Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Kinh tế hậu Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra sao?

000_Hkg10249304-622.jpg
TT Nguyễn Tấn Dũng (đứng) tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 hôm 25/1/2016. AFP

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi nhưng nền kinh tế nói theo nhiều chuyên gia là “èo uột” thì vẫn ở lại chờ được người kế vị xử lý. Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, Cố vấn kinh tế cho Bộ Kế hoạch Đầu tư, giám đốc CIEM Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Để tìm hiều thêm nhận định của ông về vấn đề này.

Thời điểm quyết định của kinh tế VN

Mặc Lâm: Thưa TS như ông đã biết kết quả của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 cũng như Bộ chính trị đã có. Dư luận cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi để lại một di sản về kinh tế rất èo uột và có thể nói là nguy hiểm. Là một chuyên gia kinh tế ông nhận xét về ý kiến này như thế nào, có trùng hợp với sự lo ngại của giới quan sát hay không thưa TS?

TS Lê Đăng Doanh: Tình hình kinh tế Việt Nam thì năm 2015 có đạt tăng trưởng cao 6, 7 - 6,8% và đấy là tốc độ cao nhất kể từ năm 2009 cho đến nay. Nhưng tốc độ tăng trưởng cao đó chủ yếu dựa vào nhà đầu tư nước ngoài và nền kinh tế Việt Nam đúng là đang có nhiều điều đáng lo ngại. Trước hết là mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn về mặt hội nhập nhưng về mặt thách thức thì cũng rất lớn mà nếu không cải cách thể chế thì có thể nói đây là một trong các thời điểm rất quyết định đối với kinh tế VN. 
-TS Lê Đăng Doanh

Điểm thứ hai nữa là cái thể chế của Việt Nam hiện nay nó đang kìm hãm và kéo năng lực cạnh tranh xuống. Các thể chế bị xếp hạng đặt biệt trong vấn đề tham nhũng, chi tiêu ngoài pháp luật thì được xếp hạn rất kém. Diễn đàn kinh tế thế giới họ đã nâng năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ 68 bây giờ lên 56/140 nền kinh tế nhưng mà thể chế của Việt Nam và những khoản chi tiêu ngoài pháp luật thì Việt Nam xếp thứ 115/140 nền kinh tế tức là vào nhóm thấp nhất. Chính sự tham nhũng, chính sự chi tiêu ngoài pháp luật và đòi hỏi doanh nghiệp gây cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều chi phí tốn kém về thời gian và tiến bạc và đấy là một thách thức rất là to lớn.

Không khí cuộc gặp Tập Cận Bình-John Kerry "vô cùng tồi tệ"?

Hải Võ | 

Không khí cuộc gặp Tập Cận Bình-John Kerry "vô cùng tồi tệ"?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp tại Đại lễ đường nhân dân Bắc kinh hôm 27/1. Ảnh: Bộ ngoại giao Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến thăm Bắc Kinh hôm 27/1 và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp kiến.

Phóng viên bị "trục xuất" khi ông Kerry chuẩn bị trả lời ông Tập?
Tờ The Economist hôm 29/1 đưa tin, bầu không khí cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc với ông Kerry "rất tệ". Tờ này mô tả, các cuộc tiếp xúc của ông Kerry tại Bắc Kinh "đầy mâu thuẫn".
Trong bài phát biểu rất dài tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nhị đã nhắc lại vấn đề "quan hệ nước lớn kiểu mới" - đề nghị mà Trung Quốc muốn Mỹ thừa nhận và thực hiện để thúc đẩy quan hệ song phương.
Trong khi đó, ông Tập Cận Bình chỉ ra "quan hệ hợp tác Mỹ-Trung có thể đem lại kết quả 'song thắng'."
Tuy nhiên, bầu không khí "song thắng" chẳng được bao lâu bởi khi ông Kerry chuẩn bị đáp lời ông Tập, phóng viên của The Economist cùng nhiều cơ quan truyền thông khác đã bị "trục xuất", bất chấp quan chức ngoại giao Mỹ tỏ ý phản đối.

GS Trần Quang Quyến xem tướng Tập Cận Bình

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ông Trọng đắc cử TBT; không thấy điện mừng của nguyên thủ các quốc gia như Putin, Obama, Kim Un, Nhật, Cu Ba, Cămpuchia...các quốc gia EU, ASEAN

(Xã hội) - Đại hội XII của Đảng ta đã nhận được 235 điện mừng của các đảng, các tổ chức, bạn bè quốc tế và các đoàn ngoại giao.

Đại hội XII của Đảng CSVN nhận được 235 điện mừng
Đại hội XII của Đảng CSVN nhận được 235 điện mừng
Trong những ngày vừa qua, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhận được điện mừng:
Từ các nước châu Âu:
– Đảng Cộng sản Xlô-va-ki-a
– Đảng Cộng sản Liên bang Nga – Đảng bộ Thành phố Mát-xcơ-va
– Phái Đảng “Đảng Cộng sản Liên bang Nga” tại Đu-ma thành phố Mát-xcơ-va

Tướng Lịch chắc nói cái bẫy này phía Hoa Kỳ còn Trung Quốc là "bạn vàng' thì bẫy nhau làm gì ?


Đại tướng Ngô Xuân Lịch: 'Không để rơi vào bẫy của nước lớn'

Nguyễn Hưng | 
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: 'Không để rơi vào bẫy của nước lớn'
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị dành gần hai giờ chia sẻ với hơn 500 tướng lĩnh cao cấp về hưu sáng 30/1. Ảnh: Anh Tuấn.



Theo đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam vừa cần giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn vừa tránh rơi vào bẫy thì mới giữ vững được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.



Sáng 30/1, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu. Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh...
Thay mặt Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình thế giới, trong nước, kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Theo đại tướng Ngô Xuân Lịch, năm 2015, trong hoàn cảnh tình hình thế giới, Biển Đông diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp tới Việt Nam, song, chúng ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Môi trường hòa bình, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển...
Chia sẻ thêm về những phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, Chủ nhiệm Tổng cục phân tích 5 vấn đề lớn liên quan tới việc hội nhập quốc tế, sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn cũng như xung đột vũ trang, can thiệp lật đổ...

Tàu chiến Mỹ vào vùng 12 hải lý đảo Tri Tôn

30/01/2016 16:50 GMT+7

TTO - Bộ Quốc Phòng Mỹ nói một tàu khu trục của Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trái phép mà "không thấy có sự phản ứng bất thường nào”.
Tàu chiến Mỹ vào vùng 12 hải lý đảo Tri Tôn
Tàu USS Curits Wilbur của Mỹ - Ảnh: AFP
Theo Reuters, tàu USS Curits Wilbur hôm 30-1 đã đi gần đảo Tri Tôn trong một hoạt động mà Lầu Năm Góc nói để thể hiện quyền tự do hàng hải.
Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép.
Các quan chức Mỹ từ chối tiết lộ liệu có liên lạc hay tiếp xúc thông tin với tàu Trung Quốc hay của bất cứ nước nào hay không.

TÀU CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM BỊ TÀU TRUNG QUỐC ĐUỔI CHẠY BÁN SỐNG BÁN CHẾT




Posted by Chan Son Ngu on 16 Tháng 10 2015

Stalin 'nhìn phân thấy tính cách Mao'


Một cựu nhân viên an ninh Liên Xô cũ nói ông tìm thấy bằng chứng Joseph Stalin theo dõi Mao Trạch Đông cùng một số nhân vật khác, và còn dùng phương pháp phân tích phân của Mao để xác định tính cách.

Đây là một dự án tối mật và hôi thối.

Theo các bài trên báo Nga, vào thập niên 1940, công an mật của Stalin lập ra một Ban chuyên thu lượm phân người.

Lý Quang Diệu: Việt Nam Mắc Kẹt Trong Tư Duy Xã Hội Chủ Nghĩa

thanhnientudo / Tháng Sáu 9, 2014

Lý Quang Diệu20140609-214440-78280712.jpg
Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.
Hiện đang có một cách nhìn thận trọng hơn. Quan điểm của riêng tôi về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi tôi có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ tôi tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lão thành cách mạng này [Old Guard leaders] đang khiến Việt Nam trì trệ. Chỉ khi họ qua đời thì đất nước này mới có thể tạo ra đột phá trong các nỗ lực hiện đại hóa của mình.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Vì sao 662 doanh nghiệp nhà nước không báo cáo tài chính?


Cập nhật : 08:45 | 27/11/2015


Vì sao cả nước có 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà báo cáo về công nợ do Bộ Tài chính công bố chỉ đề cập vỏn vẹn 119 doanh nghiệp trong số đó?
Báo cáo mang tên “Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước” do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng ký gửi Quốc hội là một tài liệu quan trọng.
Một mặt, văn bản này là để thực hiện một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, và Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Mặt khác, văn bản này được coi như một cơ sở giúp Quốc hội thực thi chức năng giám sát đối với nguồn lực khổng lồ đang được khu vực kinh tế này nắm giữ. Đây là điều phải làm, và làm cho nghiêm túc ở tầm vĩ mô.
Tuy nhiên, báo cáo - sau khi cho biết rất nhiều số liệu về tài sản, nợ, vốn, tình hình kinh doanh,... của nhiều DNNN – thừa nhận một thực tế đáng phải suy nghĩ: “Nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, giám sát doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định; do đó việc tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi cả nước còn nhiều khó khăn.”
nhà nước, tài chính, tập đoàn, tổng công ty, thua lỗ, ngân sách, đầu tư, nhà-nước, tài-chính, tập-đoàn, tổng-công-ty, thua-lỗ, ngân-sách, đầu-tư,
EVN đang vay nợ nước ngoài gần 162 ngàn tỉ đồng, dẫn đầu về nợ nước ngoài của các doanh nghiệp. Ảnh evn.com.vn

Việt Nam lại "phê" trước những lời "ru" của chính sách bành trướng cướp biển Đông của Trung Quốc...


Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

(TTXVN/VIETNAM+) BẢN IN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Sáng 29/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Khi cách nghĩ của Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan về FDI

Việt Nam hội nhập: Đã đến lúc xiết chặt khu vực FDI

Khi cách nghĩ của Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan

Đăng Bởi  - 
khu vuc FDI
Ảnh minh họa từ Internet

Trong Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan coi làn sóng FDI như một cơ hội để chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý thì Việt Nam lại đang có xu hướng coi FDI như một thành phần chủ chốt trong nền kinh tế về lâu dài







Không khó để nhận ra tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vào năm 2015 đã lên tới 70%. Và các văn kiện chính thức của chính phủ Việt Nam đều cho rằng khu vực FDI là động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế.

Tập Cận Bình đang tìm cách cứu sông Dương Tử

Lời nói của ông Tập Cận Bình sẽ cứu được dòng sông Dương Tử?

Two workers clean up trash along the bank of the Yangtze River near the Three Gorges Dam in Yichang, in central China's Hubei Province on Aug. 1, 2010. (STR/AFP/Getty Images)
Hai công nhân đang thu dọn rác dọc theo bờ sông Dương Tử gần Đập Tam Hiệp tại Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc ở miền trung của Trung Quốc vào ngày 1 tháng 8 năm 2010. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)
Khi Đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006, nó đã được Chế độ Trung Quốc ca ngợi là một thành tựu kỹ thuật tuyệt vời. Nhưng các nhà phê bình nói rằng dự án thủy lợi lớn này đã gây ra nhiều vấn đề cho sông Dương Tử và các khu vực xung quanh của nó trong hơn một thập kỷ – hơn 1,5 triệu người dân sống gần sông Dương Tử bị buộc tái định cư; suy giảm chất lượng nước gây nguy hại cho thực vật và động vật; và chất thải xây dựng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tác giả cuốn “Hổ rình mồi”: Trung Quốc sẽ mở đường cho một cuộc chiến tranh

Tác giả cuốn sách “Hổ rình mồi” cảnh báo có thể Trung Quốc sẽ mở đường cho một cuộc chiến tranh

Quân đội Trung Quốc phô diễn khí tài quân sự trong cuộc duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 3 tháng 9 năm 2015. (Greg Baker/AFP/Getty Images)
Quân đội Trung Quốc phô diễn khí tài quân sự trong cuộc duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 3 tháng 9 năm 2015. (Greg Baker/AFP/Getty Images)
Đối với hầu hết các quốc gia tại Châu Âu, chiến tranh dường như trở nên rất vô lý khi loài người đã bước vào giai đoạn của thế kỷ thứ 20. Các quốc gia này đang ở trong kỷ nguyên vừa chớm nở của sự toàn cầu hóa, và Châu Âu thì kiểm soát gần 2/3 thương mại toàn cầu. Họ đã không nhìn thấy một cuộc chiến trải khắp toàn châu lục này trong gần 100 năm, kể từ thời Napoleon.

25.000 lính Trung Quốc đã chết tại biên giới Việt Nam năm 1979

Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình phái 200.000 quân Trung Quốc đánh vào biên giới Việt Nam, trong khoảng một tháng, quân đội Trung Quốc đã chết hơn 20.000 người, bị thương nhiều vô số kể, cuối cùng phải rút quân.

Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Quốc Phong, dang tieu binh, chiến tranh biên giới,
Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình phái 200.000 quân Trung Quốc đánh vào biên giới Việt Nam.
Tại sao Đặng Tiểu Bình lại ra quyết định mang đến cái giá phải trả cao đến vậy? Giáo sư đại học Phó Cao Nghĩa nói, khi Đặng Tiểu Bình quyết định xuất quân đã bị rất nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội phản đối, nhưng sau khi nghe Trần Vân phân tích, Đặng Tiểu Bình vẫn cho triển khai kế hoạch này.
Trong cuốn sách “Thời đại Đặng Tiểu Bình” của Phó Cao Thượng tiết lộ, lãnh đạo Khmer Đỏ của Campuchia là Pol Pot đã thảm sát rất nhiều dân Campuchia và kiều bào Việt Nam sống ở đó, nên Việt Nam đã điều quân đội sang Campuchia để đánh Khmer Đỏ. Đứng trước áp lực lớn này, Pol Pot đã cầu cứu Đặng Tiểu Bình. Mặc dù chính sách thảm sát nhân dân tàn bạo của Pol Pot đã bị phương Tây kịch liệt lên án, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn hợp tác với Pol Pot, bởi ông cho rằng Pol Pot là lãnh đạo duy nhất của Campuchia có thể đối đầu với Việt Nam.
Nhưng ông Đặng không muốn mang quân sang Campuchia, ông cho rằng vậy sẽ khiến cho quân đội Trung Quốc bị sa lầy chiến sự lâu dài. Đặng Tiểu Bình muốn đánh một trận thật nhanh, giống như là trận chiến biên giới năm 1962 với Ấn Độ, một trận chiến thần tốc.

Ngân sách phải trả hơn 16 tỷ USD nợ trái phiếu trong 2 năm

Trước việc có 363.166 tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2015-2016, Chính phủ vừa chính thức đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ.
Thông tin trên được Bộ Tài chính đưa ra trong tờ trình Quốc hội về tình hình triển khai Nghị quyết liên quan đến phát hành trái phiếu và tái cơ cấu nợ Chính phủ.
ngan-sach-phai-tra-hon-16-ty-usd-no-trai-phieu-trong-2-nam
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thay mặt Chính phủ đề xuất việc phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để cơ cấu nợ.
Theo cơ quan này, các nguồn tài chính trong nước đã được huy động tối đa nên không thể tiếp tục sử dụng kênh này để tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ nêu trên. Trong khi đó, Luật Quản lý nợ công lại không cho phép vay ngoại tệ trực tiếp để cơ cấu các khoản nội tệ. Do vậy, để bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội trong giai đoạn 2015-2016 việc phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, qua đó tái cơ cấu danh mục nợ.