Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Tập đoàn quân sự Thái Lan "xoay trục" qua Trung Quốc

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 năm 2015 | 26.11.15

media
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và đồng nhiệm Thái Lan Prayuth Chan-ochan nhân Thượng đỉnh ASEAN Kuala Lumpur - REUTERS /Olivia Harris

Nếu có một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, thì đó là cảnh tượng chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên bầu trời Thái Lan trong tuần này. Vào lúc Hoa Kỳ xoay trục qua châu Á, thì đồng minh truyền thống của Mỹ tại Đông Nam Á là Thái Lan lại nghênh đón cuộc tập trận đầu tiên với Trung Quốc, đối thủ của Hoa Kỳ. Trong một bài phân tích công bố hôm nay, 25/11/2015, hãng tin Pháp AFP không ngần ngại cho là Bangkok đang "xoay trục" về phía Bắc Kinh.

Theo AFP, kể từ khi quân đội Thái Lan tiến hành cuộc đảo chính vào tháng 5 năm 2014 và sau đó lên cầm quyền, quan hệ Mỹ-Thái đã bắt đầu trắc trở, nhất là khi tại Bangkok lại xuất hiện một chính phủ quân sự độc tài, vẫn đẩy lùi vô thời hạn các cuộc bầu cử.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Hồi ký Lưu Hiểu Khánh kể lại quá trình chạy trốn vì đã đắc tội với Giang Trạch Dân

CÙNG CHỦ ĐỀ

Lưu Hiểu Khánh, diễn viên nổi tiếng Trung Quốc từng vì đắc tội với Giang Trạch Dân mà gieo phải mầm họa, để rồi bị ông Giang vu oan hãm hại cho vào ngục. Đây là những tiết lộ gây chấn động dư luận trong cuốn sách mới ra mắt của bà.

đắc tội, vào tù, tự truyện, trốn thuế, Lưu Hiểu Khánh, hãm hại, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc,
Hình ảnh hóa trang của Lưu Hiểu Khánh trong phim “Dương Môn Nữ tướng”. (Ảnh: Internet)
Gần đây, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, nữ diễn viên nổi tiếng Lưu Hiểu Khánh vừa cho xuất bản cuốn sách mới, lần đầu tiên tiết lộ công khai đoạn đời 422 ngày trong nhà ngục năm xưa của bà. Trong cuốn sách bà đã đưa ra ánh sáng chuyện bị đối xử như tội phạm, muốn chạy trốn lưu vong sang nước Pháp, nhưng bị chặn ở bến cảng Thâm Quyến. Theo tự truyện, Lưu Hiểu Khánh từng vì đắc tội với Giang Trạch Dân mà gieo phải mầm họa, để rồi bị ông vu oan hãm hại cho vào ngục.
Theo China Network ngày 16/11, Lưu Hiểu Khánh từng trải qua cuộc sống bị giam cầm 422 ngày trong nhà ngục, tài sản bị niêm phong điều tra, một đêm mất hết tất cả. Gần đây Lưu Hiểu Khánh cho xuất bản cuốn hồi ký thứ 3 “Cuộc đời không sợ làm lại từ đầu”. Trong cuốn sách kể lại một cách súc tích về thời khắc sóng gió nhất trong cuộc đời của bà:“Bản án kinh thiên động địa” từ trời  giáng xuống; trong lúc kinh hoàng sợ hãi đã lên kế hoạch chạy trốn; trở lại sân khấu điện ảnh bắt đầu từ những vai phụ … đây là lần đầu tiên Lưu Hiểu Khánh công khai thuật lại chi tiết quãng đời không bình thường đó của mình.
đắc tội, vào tù, tự truyện, trốn thuế, Lưu Hiểu Khánh, hãm hại, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc, Cuốn sách mới của Lưu Hiểu Khánh «Cuộc đời không sợ làm lại từ đầu»
chính thức phát hành vào ngày 7/11/2015 (Ảnh: Internet).

Mỹ cảnh báo Đài Loan: Chớ manh động ở Trường Sa

HỒNG THỦY

(GDVN) - Nhà lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu dự kiến sẽ thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 12/12 tới.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 24/11 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu dự kiến sẽ thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 12/12 tới để thể hiện (cái gọi là) chủ quyền của Trung Hoa Dân quốc, tức Đài Loan và nhắc lại "sáng kiến hòa bình cho các tranh chấp quốc tế".
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, ảnh: SCMP.
Tờ Apple Daily dẫn nguồn tin từ Cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói rằng ông Cửu sẽ cắt băng khánh thành cầu cảng mới trên đảo Ba Bình vừa được Đài Loan xây dựng (bất hợp pháp). Ông Mã Anh Cửu và đoàn tùy tùng sẽ đáp máy bay quân sự C-130H ra Ba Bình. Nếu chuyến đi (bất hợp pháp) này diễn ra, Mã Anh Cửu sẽ là nhà lãnh đạo Đài Loan thứ 2 thị sát (bất hợp pháp) đảo Ba Bình, sau Trần Thủy Biển tháng Hai năm 2008.

Môn Lịch sử: Các giáo sư hãy bình tĩnh!

(Văn hóa) - Nếu môn học nào cũng coi mình là “nhất” thì con trẻ ngày càng gù lưng vì chiếc cặp ngày càng nặng (hơn người) trong khi lượng tri thức lại rất nhẹ.

Ở ta, đang sôi sục nhất là chuyện môn Lịch sử khước từ vị trí tích hợp như các môn khoa học khác. Các lập luận bênh vực cho quan điểm này nói chung  mang tính chủ quan do chưa tìm hiểu kĩ về giáo dục liên môn/tích hợp.
Đã thật sự là môn khoa học chưa?
Trong khi đó, hầu như không vị nào trong giới GD lịch sử đề cập đến vấn đề cốt lõi quyết định sự sống còn, sự hấp dẫn và tính khoa học của môn Lịch sử – đó là sự trung thực và tính khách quan của sự kiện lịch sử nêu trong chương trình-sách giáo khoa (CT/SGK). Họ hầu như lảng tránh câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi liên quan đến môn Lịch sử là một khoa học: Môn Lịch sử đã thật sự là môn khoa học trong nhà trường VN chưa?
Khi lí giải chuyện môn Lịch sử chưa hấp dẫn được học sinh, một GS phàn nàn vì thiếu tiền và phương pháp giảng dạy không tốt.
Giáo sư, môn Sử, Nguyễn Phương, trẻ em, thế giới, Hoàng Sa, Trường Sa, tài liệu
Ví dụ cần đưa học sinh đi thăm nghĩa trang Trường Sơn để có cảm nhận về cuộc chiến vì “ai đến đó cũng khóc”. Cứ theo lập luận kiểu đó, khi học về trận Trân Châu Cảng, chắc phải đưa học sinh VN đến Hawaii? Muốn học sinh cảm nhận về vụ Thảm sát Katyn, phải đưa học sinh đến khu rừng này? Xin thưa, không quốc gia nào có đủ khả năng chơi sang như vậy? Sách vở và các phương tiện khác đủ khả năng “đưa” người học đến tận nơi.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc tiếp tục bị phản bác dữ dội

(Biển Đảo) - Lập luận của Trung Quốc về đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả, vì lịch sử đường 9 đoạn được các học giả Trung Quốc xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế các tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Qua bảy phiên làm việc trong hai ngày (23 và 24/11) diễn ra hội thảo Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”, hàng chục học giả quốc tế đã thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý của tranh chấp Biển Đông, triển vọng giải pháp về quản lý và giải quyết tranh chấp, mô phỏng tình huống đàm phán giữa các bên có yêu sách tại Biển Đông và kiến nghị các biện pháp thúc đẩy an ninh, ổn định và xây dựng lòng tin trong khu vực.

Uỷ viên Bộ Chính trị được dùng thiết bị văn phòng tối đa 179 triệu

(Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Trường hợp giữ nhiều chức danh thì được áp dụng định mức theo chức danh cao nhất…

noi-that-van-phong5
Uỷ viên Bộ Chính trị được dùng thiết bị văn phòng tối đa 179 triệu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, áp dụng từ 1/1/2016.

Thủ tướng giao 13 bộ sửa 87 văn bản cản trở cải cách

(Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó chỉ rõ 87 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung.

Việc phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là “nút thắt cổ chai” với mục tiêu kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa 
Đây là Đề án rất quan trọng để có thể kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa theo yêu cầu của Chính phủ. Bởi thời gian qua, trong khi Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt cải cách các thủ tục hải quan, thì việc phối hợp triển khai các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng XNK (gồm kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch) giữa các cơ quan vẫn là trở ngại lớn nhất, là “nút thắt cổ chai” với mục tiêu kéo giảm thời gian thông quan.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Trạch Cường - Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (c2-p.3)

  • Bởi Diên Vỹ
    731 lượt đọc
    23/11/2015
    0 phản hồi
    Diên Vỹ chuyển ngữ
    ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN I
    Tại sao Việt Minh lại thắng được Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần I? Một số sử gia nhắm vào những lỗi lầm và ngu xuẩn cúa người Pháp - sự miễn cưỡng trong việc cung cấp đủ quyền tự trị cho các tổ chức chính trị ôn hoà, trong việc hiểu được bản chất của quá trình chuyển hoá chính trị và xã hội trong một đất nước với truyền thống văn hoá nông thôn đang chuyển mình, và trong việc hỗ trợ đầy đủ cho các chỉ huy quân sự Pháp trên chiến trường.[79] Những học giả khác lại chỉ ra tầm quan trọng từ sự ủng hộ của người dân Việt Nam đối với Hồ Chí Minh.[80] Tuy nhiên một số khác lại cho rằng đấy là nhờ vào sức mạnh của chính sách khủng bố và khả năng tổ chức tài tình của đảng.[81]
    Trong khi việc Bắc Kinh hậu thuẫn đảng của Hồ đã từng được thừa nhận trong quá khứ, nhưng nó vẫn không dựa trên bằng chứng được ghi chép đầy đủ, chủ yếu là vì thiếu vắng nguồn tài liệu từ Trung Quốc. Câu chuyện đưa ra ở đây cho đến nay đã chứng tỏ được rằng Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc Việt Minh chiến thắng Pháp. Từ năm 1950 đến 1954, Bắc Kinh đã gửi một số trong những tướng lĩnh tài năng nhất sang Việt Nam để làm cố vấn quân sự hoặc chính trị; họ đã giúp VNDCCH chuyên nghiệp hoá và chính trị hoá quân đội, tái tổ chức cơ cấu hành chính, thiết lập một chính sách tài chính hiệu quả, và vận động quần chúng. Thật ra các cố vấn quân sự Trung Quốc đã thảo kế hoạch và thường xuyên giúp điều hành các chiến dịch của Việt Minh, và đã có một qui trình truyền tải chiến lược và chiến thuật trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam. ĐCVQSTQ đã đóng góp rất lớn vào thành công của các trận đánh Biên giới, Tây Bắc, và Điện Biên Phủ. Tài lãnh đạo của Trần Canh đã đóng vai trò rất cần thiết trong chiến thắng của Hồ, đặc biệt là trong chiến dịch biên giới vào năm 1950, khi tổ chức của quân Việt Minh vẫn còn yếu kém và các chỉ huy còn thiếu kinh nghiệm.

Tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ nước ngoài hơn 380.000 tỷ đồng

Trong hơn 380.000 tỷ đồng nợ nước ngoài của khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì dẫn đầu là Tập đoàn Điện lực EVN với số nợ của công ty mẹ lên đến gần 162.000 tỷ đồng.
Trong một báo cáo mới đây của Chính phủ, cơ quan điều hành cho hay số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty khi kết thúc năm 2014 đã lên đến trên 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Trong số này, số vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 550.000 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013.
Một số doanh nghiệp có số nợ vay ngân hàng lớn như Tập đoàn Dầu khí 174.000 tỷ, Điện lực 108.000 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải trên 32.000 tỷ...
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho biết riêng nợ nước ngoài của khối này vào khoảng 381.500 tỷ đồng. Trong đó vay lại vốn ODA của Chính phủ gần 118.000 tỷ, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.000 tỷ. Riêng nợ nước ngoài của các công ty mẹ là 253.450 tỷ đồng, mà dẫn đầu là công ty mẹ EVN với gần 162.000 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hơn 27.000 tỷ đồng; Dầu khí khoảng 20.000 tỷ đồng.

Liên Xô với việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương – Hội nghị Giơnevơ 1954

This entry was posted on Tháng Mười Một 13, 2015, in Lịch sử Việt Nam and tagged , , , . Bookmark the permalink. Để lại bình luận

1gionevo_a
Quang cảnh Hội nghị Giơnevơ. Ảnh: Corbis. Nguồn: http://www.bqllang.gov.vn
Nghiencuulichsu không đồng ý với quan điểm của bài viết cho rằng Hội nghị Giơnevơ 1954 là “thắng lợi của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước”. Trong lịch sử, khi một dân tộc vì sức ép của các cường quốc mà phải phân chia lãnh thổ đất nước luôn để lại tác hại to lớn. 
PGS, TS Lê Văn Thịnh
I. 
Là một trong những nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới II, song Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề, trên 30 triệu người bị chết, hàng chục vạn làng xã, đô thị, cơ sở kinh tế bị tàn phá1. Phát huy vai trò trụ cột của mình với cách mạng thế giới, Liên Xô vừa phải ưu tiên khôi phục đất nước, vừa phải thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh tái diễn. Với uy tín và ảnh hưởng chính trị rất lớn lúc đó, Liên Xô đã khích lệ, động viên và ủng hộ về tinh thần đối với nhân dân lao động bị áp bức đang vùng lên đấu tranh để tự giải phóng, nhưng Liên Xô cũng chưa có điều kiện để giúp đỡ một cách mạnh mẽ về vật chất cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.