Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Khởi tố ông Lê Thanh Thản là không hợp lý; Cố lên các chị các anh, làm nhanh thì sẽ càng nhanh vào lò


Khởi tố ông Lê Thanh Thản là không hợp lý

11-7-2019
Vụ khởi tố xử lý hình sự cá nhân ông Lê Thanh Thản tôi cho là bất hợp lý, việc này cho thấy sự bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện tại.
Những hành vi như xây quá số tầng, xây sai giấy phép, thì đó đều là những hoạt động của pháp nhân. Đúng ra sai phạm nếu có thì nên xử lý hình sự đối với pháp nhân thay vì cá nhân. Bộ luật hình sự hiện nay đã có quy định xử lý hình sự pháp nhân rồi.
Hiện tại Bộ luật hình sự đã có quy định về xử lý hình sự pháp nhân thương mại, luật có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng theo dõi thì thấy từ bấy đến nay một năm rưỡi mà chưa có vụ xử lý hình sự pháp nhân thương mại nào.
Trong Bộ luật hình sự đã có quy định tại Điều 82. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có biện pháp: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
Như vậy, trong việc xây dựng sai trái, như của tập đoàn Mường Thanh, thì pháp luật đã dự liệu đặt ra vấn đề xử lý theo góc độ pháp nhân, thay vì cá nhân.

Việt Nam và vấn đề Đảng CS xác định ba 'thế lực thù địch'

"Trên thế giới này, không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn," đó là câu nói được nhiều người biết đến từ thế kỷ trước của cố Thủ tướng Anh, ngài Winston Churchill (1874-1965).

Ông Võ Văn Thưởng (thứ hai, trái sang, hàng trước) cùng các đại biểu tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sở dĩ tôi chợt nhớ tới câu nói này vì mới đây tại Việt Nam, báo chí và truyền thông có đưa tin bài về một phát biểu của đương kim Trưởng Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản, ông Võ Văn Thưởng.

Trong phát biểu hôm 5/7/2019, ông Võ Văn Thưởng có nhắc đến khái niệm thù địch, mà theo phân loại của ông thì có ba nhóm:
  1. "Những người nghiên cứu lý luận thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh chính trị giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
  2. "Lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài kết hợp với số chống đối, bất mãn trong nước để lập các tổ chức...như Việt Tân, Việt Nam Phục Quốc...;"
  3. "Lực lượng len lỏi, phức tạp không khó để nhận ra nhưng lại rất khó về đấu tranh đó là cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên từng giữ chức vụ trung cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của chúng ta, suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa."

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chọn sai là có tội với dân, với nước; Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: "Không thể từ đi xe đạp nhảy lên tàu vũ trụ được"

10:28 | 10/07/2019

|
Phản hồi về thông tin ông Phạm Hữu Sơn - Tổng giám đốc TEDI , đơn vị tư vấn đường sắt cao tốc Bắc Nam cho Bộ GTVT nói về việc chuyên gia Đức, Hà Lan chọn tàu tốc độ 200 km/giờ sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thừng bác bỏ.
Chia sẻ với phóng viên Dân Trí, chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải cho rằng: Đường sắt tốc độ cao Việt Nam ở tốc độ nào hợp lý, hiệu quả nhất chứ không cần nhanh nhất, các nước hiện đại mà còn thấy tàu chạy hơn 350km/giờ không hiệu quả phải chuyển xuống loại tàu 200km/giờ thì huống chi Việt Nam, chưa vận hành tuyến đường sắt cao tốc nào mà đã bảo lạc hậu!


duong sat cao toc bac nam khong the tu di xe dap nhay len tau vu tru duoc
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cần làm rõ sự hợp lý trong thiết kế tàu sắt cao tốc mà Bộ GTVT  đưa ra là phải 350km/giờ cùng phân kỳ đầu tư kéo dài 30 năm (Ảnh Nguyễn Tuyền)
 

Dân Trí xin tiếp tục trích đăng ý kiến và phản biện của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan xung quanh chủ đề đường sắt cao tốc Bắc Nam.Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cần làm rõ sự hợp lý trong thiết kế tàu sắt cao tốc mà Bộ GTVT  đưa ra là phải 350km/giờ cùng phân kỳ đầu tư kéo dài 30 năm (Ảnh Nguyễn Tuyền)

BẮT VŨ VĂN NINH ĐỂ TÒI RA " ÔNG BẦU" NGUYỄN TẤN DŨNG

Vũ Văn Ninh từng là con rối trong tay Nguyễn Tấn Dũng

Bá Tân
11-7-2019
Sau khi đào xới một số vụ việc mang tính đại diện, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có văn bản đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Ninh, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra hai sai phạm cụ thể của ông Vũ Văn Ninh: quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh, trái với kết luận của Bộ Chính trị. Ông Ninh có gan to hơn trời, theo kết luận nói trên, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ cả gan đối đầu với Bộ Chính trị, bộ máy nắm quyền sinh/ sát vận mệnh chính trị của đội ngũ cán bộ, nhất là giàn cán bộ cao cấp.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ xướng tên hai địa chỉ sai phạm nghiêm trọng, trong đó có phần “đóng góp” to lớn của ông Ninh. Thực ra trong thời gian ngồi ghế Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Ninh trở thành “tác nhân” dẫn đến hàng loạt đại dự án đổ bể, làm cho nền kinh tế vốn đã yếu ốm, càng trở nên què quặt.
Không phải đến lúc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra kết luận, việc làm cần thiết nhưng quá muộn, ngay từ lúc ông Ninh đương chức Phó Thủ tướng, người ta không khó nhận ra giá trị thật con người này: Năng lực quá yếu kém, nói năng lủng củng, chỉ đạo công việc như gà mắc tóc.
Điểm nổi bật nhất của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là cam phận làm “con rối” trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Quan hệ cặp đôi Nguyễn Tấn Dũng – Vũ Văn Ninh luôn lộ rõ tầng nấc ông chủ với thuộc hạ. Nguyễn Tấn Dũng đầy mưu mô trong việc sai khiến thuộc cấp, còn Vũ Văn Ninh ngoan ngoãn y lệnh trong mọi trường hợp, kể cả làm trái với Bộ Chính trị. Nguyễn Tấn Dũng “có tài” làm cho Vũ Văn Ninh (cũng như không ít thuộc cấp khác) coi ông ta to hơn cả Bộ Chính trị. Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa, nhiều thuộc cấp rơi xuống vực sâu, chính là vì “cái tài” ấy.

Cặp đôi Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Vũ Văn Ninh. Nguồn: DT

VÌ SAO LẠI LÀ NGUYỄN THỊ KIM NGÂN ĐI TRUNG QUỐC;HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - LOẠN VÀ HỌA TỪ ĐÀN BÀ

Nguyễn Thị TínhKết quả hình ảnh cho Tuyên phi Đặng Thị Huệ do Lê Vân đóng

Nhân vật nữ trở thành hiện tượng của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX. “Cái đối tượng mà nền văn học cũ không dám nhắc đến, thì nay trở thành thần tượng của nền văn học mới. Người đàn bà xuất hiện ở mọi nơi, trở thành vị nữ hoàng mà hào quang và uy tín lấn át mọi thần tượng khác”[1]. Trong xu thế “thần tượng”, “hào quang”, “uy tín” đó, các tác giả văn chương thế kỉ XIX phần nhiều trân trọng, ngợi ca, đề cao phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có những tiếng nói ngược dòng. Điều này thể hiện rõ trong tiểu thuyết chương hồi lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

NHỚ VỀ "CHIẾN DỊCH MB 84"- 1200 BỘ ĐỘI ĐÃ HY SINH TRONG NGÀY 12/7/1984 TẠI THANH THỦY-VỊ XUYÊN ( Bài 3)

 "Khi một nhà văn buộc phải cầm bút thay thế cho nhà viết sử thì đất nước đó đã bắt đầu điêu linh"!
(Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản )

Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
THUNG LŨNG CỦA NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ ( Phần 1)

Ký sự về trận 12/7/1984, của Đặng Việt Châu[1]



[1] Nguyên chính trị viên D3, E876, F356.


Ngày 8/7/1984
Về đến làng Mè thì tiểu đoàn đã tổ chức hành quân. Tôi trở lại sở chỉ huy trung đoàn hỏi rõ vị trí tập kết của đơn vị. Rạng sáng ngày 10/7 mới tìm gặp được anh Kham tham mưu trưởng, anh trực tiếp đưa tôi đến căn hầm cạnh đường xuống cầu treo Thanh Thủy tại khu vực kilomet 6-vị trí tập kết của tiểu đoàn. Lúc này Thanh cũng vừa đi kiểm tra đơn vị trở về. Chia tay, anh Kham nắm chặt tay tôi bịn rịn như không muốn rời.
Hơn 2 tuần căng thẳng lặn lội trinh sát nắm địch, đồng thời tổ chức cho đơn vị làm các công tác chuẩn bị cũng như hành quân chiến đấu. Trông thể trạng Thanh rất mệt mỏi. Sau khi trao đổi sơ bộ tình hình đơn vị Thanh xin phép đi ngủ để lấy sức.
18h ngày 11/7, tiểu đoàn được lệnh hành quân chiếm lĩnh vị trí chiến đấu. Đồng chí Thanh lại trực tiếp dẫn từng phân đội vào vị trí chiến đấu của mình.
20h Thanh mới trở về sở chỉ huy tiểu đoàn tại hẻm núi đối diện với D3-cách mục tiêu khoảng 500m. (Hẻm núi này là nơi cất giữ nhiều hũ đựng tro cốt người quá cố, chắc là của dân bản Nậm Ngặt)
Hai chúng tôi cùng đi kiểm tra đơn vị lần cuối. Suốt cả tuần, trời mưa không dứt. Đất mềm nên lính ta cũng nhanh chóng moi được mỗi anh một cái hầm cóc, có anh đã tranh thủ đánh giấc.
Tới Đột kích 1, phân đội đi đầu kể cả đồng chí C trưởng Nguyễn Văn Minh đều lưng trần chân đất, nai nịt gọn gàng sẵn sàng xung trận. Phải nói rằng tinh thần chiến đấu của bộ đội ta lúc này rất tốt. Suốt 3 ngày đêm, kể từ lúc hành quân vượt Cốc Nghè. Mưa lạnh cơm sấy, nước suối mà chẳng hề có tiếng kêu ca phàn nàn. Khi về tới các phân đội trực thuộc, anh em xin ăn hết khẩu phần cơm sấy và thịt hộp dự phòng để khi xuất kích cho nó gọn. Thanh không nói gì. Hai chúng tôi im lặng trở lại sở chỉ huy. Khi chỉ còn tôi và anh, Thanh mới nhỏ nhẹ nói: “Cứ để cho anh em nó ăn, chứ biết ngày mai có còn nữa không mà ăn.” (Mỗi khi nhớ lại mà cảm thấy xót xa...)

                         Tác giá, CCB Đặng Việt Châu và Blog P.V.Đ.
21h Thanh lên cơn sốt người nóng rực, hai hàm răng va vào nhau lập cập. Tôi gọi đồng chí Ba quân y sĩ cho tiêm thuốc hạ sốt và trợ sức. Nửa giờ sau cơn sốt hạ, Thanh bảo đói, muốn ăn cái gì đó nong nóng. Tôi cho bộ đội quây kín chăn dùng ăng-gô lấy một nắm đậu xanh nấu cháo pha với sữa bảo Thanh uống và nói với anh rằng: “Lúc này mọi công việc coi như đã ổn, tinh thần bộ đội tốt. Thắng bại là ở ông, gắng mà ăn hết chỗ cháo này.”
Nhưng Thanh cũng chỉ ăn được rất ít. Thanh nói nhỏ với tôi: “Giá được bát canh rau thì hay biết mấy”. Lúc này tôi mới nhớ ra, trên đường tiền nhập. Khi qua bản Nậm Ngặt tôi có nhặt được một quả bí non bằng nắm tay và đã nhét vào cóc ba lô của mình. Tôi bảo đồng chí Khanh liên lạc lấy ra luộc chín, Thanh ăn được nửa quả bí luộc và uống hết chỗ nước canh, rồi thiêm thiếp ngủ...
BLOG P.V.Đ và chị Lan vợ LS Thanh Tiểu đoàn trưởng D 3, E 876, F 356
hy sinh trong trận 12/7/1984; Ảnh chụp tại Lễ ra mắt CCB F 356 tháng 3/2019

0 h 10 phút ngày 12/7
Đồng chí Hồ Sĩ Hoa C phó C11 trở lại sở chỉ huy. Lúc này Thanh đã trở dậy ngồi túc trực bên máy bộ đàm. Tôi đang tranh thủ chợp mắt. Sau khi trao đổi với đồng chí Hoa tình hình phía trước, Thanh gọi tôi dậy và bảo anh sẽ đi lên phía trước cùng Đột kích 1, còn mọi việc tôi cứ theo phương án tác chiến mà chỉ huy chiến đấu. Chúng tôi so lại đồng hồ. Tôi bảo đồng chí Khanh liên lạc đi cùng với anh. Giắt khẩu K54 vào bụng, choàng thêm tấm chăn dù, tay xách khẩu AK, cùng một số chiến sĩ, anh lẫn vào trong đêm tối.

Đập thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất

Mô-men quán tính hình thành do sự dịch chuyển của khối lượng nước khổng lồ ở đập thủy điện Tam Hiệp khiến Trái Đất chịu một số tác động tiêu cực.
Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xây dựng suốt trong 10 năm từ 1994-2004. Công trình đập lớn nhất hành tinh này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn về kinh tế xã hội nhưng thực tế vận hành hơn 10 năm qua ngày càng bộc lộ rõ những tác động của nó tới môi trường sinh thái.
Mới đây, một báo cáo được đăng tải trên trang Futurism chỉ ra rằng, khối lượng nước khổng lồ được tích trữ tại đập Tam Hiệp đủ để làm thay đổi chuyển động quay, làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất.
Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao (Ảnh: taviba)
Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới về tổng công suất sau khi công trình hoàn thành. Hồ chứa nước có sức chứa khoảng 39,3 km3 và lượng nước sẽ có khối lượng lên tới 42 tỷ tấn. Khi mực nước ở mức cao nhất, tổng diện tích đất bị ngập là 632 km2.

Về nơi người dân đổ xô vào rừng nhặt thứ lá 'quý như vàng' ở Nghệ An


10/07/2019 06:57

(Baonghean.vn) - Nếu như tại các nơi khác, lá thông được xem là thứ bỏ đi thì tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An), thời điểm này, nhiều người dân phải dậy thật sớm để vào rừng "săn" lá thông bởi nếu không nhanh chân dễ trở về tay không...

Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: Toàn huyện có khoảng 4.500 ha thông, mặc dù có diện tích rừng thông khá lớn nhưng tại các vùng chuyên trồng hành tăm như Nghi Lâm, Nghi Kiều... vẫn không đủ để phục vụ người dân trồng hành. Việc dùng lá thông phủ lên hành tăm mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp hành tăm tăng năng suất, đồng thời giảm thiểu rõ rệt nguy cơ cháy rừng, vốn đang nóng hiện nay. Ảnh: Quang An

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ THỂ GIAO THÔNG NÓI

Những nhận định sai lầm của Bộ GTVT về đường sắt Bắc – Nam

10-7-2019
Bệnh ảo tưởng là một căn bệnh nặng ở nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong. Cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “Đi tắt đón đầu”, “Tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN”.
Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, liên quan đến ước lượng 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/giờ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tổng giám đốc công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây (Vnexpress 09/7/2019):
“Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Do đó, không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.
“Chúng tôi đã tính toán rất chi tiết các số liệu với nhiều phương án chạy tàu tốc độ khác nhau, không thể có số liệu chênh lệch kinh khủng như vậy”.
“Ông Phạm Hữu Sơn nói, trong quy hoạch mạng lưới giao thông tầm nhìn đến 2050, đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.”
“Ông Sơn nhấn mạnh, công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là “động lực phân tán” tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản. Đây là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.”

NV PHẠM VIẾT ĐÀO: DỰ ÁN TÀU CAO TỐC BẮC - NAM: CÓ VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA? ( Đưa lên mạng 2010); GS VÕ ĐẠI LƯỢC:VN TÍNH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC LÀ HOANG TƯỞNG


GS Võ Đại Lược: VN tính làm đường sắt cao tốc là ‘hơi hoang tưởng’

Má»™t Ä‘oàn tàu chạy qua trung tâm Hà Ná»™i, tháng 12/2011Một đoàn tàu chạy qua trung tâm Hà Nội, tháng 12/2011
Hai bộ của Việt Nam đưa ra dự toán riêng rẽ về đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao với mức chênh lệch tới 32 tỷ đôla, theo báo chí trong nước hôm 9/7. Một chuyên gia kỳ cựu về kinh tế và đầu tư bình luận với VOA rằng ở mức độ phát triển hiện nay, Việt Nam “hơi hoang tưởng” khi nghĩ đến việc làm đường sắt cao tốc.
Các báo trong đó có Tuổi Trẻ, Tiền Phong và VNExpress cho hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới báo cáo với thủ tướng rằng có thể đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ cần đến 26 tỷ đôla, tức là chưa đến một nửa so với đề xuất về đường sắt cao tốc của Bộ Giao thông - Vận tải.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn kilômet, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là đạt “hiệu quả kinh tế”, theo các bản tin.
Hiện nay nợ công của Việt Nam đã rất cao rồi, mà lao vào con đường sắt ấy thì hoàn toàn không ổn. Việt Nam mới vừa thoát khỏi kém phát triển đã nghĩ đến đường sắt cao tốc thì đấy gọi là suy nghĩ hơi hoang tưởng.
Giáo sư Võ Đại Lược
Trước đây, Bộ Giao thông - Vận tải từng trình thủ tướng phương án đầu tư mới tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ chạy tàu 320km/h, cần đến tổng vốn xây dựng lên tới khoảng 58,7 tỷ đôla. Nếu được duyệt, thời gian dự kiến bắt đầu xây dựng là vào năm sau, 2020, và hoàn thành vào năm 2050.
Giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, bình luận với VOA rằng các con số dự toán ở Việt Nam “chẳng bao giờ chính xác cả” và thông thường số tiền phải chi trên thực tế sẽ “cao gấp rưỡi” so với dự toán.
Bên cạnh mối quan ngại về chi phí thi công, vị giáo sư cũng từng giữ chức Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng với quy mô và tốc độ tăng trưởng như hiện nay, “trong 5-10 năm nữa Việt Nam chưa nên làm đường sắt cao tốc”.

TƯỚNG LÊ DUY MẬT, TƯ LỆNH TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÃNG QUÊN MỘT CUỘC CHIẾN TRANH ( BÀI 3 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.
( Clip này ghi lại lời Tướng Lê Duy Mật năm 2011, vào giai đoạn ông đã gần 90 tuổi và ung thư giai đoạn cuối, thường xuyên phải xạ trị tại Bệnh viện 108..Do đó 1 vài chi tiết ông bị lẫn với nhau...
Trong clip Tướng Lê Duy Mật nói ông là tác giả của Chiến dịch MB 84,
nhưng sau đó ông cải chính: Tác giả vách kế hoạch là Bộ Tổng tham mưu.
Người truyền đạt là Tướng Lê Ngọc Hiền đeo kính trong ảnh...
)

TRẬN PHẢN KÍCH ĐÁNH CHIẾM LẠI 1509 BỊ LỘ KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN VÀ BỊ THẤT BẠI NHƯ THẾ NÀO ? 

Trong cuộc trò chuyện về cuộc đời binh nghiệp của ông với chủ blog, đã có lúc thấy Tướng Lê Duy Mật chùng xuống, nghẹn lại; Tướng Lê Duy Mật cho biết: ông không thiếu dũng khi lâm trận nhưng đôi khi sự Dũng trong ông cũng bị chùng xuống bởi những “nhát dao đâm từ sau lưng” của những kẻ vẫn ngỡ là đồng chí, đồng đội của mình…
Xin giới thiệu về một trong những “nhát dao đâm vào lưng” Tướng Lê Duy Mật khi ông chỉ huy chiến dịch đánh chiếm lại Cao điểm 1509 bị thất bại vào khoảng thời gian tháng 4,5/1984… 
 
  Bàn kế hoạch phản kích lấy lại 1509-Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng  người đeo kính, ngồi; Tướng Lê Duy Mật ngồi quay lưng

Phamvietdao.net: Tướng Lê Duy Mật là một trong những vị tướng trung dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam; Ông sinh năm 1929 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng…

Tướng Lê Duy Mật có mặt trong đội quân của Tướng Nguyễn Bình, giải phóng và xây đặc khu Đông Triều; đặc khu giải phóng này được xây dựng trước khi cách mạng tháng Tám thành công; Lê Duy Mật là đồng đội cùng với các tướng lĩnh lừng danh sau này như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo chiến đấu tại đặc khu Đông Triều…
Năm 1953 sau khi cộng tác với ông Đỗ Mười, Chính ủy Quân khu Tả ngạn vào tiếp quản “Khu 300 ngày “, ông được bổ nhiệm từ Trung đoàn phó lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( E 238 )… Năm 1963, ông là một trong những sĩ quan cao cấp được cử vàoNamchiến đấu từ trên những chiếc tàu không số xuất phát từ Hải Phòng…
Vào Nam ông được giao trọng trách Tư lệnh phó-Tham mưu trưởng Quân khu 8 và Quân khu 9; ông chiến đấu tại miền Tây Nam bộ 10 năm; Năm 1975 ông được điều về làm Cục phó Cục Tác chiến… Sau khi giải phóng miềnNam, Tướng Lê Duy Mật được điều sang Cămpuchia dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Đức Anh…
Năm 1981 ông được cử sang Liên Xô học tại Học viện quân sự đào tạo Tham mưu trưởng Vorosilov…
Năm 1984 ông được điều động về Quân khu 2 với chức vụ Phó Tư lệnh quân khu 2, Tham mưu trưởng và kiêm Tư lệnh Mặt trận Hà Giang…cho đến năm 1988…
Mặc dù Lê Duy Mật là vị tướng có trong tay “ bộ tứ tử “: Nam chinh Bắc chiến; Chinh đông, chinh Tây…(ông đã chiến đấu ở Cămpuchia trong bộ chỉ huy do Tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh và chiến đấu ở chiến trường Lào dưới quyền chỉ huy của Tướng Hoàng Sâm và vào Nam trên những con tàu không số lênh đênh trên Biển Đông) …nhưng đời binh nghiệp của ông lại kết thúc với một kết cục không ít những nỗi buồn…
Xin mở ngoặc thêm: Dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Duy Mật đã có những con người nổi tiếng như Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là sĩ quan dưới quyền ông; lúc Lê Duy Mật làm Phó Tư lệnh Quân khu 9 thì Phạm Văn Trà là Trung úy; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ Tổng tham mưu trưởng, khi chiến đấu ở Hà Giang, Đỗ Bá Tỵ là Sư phó Sư 313; Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Sư trưởng 356 chiến đấu tại Hà Giang 1984-1985…
Tướng Lê Duy Mật về hưu với quân hàm Thiếu tướng ?!


Tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( Trung đoàn 328 ) vào cuối năm 1953, sau đó về làm Trưởng phòng tác chiến quân khu tiếp quản “Khu 300 ngày”, xây dựng kế hoạch tiếp quản cùng với ông Đỗ Mười…Ông Đỗ Mười lúc đó là Chính ủy quân khu nói rằng: Tôi là người ở Trung đoàn Trung Dũng lâu nhất cho nên nên trở về chỉ huy trung đoàn này…Do đó tôi quay về làm Trung đoàn trưởng…

NHỚ VỀ "CHIẾN DỊCH MB 84"- 1200 BỘ ĐỘI ĐÃ HY SINH TRONG NGÀY 12/7/1984 TẠI THANH THỦY-VỊ XUYÊN ( Bài 2)


Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên


TRẬN 12/7/1984, CHÚNG TÔI ĐÃ ĐỔ NHIỀU MÁU
ĐỂ GIỮ ĐẤT VỊ XUYÊN
 ( Phần 2)


Ký sự của Phạm Ngọc Quyền.
C6, D2, E876, F356[1]


Lúc này trên đầu tôi tiếng đạn rít, tiếng lựu đạn nổ đất đá bay rào rào. Tôi cơ động trong đoạn hào và tì vào mép hào phía trên tiếp tục bắn trả bọn chúng. Bỗng tôi nghe tiếng “Quyền! Lựu đạn!”. Theo phản xạ, tôi thụt cả người xuống dưới hào, tiếng lựu đan nổ xé ngang mang tai. Rất may là lựu đạn nổ trên mặt giao thông hào. Đất đá chùm lên người. Tôi vùng đậy, đầu lắc lắc để đất rơi xuống. Nhìn sang trái thấy Trí, trung đội 2 cùng C6 với tôi,quê ở xã Thạch Cầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nhập ngũ tháng 8/82, cũng đang bắn trả lại bọn chúng. Tôi lao tới chỗ nó, hai anh em nhìn nhau trong ánh lệ nghẹn ngào.
Lúc này có vẻ địch đuổi để bắt sống chúng tôi chăng. Một thoáng suy nghĩ vì thấy chúng tản sang hai bên, chứ không tập trung tất cả từ trên xuống nữa. Hai anh em không kịp nói với nhau lời nào, tựa lưng về nhau quay mặt sang hai bên tiếp tục nhả đạn, đồng thời rút lui, loanh quanh trong đoạn hào cũ dập nát vì đạn pháo.
Hai anh em đang xoay xở bắn trả bọn chúng thì thấy Bảo, thượng sĩ trung đội trưởng trung đội 1, cùng C6, quê Phú Thọ, nhập ngũ 8/1982, vừa bò, vừa chạy từ phía đầu hào ngược lại chỗ chúng tôi. Bảo nói nhanh: “Rút thôi, bọn nó xuống đông lắm.”… Trí hỏi lại: “Rút đường nào?”

Bài liên quan:

>NHỚ VỀ "CHIẾN DỊCH MB 84"- 1200 BỘ ĐỘI ĐÃ HY SINH TRONG NGÀY 12/7/1984 TẠI THANH THỦY-VỊ XUYÊN ( Bài 1)


Lúc này chúng tôi đang loay hoay trong đoạn hào hẹp hình vòng cung.Trong khi đó đạn tiểu liên bọn chúng bắn đan chéo trên đầu ba anh em chúng tôi. Không kịp nghĩ, tôi nhặt nhanh quả lựu đạn cầu tung lên trên về phía chúng, chớp mắt không thấy đạn bay. Trí, Bảo cũng nhổm dậy tung lựu đạn theo. Lập tức tôi nhỏm dậy tì vào tả ly tiếp tục bắn, rồi cơ động trong đoạn hào. Tình cờ liếc nhìn, tôi phát hiện thành hào phía dưới vỡ tung tạo thành lối đi không rõ lắm, nhưng nó hơi giống ngã ba giao thông hào.

NGỬA TAY ĐI VAY " MAO TỆ" LÝ RA PHẢI THẤY NHỤC, ĐAU VÀ XÍ HỔ...ĐẰNG NÀY...LẠI HIÊN NGANG

GIƠ TAY BIỂU QUYẾT ĐỂ ĐI VAY TIỀN "TUNG CẨU" LÝ RA PHẢI RỤT RÈ, XẤU HỔ, NHỤC NHÃ, ĐAU ĐỚN...ĐẰNG NÀY VỊ NÀO CŨNG GIƠ TAY HIÊN NGANG NHƯ BIỂU QUYẾT CHO MỘT CHIẾN CÔNG HÙNG VĨ? ĐÚNG LÀ HIÊN NGANG NHƯ CU BA, NHƯ BẮC TRIỀU TIÊN:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế ký hai...mốt
Hãy anh dũng trên tuyến đầu...vay nợ!

( Nhại thơ Tố Hữu)


96/97 ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TP HÀ NỘI BIỂU QUYẾT NHẤT TRÍ VAY 98. 38 TRIỆU USD CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ VẬN HÀNH TÀU CAO TỐC CÁT LINH-HÀ ĐỒNG...
VIỆT NAM CHO ĐỒNG "MAO TỆ" LƯU THÔNG TỰ DO 7 TỈNH BIÊN GIỚI; SAO HÀ NỘI KHÔNG VAY BẰNG "MAO TỆ" MÀ LẠI VAY BẰNG "TRUMP TỆ"?

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

NHỚ VỀ "CHIẾN DỊCH MB 84"- 1200 BỘ ĐỘI ĐÃ HY SINH TRONG NGÀY 12/7/1984 TẠI THANH THỦY-VỊ XUYÊN ( Bài 1)


Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên


Phía góc trái của dày núi là Cao điểm 772 ( Đồi thịt băm); Góc phải là Cao điểm 685 ( Lò vôi thế kỷ) nơi xảy ra ác chiến trong Chiến dịch MB 84

Lời dẫn:
-Ngày 2/4/1984, Trung Quốc bắt đầu sử dụng pháo binh bắn dồn dập sang biên giới Việt Nam nhưng tập trung nhất là khu vực Vị Xuyên-Hà Tuyên;
-Ngày 28/4/1984, Trung Quốc ồ ạt đưa bộ binh đánh chiếm một số cao điểm nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam tại khu vực Thanh thủy, Vị Xuyên; Cuối ngày 28/4, Trung Quốc đã đẩy lùi bộ đội ta khỏi cao điểm 1509; Những ngày tiếp theo vào đầu tháng 5/1984, Trung Quốc đã chiếm đóng các điểm cao 685, 772, các cao điểm tại khu vực ngã ba Thanh Thủy, chỗ sâu nhất Trung Quốc lấn vào đất ta 2 km…
Đó là lý do mà Quân khu 2 và Bộ Quốc phòng phải huy động 6 trung đoàn của 4 sư đoàn, mở “Chiến dịch MB 84” mở trận vào ngày 12/7/1984; mục tiêu chiến dịch: Đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi biên cương tổ quốc…
Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa những đơn vị sừng sỏ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh: Sư đoàn 312, Sư đoàn 316 từng tham gia đánh Điện Biên Phủ; Sư đoàn 356, được thành lập từ trên cơ sở của Sư đoàn 316 B, Sư đoàn 316 từng tham gia trận mở màn Buôn Ma Thuột mùa xuân 1975; Sư đoàn 313, từng nhiều năm chiến đấu bảo vệ Vị Xuyên…
Thế nhưng chiến dịch đã không đạt mục tiêu, không đẩy lùi được quân Trung Quốc mà còn chịu tổn thất nặng nề. 1200 bộ đội đã hy sinh trong ngày mở trận 12/7/1984, sau đó chiến dịch MB 84 buộc phải dừng…
Xin giới thiệu một và ký ức của 1 số CCB từng tham gia Chiến dịch MB 84 viết về ngày 12/7/1984 đẫm máu, ngày mà các CCB Vị Xuyên gọi là “Ngày GIỖ TRẬN”…
Mở đầu xin đưa Ký sự của Thượng sĩ Phạm Ngọc Quyền, CCB E 876, F 356; Phạm Ngọc Quyền hiện đang là công nhân Nhà máy Bia Hà Nội…
Theo tôi, những trang viết của Phạm Ngọc Quyền cuốn hút, độ nóng của bom đạn không kém hơn những trang viết của Văn hào Nga Solokhop trong tác phẩm: “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”, tác phẩm viết về những người lính vệ quốc Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Mặc dù Phạm Ngọc Quyền không phải nhà văn, trong ký sự của Quyền tôi đã giúp sửa rất nhiều lỗi chính tả, sửa lại nhiều lỗi chấm câu…
Không có mô tả ảnh.

TRẬN 12/7/1984, CHÚNG TÔI ĐÃ ĐỔ NHIỀU MÁU
ĐỂ GIỮ ĐẤT VỊ XUYÊN
( Phần 1)

Ký sự của Phạm Ngọc Quyền.
C6, D2, E876, F356[1]

Bữa cơm chiều ngày 11/7/84 của anh em chúng tôi, lính bộ binh thuộc C6- D2- E876- F356 tại lèn đá 468 có gì đó khác thường. Có chăng sự khác thường đó chỉ là khay thức ăn mâm 6 người, có thêm một hộp thịt gà mà nó cũng chỉ xuất hiện khi nắp hộp thịt được mở ra và cả con gà (không có đầu không có chân) lăn lông lốc trong khay.
Nhìn nét mặt anh em cảm tưởng sẽ vui mừng phấn khởi vì có bữa ăn tươi. Đúng như vậy, nhưng nó chỉ thoảng qua trong vài phút. Đâu đó, ở mâm nào đó cất lên tiếng nói quái gở của ai đó, một âm thanh nghe rờn rợn: "Gà cúng!"…
Thế là không ai bảo ai mọi người nhìn nhau, tay bưng bát cơm, tay cầm đũa. Chẳng ai buồn gắp, chẳng ai buồn ăn. Chỉ có những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ nhìn nhau, chốc lát lại đưa ánh mắt nhìn ra xa xăm lên núi đồi Vị Xuyên..nhằm dấu đi nỗi buồn riêng tư...
Trong hình ảnh có thể có: Quyen Pham, đang đứng, cây, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
CCB Phạm Ngọc Quyền thăm lại Cao điểm 685