Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

BT Đinh La Thăng:“Tôi nói với cậu: Bí thư Thành ủy kết luận văn bản...mà còn làm ăn như thế. Với dân thì sẽ còn thế nào?

Bí thư kết luận 3 tháng vẫn chưa làm, vậy với dân thì sao?

21/05/2016 09:54 GMT+7
TTO - Sáng 21-5, tại cuộc làm việc với huyện Củ Chi, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Đinh La Thăng bất ngờ khi nghe chủ tịch huyện báo cáo đến ngày 11-5 Sở Quy hoạch kiến trúc mới họp với huyện để rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, việc mà ông đã giao từ hồi tháng 2.
Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã trả lời chất vấn của Bí thư Thăng - Ảnh: Thuận Thắng
Ngay lập tức, Bí thư Thành ủy yêu cầu giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã đứng dậy. “Ông trả lời đi, tôi kết luận việc từ (ngày) 18-2 mà đến tuần trước mấy ông mới họp là sao?” -Bí thư Thăng hỏi.
Ngày 18-2, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng có kết luận giao Sở Quy hoạch kiến trúc phải rà soát, điều chỉnh một số nội dung quy hoạch của Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, nhưng sở này chỉ mới kiểm tra thực địa vào... tuần trước.
Giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc trả lời: “Thưa bí thư, tôi mới nhậm chức, thời gian qua còn có kiện toàn nhân sự nên chưa làm kịp”. Tuy nhiên khi biết ông Nhã nhậm chức từ tháng 1-2016 thì ông Đinh La Thăng lắc đầu: “Ông nhậm chức từ tháng 1, tôi giao từ tháng 2 mà ông bảo kiện toàn gì?”.
Lúc này, ông Nguyễn Thành Nhã nhận là “có sơ sót”, ông cho biết trong thời gian qua các phòng của sở và huyện có phối hợp nhưng chưa chính thức. Tuy nhiên ông Đinh La Thăng vẫn không đồng ý cách trả lời này khi chủ tịch huyện tiếp tục báo cáo là Sở Quy hoạch kiến trúc (QH-KT) mới chỉ phối hợp lập đoàn đi thực địa vào tuần trước.
“Tôi nói với cậu: Bí thư Thành ủy kết luận văn bản hẳn hoi mà còn làm ăn như thế. Với dân thì sẽ còn thế nào? Kết luận đến nay đã 3 tháng 3 ngày mà vẫn không làm!”, ông Thăng nói gay gắt.

Nhiều tỉnh chi gấp 4 lần số thu để nuôi bộ máy

















TP - Ngày 20/5, tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với lãnh đạo TPHCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, chỉ có 13/63 tỉnh, thành phố điều tiết ngân sách về trung ương. Nhiều tỉnh, thành thu ngân sách mỗi năm chưa tới 1.000 tỷ đồng, nhưng phải chi 4.000 - 5.000 tỷ đồng để nuôi bộ máy hành chính địa phương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát dự án tuyến metro số 1 TPHCM.Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát dự án tuyến metro số 1 TPHCM.

VNTB- Khủng hoảng nợ công: Việt Nam phải trả bao nhiêu năm 2016?

Như vậy, số nợ công mà việt Nam phải trả năm 2015 là khoảng 20 tỷ USD. Đây là một con số quá lớn, chiếm đến 10% GDP hàng năm, nhưng lại trong tình trạng ngân sách rỗng ruột và có thể sụp đổ. 
Vào năm 2015, những con số do một số cơ quan nhà nước công bố đã cho thấy Việt Nam chỉ có “trách nhiệm” trả nợ công khoảng 7 tỷ USD. Con số này là quá thấp so với con số 20 tỷ USD mà chính quyền Việt Nam vừa buộc phải thừa nhận. 

GS. Mạc Văn Trang: ĐÀNH NÓI RA SUY NGHĨ THẬT VỀ BẦU CỬ

ĐÀNH NÓI RA SUY NGHĨ THẬT VỀ BẦU CỬ
21.05.2016

Mình đã định chả nói gì về Bầu cử, nhưng mấy hôm nay các loại tuyên truyền lố quá thể, hổng chịu nổi, phải nói ra mấy suy nghĩ thật, hổng biết có trúng cái bụng bà con không?

1. Họ cứ lập lờ đem so sánh bầu cử hiện nay với bầu cử 1946 chọn ra QH nước VNDCCH. Làm sao so sánh được với cuộc bầu cử thật sự tự do, dân chủ lúc bấy giờ. Nay tất cả là người Đảng chọn, loại hết những người “thế này, thế khác”, còn gì mà bầu với chọn. Hãy xem dân chọn ra 403 đại biểu QH năm 1946 từ đủ các đảng phái và những người tư do ứng cử. Thế này thì mới là bầu chọn chứ.

Các chính đảng: 


Việt Minh (120)
Dân chủ (46)
Xã hội (24)
Việt Cách (20)
Việt Quốc (50)
Không đảng phái (143)
Cộng: 403 đại biểu Quốc hội 1946.

