Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Chỉ vẽ lại bản đồ Thủ Thiêm các quan chức đã chia nhau 12 tỷ USD

Hiến đất

Một người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ, trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu, nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars, như ta mua một ký khoai tây. Anh bạn hỏi: nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy? Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN.

Chỉ vẽ lại bản đồ, Thủ Thiêm các quan chức đã chia nhau 12 tỷ USD
Hồi Eltsine nắm quyền, tư hữu hoá nước Nga, bán đổ bán tháo các cơ sở quốc doanh cho bè đảng, người ta kể chuyện một ông mafia đỏ, mua được một khu thương mại, băng qua đường, bán lại cho người khác đang chờ sẵn, với giá gấp 100 lần giá mua. Và mua bằng tiền lèo, do ngân hàng… nhân dân, cũng là phe cánh ký giấy, hứa cho vay. Nghe chuyện, bán tín bán nghi, nghĩ chắc người ta cũng phóng đại đôi chút. Ngày nay, thấy VN còn bỏ xa chuyện làm ăn vặt ở Nga. Đúng là “top” thế giới, như các quan chức vẫn khoe khoang.

Việt Nam và những con số đầu tư Trung Quốc

Bàn về đầu tư Trung Quốc và Việt Nam thì có thể thành cả một luận án và ắt sẽ có nhiều điểm trùng lập với các tham luận khác ở Hội thảo. Mặt khác, liên quan đến Trung Quốc và tài nguyên, vấn đề nổi cộm nhất là các dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông, đã có rất nhiều phân tích, bài viết, đặc biệt của cộng đồng mạng, cho nên ở đây chỉ có thể tóm tắt một số điểm chính. Một điều cần nêu lên là những thông tin chính thức rất ít, sơ sài và chung chung, để tìm hiểu phải kết hợp, đối chiếu nhiều nguồn khác nhau, khi có sai biệt khó truy tìm được gốc để kiểm chứng. Như một nhà phân tích nhận xét, trong một công trình nghiên cứu về vai trò đầu tư khaithác tài nguyên của Trung Quốc trong vùng sông Cửu Long. Các hệ thống kinh tế và quản lý hành chính trong ba nước [Đông Nam Á] tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn thiếu trong suốt. Thông tin ít ỏi về những thành phần Hên quan đến đầu tư và về quy trình đầu tư, và các tài liệu cần thiết như bản đánh giá tác động lên môi trường không được công bố khiến công việc nghiên cứu hết sức khó khăn”.

Cho đến giữa năm 2006, Trung Quốc có 377 dự án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, với 795,6 triệu USD vốn đăng ký, đứng hạng 15 trên 74 nước đã đầu tư ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuối tháng 6.2010, đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt 2,92 tỷ USD nhưng vẫn đứng thứ 15 trên tổng số 91 nhà đầu tư nước ngoài, và chỉ bằng một phần bảy của kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước là 22 tỷ USD cuối năm 2009. Tuy so với đầu tư từ các nước châu Á khác như Nhật và Đài Loan, đầu tư từ Trung Quốc không cao nhưng vì những dự án lớn tập trung vào khai thác tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản, nên vai trò của Trung Quốc trong thực tế lớn hơn so với những con số tương đối khiêm tốn trên.

TRẬN 8/9/1985 TẠI KHU VỰC ĐỒI ĐÀI, C 10- E 881- F 314 VÀ QUÂN TRUNG QUỐC QUẦN NHAU ĐẾN KIỆT SỨC


          Tôi quen CCB Nguyễn Lan qua các cuộc giao tiếp mạng. Khi tôi đưa lên Fac thông tin về cuốn sách viết về đề tài Vị Xuyên đã được chấp nhận, Nguyễn Lan là một trong những người thiết tha, sốt sắng kết nối với tôi ngay, anh muốn tôi viết về cuộc chiến mà anh đã tham gia…
          Nguyễn Lan quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, cách đây hơn tuần, Lan đã hẹn gặp tôi tại Hà Nội, nhân anh đưa con về nhập học Trường đại học Bưu Chính Viễn thông. Hôm đó trời mưa nên Nguyễn Lan không gọi điện được cho tôi, mặc dù tôi đã cung cấp số điện thoại trước đó và hẹn khi nào qua Hà Nội nhớ gọi cho tôi…
          Nguyễn Lan nguyên là lính của Đại đội 20 Trung đoàn 881, Sư 314. Mặc dù quê ở Vĩnh Tường nhưng hiện vợ chồng con cái lưu lạc lên Xín Mần Hà Giang để kiếm sống bằng nghề gia truyền, nghề thợ rèn…
          CCB Nguyễn Lan đang rèn dao...

TÔI VẪN NHỚ ƠN CHÍNH KIẾN CỦA CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG

Phạm Viết Đào.
Chu tich nuoc Tran Dai Quang tu tran hinh anh 1

Tôi không có ý định kể lại chuyện này, nhưng hôm nay khi Chủ tịch Trần Đại Quang đã trở thành người thiên cổ, tôi thấy cần phải viết ra câu chuyện riêng này của tôi liên quan tới ông khi ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an…
Tôi kể lại câu chuyện này như một nén tâm nhang, một lời phân ưu chân thành gửi tới thân nhân của Chủ tịch Trần Đại Quang.

GIAI THOẠI VỀ CHUYỆN TBT GIANG TRẠCH DÂN ĐẦU ĐỘC CHỦ TỊCH LÊ ĐỨC ANH VÀ XỎ XIÊN TBT ĐỖ MƯỜI

(Theo tư liệu của GS Pháp Trần Đại Sỹ)…Kết quả hình ảnh cho TBT Giang Trách Dân

…Tháng 7 năm 1997, TBT Đỗ Mười và TT Võ văn Kiệt đã gặp Giang Trạch Dân Bắc Kinh. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, lãnh đạo 2 nước đã thỏa thuận: báo chí 2 nước thôi không nhắc tới cuộc chiến tranh Trung Quốc lấn chiếm biên giới Việt Nam…
Trong cuộc gặp Đỗ Mười, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ khác với cách trình bày «  dùi đcụ chấm mắm cáy » kiểu Đỗ Mười…
Trong một bữa chiêu đãi, Giang nói móc Đỗ Mười do biết Đỗ Mười xuất thân làm nghề hoạn lợn: “Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn”…
Đỗ Mười biết bị Giang chơi xỏ, căm lắm. Trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ :
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
(Đề Tam Nghĩa tháp-Lỗ Tấn)

Phạm Chí Dũng - Khởi tố 'đệ ruột anh Hai', ông Trọng mang lò vào Sài Gòn

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018 | 22.9.18

Sau 4 tháng ‘nhóm củi’, ‘lò’ của Tổng bí thư Trọng dường như đã hoàn tất quá trình khởi động để bắt đầu cháy và thiêu đốt giới một danh sách đen những quan chức TP.HCM ‘nhúng chàm nhưng không chịu gột rửa’.

Lê Thanh Hải thời còn tại chức, hàng sau, bên trái.

‘Đệ ruột Anh Hai’

Sau vụ Đinh La Thăng, Nguyễn Hữu Tín là cái tên quan chức cao cấp đầu tiên của chính quyền TP.HCM, dù đã nghỉ hưu, chính thức bị đưa vào vòng tố tụng hình sự với hai động tác đầu tiên là khởi tố và khám xét nhà - do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành vào ngày 18/9/2018 - vì liên quan vụ Vũ ‘Nhôm’.

‘Điểm sáng’ rõ nhất của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.

Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, Đại sứ Mỹ chia buồn

RFA

Chủ tịch Trần Đại Quang (phải) đón Tổng thống Trump tại Hà Nội, cuối năm 2017.
Chủ tịch Trần Đại Quang (phải) đón Tổng thống Trump tại Hà Nội, cuối năm 2017.
 AFP
Sau khi tin tức ông Chủ tịch nước Việt Nam qua đời được loan đi, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink gửi thư chia buồn đến chính phủ Việt Nam về việc ông Trần Đại Quang từ trần.

VNTB - Ô sin Việt Nam ở Ả rập... máu và nước mắt! Reply


Phương Thảo (VNTB) 


Trong phóng sự về các lao động nữ giúp việc nhà ở Ả Rập Saudi, dường như tất cả các nô lệ hiện đại đều phải làm việc quá sức, bị lạm dụng và bị bỏ đói. Chưa hết họ còn lâm vào tình trạng bị "đem con bỏ chợ" của văn phòng môi giới lao động tại Việt nam và dường như không còn có cách để quay về nhà.

Đời Ô sin Ả rập 

Một người phụ nữ ở Hoà Bình may mắn được quay trở về lại nhà sau bảy tháng làm nô lệ ở Yanbu cho biết bà phải làm việc suốt từ 5 giờ sáng cho đến 1 giờ sáng, tức là 20 tiếng làm việc và chỉ được ngủ 4 tiếng một ngày. Bà Đàp, 46 tuổi, cho biết chỉ được ăn một bữa vào lúc 1 giờ chiều với một dĩa cơm trắng và một lát thịt cừu. Ngày nào cũng như ngày nấy. Bà cho biết " Sau gần hai tháng, tôi giống như điên."

Một phụ nữ 30 tuổi khác quê ở Hà Nam giúp việc cho một gia đình ở Riyadh không có được may mắn như bà Đào. Linh bị người chủ thứ nhất thu hộ chiếu và hợp đồng lao động. Không chịu nổi với cường độ làm việc 18 tiếng và một bữa ăn một ngày, cô đã yêu cầu được đổi chủ. Văn phòng môi giới ở Việt nam đã không giúp gì cho cô lại còn lớn tiếng la mắng cô qua điện thoại. Sau khi tuyệt thực ba ngày, chủ của cô đồng ý mang cô trả về cho văn phòng của công ty môi giới phía Ả rập Saudi. 
Phạm Thị Đào, 46 ​​tuổi, cho biết bà đã làm việc hơn 18 giờ một ngày và sống bằng một bữa ăn - một lát thịt cừu và cơm. Ảnh: Yen Duong / Al Jazeera

Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 được tổ chức ở Đà Nẵng

RFA

Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
 Courtesy of nghiencuubiendong.vn
Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong hai ngày 8-9 tháng 11 sắp tới.
Tin cho biết hội thảo do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì, nhằm phân tích, đánh giá sâu những diễn biến mới, nhận diện các động lực đằng sau những căng thẳng hay hoà dịu, đồng thời góp phần tìm kiếm các giải pháp giúp quản lý và giải quyết xung đột hiệu quả trên Biển Đông.

Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ, nói Mỹ gây ra rắc rối trên Biển Đông

22/09/2018
Đại sứ Trung Quốc ở Anh Lưu Hiểu Minh tại một buổi lễ mừng năm mới ở London. Ông chỉ trích Mỹ đã gây ra "rắc rối" trên Biển Đông khi đưa tàu chiến và máy bay tới vùng biển có tranh chấp.
Đại sứ Trung Quốc ở Anh phê phán Mỹ gây “rắc rối” lớn ở khu vực Biển Đông bằng cách đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển có tranh chấp. Ông gọi đó là một cái cớ mà Washington dùng để trưng ra các khả năng quân sự của mình, theo Daily Express.

Việt Nam xua đuổi hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

21/09/2018
Lưc lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Việt Nam đã phát hiện và xua đuổi hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam từ năm 2009 cho đến nay.

Cuộc chiến mậu dịch: Mỹ-Trung sẽ đấu đến mức nào?

21/09/2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump
Trung Quốc đang có những dấu hiệu hòa hoãn hơn trong khi Hoa Kỳ cũng khó lòng leo thang tối đa lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh những đợt đánh thuế sắp tới sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ, một chuyên gia kinh tế ở Hoa Kỳ nói với VOA.