Xưa nay, rất nhiều người cho rằng khi đạt được thứ gì thì đó là phúc và khi mất đi thì là họa. Nhưng có rất nhiều sự tình trong cuộc đời, được chưa hẳn đã là phúc, mất chưa hẳn đã là họa.
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều người lấy góc độ được mất của bản thân để đo lường sự việc là tốt hay xấu, là phúc hay họa. Lại có những người mỗi ngày đều vì được mất một chút lợi nhỏ mà vui hay buồn. Nhưng bởi vì mọi người đều chỉ là nhìn thấy biểu hiện bên ngoài của sự tình mà không nhìn thấy hết được quan hệ họa phúc chuyển đổi đằng sau đó. Kỳ thực, có rất nhiều sự tình xảy ra, người ta không thể lập tức phán đoán được đó là họa hay là phúc. Vả chăng người ta không có sự suy sụp sẽ không có được trí tuệ, không có sự trả giá thì sẽ không có được thu hoạch. 
Trong chương 58 cuốn Lão Tử có viết: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa, họa và phúc là nương tựa vào nhau mà tồn tại và có thể chuyển hóa được cho nhau” (Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục). Họa là điều kiện tiên quyết để tạo thành phúc, còn phúc lại hàm chứa cả nhân tố của họa. Hay nói cách khác, việc tốt và việc xấu là có thể chuyển hóa được cho nhau. Ở vào điều kiện nhất định, phúc sẽ biến thành họa và họa cũng có thể trở thành phúc. Loại biến hóa này sâu không lường trước được, ai cũng khó có thể đoán biết.
Một ví dụ minh họa rõ nét nhất về việc phúc họa chuyển hóa cho nhau chính là câu chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”. Câu chuyện được ghi trong sách Hoài Nam Tử Nhân gian huấn.
Tranh vẽ dựa trên câu chuyện “Tái ông mất ngựa” kể về việc trong họa có phúc, trong phúc lại tiềm ẩn họa. Tưởng là mất ngựa là họa, hóa ra nó lại đi gọi thêm đàn về, tưởng là có thêm ngựa thì tốt nhưng con trai Tái ông vì cưỡi ngựa mới mà ngã gãy chân, lại tưởng rằng anh ngã gẫy chân là họa, nhưng hóa ra lại tránh được việc đi lính bị quân nhà Hồ tàn sát (ảnh: storytellingforeveryone).