Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Vụ Cá Voi xanh có phải là do những tranh chấp chính trị nội bộ Việt Nam?


Một công nhân ExxonMobil nhìn ra biển. Nguồn: Facebook/ Asia Times
Tin đồn hay không phải tin đồn

Những lo ngại về việc Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh được giải tỏa phần nào, sau khi có tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, rằng không có gì thay đổi trong dự án này, và nhất là sau khi BBC Việt ngữ đưa ra bài phỏng vấn một viên chức cao cấp của ngành dầu khí Việt Nam, rằng Exxon đang cố gắng thương lượng vấn đề giá cả.

Những người lo ngại về tin đồn Exxon rút lui có lý do quan trọng, nhất là họ lo ngại mất đi sự hiện diện của người Mỹ ngoài khơi Việt Nam. Cảm xúc này không những có ở những người Việt Nam bình thường, mà còn có cả những quan chức ngành dầu khí của Việt Nam nữa.

MỸ VÀ CHÂU ÂU VỚI BIỂN ĐÔNG

Biển Đông: Mỹ nên bỏ thái độ trung lập trước việc Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính

mediaVị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.Capture d'écran
Ngày 18/09/2019, bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định rằng các hoạt động của tàu Trung Quốc tại vùng Bãi Tư Chính hoàn toàn hợp pháp, đồng thời tố cáo Việt Nam là đã “đơn phương” khoan dò dầu khí tại vùng Biển Đông “thuộc chủ quyền” Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải “đình chỉ ngay lập tức các hoạt động xâm phạm đơn phương”.




Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc.
Tuyên bố ngày 18/09 của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lập tức bị giới chuyên gia đả kích.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Nhận định về dự án Cá Voi Xanh

Bởi
 AdminTD
 -

19-9-2019
Trong ngày 17.9, hai nhà cung cấp của dự án Cá Rồng Đỏ là Yinson của Malaysia và Dril-Quip của Mỹ thông báo việc Repsol chấm dứt hợp đồng liên quan đến mỏ này, theo Upstream Online.
Yinson chiếm 49% cổ phần trong liên doanh PTSC Ca Rong Do với PTSC để cung cấp Kho nổi, xử lý, chứa và xuất dầu (FPSO) cho mỏ Cá Rồng Đỏ ở lô 07-3. Lý do chấm dứt hợp đồng là “sự kiện bất khả kháng kéo dài”.
Trong khi đó, Dril-Quip trúng thầu cung cấp thiết bị cho giàn khoan của Cá Rồng Đỏ. Vào tháng 4.2019, Repsol và Dril-Quip đã thỏa thuận để gia hạn hợp đồng đến 31.12.2019, sau khi dự án bị tạm ngưng vào tháng 3.2018.

Dự án Cát Linh-Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc sẽ “phá vỡ” cam kết mới?



Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe 

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông để khắc phục. Đồng thời, Bộ trưởng GTVT phải chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, tuyệt đối không để tình trạng chậm trễ kéo dài, gây mất lòng tin trong dân.

Tăng áp lực lên nhà thầu TQ

Đến ngày 17/9, trong văn bản Bộ GTVT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về thời gian tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động, Bộ cho biết đã yêu cầu tổng thầu cam kết mốc thời gian cụ thể đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại, làm cơ sở để Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bên liên quan như Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước... để nghiệm thu, bàn giao dự án.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông là một dự án được kỳ vọng thế nhưng sau 11 năm được phê duyệt, 8 năm thi công và sau 10 lần lùi tiến độ, đến giờ dự án vẫn ì ạch. Với nhiều lần “thất hứa” về thời gian vận hành như vậy, liệu biện pháp “cứng rắn” lần này của Bộ GTVT đối với tổng thầu Trung Quốc có buộc được họ thực hiện hay không?

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Mỏ Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh

Bởi
 AdminTD
 -

Trần Mai Trung
17-9-2019
Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: Bản Đồ Dầu Khí VN
Việt Nam nằm cạnh Biển Đông, có nhiều tài nguyên và tôm cá, đó là tài sản của tổ tiên để lại cho chúng ta, và thế hệ này phải giữ gìn cho con cháu mai sau.
Năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bắt đầu chương trình khai thác dầu khí tại Biển Đông. Cuối năm 1974, các công ty dầu hỏa khoan thử các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Hồng, Dừa, Mía. Dự tính sẽ khai thác thương mại vào năm 1977, lợi nhuận được chia 50/50. Tháng 4 năm 1975, chính quyền VNCH không còn, chương trình khai thác dầu khí tạm ngưng.

Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam


 Không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

VietNamNet giới thiệu một số nội dung trong cuốn "Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của PGS.TS Trương Minh Dục:
Theo lịch sử Trung Quốc, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương nam và 214 TCN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214-208 TCN giành thắng lợi vẻ vang.
Cuộc chiến đấu này chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc. Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân đến vùng Nam sông Hồng, nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Khi nhà Hán thay nhà Tần và tiến hành mở rộng đất về phương Nam, dù chiếm được ba nước Việt (Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), nhưng Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20 độ Bắc.
Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ thể hiện rõ lãnh thổ phía nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Ảnh chụp màn hình SCMP
Hoàng Sa thuộc về Giao Châu
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 SCN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: “Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra”.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

BÀI DIỄN THUYẾT VỀ CÁC SAI LẦM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT


Nguyễn Mạnh Tường: Tham luận tại hội nghị nghiên cứu các sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất do Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức tháng 10/1956
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Lời dẫn Viet-studies: Ngày 30/10/1956, GS. Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội (3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều) về những sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo", đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay.
Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang cải tạo tư sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ. Và trình bày phương pháp sửa chữa: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.
Bài tham luận được gửi sang Rangoon (thủ đô Miến Điện) rồi đến Pháp (theo Hoàng Văn Chí). Vậy Trường Chinh và Xuân Thuỷ, ai là người chuyển băn bản của Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc, và để làm gì? Để cho quốc tế biết tình hình miền Bắc Việt Nam hay để buộc tội tác giả ?
Nguyễn Mạnh Tường bị kiểm điểm rồi bị đuổi khỏi đại học, sống trong hơn 30 năm sa mạc.
____________
Qua sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo
Nguyễn Mạnh Tường
Tham luận đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc
ở Hà Nội ngày 30.10.1956.

Thưa các quí vị,
Hội nghị Mặt trận Trung ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất và chính sách sửa chữa sai lầm ấy. Hôm nay tôi được đúc kết trước toàn thể Hội nghị các ý kiến mà trong mười ngày vừa qua tôi đã trình bày trong tổ thảo luận, với tinh thần thận trọng của người trí thức không bao giờ quên trách nhiệm của mình trước nhân dân và lịch sử nước nhà.

Tàu hải cảnh Trung Quốc cả gan tiến gần vị trí giàn khoan Hakuryu-5 của Việt Nam

(Biển Đảo) - Theo thông tin thu thập được từ thực địa lúc 22h30′ qua bản đồ AIS vệ tinh. Có ít nhất 6 tàu hải cảnh của Trung QUốc đang hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu Hải cảnh 31302 mới quay trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đá Subi.
6844499512568840192_n
Hình ảnh thực tế ngoài thực địa thì Việt Nam vẫn đang duy trì một lượng tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư đông đảo để đấu tranh

1345604839995867136_n
Có ít nhất 6 tàu hải cảnh của Trung Quốc đang hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc này
Nhìn trên ứng dụng bản đồ AIS vệ tinh thì có thể thấy toàn cảnh khu vực xung quanh nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc 22h25′ ngày 16/9 (giờ Việt Nam) là toàn tàu Trung Quốc. Nhưng hình ảnh thực tế ngoài thực địa thì Việt Nam vẫn đang duy trì một lượng tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư đông đảo để đấu tranh. Như vậy khả năng các tàu Việt Nam đều đã tắt AIS để tránh bị theo dõi của các ứng dụng hàng hải.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ "1 NHÁT DAO"...ĐÂM SAU LƯNG ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG?

Lời dẫn của Phạm Viết Đào:

ÔNG DƯƠNG ĐỨC QUẢNG ĐƯA BÀI NÀY LẺN FB CỦA MÌNH PHẢI CHĂNG NGẦM CHỈ TRÍCH: AI CÓ KHUYNH HƯỚNG NGẢ THEO MỸ ĐỂ ĐỐI PHÓ TÀU LÀ NGƯỢC VỚI LÊ DUẨN TRONG QUAN HỆ VỚI MỸ? ĐỔ CÔNG LAO CỦA ÔNG LÊ DUẨN XUÔNG SÔNG, XUỐNG BỂ...

ÔNG LÊ DUẨN TÌM MỌI CÁCH ĐÁNH ĐUỔI MỸ ĐI CÒN BÂY GIỜ ÔNG TRỌNG LẠI TÌM CÁCH CẦU THÂN VỚI MỸ...TRONG BÀI ĐÁNH GIÁ ÔNG DUẨN ĐÃ CHÊ ÔNG GIÁP NHÁT SỢ MỸ ...

THEO CHỦ THỚT: BÀI VIẾT LÀ "1 NHÁT DAO" ĐÂM ÔNG TRỌNG SAU LƯNG?
CÒN NHỚ KHI ÔNG TRỌNG PHÁT ĐỘNG NQTW4 DƯ LUẬN CHO LÀ NHẮM TRIỆT PHÁ TẤN CÔNG PHE BA DŨNG THÌ TRÊN BLOG CỦA DƯƠNG ĐỨC QUẢNG BUÔNG 1 CÂU ĐẠI Ý:" MUỐN CHỐNG THAM.NHŨNG PHẢI CÓ BÀN TAY SẠCH"...CÂU NÀY HÀM Ý GÌ CÁC VỊ THỬ SUY ĐOÁN...
NQTW 4 KHÓ THÀNH VÌ TÌM ĐÂU RA BÀN TAY SẠCH?
ÔNG DƯƠNG ĐỨC QUẢNG LÀ BẠN CỦA ÔNG TRỌNG HAY...ONG TRONG TAY ÁO ÔNG TRỌNG?

Dương Đc Qung

"TA THẮNG MỸ VÌ ĐẢNG TA BIẾT DÙNG NGƯỜI"
Trong hình ảnh có thể có: 4 người

Tôi vừa viết xong cuốn Hồi ký "Từ hè phố đến cung đình", kể lại cuộc đời của tôi từ khi là một cậu bé mồ côi mẹ lúc mới được hơn 4 tháng tuổi, lớn lên với tuổi thơ vất vả, đói nghèo, từng lang thang bán sách báo dạo trên các hè phố Hà Nội, rồi thành sinh viên một trường đại học danh tiếng ở thủ đô, ra trường trở thành phóng viên chiến tranh, có gần 8 năm lăn lộn trên các chiến trường miền Bắc, miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ; sau đó đi làm nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc đúng vào thời điểm nước Tiệp Khắc xã hội chủ nghĩa sụp đổ, tận mắt chứng kiến cuộc "cách mạng nhung" nơi đây. Về nước, ở tuổi gần 50 tôi được bước chân vào chốn “cung đình” với trên 10 năm làm Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí rồi Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Thông tin Báo chí Văn phòng Chính phủ, Tổng Biên tập đầu tiên của Trang tin điện tử (Website) Chính phủ (nay là Cổng Thông tin điện tử Chính phủ); được tiếp cận và trực tiếp phục vụ hầu hết các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ trong một thời gian dài.


LUẬN ĐIỆU CỦA GIỚI DIỀU HÂU TRUNG QUỐC: SẼ THU HỒI 6 VÙNG LÃNH THỔ TRONG ĐÓ CÓ BIỂN ĐÔNG



Không có mô tả ảnh.

'6 vùng lãnh thổ Trung Quốc phải thu hồi bằng mọi giá."
"Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh".
Nguyên văn bài viết của một thành viên trên mạng China News của Trung Quốc, xin giới thiệu để độc giả tham khảo.
Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)
Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

NHỤC NHÃ VÀ ĐAU ĐỚN CHƯA HỆ LỤY CỦA HIỆP ƯỚC DẪN ĐỘ ĐƯỢC BÍ MẬT KÝ?


Trong hình ảnh có thể có: văn bản

21:50 16/09/2019

Thuê gái trẻ đóng “phim sex”, 5 người Trung Quốc bị bắt cùng phiên dịch

Tối 16-9, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt khẩn cấp và thực hiện lệnh tạm giam 5 đối tượng người Trung Quốc và 1 người Việt Nam về có hành vi lôi kéo các cô gái trẻ để quan hệ tình dục và quay clips sex để bán trên mạng xã hội. Trong số này, có một thiếu nữ chưa tròn 16 tuổi.

Nhóm người Trung Quốc bị bắt gồm Tưởng Đăng Quân (SN 1989), Trương Huệ Mẫn (SN 1981), Phương Tuấn Kiệt (SN 1986), Đới Hồng Hi (SN 1997), Lưu Tiểu Duy (SN 1999). Còn nữ đồng phạm với nhóm đối tượng trên là Sầm Thị Sen (SN 1995, trú xã Tân An, huyện Đắc Cơ, tỉnh Gia Lai).
Sầm Thị Sen vừa là bạn gái của Trương Huệ Mẫn, vừa là phiên dịch cho cả nhóm người đến từ Trung Quốc và là người đứng tên thuê một căn nhà 4 tầng trên đường Lê Minh Trung (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để ở. 
Thông qua facebook, Sầm Thị Sen đã đăng tin tuyển các cô gái trẻ, có ngoại hình đẹp để “làm việc nhẹ nhàng với mức lương cao”.
Cơ quan Công an bắt Trương Huệ Mẫn- đối tượng cầm đầu vụ việc
Khi các cô gái liên hệ, Sen yêu cầu gửi hình ảnh để xem, sau đó hẹn gặp và dụ dỗ họ “đóng phim”. 
Nếu quay cảnh kích dục (nhưng không giao cấu) trong khoản thời gian 6 giờ,  các đối tượng sẽ trả “thù lao” 700.000 đồng; nếu quay cảnh có quan hệ tình dục thì thù lao là 1 triệu đồng. Những hình ảnh này được nhóm đối tượng truyền trực tiếp hoặc sau đó đưa lên mạng xã hội và các trang web khiêu dâm. Người xem các clips này phải đăng ký tài khoản thành viên và trả tiền cho các đối tượng qua một tài khoản được mở tại ngân hàng Trung Quốc.
Tối ngày 14-9, lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an TP Đà Nẵng đã phối hợp với Công an quận Sơn Trà và Công an phường An Hải Bắc bất ngờ kiểm tra ngôi nhà 4 tầng mà các đối tượng đang lưu trú. Kiểm tra máy móc, trang thiết bị của số đối tượng này, lực lượng Công an phát hiện nhiều số hình ảnh, video đồi trụy đang được các đối tượng phát tán lên mạng Internet.
Sầm Thị Sen và 5 đối tượng người Trung Quốc bị bắt giữ

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Trò chơi thịnh hành Trung Nam Hải nhưng sẽ chấm dứt dưới thời Trump?

Tại sao chiến tranh thương mại lại bùng nổ, và tại sao lại leo thang đến mức độ như hiện nay? Điều này là do các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Hoa Kỳ có thái độ khác nhau đối với một trò chơi thịnh hành trong Trung Nam Hải.

Trò chơi ở Trung Nam Hải

Trong 30 năm qua, ý thức hệ cộng sản từ lâu đã rơi rụng. Từ công chúng nói chung đến các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không ai còn thực sự tin vào chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin. 
Các quan chức ĐCSTQ từ trên xuống dưới đều lạm quyền và vi phạm luật pháp nghiêm trọng, các vụ án oan sai của dân chúng lan tràn.
Các quan chức ĐCSTQ từ trên xuống dưới đều lạm quyền và vi phạm luật pháp nghiêm trọng, các vụ án oan sai của dân chúng lan tràn. (Ảnh: Epoch Times)
Những quan chức của ĐCSTQ đứng trên vũ đài thì cao giọng tự tin, nhưng khi hạ đài thì lại bạt mạng vơ vét của cải. Con cái và tiền bạc của các gia đình này luôn trong trạng thái sẵn sàng để chạy trốn kịp thời khi ĐCSTQ sụp đổ.
Cái gọi là mô hình phát triển của ĐCSTQ chính là khai thác môi trường, bóc lột phần lớn “tầng lớp nghèo hèn”, đồng thời lợi dụng các lỗ hổng trong thương mại quốc tế, thu về một lượng lớn ngoại hối để hỗ trợ in ấn đồng Nhân dân tệ. Mô hình này dường như có sự phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn, nhưng nó không thể duy trì được lâu dài. 

CAO TỐC BẮC NAM CHIẾC THÒNG LỌNG XIẾT CỔ DÂN VIỆT !


Ngày 4 tháng 9 năm 2019, phái đoàn do phó Bộ Trưởng Thương Mại Trung Quốc Wang Shouwen đến Hà Nội họp riêng với Bộ Trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Trong thời gian này, Yao Yuli, Giám đốc Phòng Dịch vụ Triển lãm của Cục Phát triển đưa 43 Công Ty Xây Dựng TQ cùng với 16 đối tác Trung Quốc đấu thầu đường Cao Tốc Bắc Nam tổ chức Triển lãm thương hiệu Công ty Vật Liệu xây dựng Trung Quốc tại Hà Nội.
Có 11 dự án Bắc Nam với tổng chiều dài là 654km các tuyến đường chạy qua 13 tỉnh. Trong 11 dự án này có 3 dự án do nhà nước đầu tư - còn 8 dự án còn lại sẽ mở đầu tư theo ăn chia liên doanh bằng cách mở nhiều trạm BOT (Trạm Thu Phí).
Cuộc đấu thầu được tổ chức bí mật tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 7, 2019 - Bao gồm 7 dự án xây dựng cao tốc và BOT.
7 DỰ ÁN ĐẤU THẦU
Trên các tuyến đường xây dựng BOT là: (1) Mai Sơn (QL 45), (2) Nghi Sơn (QL45), (3) Nghi Sơn - Diễn Châu, (4) Châu Nga, Quỳ Châu, (Nghe An), (5) Cam Lâm - Nha Trang, (6) Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Bình Thuận), (7) Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
DỰ ÁN THỨ 8 SAU NĂM 2020 SẼ ĐẤU THẦU
Phan Thiết - Dầu Giây
Vào ngày 11 tháng 7, 2019 Hồ sơ bí mật nhà nước tiết lộ có 51 nhà thầu tham dự trong đó có 15 thầu trong nước, 9 thầu liên doanh Trung -Việt, 16 nhà thầu trung Quốc và 11 nhà thầu khác bao gồm Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Singapore và 7 nhà thầu Hàn Quốc.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

HẾT PHÚC RỒI


Loc Duong cùng với Tan Tran.
Mới đi uống bia với thằng bạn hồi còn học trung học phổ thông. Thằng này lười học nhưng rất láu cá. Năm nào nó cũng làm trưởng lớp. Hỏi sao thế, nó cười khục khục vào tai mình: Mày có thấy thằng trưởng lớp nào bị ở lại lớp bao giờ chưa ?
Bây giờ gặp lại, nó đã là Thượng Tá công an, chuyên điều tra các vụ án lớn. Nó có cái tật, chưa uống tới 10 chai là không nói gì cả, hỏi gì thì cũng chỉ gật hay lắc, mắt chớp chớp. Cứ phải chờ tới chai thứ 10 thì cóc mới chịu mở miệng.
Như hôm qua, hai thằng ngồi im lìm trong phòng VIP uống gần hết két bia, thì đột nhiên nó thở khì một cái:
- Mẹ nó. Nhà hết phúc rồi.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Tàu cẩu khổng lồ của Trung Quốc tiến sát bờ biển Việt Nam

Con tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình được xác định đã tiến sát vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách bờ biển Việt Nam 90km (56 dặm), theo báo Hoa Nam (SCMP) của Hồng Kông đưa tin hôm 5/9. Hoạt động này được đánh giá là có rủi ro gây gia tăng đối đầu hằng hải giữa hai nước láng giềng có lịch sử chiến tranh và tranh chấp biển đảo.
Hoạt động của tàu cẩu Lam Kình ở sát bờ biển Việt Nam và nhóm tàu Hải Dương Địa Chất ở Bãi Tư Chính của Việt Nam (Ảnh: Marine Traffic)
Trước đó hôm 3/9, các nguồn tin về biển Đông đã trích xuất dữ liệu theo dõi con tàu này cho hay Lam Kình đang di chuyển trong vùng EEZ của Việt Nam. Theo VOA, một chuyên gia cho biết thêm rằng lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này.

Việt Nam sẽ bồi thường cho Repsol để rút lui khỏi dự án Cá Rồng Đỏ?

Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.


Theo nguồn tin, PVN và Repsol sẽ không đưa nhau ra tòa trọng tài quốc tế mà sẽ tự thỏa thuận đền bù cho Repsol. Thỏa thuận đền bù dân sự này cao hơn tổng mức đầu tư mà Repsol đã đầu tư vào Cá Rồng Đỏ là 300 triệu USD nhưng không vượt quá 1 tỉ USD.

Vào tháng 7-2017 và tháng 3-2018, phía Trung Quốc đã gây sức ép mạnh mẽ lên Việt Nam bằng cách yêu cầu Việt Nam đơn phương yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ tại hai lô 136.03 và lô 07.03. Yêu cầu của phía Trung Quốc nêu rõ, nếu Việt Nam không yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ, Trung Quốc sẽ tấn công một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.