Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA “TRUNG HOA MỘNG” ( Phần 3)


Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

  • >NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA “TRUNG HOA MỘNG” ( Phần 1)
  • >NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA “TRUNG HOA MỘNG” ( Phần 2)


  • Tử huyệt 3: ĐỐI MẶT NHỮNG “ĐẠI KỴ” MÀ NAPOLEON BONAPARTE[1] VÀ NIKITA KHRUSHCHEV[2] TỪNG THUA, BẠI…
    Cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789 đã xô đẩy xã hội Pháp vào một giai đoạn hỗn mang, bùng nổ. Napoleon nổi lên như một người hùng, nhà quân sự kiệt xuất của nền Đệ nhất Cộng hòa. Napoleon đã dẹp tan các thế lực (các sứ quân - các nhóm lợi ích của nước Pháp) để thu được quyền lực về mình nhờ thiên tài quân sự, tài dụng pháo binh…
    Thế nhưng, khi Napoleon nắm được quyền hành, ông đã không tiếp tục mục tiêu đã được mặc định: xây dựng một nhà nước cộng hòa tại Pháp. Napoleon lại quay sang làm vua, phản bội lại cái lý tưởng, mục tiêu mà nhờ đó mà Napoleon trở thành người hùng.
    Do hành động tráo trở này của Napoleon, nhà soạn nhạc thiên tài Đức Ludwig van Beethoven đã tức giận xé bản giao hưởng ông định viết tặng, suy tôn người anh hùng Napoleon; Beethoven đã chỉ để lại tên cho bản giao hưởng số 3 mang tên Anh hùng…
    Tham vọng trở thành ông vua của một đế chế, thay cho thủ lĩnh của một nền cộng hòa, mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng 1789 đề ra, tham vọng này đã đẩy Napoleon vào tử địa. Napoleon đã bị liên quân Nga, Anh lần lượt đánh bại và Napoleon đã bị đày ải cho đến chết…
    Nikita Khrushchev là Tổng bí thư Đảng

    Cộng sản Liên Xô, bị cánh bảo thủ Liên Xô trung thành với chế độ độc tài toàn trị hạ bệ.
    Napoleon chỉ có “giặc ngoài”, còn Khrushchev tiềm ẩn bởi thù trong. Riêng Tập hiện nay, cùng lúc phải đương đầu cả với giặc ngoài lẫn thù trong: đó là các nhóm lợi ích không cùng cánh và dân chúng Trung Hoa chán chế độ Cộng Sản Trung Hoa thối nát. Người dân hy vọng Tập Cận Bình tấn công vào đám hổ ruồi của chế độ, nhân đó truy diệt tận gốc rễ đẻ ra “hổ ruồi”.

    Thế nhưng khi đạt được những vị trí đầu cầu, nắm chắc chiếc ghế quyền lực rồi thì Tập lại thiết lập một chế độ độc tài toàn trị cổ hủ hơn, kéo lùi lịch sử Trung Hoa về hàng ngàn năm...
    Lịch sử của chính trị thế giới suốt mấy trăm năm qua chứng minh: Không thể diệt hủ bại của một nền hành chính bằng ý chí, sức mạnh độc tài của một vài cá nhân hay của một tập thể hạn hẹp cho dù họ tinh hoa, tinh quái đến đâu. Bởi sức mạnh hay ý chí của cá nhân là hạn hẹp vì thượng đế cũng cho phép họ chỉ tồn tại nhất thời, họ không được quyền thay thượng đế.
    Muốn kỷ cương luật pháp được duy trì lành mạnh, trước tiên phải thiết kế cho được thể chế độc tài toàn trị của toàn dân. Chế độ đó phải có dân tham gia, giám sát, (tức dân chủ) thì đó mới có khả năng hạn chế sự hủ bại của guồng máy quan liêu, bảo thủ cố hữu vốn mang bản tính nhà nước…( Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong…)
    Napoleon bị thảm bại bởi cái tham vọng đế chế bảo thủ, phản bội lại nền cộng hòa. Còn Khrushchev thì bị thụt “hố tử thần” bởi các thế lực bảo thủ trong đảng Cộng Sản Liên Xô giai đoạn 1964…
    Khrushchev là người sớm nhận ra mặt hạn chế, hủ bại của thể chế Cộng Sản của Liên bang xô viết nên ông muốn thay đổi, cải cách nó. Chính vì ý tưởng đó mà Khrushchev bị đồng chí của ông vu cho là xét lại và lật đổ.
    Có thời, Trung Quốc lưu hành sang tận Việt Nam loạt bài phê phán chủ nghĩa xét lại Liên Xô do Khrushchev khởi xướng. Có 1 bài còn viết Khrushchev tôn Tito làm thầy.
    Tập Cận Bình giống Napoleon ở chỗ: ông tiếp thu một nền hành chính hủ bại Trung Quốc cuối thế ký XX mang danh Cộng Sản, chế độ này giống chế độ chuyên chế phong kiến nước Pháp cuối thế kỷ XVIII. Đó là những nền hành chính đòi hỏi phải thay đổi mang tính cách mạng nếu muốn tạo điều kiện cho xã hội phát triển.
    Giống như Napoleon, có thể do cả hai đều xuất thân từ dòng dõi quý tộc và bị cái gen di truyền quá mạnh ám. Khi cuộc cách mạng đạt được một số tiền đề thì họ đều quay ngoắt lại phản bội mục tiêu ban đầu của cách mạng. Do vậy “đả hổ diệt ruồi”do Tập Cận Bình cuối cùng lại chỉ dừng lại như là chiêu trò, là mưu mô chính trị, để dành cái “ngai vàng” cho bản thân ông ta.
    Tập Cận Bình thay đổi điều lệ Đảng, thay đổi Hiến pháp để xác định chế độ làm Tổng bí thư trọn đời. Tập trở thành vua trọn đời của đất nước Trung Hoa trên 1,3 tỷ dân có diện tích đứng thứ 3-4 thế giới.
    Như vậy, rủi ro, những “đại kỵ” mà Tập Cận Bình đang bị mai phục, đang phải đương đầu chắc chắn sẽ được cộng dồn từ 2 danh nhân của nước Pháp và Liên Xô: Napoleon Bonaparte và Nikita Khrushchev…
    Trong “Phần II. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI”…của Báo cáo chính trị do ông Tập Cận Bình đọc hơn 3 tiếng rưỡi hôm khai mạc 18/10/2017 có 1 điển tích thời Tam Quốc được viện dẫn:
    “Lịch sử đã và sẽ chứng minh, không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phục hưng dân tộc chắc chắn là không tưởng. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn là lực lượng tiên phong của thời đại, rường cột của dân tộc; luôn là Đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Marx - Lenin, bản thân Đảng phải luôn luôn vững vàng. Toàn Đảng cần tự giác hơn nữa kiên trì nguyên tắc tính Đảng, dũng cảm đối mặt trực tiếp với các vấn đề, dám “nạo xương trị độc”, xóa bỏ mọi nhân tố làm tổn hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, loại bỏ tất cả những mầm bệnh gặm nhấm cơ thể mạnh khỏe của Đảng; không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực dẫn dắt tư tưởng, năng lực tổ chức quần chúng, năng lực hiệu triệu xã hội của Đảng; bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc mãi mãi tràn đầy sức sống và sức chiến đấu mạnh mẽ…”

    Điều khiến cho dư luận băn khoăn, chả nhẽ ông Tập Cận Bình, người đứng đầu một nước Trung Hoa tự cho là hùng cường lại sử dụng tới cái điển tích “nạo xương trị độc”, một trong 3 điển tích gắn với  sự  nghiệp chiến chinh “người hùng - bại tướng” Quan Vũ thời Tam Quốc?
    Quan Vũ bị giết chết trên chiến trường trong trận chiến bảo vệ Kinh Châu bởi Lục Tốn - Lã Mông. Cả gia đình Quan Vũ bị Bàng Minh con trai Bàng Đức vào giết sạch sau khi quân Ngụy vào “giải phóng Thành Đô”, hậu chủ Lưu Thiện quy hàng...
    Sau cái kết cục bi thảm của bại tướng Quan Vũ cùng với gia đình ông ta, hậu thế hiện đã lưu truyền lại 3 điển tích gắn với sự nghiệp chiến chinh: Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán): Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng cho 2 chị dâu ngủ; Một đao đến hội (Đơn đao phó hội), một mình mang đại đao tới Đông Ngô uống rượu với Lỗ Túc…
    Điển tích thứ 3 được viện dẫn trong Báo cáo chính trị khi nói về sứ mạng chỉnh đốn Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phục hưng một nước Trung Hoa mới, thực hiện giấc mộng Trung Hoa, đó là điển tích “Nạo xương trị độc”…
       Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa. Hoa Đà đề nghị cho trói tay và gây mê ông để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt, nạo độc trong xương. Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương, trong lúc Hoa Đà chữa tay, máu chảy ròng ròng. Chính Hoa Đà phải khâm phục dũng khí của ông, còn quân sĩ thì xanh lè mắt...
    Cuộc đời, sự nghiệp chiến chinh của bại tướng - ngu trung Quan Vũ, viên tướng được đích danh Tào Tháo tâu vua Hán sắc phong cho cái chức danh “Hán thọ đình hầu”; ba ngày tổ chức đãi một tiệc nhỏ, năm ngày đãi một tiệc lớn và thường xuyên quà cáp, cuối cùng lại là cái chết thê thảm, đau đớn, nhục nhã trên chiến trường: Đầu chôn nước Ngụy thân liệm đất Ngô?
    Mặc dù Quan Vũ và sự nghiệp chiến chinh của ông thời Tam Quốc đã được lưu danh trong hậu thế suốt 2 ngàn năm qua, ông đã được lập đền thờ tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam, Quan Vũ vẫn được coi là biểu tượng của tinh thần trượng nghĩa, quả cảm xả thân cho sự phục hưng nhà Hán nhưng bất thành…
    Còn trong con mắt của các sử gia Trung Quốc cùng thời như Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí, sống sau Quan Vũ 70 năm đã có đánh giá được ghi nhận là công bằng, chuẩn xác: “Quan Vũ…sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công…có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,…lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy…”
    Các sử gia Trung Quốc đời sau cũng đã đánh giá  chính xác bại tướng Quan Vũ cùng với cái chết cay đắng, bi thảm là do bởi hệ lụy của “Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân…”

    Có 4 đặc điểm của Tập Cận Bình bộc lộ qua Đại hội 19 và nhiệm kỳ 5 năm vừa qua khiến cho rất nhiều các nhà “Tam Quốc học” nhận thấy chí hướng của ông gần với chí hướng của“bại tướng” Quan Vũ…

       Điểm thứ nhất: 
    Thắng lợi của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” trong nhiệm kỳ đầu, bắt bỏ tù, nghiêm trị, kỷ luật hàng loạt đảng viên trong đó có những chiến tướng như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch…Những chiến công khiến cho nhiều người liên tưởng tới việc Quan Vũ trong nháy mắt lấy đầu của Nhan Lương, Văn Sú; qua 5 cửa quan giết 8 tướng giữ ải của Tào Tháo, dám cản bước ông ta quay trở về với người anh kết nghĩa Lưu Bị, thực thi tư tưởng ngu trung với nhà Hán của ông…

