Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Tàu hải cảnh Trung Quốc cả gan tiến gần vị trí giàn khoan Hakuryu-5 của Việt Nam

(Biển Đảo) - Theo thông tin thu thập được từ thực địa lúc 22h30′ qua bản đồ AIS vệ tinh. Có ít nhất 6 tàu hải cảnh của Trung QUốc đang hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc này, trong đó có tàu Hải cảnh 31302 mới quay trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đá Subi.
6844499512568840192_n
Hình ảnh thực tế ngoài thực địa thì Việt Nam vẫn đang duy trì một lượng tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư đông đảo để đấu tranh

1345604839995867136_n
Có ít nhất 6 tàu hải cảnh của Trung Quốc đang hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc này
Nhìn trên ứng dụng bản đồ AIS vệ tinh thì có thể thấy toàn cảnh khu vực xung quanh nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 lúc 22h25′ ngày 16/9 (giờ Việt Nam) là toàn tàu Trung Quốc. Nhưng hình ảnh thực tế ngoài thực địa thì Việt Nam vẫn đang duy trì một lượng tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư đông đảo để đấu tranh. Như vậy khả năng các tàu Việt Nam đều đã tắt AIS để tránh bị theo dõi của các ứng dụng hàng hải.

5401880449507131392_n
Toàn cảnh tín hiệu AIS khu vực xung quanh nhóm tàu HD-8 lúc 22h25′ ngày 16/9 (giờ Việt Nam)
Điều đáng chú ý là ngày 15/9, có ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc mang tín hiệu 5403 đã tiến gần vị trí đặt giàn khoan Hakuryu-5 trước sự hiện diện của tàu mang tín hiệu Crest Argus 5, đây là loại tàu AHTS chuyên dụng, cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí – đã đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06-01 từ tháng 5 đến nay để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5. Đây là điều chứng đó sự khiêu khích và gây sức ép lên phía Việt Nam.
2230117186687467520_n
Tàu hải cảnh Trung Quốc mang tín hiệu 5403 đã tiến gần vị trí đặt giàn khoan Hakuryu-5 trước sự hiện diện của tàu mang tín hiệu Crest Argus 5
Ngoài ra, bây giờ đã qua ngày 15/9/2019 là ngày được dự định kết thúc hoạt động của giàn khoan Hakyuru-5 ở lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Nhưng chưa thấy thông báo là sẽ dừng hoạt động của giàn khoan Hakyuru-5 tại đây.
Giới quan sát coi đây là một cột mốc quan trọng để theo dõi các động thái của nhóm tàu Trung Quốc, đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong 3 tháng qua với mục đích gây áp lực buộc Việt Nam phải dừng các hoạt động dầu khí ở lô 06.1.
Tàu Crest Argus 5
Tàu Crest Argus 5 là loại tàu AHTS chuyên dụng, cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí – đã đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06-01 từ tháng 5 đến nay để phục vụ giàn khoan Hakuryu-5
Thực tế cho chúng ta thấy, các cơ quan chức năng Việt Nam có thể tiếp tục gia hạn hoạt động của giàn khoan Hakyuru-5 này cùng với sự hiện diện của tàu Việt Nam hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hakyuru-5 trước sự khiêu khích từ phía Trung Quốc.
Rất nhiều tàu Việt Nam tham gia bảo vệ giàn khoan Hakuryu 5
Rất nhiều tàu Việt Nam tham gia bảo vệ giàn khoan Hakuryu 5. Hình ảnh từ một video clip quang cảnh giàn khoan Hakuryu 5 đã được ghi lại bởi ngư dân Việt Nam khi đi ngang qua
Chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn xem điều gì bất thường trong khoảng thời gian này sau khi đối chiếu đường đi của tàu HD-8 với các tàu Việt Nam cũng như địa hình của khu vực. Chúng tôi sẽ cập nhật trong bản tin sau nếu có thông tin mới.
Theo tín hiệu AIS lần đầu tiên sau nhiều tuần cho thấy tàu hải cảnh 3501 hiện đang neo nghỉ ở Đá Chữ Thập. Có lẽ tàu này mới rút khỏi nhóm hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 về tạm nghỉ sau khi có sự quay trở lại tăng cường của tàu hải cảnh 35111 và 31302. Hiện vẫn chưa rõ tàu hải cảnh 3901 có trong nhóm tàu HD-8 hay không.
2618299534945550336_n
Tín hiệu AIS lần đầu tiên sau nhiều tuần cho thấy tàu hải cảnh 3501 hiện đang neo nghỉ ở Đá Chữ Thập
Trong khoảng thời gian từ 20h26′ ngày 14/9 cho tới 22h14′ ngày 15/9, đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 bị chệch đi so với mô hình chung, không còn là đường thẳng tắp như vẫn thường thấy. Nhưng sau đó thì đường đi của tàu đã trở lại bình thường.
7609356771928309760_n
Sơ đồ đan áo của Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày đầu tiên đợt 3 cho tới nay
3781571747527000064_n
Sơ đồ đan áo của Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày đầu tiên đợt 3 cho tới nay
Trước đó có thông tin cho rằng một tàu Việt Nam mang tín hiệu AIS là Danang 10375 đã cản trở, buộc tàu Hải cảnh 46111 của Trung Quốc quay đầu và không thể tới hỗ trợ nhóm hộ tống tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 đang hoạt động gần khu vực bãi Tư Chính.
Đáng chú ý là Hải cảnh 46111 thuộc lớp tàu tuần tra Type-718B với lượng giãn nước 2.000 tấn, được trang bị vũ khí chính là pháo tự động 76mm và tham gia hộ tống tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 từ những ngày đầu.
Chúng tôi không thể xác nhận hay phủ nhận thông tin này, nhưng không loại trừ khả năng tàu cá ngư dân lại “mượn” mã phát đáp tín hiệu nhận dạng hàng hải của Việt Nam rồi ra biển tung hoành, trong bối cảnh Việt Nam liên tục từ chối đề nghị triển khai lực lượng hỗ trợ quân sự.
Sơ đồ đường đi của tàu Danang 10375 của Việt Nam (màu đỏ) và tàu hải cảnh 46111 của Trung Quốc (màu xanh).
Sơ đồ đường đi của tàu Danang 10375 của Việt Nam (màu đỏ) và tàu hải cảnh 46111 của Trung Quốc (màu xanh).
Tình hình đối đầu vẫn căng thẳng và được dự đoán là sẽ kéo dài đến hết năm nay. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật tình hình nhanh và chính xác nhất ngay khi có diễn biến mới trên thực địa.
Nếu không có thông báo gì mới thì các quý vị bình tĩnh, tránh mắc vào bẫy tin giả như kiểu “Tàu Trung Quốc bắn chìm tàu Cảnh sát biển Việt Nam” của ai đó tận trời Tây. Lần này thông tin được siết chặt, không để lọt thông tin nên một số kẻ chả có gì để phán, đành phán chay hoặc lôi mấy cái clip cũ từ 2014 ra để phán như đúng rồi.
Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như lãnh hải, các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của tổ quốc Việt Nam.
Nguyễn Anh (Nguồn các ảnh: Marine Traffic/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/ Đơn vị tác chiến điện tử).

Không có nhận xét nào: