Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

TẬP CẬN BÌNH ĐỐI ĐẦU VỚI NHỮNG “ĐẠI KỴ” KHIẾN NAPOLEON BONAPARTE VÀ NIKITA KHRUSHCHEV SUY SỤP…

 Phạm Viết Đào.


          “Napoleon Bonaparte sinh 15 tháng 8 năm 1769  5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Phápcũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.
          Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sĩ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất  thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạtbán đảo Ý.
          Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó (1804)Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp vào năm …”
          ( WikiPedia)
          Cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789 đã xô đấy xã hội Pháp vào một giai đoạn hỗn mang, bùng nổ. Napoleon nổi lên như một người hùng, nhà quân sự kiệt xuất của nền Đệ nhất Cộng hòa. Napoleon đã dẹp tan các thế lực ( các sứ quân-các nhóm lợi ích của nước Pháp) để thu được quyền lực về mình nhờ thiên tài quân sự, tài dụng pháo binh…
          Thế nhưng, khi Napoleon nắm được quyền hành, ông đã không tiếp tục mục tiêu đã được mặc định: xây dựng một nhà nước cộng hòa tại Pháp. Napoleon lại quay sang làm vua, phản bội lại cái lý tưởng, mục tiêu mà nhờ đó mà Napoleon trở thành người hùng.
          Do hành động tráo trở này của Napoleon, nhà soạn nhạc thiên tài Đức Ludwig van Beethoven đã tức giận xé bản giao hưởng ông định viết tặng, suy tôn người anh hùng Napoleon; Beethoven đã chỉ để lại tên cho bản giao hưởng số 3 mang tên Anh hùng…
          Tham vọng trở thành ông vua của một đế chế, thay cho thủ lĩnh của một nền cộng hòa, mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng 1789 đề ra, tham vọng này đã đẩy Napoleon vào tử địa. Napoleon đã bị liên quân Nga, Anh lần lượt đánh bại và Napoleon đã bị đày ải cho đến chết…
          Nikita Khrushchev (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
          “Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) từ năm1958 đến 1964. Khrushchyov chịu trách nhiệm cho việc Phi Stalin hóa Liên Xô, ủng hộ chương trình không gian của Liên Xô, chính sách ngoại giao thân thiện hơn với phương Tây và nhiều cải tổ tương đối tự do trong chính sách đối nội.
          Năm 1964, (nhân chuyến đi nghỉ nước ngoài), ông bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi những người đồng chí của mình trong đảng và được thay thế bởi Leonid Brezhnev trong chức vụ tổng bí thư và Aleksey Kosygin lên làm thủ tướng…”
( WikiPedia)        


Khrushchev bị cánh bảo thủ Liên Xô trung thành với chế độ độc tài toàn trị hạ bệ.

          Napoleon chỉ có “giặc ngoài”, còn Khrushchev tiềm ẩn bởi thù trong; Riêng Tập hiện nay, cùng lúc phải đương đầu cả với giặc ngoài lẫn thù trong: đó là các nhóm lợi ích không cũng cánh và dân chúng Trung Hoa chán chế độ CS Trung Hoa thối nát. Người dân hy vọng Tập Cận Bình tấn công vào đám hổ ruồi của chế độ, nhân đó truy diệt tận gốc rễ đẻ ra “hổ ruồi”.
          Thế nhưng khi đạt được những vị trí đầu cầu, nắm chắc chiếc ghế quyền lực rồi thì Tập lại thiết lập một chế độ độc tài toàn trị cổ hủ hơn, kéo lùi lịch sử Trung Hoa về hàng ngàn năm...
          Lịch sử của chính trị thế giới suốt mấy trăm năm qua chứng minh: Không thể diệt hủ bại của một nền hành chính bằng ý chí, sức mạnh độc tài của một vài cá nhân hay của một tập thể hạn hẹp cho dù họ tinh hoa, tinh quái đến đâu. Bởi sức mạnh hay ý chí của cá nhân là hạn hẹp vì thượng đế cũng cho phép họ chỉ tồn tại nhất thời, họ không được quyền thay thượng đế.
          Muốn kỷ cương luật pháp được duy trì lành mạnh, trước tiên phải thiết kế cho được thể chế độc tài toàn trị của toàn dân. Chế độ đó phải có dân tham gia, giám sát, (tức dân chủ) thì đó mới có khả năng hạn chế sự hủ bại của guồng máy quan liêu, bảo thủ cố hữu vốn mang bản tính nhà nước…( Dễ trăm lầm khoogn dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong…)
          Napoleon bị thảm bại bởi cái tham vọng đế chế bảo thủ, phản bội lại nền cộng hòa. Còn Khrushchev thị bị thụt “hố tử thần” bởi các thế lực bảo thủ trong đảng CS Liên Xô giai đoạn 1964…
          Khrushchev là người sớm nhận ra mặt hạn chế, hủ bại của thể chế CS của Liên bang xô viết nên ông muốn thay đổi, cải cách nó. Chính vì ý tưởng đó mà Khrushchev bị đồng chí của ông vu cho là xét lại và lật đổ.
          Có thời, Trung Quốc lưu hành sang tận Việt Nam loạt bài phê phán chủ nghĩa xét lại Liên Xô do Khrushchev khởi xướng. Có 1 bài còn viếtKhrushchev tôn Tito làm thầy.
          Tập Cận Bình giống Napoleon ở chỗ: ông tiếp thu một nền hành chính hủ bại Trung Quốc cuối thế ký XX mang danh CS, chế độ này giống chế độ chuyên chế phong kiến nước Pháp cuối thế kỷ XVIII. Đó là những nền hành chính đòi hỏi phải thay đổi mang tính cách mạng nếu muốn tạo điều kiện cho xã hội phát triển.
          Giống như Napoleon, có thể do cả hai đều xuất thân từ dòng dõi quý tộc nên bị cái gen di truyền quá mạnh ám. Khi cuộc cách mạng đạt được một số tiền đề thì họ, cả hai đều quay ngoắt lại phản bội mục tiêu ban đầu của cách mạng. Do vậy “đả hổ diệt ruồi”do Tập Cận Bình cuối cùng lại chỉ dừng lại như là chiêu trò, là mưu mô chính trị, để dành cái “ngai vàng” cho bản thân ông ta.
          Tập Cận Bình thay đổi điều lệ Đảng, thay đổi Hiến pháp để xác định chế độ làm TBT trọn đời. Tập trở thành vua trọn đời của đất nước Trung Hoa trên 1,3 tỷ dân có diện tích đứng thứ 3-4 thế giới.

          Như vậy, rủi ro, những “đại kỵ” mà Tập Cận Bình đang bị mai phục, đang phải đương đầu chắc chắn sẽ được cộng dồn từ 2 danh nhân của nước Pháp và Liên Xô: Napoleon Bonaparte và Nikita Khrushchev…

( Rút từ trong tập  VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)
Liên hệ chia sẻ: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT 0382598746


Không có nhận xét nào: