Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Chủ quyền của chúng ta trên biển Đông bị thách thức nghiêm trọng

20/01/2016 12:11 GMT+7

TTO - Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương đã chia sẻ với báo chí như vậy xung quanh một số vấn đề về đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bên lề phiên họp trù bị sáng 20-1.
Ông Nguyễn Thế Kỷ trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII - Ảnh: Viễn Sự
Ông Nguyễn Thế Kỷ trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII - Ảnh: Viễn Sự
Về những tiêu chuẩn đặt ra với các ủy viên trung ương khóa XII, ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: “Những người trong danh sách để đưa ra đại hội bầu vào ban chấp hành lần này đã được chuẩn bị qua các vòng làm nhân sự khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là những phương án gần như là tốt nhất ở từng địa phương, từng ngành”.
Cán bộ phải nhìn dân mà sống
* Tiêu chuẩn cụ thể là gì thưa ông?
“30 năm qua, từ khi đất nước đổi mới, thế giới đã đi rất xa. Ngay cả việc bảo vệ chủ quyền trên biển Đông cũng đặt ra những thách thức rất mới, buộc chúng ta phải xác định chiến lược trong tình hình mới”.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương
- Người dân mong muốn những người được bầu phải có quyết tâm đổi mới và tư duy đổi mới, có tài, có đức.
Đức ở đây trước hết là phải trong sạch, không giàu lên nhanh chóng, không có biểu hiện nhóm lợi ích, không có những biểu hiện xa rời Nhân dân, đặc biệt là không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tư lợi.
Người cán bộ trong điều kiện mới, tất nhiên không ai bắt anh phải sống kham khổ nhưng mà rõ ràng phải luôn nhìn mức sống bên cạnh anh thế nào, đồng bào vùng sâu vùng xa thế nào để anh sống và làm việc.

Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

Đăng Bởi  - 

Tong thong Thieu ra lenh tai chiem Hoang Sa, nhung...

Ngay sau khi các chiến hạm của hải quân VNCH thất thủ trước Trung Quốc, đích thân Tổng thống  Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tư lệnh hải quân vùng I "bằng mọi giá" phải giành lại đất của tổ tiên. Lần này, lực lượng không quân được giao vai trò tiên phong.







Gấp rút chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa
Ngay trong ngày 19.1.1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh điều 5 phi đoàn chiến đấu F5, bao gồm 4 phi đoàn thuộc sân bay Biên Hoà, 1 phi đoàn thuộc sân bay Đà Nẵng, tổng cộng 120 chiếc.
Địa điểm tập kết là sân bay Đà Nẵng.

Sếp' dự án đường sắt tiếp khách, nghỉ mát... hết 11 tỷ đồng

TP Hà Nội đã có lịch dự kiến xét xử sơ thẩm vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong 2 ngày 26 và 27-10.

sep du an duong sat tiep khach nghi mat het 11 ty dong
Trần Quốc Đông.
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gồm: Phạm Hải Bằng, nguyên Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU; Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty  Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy, nguyên Phó Giám đốc RPMU.

Nếu không “gánh” thuế và phí, giá xăng chỉ hơn 7.800 đồng/lít


BizLIVE

8 liên quan

Với 5 loại thuế và một số khoản phí như chi phí định mức, lợi nhuận định mức lên đến 8.214 đồng/lít. Giả thiết đặt ra nếu trừ các khoản thuế, phí kể trên giá xăng Việt Nam chỉ ở mức 7.816 đồng/lít.
Nếu không “gánh” thuế và phí, giá xăng chỉ hơn 7.800 đồng/lít
Ảnh minh họa.
Gánh nặng thuế, phí
Từ ngày 4/1 vừa qua, sau khi đã điều chỉnh giảm gần 400 đồng/lít, giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng RON 92 tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang ở mức 16.030 đồng/lít.

Than củi, mùn cưa ‘đốt cháy’ thị trường xuất khẩu

08:00 AM - 20/01/2016 Thanh Niên

Đóng gói than củi xuất khẩu - Ảnh: Lê Dung
Đóng gói than củi xuất khẩu - Ảnh: Lê Dung

Trong năm 2015, xuất khẩu lại có những tăng trưởng đột biến. Trong đó, đáng chú ý nhất là than củi, viên nén mùn cưa.
“Cơn sốt” than củi
“Từ mấy tháng cuối năm 2015 đến nay, có rất nhiều doanh nghiệp (DN) liên lạc với chúng tôi nhờ tìm đầu mối xuất khẩu than củi sang Trung Đông…”, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty cp VIETGO - một công ty chuyên tư vấn, xúc tiến xuất, nhập khẩu cho biết. Theo ông Việt, trong khoảng một năm qua, VN nổi lên như một nước xuất khẩu than củi chính cho các nước sử dụng nhiều than củi, nhất là Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc do có những biến động về nguồn cung trên thị trường này. 

Xác cụ Rùa hồ Gươm sẽ được đưa vào Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Đăng Bởi  - 

rua Ho Guom chet, qua doi, cu rua, UBND thanh pho Ha Noi
Hình ảnh về cụ Rùa hồ Gươm ngày 27.3 (Ảnh: Nguyễn Đăng Sơn).

UBND thành phố Hà Nội cho biết: Gần 18 giờ ngày 19.1, UBND thành phố nhận được nguồn tin từ Ban quản lý Hồ Gươm thông báo cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm đã chết nổi trên mặt nước.







Sau khi nhận được thông tin, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm cử cán bộ ra tận hiện trường để làm các thủ tục liên quan. UBND thành phố cũng quyết định chuyển xác cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết cụ Rùa chết là do quy luật tự nhiên "Sinh - lão - bệnh - tử", đặc biệt là dịp này thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cụ Rùa ra đi.

Ai là người đang hạn chế, cản trở TỰ DO hở ông Vũ Ngọc Hoàng ?

Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

1.Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm.

Tự do và bình đẳng là cặp đôi cùng tồn tại. Không thể người này có quyền tự do hơn người khác, trừ khi người khác ấy bị tước quyền tự do vì phạm pháp. Tự do bao gồm nhiều nội dung, trong đó, quan trọng nhất là: Con người có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, tự do tiếp cận chân lý. Con người ở mọi thời đại, mọi nơi và mọi lúc đều mong muốn và luôn chiến đấu cho tự do, đó cũng là biểu hiện tính tất yếu của tự do. Không ai không được tự do nếu như người đó không tự đánh mất. Thế nhưng, từ khi có xã hội loài người thì đồng thời quan niệm về tự do cũng chịu tác động của các quan hệ xã hội.

Chi hơn 9 tỉ USD để nhập máy móc Trung Quốc

19/01/2016 14:55 GMT+7

TTO - Tổng cục Hải quan vừa công bố, năm 2015, Việt Nam chi nhiều tiền nhất, chi tới 9 tỉ USD để nhập máy móc, thiết bị dụng cụ từ Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng giá trị nhập khẩu hơn 45 nhóm mặt hàng lên đến trên 49,5 tỷ USD, tăng gần 6 tỉ USD so với năm 2014.
Cụ thể, mặt hàng mà Việt Nam chi nhiều tiền nhất, chi tới 9 tỉ USD để nhập máy móc, thiết bị dụng cụ từ Trung Quốc. Khoản tiền tăng thêm để nhập mặt hàng này là hơn 1,2 tỉ USD.
Tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong nhiều năm qua về cung cấp máy móc, thiết bị cho Việt Nam, Trung Quốc vượt Nhật Bản và Hàn Quốc…
Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Trung Quốc chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu.

Quang Tự-Từ Hy: Ai giết ai ?

Giải mã bí ẩn xung quanh cái chết của vua Quang Tự

Nguyễn Nhung | 
Giải mã bí ẩn xung quanh cái chết của vua Quang Tự

Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng, vua Quang Tự - vị vua gần cuối cùng của nhà Thanh đã bị bệnh mà qua đời ở tuổi 38, song trên thực tế, điều này hoàn toàn là một sự lầm tưởng.

Từ trước đến nay, người Trung Quốc vẫn có một mối nghi ngờ lớn đối với cái chết của Hoàng đế Quang Tự - vị vua gần cuối cùng của triều đình nhà Thanh.
Sử sách ghi chép rằng, ông vua này tử vong vì bệnh tật song cách nói này, vẫn tồn tại rất nhiều điểm khả nghi.
Có người cho rằng, Từ Hy Thái hậu đã hạ độc thủ hại chết Quang Tự. Ngay cả việc Quang Tự - Từ Hy từ trần người hôm trước – kẻ hôm sau cũng khiến người ta nghi hoặc.
Cũng có ý kiến nhận định, vị vua hưởng thọ 38 tuổi này bị Viên Thế Khải hại chết và cho đến nay, những ý kiến trên vẫn tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi.
Quang Tự sinh tháng 8/1871, đột tử vào ngày 14/11/1908, hưởng thọ 38 tuổi. Ngay ngày hôm sau, Từ Hy Thái hậu qua đời ở tuổi 74. Hai “oan gia” qua đời với sự trùng hợp không tưởng về mặt thời gian đã khiến dư luận Trung Quốc một thời xôn xao.

Chân dung Hoàng đế Quang Tự.
Chân dung Hoàng đế Quang Tự.

5 câu chuyện nhỏ có thể thay đổi cuộc sống của bạn

Tác giả: NTDTV | Dịch giả: Minh Nữ


Ảnh: NTDTV
5 câu chuyện nhỏ, đọc xong bạn sẽ hiểu ra nhiều điều!

Chuyện thứ nhất

Ba người cùng đi ra ngoài, một người mang ô, một người cầm gậy, một người tay không. Khi trở về, người cầm ô bị ướt sũng, người cầm gậy ngã bị thương, người thứ ba bình an vô sự. Nguyên nhân là thế này: khi trời đổ mưa, người cầm ô cậy có ô nên đi đứng mạnh bạo, kết quả bị dính ướt; đường lầy lội nhưng người cầm gậy cậy có gậy nên cứ liều lĩnh mà đi, cuối cùng bị trượt chân ngã; người thứ ba trong tay chẳng có gì, thấy trời đổ mưa liền tìm chỗ tránh, thấy đường xấu thì đi cẩn thận, trái lại được bình an vô sự.
Bài học rút ra: Rất nhiều khi, chúng ta thất bại không phải vì khuyết điểm mà là vì ưu điểm của mình.

Chuyện thứ hai

Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương gia mở một trạm bán xăng, làm ăn rất phát đạt, người thứ hai mở một nhà hàng, người thứ ba mở một siêu thị, chẳng mấy chốc nơi đây trở nên thịnh vượng sầm uất. Ở một thị trấn khác, có một vị thương gia mở một trạm bán xăng, làm ăn vô cùng khấm khá, người thứ hai đến mở một trạm xăng, người thứ ba thứ tư cũng mở trạm xăng, tất cả cùng xúm vào cạnh tranh khốc liệt.
Bài học rút ra: Một mực đi theo con đường của người khác, nhất định phá hỏng con đường của chính mình. 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không đi theo đường lối cộng sản ?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc chưa bao giờ đi theo đường lối cộng sản?

Một lá cờ Trung Hoa Dân Quốc được thấy trong chiến dịch diễu hành tranh cử của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và đảng Quốc Dân cầm quyền, ảnh chụp ngày 8 tháng 1 năm 2012 (Aaron Tam/AFP/Getty Images)
Một lá cờ Trung Hoa Dân Quốc được thấy trong chiến dịch diễu hành tranh cử của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và đảng Quốc Dân cầm quyền, ảnh chụp ngày 8 tháng 1 năm 2012 (Aaron Tam/AFP/Getty Images)
Nhà văn nổi tiếng Trần Quan Trung sinh ra và lớn lên tại Hồng Kông, thường trú tại Bắc Kinh. Ông gần đây đã xuất bản cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình; trong đó, ông đã phác thảo một kịch bản khác về lịch sử bằng việc đưa ra khám phá một giai đoạn lịch sử của Trung Quốc khi mà Đảng Cộng sản chưa bao giờ lên nắm quyền.
Với tựa đề “Năm thứ hai của Kiến Phong: Một Uchronia của Trung Quốc mới” (The Second Year of Jianfeng: A Uchronia of the New China), cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản vài tuần trước tại một nhà sách ở Hồng Kông vào ngày 25 tháng 9. Tác phẩm trước đó của ông là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính chất dystopian (một xã hội điêu tàn do hậu quả của ách thống trị độc tài áp bức) mang tên “Những năm tháng đen tối” vẫn đang không được xuất bản tại Trung Quốc đại lục

Lựa chọn của Tập Cận Bình và Tương lai của dân tộc Trung Hoa

Bài đặc biệt: 

Chinese leader Xi Jinping. (Feng Li/Getty Images)
Ảnh: Feng Li/Getty Images
Các sự kiện rối loạn trong ba năm nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay đang đi tới giai đoạn quyết định. Quyền lựa chọn ở trong tay ông Tập. Ông có thể bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình, chiếm được sự tôn vinh mãi mãi, và mang lại sự thịnh vượng, tự do và lòng tự tôn cho nhân dân Trung Quốc; hoặc, ông cũng có thể đặt chính bản thân và gia đình mình vào vòng nguy hiểm, bị nhục mạ, và chứng kiến người dân Trung Quốc tiếp tục chịu đựng đau khổ, bị nô dịch và nhục nhã dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Vở kịch lớn của lịch sử đang được diễn trên sân khấu đất nước Trung Quốc, và loài người có thể thấy một cách rõ ràng tầm vóc trọng đại của việc những nguyên tắc đạo đức định hướng cho con người. Mặc dù ông Tập có cơ hội vào vai anh hùng, nhưng bất kể ông chọn vai diễn nào, thì lịch sử vẫn sẽ tiến về phía trước theo dòng thời gian. Ông Tập phải quyết định sẽ tiến bước cùng với lịch sử hay chống lại số mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.

Sự áp bức của chủ nghĩa Cộng sản đối với nhân dân Trung Quốc

Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc gần một thế kỷ trước, một học thuyết ngoại lai hứa hẹn cứu vớt cả Trái Đất đã tới với một dân tộc đang chịu nhục nhã dưới bàn tay của các thế lực ngoại bang. Trong khi nó làm người dân khuây khỏa với những hứa hẹn giả dối, thực tế nó chính là kẻ thù chết người của người Trung Quốc.

Ẩu đả ở Trung Nam Hải sắp vào màn chót

“Đả hổ diệt ruồi” sắp đến hồi hạ màn?


Những ngày đầu năm nay, nhiều thông tin khác thường ở Trung Nam Hải liên tục được đưa ra, trong đó đặc biệt có thể kể đến cuốn sách mới tổng hợp những tuyên bố của ông Tập Cận Bình [1] về “kỷ luật Đảng” cùng buổi họp chuyên đề “Đời sống dân chủ” của Bộ Chính trị, theo đó Bắc Kinh thường xuyên lên tiếng về âm mưu chính biến của phái Giang.

Cụ Rùa Hồ Gươm đột ngột qua đời… khiến cộng đồng dấy lên ý thức thời cuộc, lịch sử và xã hội


Posted By ETVN Video On In Đời sống,Tin tức Việt Nam,Video Clip,Việt Nam | No Comments


Cụ Rùa trong Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. Tên gọi “Hồ Hoàn Kiếm” cũng căn cứ trên truyền tích đó vào đầu thời nhà Hậu Lê. Đi ngược dòng lịch sử của người Việt xa hơn nữa là truyền thuyết thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tặng nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ chống quân của Triệu Đà…

Vua Lê Lợi đã tạo nên truyền thuyết "Trả Gươm". (Ảnh: SGK)[1]
Vua Lê Lợi và truyền thuyết “Trả Gươm”. (Ảnh: SGK)

Ông Vũ Ngọc Hoàng, giá tất cả TW đều như ông!

Bùi Quang Vơm

18-1-2016
Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông do báo Tuổi Trẻ thực hiện hôm 16/01, quả thật tôi hết sức bất ngờ. Thú thật là tôi chưa bao giờ tâm đắc như vậy với một đảng viên cộng sản. Ông nói: “Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. Tôi hiểu giá trị của việc phải ổn định để phát triển, nhưng đổi mới căn bản không có nghĩa là không ổn định, không có nghĩa là làm mất ổn định, mà đổi mới căn bản mới có một sự ổn định căn bản, lâu dài, thực chất, chắc chắn“.
Ông hoàn toàn đúng. Phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. Những cái gọi là đổi mới tới thời điểm này, là đổi mới trên ngọn, đổi mới chắp vá, không phải là đổi mới căn bản theo đúng nghĩa chữ căn bản là gốc rễ, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều gọi là radical. Vì không đổi mới tới tận gốc rễ, cho nên đảng cứ loay hoay giữa sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, giữa quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghiã với quan hệ sản xuất XHCN. Từ đó mới ép cho ra cái Thị trường Định hướng XHCN, ngụ ý Thị trường nhưng có sự chỉ đạo của Đảng. Đây có nghĩa là Thị trường nửa vời, là đổi mới không căn bản.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về Trung Quốc năm 1981

Trong 1 cuộc phỏng vấn năm 1981. Khi trả lời về những gì đã diễn ra ở hội nghị Geneva Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã kể và nhận định về thái độ của Trung Quốc.

Các cháu tưởng niệm những tử sĩ chống Trung Quốc ngày 19/1/2016 tại Hà Nội