       Điểm thứ 2: 
    Việc ông Tập Cận Bình “nghiến răng” đọc 1 bản báo cáo chính trị tràng giang đại hại hơn 3 tiếng rưỡi đông hồ; Còn cử tọa thì nhắm mắt để nghe mà thán phục mặc dù không phải ai cũng hiểu hết những điều ông Tập định nói…Việc Giang Trạch Dân thì công khai ngáp ngắn ngáp dài cho thấy sự ngán ngẩm của cử tọa đối với “chí hướng” của Tập Cận Bình?
    Việc làm này khiến người ta nhớ tới việc, khi thấy Quan Vũ bị trúng tên độc, cánh tay ông bị tê liệt, Quan Bình thấy cha bị thương nặng, bèn bàn với chư tướng đưa Quan công về Kinh Châu dưỡng bệnh. Quan Công thấy thế mắng rằng: “- Phàn Thành nay đã nguy ngập. Thành ấy ta đã lấy được trước mặt rồi, há vì vết thương nhỏ này mà lui binh sao?”
       Tình hình nội bộ Đảng Cộng Sản nguy ngập giống như Quan Vũ trong trận Phàn Thành, tuy đã bắt sống được Bàng Đức-Vu Cầm; Tỉnh táo ra, Quan Vũ - Tập Cận Bình nên nghe Quan Bình: tìm cách lui binh, “thao quang dưỡng hối” để củng cố thế trận lòng dân, nhưng Quan Vũ vẫn tỏ ra ta đây vẫn đem quân gây gổ tứ tung…  

       Điểm thứ 3: 
    “Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” bởi tư tưởng ngu tín khôi phục lại nhà Hán, một triều đại đang suy tàn, chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân…”
    Tập Cận Bình khác Quan Vũ: Ông không phải là người bị cầm tù bởi tư tưởng ngu tín Marx - Lê - Mao và 3 đại diện giống như Quan Vũ ngu tín phò nhà Hán…
    Trong thâm tâm, Tập Cận Bình muốn sử dụng Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cùng với những thứ lý thuyết tù mù, cóp nhặt, chắp vá để lừa bịp, cầm tù cả dân tộc Trung Hoa…Nhốt cả dân tộc trên 1 tỷ dân vào vòng ngu tối để Tập được làm vua…
    Tập Cận Bình nhận thức được một điều: muốn giữ được cho ông ta cái đại quyền lực đứng trên 1,3 tỷ dân không chỉ 2 nhiệm kỳ mà “nhiều nhiệm kỳ” thì phải trương, dựng cái bảo bối nêu trên…Chỉ bằng cái “thế chế giăng đèn” - “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đó mới giúp ông yên vị mà làm vua một nước 1,3 tỷ dân cho đến lúc chết…
    Để thực hiện mục tiêu này, Tập Cận Bình phải triệt để hò hét, phô trương, lợi dụng cái quán tính ngu trung của cả tỷ dân Trung Hoa được di truyền từ thời Tam Quốc. Tập Cận Bình biết thừa cái thể chế đó chỉ có thể sản sinh ra loại người “giá áo túi cơm”, như đã có lần ông phát biểu về các đồng chí của mình trước khi ngồi vào ghế Tổng bí thư, nhưng kệ…
    Sử dụng cái “lồng ngu tín” với chủ nghĩa Marx - Lê - Mao…để gom nhốt đức tin của cả 1,3 tỷ dân Trung Quốc đó chính là cái họa sát thân giống như Lý Tư, Vệ Ưởng những kẻ tôn thờ “dĩ bạo trị quốc”...
    Sự chủ quan kiêu ngạo kèm sự ngu tín đẩy Quan Vũ vào tình thế: Phàn Thành không chiếm được mà Kinh Châu lại bị mất về tay Đông Ngô. Nếu nghe theo lời khuyên của Quan Bình, tạm lui binh, náu mình chờ thời, không đánh Phàn Thành nữa thì biết đâu vừa giữ được Kinh Châu, bảo toàn được mạng sống…
    Còn hiện nay, nếu Tập Cận Bình máu lên cái tiểu khí kiểu Quan Vũ, gây sự trên Biển Đông, Hoa Đông, gây chiến với cả Mỹ và Tây Âu; gây chiến với Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước ASEAN thì coi chừng không “nạo xương trị độc” được đâu, thậm chí không còn mảnh giáp, không còn chỗ dung thân tại đất nước Trung Hoa…
    Ông Tập Cận Bình vẫn tỏ ra cứng cỏi và đầy khí thế khi đọc một bản báo cáo chính trị tràng giang đại hải tại Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19, thực chất là lối khoe sức mạnh cơ bắp, phô cái “tiểu khí”, tiểu dũng - một mình cắp đao tới hội của Quan Vũ khi xưa…
     Giấc mộng Trung Hoa” cùng sáng kiến “Một vành đai một con đường” (BRI) ngẫm cho cùng nó là những kết tụ từ các giá trị thặng dư của nền kinh tài Trung Quốc theo đường lối “Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc“; Bản chất vẫn là một thứ “tư bản đỏ” tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoang thú hơn tư bản sơ khai…
    Những giá trị thặng dư, vượt trội đó được tích cóp từ sự tàn phá môi trường tự nhiên và xã hội: bóc lột sức lao động của được trẻ công rẻ mạt, cộng với sự gian ngoan lọc lừa, chụp giật, sao chép đánh cắp bản quyền, ăn gian trong quan hệ giao thương quốc tế…
    Những đồng tiền được Trung Quốc mang ra ngoài biên giới Trung Quốc theo con đường BRI, mượn danh hỗ trợ đầu tư phát triển, chúng không mang lại cơ hội phát triển, cải tạo môi sinh cho cho những quốc gia tiếp nhận nó. Ngược lại, những đồng tiền đó sẽ gieo mầm tội ác, nó sẽ làm hủ bại chính quyền của các quốc gia cắm mặt, chìa tay ra để nhận tiền đầu tư này từ “giới tư bản đỏ” Trung Quốc…
    Bằng đồng tiền tiếp nhận đầu tư từ“ tư bản đỏ” Trung Quốc theo con đường BRI, chúng đã biến họ thành kẻ tôi đòi, cam tâm bán rẻ chủ quyền quốc gia, tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình cho Trung Quốc..
    Đó chính là tim đen, là tử huyệt của “Trung Hoa  mộng”!
                                                 P.V.Đ.


    [1]Napoleon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769  5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Phápcũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.
                Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sĩ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất  thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạt bán đảo Ý.
                Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó (1804) Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp vào năm…”
    (TheoWikiPedia)
    [2]Nikita Khrushchev (17 tháng 4 năm 1894  11 tháng 9 năm 1971) là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) từ năm1958 đến 1964. Khrushchyov chịu trách nhiệm cho việc Phi Stalin hóa Liên Xô, ủng hộ chương trình không gian của Liên Xô, chính sách ngoại giao thân thiện hơn với phương Tây và nhiều cải tổ tương đối tự do trong chính sách đối nội.
                Năm 1964, (nhân chuyến đi nghỉ nước ngoài), ông bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi những người đồng chí của mình trong đảng và được thay thế bởi Leonid Brezhnev trong chức vụ tổng bí thư và Aleksey Kosygin lên làm thủ tướng… (TheoWikiPedia)



    Rút từ Biên khảo:


    " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
    Biên khảo gồm các chương mục chính:
    -Phần một: "VỊ XUYÊN KHÚC CA BI TRÁNG"-250 trang
    Gồm nhiều bút ký, hồi ức, nhật ký, ghi chép của nhiều CCB từng chiến đấu
    tại chiến trường Vị Xuyên giai đoạn 1979-1991
    -Phần thứ hai: "TƯ LIỆU-PHÓNG SỰ - ĐIỀU TRA"-260 trang
    Nhiều thông tin bình luận, điều tra của chuyên gia  trong và ngoài nước viết
    về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược của Việt Nam...
    - Phần thứ ba: "THẾ SỰ VIỆT - TRUNG"
    Bình luận-nhận định-đánh giá về quan hệ Thế sự-Việt Trung...
    Biên khảo dày gần 800 trang...
    Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com

    ĐT: 0382598746


    Không có nhận xét nào: