Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

TẬP CẬN BÌNH ĐẨY TRUNG QUỐC VÀO THẾ ”KỊ HỔ HẠ NAN”…

Phạm Viết Đào.          


          Chiến lược “Trung Quốc náu mình chờ thời” do Đặng Tiểu Bình đề ra phải chăng đã chuyển qua giai đoạn mới; Giờ là lúc Trung Quốc ngửa bài ra để xưng hùng, xưng bá với thế giới, khu vực ?
          Việc Trung Quốc triển khai hàng loạt các thao tác chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, trong đó đáng chú ý là các động thái nhằm vào 2 địa bàn chiến lược Biển Đông và biển Hoa Đông; liệu có phải nhằm và đạt mục tiêu khống chế, độc chiếm 2 vùng biển này?
          Biển Đông, Hoa Đông vừa cửa ngõ ra đại dương của Trung Quốc. Biển Đông và biển Hoa Đông là vùng biển liên quan tới quyền lợi hàng hải hàng loạt nước ASEAN, Nhật Bản và các đồng minh và khách hàng của Mý và Tây Âu. Đây là vùng biển có mật độ lưu thông hàng hải nhộn nhịp vào loại bậc nhất của thế giới vì gắn với một thị trường đông dân, năng động…
          Tất cả những động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây là đang triển khai theo chiến lược cách đây gần 2000 năm của Gia Cát Lượng (181–234), Thừa tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, chiến lược “phòng ngự bằng phương pháp tấn công”…
          Gia Cát Lượng vạch ra và trực tiếp khai chiến lược này nhằm mục đích cứu vãn sự sụp đổ của tập đoàn quân phiệt Thục Hán; Thục Hán đang đứng trước sức ép bởi sức mạnh vượt trội hơn của 2 tập đoàn: Nguỵ Tào có được thiên thời và Đông Ngô-Tôn Quyền có được địa lợi …
          Nếu để Nguỵ liên minh với Ngô chủ động tấn công Tây Xuyên thì Thục Hán sẽ bị sụp đổ ngay lập tức. Đế đối phó, Gia Cát Lượng nhẫn nhục khôi phục lại sự liên minh với Đông Ngô sau trận thua của Lưu Bị ở Hào Đình, bị Lục Tốn đốt sạch 40 doanh trại. Đích thân Gia Cát Lượng miễn cưỡng 6 lần ( theo Tam Quốc diễn nghĩa) cất quân đánh ra Kỳ Sơn khu vực Trường An của Nguỵ-Tào…Lần cuối cùng Gia Cát Lượng ốm chết trên gò Ngũ Trượng…
          Theo chính sử của Trần Thọ thời nhà Tấn, sống sau thời Tam Quốc 70 năm viết trong Tam quốc chí xác nhận: Gia Cát Lượng 6 lần cất quân bắc phạt đánh Nguỵ không thành là do bởi Gia Cát Lượng “ vô năng “( chữ dùng của sử gia Trần Thọ) …
          Tập Cận Bình có giống như Gia Cát Lượng nhận thấy: nếu bị các thế lực bên ngoài chọc xía vào những “tử huyệt” của mình, Trung Quốc sẽ rơi vào hỗn loạn và sụp đổ nhanh như nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
          Về bản chất, “nội tạng”, “cơ địa” Trung Quốc đang chứa đựng những “khối u ác”, “những tử huyệt” nếu bị virus bên ngoài thâm nhập vào sẽ kích động, xô đẩy đất nước Trung Hoa rơi vào tình cảnh hỗn loạn và sẽ bị phân liệt dẫn tới tai biến, đột quỵ…
          1/ Về Kinh tế:
          Sự phát triển kinh tế-xã hội nóng của Trung Quốc sau cải cách, mở cửa của Đặng Tiểu Bình  là sự phát triển của một “sinh thể” dựa vào sự xúc tác của các chất kích thích, tăng trọng thái quá. Sự tăng trưởng này chỉ đạt được những kết qủa ban đầu giống như gia súc lên cân nhanh, nhiều bộ phận trên cơ thể phát triển tăng theo ý muốn, không theo tự nhiên, xổi do đó không là một sinh thể khoẻ mạnh, có sức sống bền vững, tự thân…
          Những ‘thực phẩm chức năng” phục vụ cho tăng trưởng nóng của Trung Quốc: khai thác, vơ vét tận diệt môi trường thiên nhiên, tài nguyên, khoáng sản, bóc lột sức người; dựa vào nền đại công nghiệp xuất khẩu hàng hoá giá rẻ, chất lượng thấp, hàng nhái, hàng giả tạo tạo nên những thành quả, lợi nhuận, doanh thu chụp giật nhất thời…
          2/Về xã hội:
          Nội trị, Trung Quốc thi hành nhiều chính sách an sinh xã hội duy ý chí, tù mù và thiếu nhất quán. Ví dụ: chính sách đẻ một con; chính sách này đã dẫn tới nguy cơ mất cân bằng tự nhiên về tỷ lệ trai gái. Chính sách này đã đẩy một quốc gia vốn bị ăn sâu tư tưởng Khổng giáo: trọng nam khinh nữ vào trạng thái bất an về các thiết chế an sinh xã hội. Chính sách đẻ một con này  tạo nên những trận “động kinh” làm chấn thương, bất an  tâm thần, tâm lý trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa…


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

17/2/1979, TẠI SÌN HỒ LAI CHÂU, GẦN 1 TIỂU ĐOÀN BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG BỊ CHẾT OAN VÌ SỬ DỤNG AK TIỆP

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây và ngoài trời
 · 
Ngày 17/02/1979.

Vào ngày này 39 năm trước, đang ngủ ngon lành trong cái lạnh tê tái của miền biên ải thì nghe thấy tiếng đì đùng đâu đó. Cứ nghĩ là tiếng sấm đầu mùa nên lại vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Sáng mở mắt ra thì được thông báo Tầu đã tấn công từ khoảng 4 giờ sáng và đã chiếm được toàn bộ tuyến chốt đầu do tiểu đoàn 2 Sìn Hồ chốt giữ.
Tiểu đoàn 2 Sìn Hồ là một đơn vị bộ đội địa phương của huyện Sìn Hồ. Bộ đội toàn bộ là người địa phương và gần như là người dân tộc. Toàn bộ tiểu đoàn được trang bị 100% súng AK Tiệp. Cả tiểu đoàn đã chết oan một phần là do loại AK này. Súng rất đẹp, rất nhẹ (2.8kg chưa có đạn) nhưng không thể bắn chiến đấu tại chốt được với 2 lý do: một là khi bắn bị hóc đạn rất nhiều, và hai là bắn được hơn 1 băng đạn thì nòng súng nóng, nở ra, đạn chỉ đi được vài chục mét.
Khoảng 7-8 giờ sáng lác đác có vài anh lính từ chốt đầu của tiểu đoàn 2 Sìn Hồ rút chạy qua chốt của mình thông báo tiểu đoàn của họ chết hết rồi. Đang ngủ bị tấn công bất ngờ và súng AK của mình thì không bắn được.
Thế là chính thức từ 8 giờ sáng ngày 17/02/1979 tuyến chốt của tiểu đoàn mình được coi là chốt đầu của toàn hướng Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu. Trung đoàn mình là một trung đoàn bộ binh của quân khu 2, vào xây dựng chốt từ đầu tháng 01/1979. Cả trung đoàn được trang bị súng AK mới của Liên Xô và Trung Quốc (trước đây Trung Quốc viện trợ cgo mình, chưa dùng hết). Riêng tiểu đoàn mình được trang bị toàn bộ là súng AKM (là một loại súng AK mới được cải tiến của Liên Xô vào thời điểm đó) mới. AKM là một loại súng bộ binh cực kỳ tốt và đẹp. Vào đầu tháng 3/1979 mình có dịp bắn liên tục hết một thùng đạn 1.500 viên mà súng không bị sao, nòng súng không bị dãn nở. Một mình mình bắn, 3 người ngồi dưới hào lắp đạn vào băng cho mình. Đây có lẽ là một may mắn cho tiểu đoàn của mình so với tiểu đoàn 2 Sìn Hồ.

