Giáo Dục VN
Theo đó, phải dựa vào hành vi vi phạm chứ không ảnh hưởng đến quyền nhân thân của các đồng chí.
Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi về việc, Bộ Nội vụ đánh giá như thế nào về việc có nhiều cán bộ, công chức viên chức có con được nâng điểm trong kỳ thi trung học quốc gia năm 2018?
Theo Bộ Nội vụ có nên công khai tên tuổi, chức danh của những cán bộ, công chức, viên chức này không?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức cho rằng, quy định pháp luật thì rất rõ sai phạm đến đâu, xử lý đến đó.
Theo ông Long, vấn đề là công bố danh tính để làm gì nếu các đồng chí đó có hành vi vi phạm sẽ xử lý theo các quy định của pháp luật.
Quy định về pháp luật hình sự, hành chính nếu phát hiện ra hành vi vi phạm có việc là tác động để chạy điểm thì xử lý nghiêm. Và lúc đó đương nhiên có công bố danh tính hay không ở giai đoạn tố tụng nào theo quy định pháp luật.
Còn ngược lại, nếu chúng ta thấy việc công bố danh tính thì cần cân nhắc nhiều vấn đề.
Phải dựa vào hành vi vi phạm chứ không ảnh hưởng đến quyền nhân thân của các đồng chí.
Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, liên quan đến gian lận thi cử tại các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/5, trả lời các câu hỏi của báo chí về quá trình điều tra, đại diện Bộ Công an, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố 3 vụ án liên quan đến gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Đến nay, đã khởi tố 16 bị can, xác định 222 học sinh được nâng điểm và chuyển kết quả đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợp với các trường đại học và các địa phương để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Trinh Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét