20/05/2019 09:44 GMT+7
'
Nhiều công ty Trung Quốc âm thầm chuyển nhà máy sang Việt Nam giữa lúc cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các công ty trên lên kế hoạch dịch chuyển trong lặng lẽ vì sợ phản ứng từ nhiều phía như người lao động, nguồn cung cấp...
Các cuộc phỏng vấn với những chủ nhà máy trên cho thấy, họ sợ bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Để khỏi phải đối mặt với phản ứng trực tiếp từ nhiều phía, họ quyết định giữ bí mật ý định của mình.
“Nhiều công ty cho rằng việc chuyển nhà máy vào lúc này khó và mất nhiều chi phí hơn những công ty đã có quyết định tương tự cách đây 2 năm, vì thế, họ không sẵn sàng tiết lộ kế hoạch”, Liu Kaiming, đứng đầu Viện Quan sát đương thời đóng tại Thâm Quyến nói. Viện này chuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc.
“Để di chuyển, các công ty phải lên kế hoạch ngừng sản xuất và bồi thường cho người lao động một cách kỹ càng, xem xét phản ứng của nhà cung cấp, vấn đề giao động giá chứng khoán…Họ phải làm những việc đó một cách lặng lẽ”, ông Liu nói.
“Một khi thông tin di chuyển được công bố, hàng loạt tin đồn không có lợi cho công ty sẽ nảy sinh. Hiện giờ, khi cuộc chiến thương mại đang leo thang, nguy cơ thậm chí lớn hơn. Dù ngày càng nhiều ngành bị ảnh hưởng song đa phần các công ty ngại bày tỏ quan điểm công khai”.
Một số nhà sản xuất hy vọng, việc di chuyển của họ không gây chú ý để tránh cuộc chiến mới về thuế.
“Năm ngoái, giày dép không nằm trong danh sách tăng thuế. Chúng tôi làm mọi việc lặng lẽ, tránh lên tiếng về chủ đề chiến tranh thương mại vì sợ Tổng thống Mỹ sẽ nhận ra và nhắm vào ngành này”, một giám đốc công ty dệt may Trung Quốc chuyên gia công giày cho các thương hiệu lớn nói.
Nữ giám đốc nói thêm, hiện giờ bà đã có các nhà máy đặt ở Việt Nam cũng như các nhà máy đang vận hành ở Trung Quốc.
“Lúc này chúng tôi đang đối mặt với những bất ổn do chiến tranh thương mại leo thang. Bây giờ là thời điểm nhạy cảm với các cuộc đàm phán thương mại, vì thế chúng tôi phải giữ yên lặng và không gây chú ý. Khách hàng của chúng tôi là các thương hiệu nổi tiếng thế giới và họ chắc chắn không muốn mắc kẹt ở giữa Mỹ và Trung Quốc hay đứng về phía nào”, nữ giám đốc người Trung Quốc nói.
“Hiện tại, hiếm công ty nào đóng cửa toàn bộ và chuyển hết nhà máy khỏi Trung Quốc trong thời gian ngắn. Thông thường, các công ty lập nhà máy mới ở Việt Nam và Campuchia, rồi khi hoạt động trôi chảy thì luân chuyển nhân công giá rẻ ở nhà máy tại Dongguan. Các đơn vị còn lại ở Dongguan chỉ tập trung vào nghiên cứu, phát triển và nhận đơn hàng từ các thị trường không phải Mỹ”, Zhou Pingxu, một nhà sản xuất tại Dongguan, Trung Quốc nói.
Ông Zhou nói thêm: “Những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump làm hiện giờ khiến mọi người đều hoảng loạn, đặc biệt là các công ty nhỏ hơn”.
Hoài Linh
( Vietnamnret)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét