Khởi tố ông Lê Thanh Thản là không hợp lý
11-7-2019
Vụ khởi tố xử lý hình sự cá nhân ông Lê Thanh Thản tôi cho là bất hợp lý, việc này cho thấy sự bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện tại.
Những hành vi như xây quá số tầng, xây sai giấy phép, thì đó đều là những hoạt động của pháp nhân. Đúng ra sai phạm nếu có thì nên xử lý hình sự đối với pháp nhân thay vì cá nhân. Bộ luật hình sự hiện nay đã có quy định xử lý hình sự pháp nhân rồi.
Hiện tại Bộ luật hình sự đã có quy định về xử lý hình sự pháp nhân thương mại, luật có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng theo dõi thì thấy từ bấy đến nay một năm rưỡi mà chưa có vụ xử lý hình sự pháp nhân thương mại nào.
Trong Bộ luật hình sự đã có quy định tại Điều 82. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có biện pháp: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
Như vậy, trong việc xây dựng sai trái, như của tập đoàn Mường Thanh, thì pháp luật đã dự liệu đặt ra vấn đề xử lý theo góc độ pháp nhân, thay vì cá nhân.
Hãy thử tưởng tượng xem, một sai phạm nào đấy của các tập đoàn như Vingroup hay Sungroup mà lại xử lý hình sự ông Vượng hay ông Lam thì ko ổn. Những việc làm của pháp nhân thì phải xử lý pháp nhân, còn những việc làm của cá nhân thì xử lý cá nhân. Đó là xét về mặt thực tế.
Còn về mặt lý thuyết, những sai trái trong xây dựng, nếu có sẽ thuộc về trách nhiệm của một loạt các phòng ban chuyên môn, nên sẽ vô lý nếu quy trách nhiệm cho một cá nhân ông Giám đốc.
Tuy vậy, có một điểm khó hiện nay là, trong các tội danh của bộ luật hình sự áp dụng cho việc xử lý hình sự pháp nhân thương mại, lại không bao gồm tội danh về xây dựng. Tại Điều 76 Luật hình sự sửa đổi năm 2017 quy định danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân lại không bao gồm tội:
Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 298. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Thế mới oái oăm, tại Điều 82 quy định về Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, đã có nội dung về tháo dỡ công trình xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép rồi, nhưng Điều 76 luật sửa đổi năm 2017 quy định danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân lại không bao gồm tội danh về xây dựng. Điều đó cho thấy các quy định của bộ luật hình sự đang thiếu sự chặt chẽ, logic, khoa học.
Không biết quá trình xây dựng luật trước kia, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng có quan tâm đến xây dựng luật hình sự không, và có phải họ hay là ai đã vận động bỏ các tội vi phạm về xây dựng ra khỏi danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân thương mại?
Việc bỏ ra tưởng như là có lợi cho doanh nghiệp xây dựng nhưng hóa ra không phải, vì khi tội đó không bị xử lý theo góc độ pháp nhân thì lại bị nguy cơ xử lý theo cá nhân, như vụ ông Lê Thanh Thản hiện nay.
Nay tôi cho rằng Bộ luật hình sự sẽ phải sửa đổi, đưa các tội vi phạm về xây dựng vào danh mục các tội có thể bị xử lý hình sự pháp nhân, như thế mới là hợp lý khoa học, các quy định mới phù hợp logic chặt chẽ với nhau. Chứ như vụ ông Thản, những sai phạm trong xây dựng của tập đoàn Mường Thanh, một đơn vị lớn, mà lại khởi tố ông Thản như vậy tôi cho là ko hợp lý.
Cố lên các chị các anh, làm nhanh thì sẽ càng nhanh vào lò
11-7-2019
Anh Thản Mường thực ra cũng là tù nhân dự khuyết lâu rồi, cũng như 100% các anh đại gia BĐS khác, kể cả người mà ai cũng biết là ai đấy. Bởi vì, làm BĐS ở VN hầu như phải chém trước tâu sau, không làm thế thì ăn cám. Các chủ đầu tư nhà nước thì đỡ hơn tý (vì sợ sai) chứ CĐT tư nhân thì 100% đều phải làm trước rồi hoàn thủ tục theo đúng luật sau.
Tuy nhiên, vì làm liều thế, nên có trường hợp bị đen, là KHÔNG THỂ hoàn thủ tục, thế là thành vi phạm pháp luật, lừa đảo, vào lò! Đấy là những trường hợp không cố tình làm sai, mà là làm sai do HOÀN CẢNH đối diện một rừng luật chồng chéo, thậm chí đá nhau và bộ máy công chức cồng kềnh, thay đổi theo nhiệm kỳ. Có trường hợp CĐT đã đầu tư vào anh này, nhưng đùng phát ông anh ngã ngựa, thế là bơ vơ, thế là thành củi!
Điển hình nhất là chị Nga đất, nguyên đại biểu QH Hà Nội, chị ấy bán nhà trên giấy, song song với quá trình chạy thủ tục “mua” đất. Đen cái là thủ tục không trôi, tiền xxx thì chi rồi, sao đòi lại được. Mà tiền đó lấy từ tiền bán nhà trên giấy (gọi là HĐ hợp tác kinh doanh gì đó), thế là thành lừa đảo thôi. Nếu chị chạy được đất, thì chị lại thành doanh nhân thành đạt hoành tráng.
Quay lại chuyện anh Thản. Anh có tầm cao hơn các anh chị kia, ở chỗ anh chủ động làm sai luật (sai luật, quy chuẩn xây dựng, quy hoạch được phê duyệt…). Và tiêu chí phát triển của anh là dựa vào việc làm sai. Vì hầu như dự án nào của anh cũng sai ít nhiều, đa phần là để tăng diện tích sàn tối đa. Anh đánh vào phân khúc BĐS giá rẻ nên diện tích càng to càng tốt, tiêu chuẩn, quy chuẩn không thành vấn đề. Dự án của anh, người có nghề có thể phát hiện sai phạm bằng mắt thường, không cần phải tổ chức đoàn thanh tra! Đại khái là con voi chui lọt lỗ kim. Nên bây giờ anh mới bị khởi tố là hơi lạ. Chắc chắn sự chậm trễ đó là do quan hệ của anh quá khủng. Cũng lạ nữa là gần đây hiếm có anh nào bị khởi tố bị can mà được tại ngoại.
Việc công ty anh Thản bị khởi tố mình cho là do các đại ca của anh đánh nhau, đỡ không nổi nữa. Vụ này có vẻ như không phải do BCA chủ trì, CA địa phương thừa hành như đa số các vụ đốt lò vừa qua, mà do CA HN chủ động.
Hôm qua có 1 số bạn khóc thương anh Thản, kể công anh trong việc cung cấp nhà giá rẻ cho bần nông. Xin thưa, đừng nên khóc lóc thế, vì bản chất doanh nghiệp không phải làm từ thiện, giá sản phẩm có rẻ, làm có nhanh, cũng là để phục vụ công việc kinh doanh của họ, việc làm đó tự nhiên có 1 chút lợi ích xã hội. Đúng như lời của Adam Smith trong thuyết bàn tay vô hình: “Chúng ta có được bữa ăn không phải từ lòng nhân hậu của người bán thịt, người làm bia hay thợ làm bánh, mà từ lợi ích của riêng họ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét