh nhân 55 tuổi, đã ngồi vào ghế phi công trong 19 chuyến công du cả ở Phần Lan lẫn nước ngoài.
Năm ngoái, Thủ tướng Sipila đã tự lái máy bay vượt hơn 5.000 km từ Phần Lan tới thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Á - Âu và hơn 1.400 km từ Phần Lan tới thủ đô Bratislava của Slovakia để tham dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Trong chuyến công du tới Mông Cổ, ông Sipila đã điều khiển máy bay Cessna 525 với sức chứa từ 6-7 hành khách.
Tuy nhiên, Thủ tướng Sipila không phải là chủ nhân của các máy bay mà ông tự lái trong các chuyến công tác. Đó là các máy bay do ông tự bỏ tiền túi ra thuê lại. Văn phòng thủ tướng nói rằng họ không biết chi phí mà ông Sipila tự trả cho các chuyến bay riêng này là bao nhiêu, song nhật báo Suomen Kuvalehti của Phần Lan ước tính số tiền có thể lên tới “hàng trăm nghìn euro”.
Trước khi tham gia vào chính trường và đắc cử thủ tướng cách đây 2 năm, ông Sipila từng là một doanh nhân thành đạt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, một vấn đề liên quan tới sức khỏe của ông Sipila khiến nhiều người lo ngại đó là nhà lãnh đạo này từng hai lần bị tắc động mạch phổi vào các năm 2013 và 2014.
Điều này khiến truyền thông Phần Lan lo ngại về nguy cơ mất an toàn trong những chuyến bay do thủ tướng tự cầm lái, nhất là khi trên chuyến bay đó có các quan chức là trợ lý của ông đi cùng. Tuy nhiên, ông Sipila được cho là đã bình phục hoàn toàn và các quan chức Phần Lan khẳng định họ không hề lo lắng về vấn đề này.
“Nếu các bạn nhìn vào số liệu thống kê thì sẽ thấy đi máy bay an toàn hơn lái ô tô. Bằng lái máy bay của thủ tướng vẫn còn giá trị, hơn nữa ông lại là một phi công giàu kinh nghiệm và các máy bay vẫn hoạt động tốt… Chúng tôi đã suy nghĩ kỹ lưỡng và đi đến kết luận rằng xét về góc độ an toàn thì chúng tôi không có lý do gì để ngăn cản thủ tướng lái máy bay”, ông Jari Ylitalo, lãnh đạo cơ quan an ninh của chính phủ Phần Lan cho biết.
Thành Đạt
Theo AFP

Oa...trời: Hà Nội xin tăng vốn “khủng” cho tuyến đường sắt đô thị số 2 từ 19.555 tỷ đồng lên... 35.678 tỷ đồng

Dân trí UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và các Bộ ngành liên quan xin ý kiến thống nhất về điều chỉnh thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội - tuyến số 2, mức tăng từ 19.555 tỷ đồng lên... 35.678 tỷ đồng.
 >> Chốt hạn hoàn thành 2 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội
 >> Bí thư Hà Nội: Các dự án đường sắt đô thị quá chậm chạp!

Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
Theo UBND TP Hà Nội, đến nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành hồ sơ dự án điều chỉnh và có Tờ trình ngày 17/3 về việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội - tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Hồ sơ điều chỉnh cơ bản đã tiếp thu các ý kiến thẩm định của các Bộ ngành. Sau khi rà soát và tính toán, tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án là 195.365 triệu yên, tương đương hơn 35.678 tỷ đồng. So với tổng mức đầu tư ban đầu là 19.555 tỷ đồng thì mức điều chỉnh Hà Nội vừa đề xuất tăng lên gấp 2 lần.
Chi phí được điều chỉnh đối với hệ thống cơ điện và đầu máy toa xe, hợp đồng hỗ trợ vận hành bảo dưỡng 5 năm, chi phí dự phòng khối lượng được xác định theo tỷ lệ 10%.
Để có cơ sở phê duyệt, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất về điều chỉnh dự án trước ngày 10/4.
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu đư. Dự án được phê duyệt vào tháng 11/2008. Thời gian thực hiện dự án là từ 2009 - 2015, theo tiến độ ban đầu sẽ khai thác năm 2017, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa có “động tĩnh” gì.
Quy mô xây dựng dự án, tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao. Khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Hệ thống nhà ga gồm 3 ga trên cao, 7 ga ngầm. Tuyến bắt đầu từ khu đô thị mới Ciputra đi theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - Trần Hưng Đạo.
Đây là dự án chưa triển khai thi công, mới hoàn thành thẩm tra thiết kế kỹ thuật, phê duyệt kết quả sơ tuyển 4 gói thầu xây lắp và hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu thiết bị, hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết Depot và tổng mặt bằng trên cao.
Châu Như Quỳnh

ĐỌC BÀI DƯỚI ĐÂY THẤY MUỐN ÓI: CHỐNG THAM NHŨNG LÀ " ĐẶC QUYỀN' CỦA "NHÀ CÁCH MẠNG"; CÒN LẠI LÀ BỌN CHỐNG PHÁ...

Vạch trần âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng để tuyên truyền chống phá cách mạng nước ta

09:32 31/03/2017
Tham nhũng là vấn đề không của riêng đất nước, quốc gia nào. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các đối tượng xấu, thế lực thù địch núp danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” lợi dụng triệt để vấn đề tham nhũng ở nước ta để xuyên tạc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó, tạo sự hồ nghi trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là vấn đề cấp bách.

Truy cập vào mạng Internet, sẽ bắt gặp những trang mạng xã hội facebook, blog… do các đối tượng xấu, thế lực thù địch đăng tải các luận điểm xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta.
Trên những trang mạng này, các đối tượng, phần tử xấu có tư tưởng thù địch đã rêu rao những nội dung đại loại như: “đang có cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ trong Đảng”, “cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, rồi “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”, “chống tham nhũng chỉ là hô khẩu hiệu” v.v...
Thông qua những bài viết cực đoan, suy diễn không đúng bản chất về vấn đề tham nhũng ở nước ta, số phần tử xấu này rắp tâm dựng lên một bức tranh toàn gam màu tối. Thông qua đó, phủ nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo.
Các đối tượng lợi dụng triệt để thông tin một vài vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ, đảng viên đã bị đưa ra ánh sáng pháp luật nhằm suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm rồi cho rằng tham nhũng là bản chất, là hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, của cơ chế lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Nếu ai đã từng đọc những thông tin nhảm nhí, xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch ngụy tạo ra, sẽ không khó để nhận ra những âm mưu thâm hiểm đi kèm. Đó chính là sự xúi giục, âm mưu kích động nhân dân ta đứng lên đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chuyển xã hội ta sang một xã hội “đa nguyên, đa đảng”.
Ở nước ta, cách đây gần 72 năm, Cách mạng Tháng Tám vĩ đại thành công đã lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1945). Ngay từ thời điểm bấy giờ, Nhà nước và Chính phủ đã nhận ra quy luật tất yếu của sự hình thành tệ tham nhũng trong xã hội. Chính bởi vậy, hàng loạt dấu hiệu, biểu hiện về tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn… đã được Nhà nước, Chính phủ ta chỉ ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh – sinh thời đã từng nói: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng việc của ta…”.
Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, tham nhũng, lãng phí là kẻ thù của Chính phủ, của nhân dân. Còn nhớ, sau khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khai sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian xảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính”.
Tiếp tục các nghị quyết của những khóa trước, việc chúng ta đang tích cực triển khai và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó lưu ý tới công tác phòng, chống tham nhũng.
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, đã có nhiều vụ án về tham nhũng nghiêm trọng bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Minh chứng như vụ án “Đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam; vụ án “Tham ô tài sản; rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong năm 2016, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã phát hiện 49 vụ, 95 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
Từ những kết quả trên cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng trong những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta coi trọng và đã cho những kết quả khả quan; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.
Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã đúc kết và “vạch mặt” những biểu hiện cũng như đề ra các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) cũng đã khẳng định: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực” là một trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nghị quyết đã lưu ý việc phải phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng…; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật. Trong đó, trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm và công khai kết quả xử lý.
Như vậy, có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta không phủ nhận tệ tham nhũng đã và đang tồn tại gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Và để ngăn chặn tệ tham nhũng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp quyết liệt đấu tranh, đẩy lùi tệ tham nhũng, củng cố niềm tin ở nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu, chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Trần Quang Huy

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Vach-tran-am-muu-loi-dung-van-de-tham-nhung-de-tuyen-truyen-chong-pha-cach-mang-nuoc-ta-434849/

Luật pháp Việt Nam đang “lang thang” chốn nào?

Bảng tuyên tryền về luật pháp Việt Nam

Bút Chì Đỏ


Cán bộ tham nhũng tiền tỷ thì chỉ “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”, dân trộm một con vịt bị đi tù 7 năm. Cứ 4 trẻ em Việt Nam lại có 1 trẻ bị ấu dâm, cứ 8 tiếng lại xảy ra một vụ trẻ em bị xâm hại tình dục… Và phải đến khi Liên Hợp Quốc lên án thì Chủ tịch nước Việt Nam mới mở lời chỉ đạo. Còn lại sống chết mặc dân!

Trong vụ án ấu dâm gây bức xúc dư luận xảy ra tại chung cư Lakeside (phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) vừa qua, nếu Liên Hợp Quốc không vào cuộc lên án thì ông Chủ tịch nước Việt Nam- Trần Đại Quang có lên tiếng “chỉ đạo” không ạ? Chỉ biết rằng, vụ việc xảy ra đã lâu, gây bức xúc dư luận nhiều tháng trời nhưng tất cả các lãnh đạo nhà nước Việt Nam đều im lặng, làm ngơ. Mặc cho gia đình nạn nhân kêu cứu trong đau đớn, tủi nhục và bức xúc. 

Chỉ đến khi Liên Hợp Quốc chính thức vào cuộc lên án, thì ngay sau đó, ông Trần Đại Quang mới lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao chỉ đạo các cơ quan điều tra sớm vụ việc trên.

Vì vậy, có thể khẳng định sự “chỉ đạo” của ông Chủ tịch nước là “nể mặt” Liên Hợp Quốc chứ cũng chẳng phải vì một đứa trẻ vô tội bị cướp đi tuổi thơ tươi đẹp, một công dân của nước ông đang là nạn nhân của một vụ dâm ô, và cũng chẳng phải vì ông ấy nhận thức được đất nước mình đang lãnh đạo là một đất nước vô pháp! Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng, cơ quan Công an và VKSND tối cao cùng với cấp dưới của 2 ngành này đang bị “tê liệt”, không chịu làm việc hoặc nói đúng hơn thì Việt Nam chẳng có luật pháp (?!)

Và bây giờ 2 cơ quan này đang xử lý vụ việc theo chỉ đạo của chức danh Chủ tịch nước, chứ không phải vì luật pháp hay công lý.

Bởi nếu có luật pháp thì tại sao một vụ việc gây bức xúc dư luận kéo dài mà không cơ quan nào vào cuộc giải quyết? Phải để “người ngoài” là Liên Hợp Quốc lên tiếng? Nếu có luật pháp, nếu các cơ quan điều tra ngành công an, VKSND vẫn làm việc, phục vụ nhân dân thì sao lại để xảy ra quá nhiều vụ án xâm hại tình dục ở trẻ em như vậy? Theo cơ quan chức năng thì cứ 4 trẻ em ở Việt Nam thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục. Điều đáng nói, đây chỉ là những vụ án được phát hiện, và nó chưa phải là con số phản ánh hết vụ việc.

Bà Nguyễn Vân Anh- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình và trẻ em cho hay, đang có nhiều vụ xâm hại trẻ em có dấu hiệu “chìm xuồng” hoặc bị xử lý theo hướng làm nhẹ.

Thôi thì sống chết mặc dân! Ai có con nhỏ đành phải tự bảo trọng vậy!

Trên đây không phải là trường hợp cá biệt khi phải có sự lên tiếng của Chủ tịch nước thì các cơ quan cấp dưới mới chịu làm việc, mà trước đó, trong vụ quán cà phê Xin Chào gây bức xúc dư luận thì mãi đến khi ông Thủ tướng- Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng “chỉ đạo” thì lúc đó người dân mới nhìn thấy công lý.

Trong một diễn biến khác, nhiều người lại cho rằng Luật pháp ở Việt Nam chỉ dành cho người dân, còn đối với cán bộ, đảng viên cộng sản thì sống ngoài vòng luật pháp. Nhiều người còn khẳng định Công lý ở Việt Nam chỉ là tên của một diễn viên hài!

Điển hình như vụ án tham ô tài sản tại Trường mầm non xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) khi Hiệu trưởng nhà trường và Kế toán “phối hợp” với nhau để tham ô 300 triệu đồng nhưng được tòa án cho hưởng án treo!

Còn ngày 16/3/2017, Tòa Án nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khang (SN 1997) 7 năm tù giam về hành vi ăn trộm 1 con vịt khoảng 3kg (trị giá khoảng 174.000 đồng).

Trước đó, Tòa Án nhân dân quận Thủ Đức (TPHCM) cũng đã tuyên phạt 2 bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn 10 tháng tù giam, Ôn Thành Tân 8 tháng 20 ngày tù giam về hành vi “cướp” một số thức ăn trong lúc quá đói với giá trị 45.000 đồng.

Sự tréo ngoe trên cũng chỉ là chuyện nhỏ, khi trong nhiều vụ việc, các cán bộ càng sai phạm lớn, càng tham ô nhiều thì lại càng lên chức lớn. Ví như vụ án Trịnh Xuân Thanh, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng…. Và biết bao nhiêu các “đồng chí chưa bị” đưa ra làm “tốt thí”.

Không chỉ thế, mà nhà cầm quyền cộng sản còn luôn hành xử vô pháp, thách thức nhân dân trong vụ việc ông Võ Kim Cự. Ngay sau khi sự cố Fomosa vào tháng 4/2016, ông Võ Kim Cự trước đó là Bí Thư tỉnh Hà Tĩnh đã có “công lớn” trong việc rước Fomosa về Vũng Áng, đầu độc biển Miền Trung. Sự phẫn nộ trong cơn bão dư luận đang chĩa về Fomosa, cũng như ông Võ Kim Cự thì bất ngờ ông Cự được đề bạt, ngồi vào ghế Thành viên của Ban kinh tế Quốc Hội, tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Và với vai trò này, cộng với sự “chống lưng” của nhà cầm quyền cộng sản, sau sự cố Fomosa vài tháng, ông Cự ung dung, bất chấp và thách thức dư luận khi vào vai “đại sứ” tiếp thị thực phẩm sạch.

Nói về những vụ tréo ngoe trên ở xứ “thiên đường xã hội chủ nghĩa” Việt Nam thì chẳng bút mực nào ghi cho hết! Chỉ xin hỏi đấng tối cao, Luật pháp đang “du hành” chốn nào mà mãi chưa đặt chân đến đất nước chúng tôi?

Bút Chì Đỏ

Vương Trí Nhàn:Campuchia, một con đường khác, một nhận thức khác; Phạm Viết Đào: Nước Lào yên hòa giữ một châu Á sài đẹn, mưng mủ

Campuchia, một con đường khác, một nhận thức khác

Đường phố Siemriep về đêm

Vương Trí Nhàn


Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.

Nhớ có lần đọc một câu của B. Russel, do Hà Văn Tấn dẫn lại, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý nói là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.

Tôi cũng muốn làm theo lời khuyên đó, và chuyển nó từ trục thời gian xoay qua trục không gian. Tức là, nếu điều kiện cho phép, tôi thích đi lang thang ở những nước nghèo nước khổ, để khi quay về thấy yên tâm với nước mình. Ví dụ như đi châu Phi, hay mấy nước kem kem ở Trung Đông và Đông Nam Á.

Nói thế thôi, chứ bây giờ chả ai nghèo khổ nữa, không bằng Tây nhưng họ biết học Tây để phát triển. 

Chỉ có riêng ta, chả học làm ăn gì cả -- sau chục năm hô hào nay cái nghĩa của hai chữ hội nhập tóm lại ở một nội dung là mua hàng ngoại về mà xài - nên đằng sau vẻ sặc sỡ giả tạo là sự nghèo nàn thực sự, tìm nước chán hơn nước mình rất khó.

Tuy nhiên ở đâu thì qua sự so sánh cũng rút ra được ít suy nghĩ có ích . 

Tôi đến Campuchia tháng 11-2010 với tâm thế đó và đã ghi lại những cảm tưởng sau chuyên đi ba ngày này trong sổ, nay xem lại thấy có vẻ như vẫn tàm tạm, nên muốn trình ra với các bạn.

MỘT THỜI THANH BÌNH

Trên những con đường quốc lộ, tôi đã chứng kiến một sự bình thản. Làng xóm nơi đây yên lành, trên nền không gian rộng rãi. Người ta không đổ ra đường để buôn bán.

Đến Pnompenh, sự bình thản ấy vẫn còn. Đô thị không có nghĩa là chen chúc. Xe máy đã nhiều hơn xe đạp, nhưng không thành những dòng sông cuộn nước như ở ta. Ngay ở các ngã tư chưa có đèn đỏ, vẫn thấy có hiện tượng ô tô nhường nhau chứ không thúc vào đít nhau mà còi loạn lên như ở Hà Nội. 

Tôi đến Pnompenh vào một buổi chiều người đi đông nghìn nghịt ngoài đường, -- sau đó tôi mới biết là ngày hội té nước, cầu bắc qua sông bị gãy, tiếp đó là sự kiện bi thảm hơn ba trăm người chết và vài trăm khác bị thương.

Tuy nhiên, nếu như ở VN, việc đó sẽ làm cho cả thành phố rung động thì ở đây, mọi chuyện không gây hoảng hốt quá đáng. Nhà nước không làm ầm lên cái chuyện kịp thời lo cứu trợ cho dân. Sáng hôm sau, trước bãi cỏ hoàng cung, những người công nhân vệ sinh bình tĩnh dọn rác. Hàng đàn bồ câu bay lên. Trước cửa bệnh viện, người đến thăm nom không khóc lóc động trời mà xếp hàng vào thăm người thân khá trật tự. Họ tin rằng xã hội sẽ biết cứu giúp người thân của mình một cách tốt nhất.

NHỮNG CÁI KHÔNG Ở SIEMRIEP

Ở đây tôi càng như trở lại một thời thanh bình cổ điển. Nơi đây khách du lịch không thấy những đám thiếu niên làm ồn trên đường và chen chúc nhau trong các cửa hàng chơi game. Không thấy các thiếu nữ váy dài váy ngắn, mắt xanh mỏ đỏ. Không thấy các đám công chức túm tụm bia rượu. 

Tôi tự giải thích cho tôi về sự thanh bình này: Chiến tranh đã đi qua đất nước này, nhưng nó không xới lật lên tất cả, nó không biến con người trở thành những cái bã của chính mình thời tiền chiến. 

Nếu sau chiến tranh người Việt mình không ai bảo ai gần như phát cuồng lên lao đi kiếm sống thì ở đây, người Miên yên tâm với tình cảnh của mình 

Con người không quá nhiều ham muốn. Không muốn trả thù cho những năm tháng vất vả vì chiến tranh. Không tự biến mình thành một xã hội tiêu thụ.

Đặc biệt vì Siemriep là nơi nhiều du khách nước ngoài tới để thăm Ăngkor Wát Ăng co Thom, nên tôi lại chứng kiến một nét khác làm nên lòng tự tin của văn hóa Campuchia. Họ không coi người nước ngoài là cái nguồn kiếm sống. Lại càng không coi những cái ngoại lai ấy là cái mẫu để học đòi bắt chước từng ly từng tí. Họ tự tin ở cách sống riêng của người Campuchia và biết học hỏi người nước ngoài một cách khôn ngoan và thận trọng.

BÌNH THẢN TRƯỚC LỊCH SỬ 

Cả ở Pnompenh lẫn Siemriep, phố xá được đặt tên bằng các con số là chủ yếu Rất ít phố ở đây lấy tên người để đặt như ở bên ta.

Người Campuchia hình như không quá quan trọng đối với quá khứ của mình. Lại càng không coi việc đặt tên một người cho đường phố là cách thưởng công cho người đó, vô hình trung tạo nên một cuộc chạy đua lố bịch.

Sống sát ngay Angko Wat Angkor Thom, nhưng người dân Siemriep không coi đó là nguồn kiếm sống, không chen chúc vào trung tâm để mở cửa hàng. 

Mà người các địa phương khác cũng không rồng rắn kéo về cố đô để lây niềm tự hào .

Họ thản nhiên sống cạnh lịch sử, đến mức tôi cảm thấy hình như họ nghĩ rằng mình chưa đủ trình độ để giải thích quá khứ của mình.

Cảm tưởng này lại đến với tôi khi thăm Bảo tàng quốc gia Campuchia ở Pnomgpenh.

Giá vé vào cửa đắt, những 12 USD nên người bản xứ vào không nhiều. 

Thế sao chính phủ không tìm cách giảm giá vé để cho dân vào? Sau tôi mới biết thật ra bảo tàng này do người Pháp chủ trì xây dựng đâu từ 1925 và đến nay vẫn giữ nguyên theo cách trình bày ban đầu. Tức Bảo tàng này trình bày lịch sử Campuchia bằng con mắt người Pháp, chứ không phải bị cải tạo đi như ở ta. 

Nhưng cái du khách bắt gặp ở bảo tàng lại là một xứ Campuchia đích thực, và tôi ngờ khi tới thăm nó cả người bản địa lẫn người nước ngoài đều hiểu và yêu Campuchia hơn. 