Sau khi chiếm xong tuyến chốt đầu, bọn Tầu áp sát tuyến chốt của tiểu đoàn mình nhưng không tấn công tiếp mà dàn trận đào công sự chốt lại. Khoảng 10-11 giờ đại đội mình được lệnh tấn công. Đại đội mình là đại đội vận động tấn công của tiểu đoàn, không có chức năng giữ chốt. Khi vận động lên đến chốt chính của tiểu đoàn thì toàn bộ tuyến chốt bị Tầu bắn pháo dữ dội và nhận được tin chốt đầu của tiểu đoàn mình bị xóa sổ. Tuyến chốt chính có độ cao 551mét, chốt đầu cao 649 mét, phía trước khoản hơn 1 km. Chốt đầu do 2 trung đội chốt giữ (1 trung đội của đại đội mình, 1 trung đội của đại đội khác) bị xóa sổ, sau này mới biết chỉ sống xót được có 3 người.
Bọn mình nằm áp sát xuống hào. Có lẽ trên đời không có nỗi sợ nào bằng nỗi sợ nằm dưới làn đạn pháo đang bắn vào mình. Tiếng đạn pháo xé gió rít lên khủng khiếp 5-6 giây trước khi chạm đất và phát nổ là thứ âm thanh khủng khiếp nhất trên đời. Mình rất sợ, chỉ biết áp sát người xuống đất. Nhiều anh còn sợ hơn mình rất nhiều, đái ra quần là chuyện bình thường. Có mấy anh sợ quá không đứng, không đi, không bò được nữa bị mình chửi cho. Những anh quá sợ thì sau nay gần như là chết hết. Pháo của Tầu bắn rất chính xác toàn rơi trúng chiến hào và cửa hầm vì chúng đặt pháo ở cao hơn trận địa của mình vài trăm mét. Đại đội mình và đại đội chốt đã bắt đầu có những thương vong đầu tiên.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đọc thơ lý giải tăng giá điện vào tháng 3


 17:21 22/05/2019

“Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn một câu thơ để khẳng định thời điểm tăng giá điện không phải mùa hè.
Sáng 22/5, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã dành gần một giờ để phát biểu. Quá nửa thời gian ông dành để giải trình cặn kẽ về vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm – việc tăng giá điện 8,36% từ 20/3.
Kiểm toán độc lập hàng năm
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện cũng rất đắt và tốn kém. Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần, cuối cùng đưa ra quyết định tăng 8,36% thay vì 9,26% như một trong các phương án đề xuất.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 dựa trên các thông số tính toán đầu vào. Biểu giá điện lũy tiến cũng đã được áp dụng từ năm 2011 và biểu giá này giúp người nghèo có lợi hơn bởi theo thống kê, số hộ gia đình trong cả nước tiêu dùng từ 200 kWh trở xuống chiếm 71%.
Pho thu tuong Vuong Dinh Hue doc tho ly giai tang gia dien vao thang 3 hinh anh 1
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoàng Hà.
Khẳng định về tính minh bạch của phương án tăng giá, Phó thủ tướng cho biết giá thành sản xuất kinh doanh điện, tình hình hoạt động của EVN đều được kiểm toán độc lập thực hiện hàng năm.

Công cuộc “đốt lò”, tám đại án và cô Ba Phượng

Tác giả: BTV Tiếng Dân

.
KD: Tiếng Dân tổng hợp tin tức các báo chính thống về các đại án, và có những thông tin riêng. Mình đưa lên để bạn đọc quan tâm thì chú ý. Khi báo chính thống đưa cụ thể, (nhất là những thông tin hiện vẫn còn úp mở), Blog sẽ cập nhật đầy đủ và xác thực hơn  
—————— 
Tám đại án sắp đưa ra xử
Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sáng 21/5, do ông Trần Quốc Vượng chủ trì. Ông Vượng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và là “cánh tay mặt” của bác Cả, đã nêu tên 8 đại án sắp xửtrong năm nay, trong đó có đại án Mobifone mua AVG, vụ mua bán công sản ở Đà Nẵng, vụ phù phép các khu đất vàng ở thành Hồ, vụ Sabeco…
Các “khúc củi” trong đại án tham nhũng Mobifone mua AVG
Một trong các vụ “đốt lò” lớn nhất là vụ đưa – nhận hối lộ tại Mobifone sẽ được xét xử trong năm 2019, theo trang Đầu Tư Tài Chính VN. Bài viết nhắc lại, trong vụ này, cơ quan chức năng khởi tố, bắt giam 9 bị cáo để điều tra về các tội đưa và nhận hối lộ, trong đó có 2 cựu Bộ trưởng 4T là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Tháng 4/2019, công an đã quyết định khởi tố, bắt giam ông Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT AVG.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

BÁO CHÍ BẮT ĐẦU OÁNH BẢN VIÊT-( BA PHƯỢNG)-CON GÁI RƯỢU CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG

Dự án VietCapital Center: Đường về tay Bất động sản Bản Việt của lô đất ‘kim cương’ 3A-3B Tôn Đức Thắng

NGHI ĐIỀN


Nhàđầutư
Sau nhiều ‘động tác’, lô đất 3A-3B Tôn Đức Thắng của Công ty Phương Nam - Bộ Quốc phòng đã được 'tư nhân hoá' thành công và trở thành dự án VietCapital Center với những căn hộ siêu đắt đỏ đồng thời là trụ sở mới của Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank).


Vertex

Phối cảnh dự án VietCapital Center, có tên thương mại là The Vertex Private Residences


Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Sở Công thương TP.HCM đã phê duyệt hợp đồng mẫu mua bán chung cư thuộc dự án VietCapital Center tại 3A-3B Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 3.341,2 m2, quy mô 40 tầng nổi, 5 tầng hầm với chiều cao 160m, trong đó 10 tầng từ 27-36 sẽ cung cấp 36 căn hộ siêu sang với diện tích từ 221-301m2.
Để bảo đảm cho sự hài lòng của khách hàng, chủ đầu tư dự án là CTCP Địa ốc Phương Nam 3A-2 đã thuê loạt công ty tư vấn uy tín tầm quốc tế như SOM (thiết kế kiến trúc quốc tế), WSP (tư vấn cơ điện), DarkHorse (thiết kế nội thất)...cùng nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam là Coteccons. Doanh nghiệp này cũng cam kết nội thất đều được nhập ngoại 100%.
Với mức chào hơn 10.000 USD/m2, tương đương mỗi căn hộ chạm ngưỡng 3 triệu USD, đây là một trong những chung cư có giá bán cao nhất Việt Nam.
Dự án sẽ chính thức được mở bán trong thời gian tới, khi chủ đầu tư hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để đáp ứng điều kiện bán bất động sản hình thành trong tương lai.

MUỐN VIẾT SỰ THẬT CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN, NGOÀI HỎI LÍNH PHẢI HỎI NHỮNG ÔNG TƯỚNG SẮP CHẾT?

Phạm Viết Đào.

HÌNH NHƯ NHIỀU ÔNG TƯỚNG KHÔNG SỢ BỌN TÀU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NHƯNG LẠI E SỢ BỌN TAY SAI CỦA TÀU TRÊN ĐẤT NƯỚC MÌNH?!
...

        Sau khi tôi tập hợp những bài viết rải rác về cuộc chiến tại chiến trường Vị Xuyên trong hơn chục năm qua, tôi in nó như một cuốn sách: “VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” để biếu tặng một số bạn bè…và cũng để thăm dò phản ứng…
        Những người không có kiến thức, thông tin gì về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, sau khi đọc tập “VỊ XUYÊN” của tôi thì khen, động viên, biểu dương, khích lệ đánh giá cao nhiệt huyết của tôi. Còn những người am hiểu về cuộc chiến, chiến trường Vị Xuyên, sau khi đọc họ chỉ khen tinh thần, thái độ và công phu của tác giả, còn sự thật về cuộc chiến này thì họ cho rằng: người viết mới chỉ nhìn thấy ngọn, cái bề nổi của “tảng băng chìm” Vị Xuyên…

TÀO THÁO KHÔNG DÁM XƯNG ĐẾ CÓ GIỐNG TẬP CẬN BÌNH, NGUYỄN PHÚ TRỌNG SỢ PHẾ BỎ MARX-LÊ

Vì sao Tào Tháo đến khi chết vẫn không dám xưng đế? Tất cả nằm ở 3 bí mật sau

Như Quỳnh | 
Vì sao Tào Tháo đến khi chết vẫn không dám xưng đế? Tất cả nằm ở 3 bí mật sau

Theo lời của Tào Tháo thì: "Nếu thiên mệnh chỉ trúng tôi, vậy thì tôi sẽ làm Cơ Xương Chu Văn Vương!"

Tào Tháo là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc, xuất thân tầm thường nhưng lại là một người có chí hướng, có tham vọng, cùng với sự khôn ngoan của mình, ông đã vùng lên trong loạn Đổng trác những năm cuối thời Đông Hán.
Sau khi Đổng Trác mất, Tào Tháo tiếp nhận ý kiến của Tuân Úc và Trình Dục, đón Hán Hiến Đế đến Hứa Xương vào năm đầu Kiến An (năm 196 sau Công nguyên) và bắt đầu giai đoạn lịch sử "mượn danh nghĩa thiên tử thống lĩnh chư hầu", biến vị hoàng đế 15 tuổi thành con rối của mình, biến sứ mệnh của mình trở nên danh chính ngôn thuận.
Dựa vào con át chủ bài là hoàng đế này, Tào Tháo chiếm một lợi thế tuyệt đối trong chính trị, từ đó, diệt Viên Thiệu, bình Lữ Bố, dần dần thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, khôi phục lại chức thừa tướng, phong Ngụy Vương, và tạo nên bá nghiệp, đặt nền móng cho cục diện chân vạc Tam Quốc.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Thương mại căng thẳng, công ty TQ bí mật 'sơ tán' sang Việt Nam

 

'
Nhiều công ty Trung Quốc âm thầm chuyển nhà máy sang Việt Nam giữa lúc cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các công ty trên lên kế hoạch dịch chuyển trong lặng lẽ vì sợ phản ứng từ nhiều phía như người lao động, nguồn cung cấp...  
Thương mại căng thẳng, công ty TQ bí mật 'sơ tán' sang Việt Nam
Các cuộc phỏng vấn với những chủ nhà máy trên cho thấy, họ sợ bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Để khỏi phải đối mặt với phản ứng trực tiếp từ nhiều phía, họ quyết định giữ bí mật ý định của mình.
“Nhiều công ty cho rằng việc chuyển nhà máy vào lúc này khó và mất nhiều chi phí hơn những công ty đã có quyết định tương tự cách đây 2 năm, vì thế, họ không sẵn sàng tiết lộ kế hoạch”, Liu Kaiming, đứng đầu Viện Quan sát đương thời đóng tại Thâm Quyến nói. Viện này chuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc.
Thương mại căng thẳng, công ty TQ bí mật 'sơ tán' sang Việt Nam
“Để di chuyển, các công ty phải lên kế hoạch ngừng sản xuất và bồi thường cho người lao động một cách kỹ càng, xem xét phản ứng của nhà cung cấp, vấn đề giao động giá chứng khoán…Họ phải làm những việc đó một cách lặng lẽ”, ông Liu nói.
“Một khi thông tin di chuyển được công bố, hàng loạt tin đồn không có lợi cho công ty sẽ nảy sinh. Hiện giờ, khi cuộc chiến thương mại đang leo thang, nguy cơ thậm chí lớn hơn. Dù ngày càng nhiều ngành bị ảnh hưởng song đa phần các công ty ngại bày tỏ quan điểm công khai”.
Một số nhà sản xuất hy vọng, việc di chuyển của họ không gây chú ý để tránh cuộc chiến mới về thuế.
Thương mại căng thẳng, công ty TQ bí mật 'sơ tán' sang Việt Nam
“Năm ngoái, giày dép không nằm trong danh sách tăng thuế. Chúng tôi làm mọi việc lặng lẽ, tránh lên tiếng về chủ đề chiến tranh thương mại vì sợ Tổng thống Mỹ sẽ nhận ra và nhắm vào ngành này”, một giám đốc công ty dệt may Trung Quốc chuyên gia công giày cho các thương hiệu lớn nói.
Nữ giám đốc nói thêm, hiện giờ bà đã có các nhà máy đặt ở Việt Nam cũng như các nhà máy đang vận hành ở Trung Quốc.
“Lúc này chúng tôi đang đối mặt với những bất ổn do chiến tranh thương mại leo thang. Bây giờ là thời điểm nhạy cảm với các cuộc đàm phán thương mại, vì thế chúng tôi phải giữ yên lặng và không gây chú ý. Khách hàng của chúng tôi là các thương hiệu nổi tiếng thế giới và họ chắc chắn không muốn mắc kẹt ở giữa Mỹ và Trung Quốc hay đứng về phía nào”, nữ giám đốc người Trung Quốc nói.
“Hiện tại, hiếm công ty nào đóng cửa toàn bộ và chuyển hết nhà máy khỏi Trung Quốc trong thời gian ngắn. Thông thường, các công ty lập nhà máy mới ở Việt Nam và Campuchia, rồi khi hoạt động trôi chảy thì luân chuyển nhân công giá rẻ ở nhà máy tại Dongguan. Các đơn vị còn lại ở Dongguan chỉ tập trung vào nghiên cứu, phát triển và nhận đơn hàng từ các thị trường không phải Mỹ”, Zhou Pingxu, một nhà sản xuất tại Dongguan, Trung Quốc nói.
Ông Zhou nói thêm: “Những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump làm hiện giờ khiến mọi người đều hoảng loạn, đặc biệt là các công ty nhỏ hơn”.
Hoài Linh
( Vietnamnret)

BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ-TRUNG ( PHẦN 1+2)

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung
Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Cuốn cổ thư của Đại Việt nhiều lần làm chấn động Trung Nguyên – P1

Huyền sử cho rằng, cuốn cổ thư mang tên Dụng binh yếu chỉ này xuất hiện từ thời Lĩnh Nam, giúp các nữ tướng nước ta nhiều lần ngăn bước quân Hán, bại 12 đại tướng, khiến 45 vạn quân tử trận, chấn động Trung Nguyên. Không chỉ thế, theo chiều dài lịch sử, cuốn sách này được các anh hùng Đại Việt sử dụng để làm nên những chiến công vang dội bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc.

Thiên tài chắp bút

Người chắp bút cuốn cổ thư này không phải là một nam nhân, mà là một nữ nhân. Bà chính là nữ danh tướng Thánh Thiên thời Hai Bà Trưng (Xem bài: Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương”).
Theo truyền thuyết, bà vốn là người đĩnh ngộ, học một biết mười; năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều nắm được; năm 12 tuổi đã có tài văn chương. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì Thánh Thiên võ công không cao, tính tình điềm đạm như một khuê nữ, nhưng bà lại đọc sách rất nhiều.
Thánh Thiên rất ham mê tìm hiểu binh pháp. Những cuốn sách khiến bà say mê nghiên cứu là:
  • “Lục thao” của Khương Tử Nha, đây là cuốn sách về luyện quân, chiến lược, chính lược.
  • “Việt tộc binh pháp” không rõ tác giả, có thể là của Phương chính Hầu Trần Tự Minh, ông tổ của dòng họ Trần, người tổng chỉ huy quân đội dưới thời vua An Dương Vương.
  • “Tôn Tử binh pháp” của Tôn Tử.
  • “Tôn Ngô binh pháp” từ binh thư của Tôn Tử và Ngô Khởi ghép lại mà thành.
Dụng binh yếu chỉ
Bản “Binh pháp Tôn Tử” vào thời Càn Long. (Ảnh qua Wikipedia)
Khi Thánh Thiên dựng cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận giao tranh với quân Hán, nhận thấy “Tôn Tử binh pháp” và “Tôn Ngô binh pháp” không phù hợp với khí hậu, địa thế Lĩnh Nam, Thánh Thiên đã dùng sở học cùng kinh nghiệm của mình, tham chiếu sách xưa để soạn ra cuốn “Dụng binh yếu chỉ” gồm 36 thiên. Trong đó dạy cách dùng binh.

Lược khảo tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng Ngô Đình Diệm

Bởi
 AdminTD
 -

Võ Văn Quản
18-5-2019
“Không thể viết lịch sử bằng định kiến. 
Cả hai phía của câu chuyện đều cần phải được xét đến, 
ngay cả khi chỉ có một phía mà thôi’
John Betjeman, Tình đầu – Tình cuối (1952)
Sẽ quá đơn giản để làm xấu hình ảnh của một con người, đặc biệt khi những người chấp bút viết lại lịch sử không cùng “phe” với người ấy. Sau Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, Ngô Đình Diệm chắc chắn là một nhân vật đáng thương như vậy.
Ông bị chính các đồng chí của mình ám sát và được chôn cất vội vàng tại nơi ngày nay là Công viên Lê Văn Tám; bị ác quỷ hóa dưới tay báo chí và các công trình nghiên cứu của “bên thắng cuộc”. Điều chắc chắn là chúng ta rất khó phân tích, bình luận di sản chính trị của Ngô Đình Diệm một cách lý tính mà không tránh khỏi sự tức giận từ cả hai phía của chiến tuyến xưa cũ. Thậm chí sẽ có người cho rằng người viết “phạm thượng” khi dám đặt Ngô Đình Diệm ngang hàng với Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, dù nói gì đi chăng nữa, họ Ngô vẫn là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Và sẽ là thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không thể nghiên cứu về tư tưởng chính trị, quản trị, pháp luật của Ngô Đình Diệm; đặc biệt trong tương quan so sánh với Hồ Chí Minh – nhân vật đã trở thành ngôi sao chính trị từ thập niên 20 của thế kỷ 19, và vụt sáng trở thành thần tượng lãnh đạo trên toàn Việt Nam sau trận Điện Biên Phủ.
Khảo lược so sánh ngắn này hy vọng có thể cung cấp một cái nhìn khách quan mang tính nội hàm thông tin nhiều hơn là bình luận, phê phán hay ca ngợi bất kỳ định hướng nào.
Tư tưởng về sở hữu đất đai
Đất đai cho đến ngày nay vẫn là vấn đề chính trị nhạy cảm nhất tại Việt Nam. Vậy nên không có gì lạ khi người viết đặt tư tưởng của cả hai vị lãnh tụ này trong vấn đề đất đai là thứ cần được nghiên cứu đầu tiên.
Quan điểm riêng của ông Hồ Chí Minh có phần rất thực dụng. Theo ông, nông dân Việt Nam không chỉ là lực lượng nòng cốt cho hoạt động cách mạng tại Việt Nam, mà còn là những người đóng góp nhiều nhất cho cách mạng. Vì vậy, ngay khi chuẩn bị tiếp quản Hà Nội và các tỉnh thành quan trọng phía Bắc, năm 1953, ông đã khẳng định“Chính phủ quyết định phải triệt để giảm tô, để nông dân được hưởng lợi ích bước đầu của họ, để nông dân hăng hái đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến”. Cách nhìn này, vì vậy, chưa phản ánh được một quan niệm, hay nói đúng hơn là niềm tin pháp lý thuần túy của riêng ông về tư hữu đất đai. Nó được dùng để phục vụ cho động cơ chính trị nhiều hơn.