Còn dân Việt từ quan đến dân do nghĩ rằng “không ai hiểu mình bằng mình”, chỉ biết làm ra những thứ bảo tàng quá nhiều đồ giả quá nhiều khẩu hiệu, phần xem được không bao nhiêu. 

Thử hỏi giữa ta với người hàng xóm ai biết tôn trọng quá khứ hơn ai?


Vương Trí Nhàn

Bài viết nhân chuyến Phạm Viết Đào thăm Lào tháng 4/2013


Lời dẫn: Tuần vừa qua, từ 19-25/4/2013 chủ blog cùng với anh chị em từng công tác tại thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã nghỉ hưu, ới nhau, thuê một chuyến xe để làm một cú “đột kích” qua Lào bằng đường bộ theo ngả Cầu Treo Hà Tĩnh; Chuyến đi cả đi về trong 6 ngày 5 đêm chi phí toàn bộ hết gần 4 triệu/người; Một khoản chi phí hợp lý và quan trọng hơn đây là một chuyến đi không là khách mời của ai và không qua dịch vụ du lịch để tự mình thu nhận, gặt hái những ấn tượng, cảm xúc về một nước Lào, trong tâm thức là một quốc gia cộng sản đàn em của Việt Nam…
Chuyến đi của chúng tôi khi qua cửa khẩu Cầu Treo xuất phát chậm hơn chuyến xe bị tại nạn chết 3 người và bị thương 30 người khoảng 1 tiếng đồng hồ nên cũng gây cho nhiều gia đình, bạn bè biết vệ lộ trình của đoàn hốt hoảng vì cùng tuyến đường và thời gian; Trên đường từ cửa hàng ăn Thông Lý, một cửa hàng ăn của một Việt kiều, đi được chục km thì đoàn chúng tôi đã bắt gặp chuyến xe bị nạn…
Điều làm cho anh em chúng tôi ấm lòng là khi đoàn trở về qua cử khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh chiều qua, một số chiến sĩ biên phòng ở đây đã vồn vã thăm hỏi: Chúng cháu lo quá, tưởng đoàn của các bác bị tai nạn…
Tin rằng những thông tin, cảm nhận và một vài ấn tượng bất ngờ nhặt nhạnh trong chuyến đi vừa qua nguyên sơ như những cánh rừng Lào sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nước Lào; Đoàn chúng tôi 27 người chỉ đủ thời gian và sức khỏe để đi thăm thủ đô Vientian; rất tiếc còn 2 địa danh du lịch nổi tiếng của Lào là Cố đô Phrabăng và Cánh đồng chum đã không thể ghé qua vì đường sá xa xôi…
Sau đây là những cảm nhận, ấn tượng chủ quan nhưng hết sức thú vị của chủ blog về đất nước, xã hội, con người, bản sắc Lào và nhân tố Trung Quốc đối với Lào hiện nay- một vấn đề thời sự…
                    P.V.Đ chiêm ngưỡng một bức tượng tiêu biểu độc đáo tại ngôi chùa ở Vientien
                        Tạm đặt tên: Không nhận cái không phải của mình; hoặc Đủ thì thôi...

Bài 1: Lãnh đạo Việt Nam nên học lãnh đạo Lào vì họ khôn ngoan, tài, giỏi và tử tế với dân hơn…

Những mô hình quản trị nhà nước châu Á được thiết lập trong mấy chục năm qua, nhân tố tạo nên những vấn đế chính trị-kinh tế-xã hội-văn hóa và môi trường của Châu Á, giống với những đứa con của những cuộc hôn nhân cha già con cọc…Cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa châu Á già nua với chủ nghĩa cộng sản đã làm nảy nòi ra những đứa con đứa thì sài đẹn, đứa thì trở thành một dạng quái thai, hung đồ, khát máu, quái quỷ ( Cămpuchia thời Paul Pot; Bắc Triều Tiên hiện tại…); hoặc sinh ra một thực thể người mưng mủ, mụn nhọt toàn thân trong hết thảy các vấn đề chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-môi trường như Việt Nam…

Khi nói tới châu Á, người ta nghĩ tới Trung Quốc, một nước “ to phe “ nhất, một nhà nước vẫn được xây dựng theo mô hình cộng sản; chỉ trong vài, ba chục năm qua đã đẩy tổng thu nhập quốc dân lên hàng thứ 2 thế giới; Thế nhưng cái sự ăn nên làm ra, thành tích phát triển về kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 8-10 %; thặng dư ngoại tệ dữ trữ để trở thành ông chủ cho vay nặng lãi đã không mang lại sự thịnh vượng, yên bình cho người dân Trung Quốc, trở thành nhân tố góp phần vào sự thịnh vượng và yên bình cho thế giới mà làm cho thế giới bất an hơn…
Sự xuất hiện của Trung Quốc trên vũ đài Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho thế giới phải lo lắng, hốt hoảng, dè chừng; nhiều quốc gia châu Á phải dốc hầu bao và đồng tiền ngân sách còm ra để mua vũ khí cũng do sự trỗi dậy như một kẻ hung đồ- Trung Quốc…Để thoát nghèo, để trở nên nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, để trở thành Đại Hán, nhà cầm quyền Trung Quốc đã trở nên độc tài, phát xít với người dân Trung Quốc; tàn ác với môi trường thiên nhiên và hung đồ, xấu chơi với các nước láng giềng lân bang…
Cường quốc thứ 2 sau Trung Quốc là Ấn Độ mỗi khi nói về châu Á người ta vẫn thường đề cập đến; Ấn Độ là nhà nước không được thiết lập theo thể chế Cộng sản nhưng cộng sản cũng đang là vấn đề làm cho đất nước này trở nên mưng mủ ngày càng trầm trọng trong thể trạng chính trị-môi trường của đất nước; đám cộng sản maoist ở Ấn Độ đã là một trong các nhân tố gây mất ổn định xã hội Ấn Độ…
Cùng với nhiều quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ cũng đang đứng trước những xung đột đẫm máu về con đường công nghiệp hóa của nước này; Con đường công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước Ấn Độ là con đường tất yếu các quốc gia muốn trải qua đều phái trả giá cho nó…Đối với Ấn Độ, qua các phương tiện truyền thông cho thấy những vết thương gây mưng mủ xã hội Ấn Độ đó là: khoảng cách và sự cách bức giàu nghèo giữa đa số nông dân Ấn đang mất dần tư liệu sản xuất đó là đất đai với những ông chủ mới là các nhà doanh nghiệp giàu lên nhờ công nghiệp và nhờ bắt tay với Chính phủ, tước đoạt đất đai của nông dân…
Những xung đột này đã gây nên những cuộc nội chiến dai dẵng, đẫm máu tại nhiều bang của Ấn Độ; đã có hàng trăm ngôi làng bị triệt hạ, tàn sát; hàng ngàn người nông dân Ân Độ bị cướp, hiếp đất, bị tàn sát, bị đẩy ra bên rìa xã hội do cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và tiến trình công nghiệp hóa…Đứng đằng sau những người nông dân Ấn Độ mất đất là đám cộng sản maoist tìm cách tổ chức họ lại để đối kháng với Chính phủ Ấn Độ đang bắt tay làm ăn với phương Tây…
Sau những vấn đề của Trung Quốc, Ấn Độ thì các vấn đề của các quốc gia khác như Mienma, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật… cũng đang gây nên những cơn sốt cấp trong từng thời kỳ, gây co giật không chỉ riêng đối với các quốc gia này, khu vực này…
Khi tìm hiểu và bình luận về các vấn đề Châu Á người ta thường tìm đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản mà ít ai nghĩ đến Lào…Điều bất ngờ khi đến Vientian, Đỗ Đăng Túc, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, hiện Giám đốc Nhà văn hóa Việt Nam tại Lào cho biết: Nước Lào năm 2012 vừa qua qua có 3 triệu khách du lịch trên tổng số 6 triệu dân, trong khi du khách đến Việt Nam chỉ hơn 6 triệu lượt; Cứ mỗi du khách chi tiêu 200-300 USD trên đất Lào thôi thì dân Lào cũng đã kiếm được ít tiền tiêu vặt…Con số này khiến cho những ấn tượng đầu tiên về nước Lào trong tôi thay đổi…


Đoàn chúng tôi đến 20 giờ tối 19/4 xe mới vào tới Vientian, qua ánh sáng điện đường phố, chúng tôi đã nhận thấy kiến trúc của thủ đô Vientian nhỏ, nhẹ, xinh xắn nhưng vẫn mang được bản sắc Lào, ra một thủ đô của nước Lào; cái mà Hà Nội và nhiều thành phố lớn, tiêu biểu của Việt Nam không làm được…
Một ấn tượng bất ngờ thứ 2: suốt chặng đường dài 400 km từ cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh vào Vientian xe chúng tôi không hề bắt gặp một cảnh sát giao thông nào? Vào thủ đô Vientian suốt 4 ngày gần như không nhìn thấy bóng dáng một cảnh sát nào xuất hiện trên đường phố Lào ? Điều này cho thấy xã hội Lào chắc chắn yên bình hơn Việt Nam? Xe chúng tôi lưu thông trên các đường phố của Lào theo những chiếc xe của người Lao ngoan ngoan tuân theo tốc độ được chỉ dẫn mà không có sự xuất hiện một chiếc dùi cui cảnh sát nào…
Khi vào Vientian, khi đi qua đường, đợi không nhìn thấy tín hiệu đèn xanh, thấy chúng tôi đứng đợi đèn xanh, các phương tiện ôt đã dừng lại nhường đường để chúng ta tôi qua; Thì ra ở Lào cũng đã sử dụng phương tiện ưu tiên cho người đi bộ qua đường giống như một số nước bắc Âu; Muốn qua đường, người đi bộ tự bấm đèn xanh và các phương tiện khác phải dừng để nhường đường…
Qua tín hiệu này cho thấy trình độ và khả năng quản trị xã hội-giao thông là một mảng của xã hội của Lào cao và văn minh hơn Việt Nam; Không chỉ ngoài đường phố mà khi vào các chợ siêu thị và các chùa chiền, tuyệt nhiên không hề có chuyện chèo kéo khách, bắt chẹt khách…Đoàn chúng tôi đi thăm một số địa danh Vientian, rất nhiều thợ chụp ảnh đã chụp ảnh đoàn nhưng có  lấy ảnh hay không là quyền của khách, không có chuyện gây sức ép hay xị mặt nếu bị khách từ chối…
Tìm hiểu một số thông số vĩ mô của kinh tế Lào: với 6 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người của Lào ngang Việt Nam khoảng 1300 USD; tức tổng GDP của Lào khoảng 10 tỷ USD…Thế nhưng lương công chức của Lào theo Đỗ Đăng Túc cao gấp rưỡi lương cán bộ, công chức Việt Nam; chức sắc từ cấp trưởng phòng cấp Bộ mỗi tháng được trợ cấp 20 lít xăng đi làm-coi như nhà nước cấp xăng…Cán bộ từ cấp vụ phó được cấp ôtô và 800 m2 đất , từ cấp thứ trưởng được cấp thêm nhà…
Đối với người dân Lào ngoài giá xăng cao hơn Việt Nam, khoảng 30.000/lit nhưng người dân được hưởng 2 dịch vụ miễn phí đó là giáo dục và y tế…
Hàng năm Lào sản xuất được 3 triệu tấn lương thực và chỉ sản xuất trong một vụ; Điều này cho thấy nông dân Lào nhàn và sướng hơn nông dân Việt Nam nhiều; mặc dầu khí hậu của Lào có vẻ khắc nghiệt hơn Việt Nam: Mùa nắng thì khô cằn còn mùa mưa thì mưa thối trời, thối đất…
Qua một vài thông số trên cho thấy: Mặc dù tổng thu nhập quốc dân của Lào không cao hơn Việt Nam; nhưng đời sống của cán bộ, công chức, người dân Lào được đảm bảo hơn so với Việt Nam; yên ổn hơn so với Việt Nam…Có được điều này lẽ do cách ứng xử của nhà nước Lào: ăn đều… chia sòng… nên đã tránh cho xã hội hội Lào rơi vào tình cảnh, bị thúc bách tâm lý cơ hội, chụp giật…dành nhau chiếc chăn hẹp; Do cách ứng xử này nên đã tạo ra được một sự yên ổn, bình yên, tránh bị cái tâm lý chụp giật, thời vụ, nhiệm kỳ… kích thích…
Để làm được việc đó phải nói là công lao của bộ máy quản trị, tức lãnh đạo nhà nước Lào không quá tham lam như đám quan chức Việt…Theo thông tin của một vài ông bạn từng sang Lào tìm cơ hội làm ăn cho biết: chuyện lobby ở Lào cũng nặng nề lắm đấy…Có lẽ, về đối nội người Lào đã biết cách chia sẻ với nhau để tránh cái việc kẻ ăn không hết người lần không ra; một thực trạng đang phổ biến tại Việt Nam…
                        Phật, điều thiện sinh ra trong nanh vuốt của cái ác...

Đa số người dân Việt, nhất là giới trí thức rất khinh ghét đám công chức và quan chức Việt Nam bởi chất lưu manh, gian trá, lá mặt lá trái, tham lam vô độ, không đứng đắn và tử tế với dân; Đám quan chức Việt phần lớn đã ngu do cơ chế đề bạt, tuyển dụng nhưng lại gian, tham… Trong khi đó quan chức Lào, cũng do cái lò cộng sản Việt Nam đào tạo ra; Các quan chức của Lào phần lớn đều học qua trường lớp của Việt Nam; Có học ở Việt Nam về mới vô được quy hoạch…Thế nhưng, khi nhìn vào thực trạng xã hội thấy họ học ở Việt Nam về, họ là học trò của Việt Nam nhưng họ lại xây dựng ra được một nước Lào một xã hội trậ tự ngăn nắp, hài hòa hơn Việt Nam và ngang ngửa với nhiều quốc gia phát triển châu Âu về phương diện quản trị xã hội…Đạt được điều này có lẽ do quan chức và công chức Lào ít tham và ít gian hơn đám quan chức và công chức Việt, mặc dù đều từ cáo lò cộng sản mà ra…Sự trật tự quy củ của một xã hội châu Á, chắc Việt Nam còn mất nhiều thời gian mới đuổi kịp Lào, một quốc gia chúng ta vẫn coi là đàn em về nhiều phương diện…
Đây có lẽ do một phần chi phối bởi nền Phật giáo Đại thừa là tôn giáo thịnh hành của quốc gia này; Liệu Phật giáo Đại thừa đã giúp chuyển hóa được chất quỷ quái do cái lò cộng sản nảy nòi ra không? Điều này, đề nghị các nhà Phật học lên tiếng…
Về vấn đề này chủ blog sẽ phân tích kỹ hơn trong bài sau khi đề cập tới bản sắc Lào…

( Còn nữa... )
Bài 2: Bản sắc Lào
Bài 3: Nhân tố Trung Quốc đối với nước Lào

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Bình Thuận; Bình Thuận: Nhiều cán bộ kê khai tài sản không đúng


02:16 PM - 31/03/2017 Thanh Niên Online


Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình ThuậnẢNH: QUẾ HÀ
Thanh tra Chính phủ kết luận: Bình Thuận thường xuyên ban hành các quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ, nhưng thực chất đây là những khiếu nại tố cáo không được giải quyết, là không phù hợp với quy định hiện hành.
Lúc 10 giờ ngày 31.3, tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Phó tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công khai kết luận số 283 (ngày 15.2.2017) của TTCP về trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (giai đoạn từ 1.1.2014 đến tháng 6.2016).

Theo kết luận của TTCP, trong giai đoạn trên, kinh tế - xã hội Bình Thuận có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Chẳng hạn việc tiếp công dân, có nơi chưa tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tiếp công dân; có nơi không niêm yết nội quy tại công sở như H.Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Sở TN-MT, Sở GD-ĐT…Lãnh đạo một số huyện, thị chưa chú trọng đến việc tiếp công dân.
Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo kết luận số 283: “Bình Thuận thường xuyên ban hành các quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ, nhưng thực chất đây là những khiếu nại tố cáo không được giải quyết, là không phù hợp với quy định hiện hành”.
Về xử lý tham nhũng, trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát hiện 23 vụ việc tham nhũng với 44 người vi phạm; trong đó qua kiểm tra nội bộ phát hiện 11 trường hợp; đã có 11 vụ chuyển qua xử lý hình sự.
Về đấu thầu, kết luận thanh tra cho rằng: “Còn nhiều sai sót trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt đấu thầu. Chẳng hạn như gói thầu xây dựng Trường tiểu học Đức Thắng 1, Đức Thắng 2 do UBND TP.Phan Thiết làm chủ đầu tư, hay gói thầu thi công và cung cấp thiết bị cho Trường THPT Phan Thiết do Sở GĐ-ĐT làm chủ đầu tư…”.

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Bình Thuận - ảnh 3
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phạm Văn Nam (đứng) thay mặt Chủ tịch tỉnh Bình Thuận tiếp thu kết luận thanh traẢNH: QUẾ HÀ
Kết luận thanh tra khẳng định các sai sót được nêu thuộc trách nhiệm người đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn này và Chủ tịch các địa phương, sở ngành.
TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh phải nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm của mình và trách nhiệm người đứng đầu cấp dưới của mình.
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Đặng Công Huẩn cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo phải tổ chức kiểm điểm những sai phạm mà kết luận nêu. Trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo các ban ngành có kế hoạch khắc phục sai phạm, thiếu sót.
Ông Huẩn cho biết “có tình trạng sai phạm bằng nhau, nhưng xử ông ở tầng dưới nặng hơn tầng trên”. Phó tổng TTCP yêu cầu Thanh tra tỉnh Bình Thuận phải tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh khắc phục những sai sót, tồn tại thời gian qua mà kết luận đã nêu.
Ông Đặng Công Huẩn cho biết TTCP sẽ tiếp tục theo dõi việc kiểm điểm, khắc phục tồn tại thiếu sót sau kết luận thanh tra để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu TTCP và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện nghiêm việc khắc phục sai phạm sau thanh tra và báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.7.

Quế Hà

Bình Thuận: Nhiều cán bộ kê khai tài sản không đúng



Tại Bình Thuận ngày 31-3, ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và chủ tịch các huyện, thị, thành phố, thủ trưởng các ban ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng từ thời gian 1-1-2014 đến 30-6-2016.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra
Theo kết luận, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị. Đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỉ đồng, hơn 100 ha đất nông lâm nghiệp… Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỉ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang CQĐT.
Về công tác tiếp công dân, kết luận nêu rõ một số đơn vị còn bố trí nơi tiếp dân không đạt yêu cầu, có nơi không niêm yết nội quy tiếp công dân, không công khai thông tin việc tiếp dân của đơn vị mình.
Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo có đến 34,5% số hồ sơ được kiểm tra không có biên bản làm việc (xảy ra tại các đơn vị Phan Thiết, Đức Linh, Hàm Tân, Sở Tài chính…), thậm chí có đến 29% đơn tố cáo không có văn bản giải trình của người bị tố cáo (tại các sở TN&MT, GTVT, NN&PTNT, huyện Hàm Thuận Nam, Tuy Phong...).
Về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, chỉ có duy nhất thanh tra tỉnh còn chưa đơn vị nào thực hiện công khai kết luận thanh tra theo quy định.
Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức đã có hơn 1.000 trường hợp được chuyển đổi tuy nhiên một số đơn vị việc chuyển đổi chưa đúng đối tượng. Một số đơn vị thực hiện không đúng nguyên tắc, cụ thể là đã chuyển đổi công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm.
Về việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng, trong kỳ báo cáo toàn tỉnh có ba trường hợp nộp lại quà tặng trị giá 12 triệu đồng.
Về minh bạch, kê khai tài sản, có gần 10.000 người thực hiện hằng năm và có một trường hợp ông Phạm Ngọc Chính, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, bị tố cáo không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập.  
Ngoài ra có nhiều bản kê khai chưa đúng quy định. Một số trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng so với lần kê khai năm trước đã không giải trình, có trường hợp giải trình chưa hợp lý. Tuy nhiên những trường hợp trên không tiến hành xác minh theo quy định.
Theo Thanh tra Chính phủ, tại Bình Thuận còn xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu; quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, cá biệt có một số trường hợp dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu chưa chính xác, biểu hiện chưa minh bạch.
Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trên thuộc về chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; chủ tịch các huyện, thị, thành phố; giám đốc, trưởng các ban ngành thuộc tỉnh tại 19 đơn vị được Thanh tra Chính phủ trực tiếp kiểm tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch tỉnh Bình Thuận nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm để chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã nêu. Trong đó cần xem xét trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị đã để xảy ra nhiều hạn chế, thiếu sót, sai phạm.
Được biết Văn phòng Chính phủ cũng đã có đồng ý với kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có biện pháp khắc phục, xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-7.
Theo  thông báo của Tỉnh ủy  Bình Thuận thì năm 2015  ông Phạm Ngọc Chính đã thiếu trung thực, thiếu gương mẫu trong việc kê khai tài sản.
Cụ thể, ông Chính có sáu lô đất có “giấy đỏ” nhưng chỉ kê khai có ba lô đất. Đáng lưu ý, gia đình ông Chính đã mua đất lâm nghiệp nguồn gốc do lấn chiếm trái phép mà có. Ngoài ra, ông TNP (em vợ ông Chính), một bị án trong vụ phá rừng Tánh Linh (đã chấp hành xong hình phạt tù) khai thác đất lâm nghiệp trái phép lấn với diện tích 8,2 ha tại Tánh Linh. Sau đó ông P. bán cho ông Chính và ông Chính đứng tên 3 ha, còn hai con ruột ông Chính thì mỗi người đứng tên 2 ha.
Trước các sai phạm nghiêm trọng này, Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định không cơ cấu ông Chính vào cấp ủy địa phương…
PHƯƠNG NAM