Trung Quốc theo dõi chặt chẽ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ

HỒNG THỦY

(GDVN) - Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama vì khả năng tàu chiến Mỹ vào Cam Ranh.
South China Morning Post ngày 21/5 đưa tin, Hứa Lợi Bình, một nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama vì khả năng tàu chiến Mỹ vào Cam Ranh và sử dụng dịch vụ có thể được hai bên đề cập trong chuyến thăm cũng như khả năng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng tiếp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân.
"Rõ ràng việc Việt Nam dựa vào sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Biển Đông và coi đó là lá chắn an ninh chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc", ông Bình nói. Học giả này cho rằng, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam đã bị đình trệ nhiều năm do tranh chấp hàng hải, lãnh thổ.

Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công thương quản lý đều thua lỗ

Theo VAFI, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Bộ Công thương quản lý đều lâm vào tình trạng kinh doanh không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ và trở thành doanh nghiệp ốm yếu như Tập đoàn Hóa chất, TKV, Vinasteel…Giá trị tài sản và vốn nhà nước giảm đi rất nhiều do quản trị doanh nghiệp.

Ngày 19.5, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), cơ quan này đã tiếp tục có văn bản gửi Bộ trưởng Công thương, HĐQT Sabeco và Habeco kiến nghị Sabeco và Habeco thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công thương quản lý đều thua lỗ
Hình minh họa
Sabeco và Habeco hoàn toàn đủ điều kiện niêm yết

Theo đó, tại văn bản gửi Bộ Công thương vào ngày 10.5, VAFI đã đề nghị Sabeco và Habeco niêm yết trên sàn chứng khoán sau 8 năm cổ phần hóa.

Mỹ coi trọng buôn bán hơn nhân quyền?

Bà Loretta Sanchez cũng đã nói về quan hệ Việt - Mỹ với BBC tại văn phòng của bà hồi năm ngoái

Dân biểu Loretta Sanchez nói Hoa Kỳ đã coi nhẹ vấn đề nhân quyền vì muốn thúc đẩy thương mại và các lĩnh vực khác với Việt Nam.

Trong phỏng vấn dài với Nguyễn Hùng của BBC, bà Sanchez cũng nói Quốc hội đang đòi chính quyền Tổng thống Barack Obama gắn nhân quyền với việc bỏ cấm vận vũ khí mà Việt Nam đang mong muốn.

Trước hết bà Sanchez, người đi cùng Tổng thống Hoa Kỳ trả lời câu hỏi liệu bà có tháp tùng ông Obama vào tuần tới không.

Dân biểu Loretta Sanchez: Không, tôi không thể tham gia phái đoàn vì chúng tôi có phiên bỏ phiếu hôm thứ Hai tới. Chúng tôi bỏ phiếu trong cả tuần tới và theo Hiến pháp tôi phải có mặt dù trước đây tôi đã nói chuyện với Ngoại trưởng Kerry về chuyện sẽ đi khi ngoại trưởng biết chuyến thăm sẽ diễn ra. Nhưng giờ biết là có bỏ phiếu nên tôi không đi được.

BBC: Nếu không có lịch bỏ phiếu và bà có thể đi được thì bà sẽ nói gì với các quan chức Việt Nam và người dân Việt Nam vài tôi biết và đã từng tháp tùng Tổng thống Clinton trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam.

GS Mỹ: Việt Nam sẽ đề nghị TT Obama nói rõ quan điểm về Biển Đông

Đức Huy | 

GS Mỹ: Việt Nam sẽ đề nghị TT Obama nói rõ quan điểm về Biển Đông

Đó là nhận định của ông William Frasure, GS.TS chuyên ngành chính phủ-quan hệ quốc tế trường Đại học Connecticut (Mỹ), trong cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Bối cảnh địa chính trị
Giáo sư Frasure cho biết, ông hi vọng rằng trong chuyến công du tới Việt Nam, Tổng thốngObama sẽ đề cao vấn đề Biển Đông, để thể hiện cam kết bảo vệ quyền tự do đi lại và tôn trọng luật pháp quốc tế của Washington trên vùng biển này.

Nhận thức của Hoàng đế Khang Hy khi động đất xảy ra

Văn hóa Thần truyền: Nhận thức của Hoàng đế Khang Hy khi động đất xảy ra

Vào giữa trưa ngày 2 tháng 9 năm 1679, một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra tại kinh thành. Trận động đất này mạnh cấp 8, tâm chấn nằm tại Bình Cốc, Tam Hà. Động đất ảnh hưởng đến một phạm vi rất rộng lớn gồm 6 tỉnh: Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Hà Nam cùng với hơn 200 châu huyện khác nhau. Tại kinh thành nhiều đoạn tường thành, các trụ sở chính quyền, nhiều nhà dân đều bị đổ sập, rất nhiều người chết và bị thương.
Tác phẩm tranh tường lớn trên một hành lang trong cung điện : “Khang Hy Nam tuần đồ”
Tác phẩm tranh tường lớn trên một hành lang trong cung điện : “Khang Hy Nam tuần đồ”
Đối với thiên tai bất ngờ này, Vua Khang Hy nhanh chóng áp dụng nhiều biện pháp khắc phục. Một mặt ông lấy 10 vạn lượng bạc trong kho bạc nhà nước để cứu trợ nạn dân. Mặt khác ông kêu gọi các quan lại và người giàu quyên góp tiền của để cứu trợ. Nhưng trên hết, ông ra lệnh cho quan lại lớn bé trong triều phải nghiêm chỉnh kiểm điểm lại bản thân và các công tác của mình một cách toàn diện. Ông tự mình làm gương “biết kinh sợ” và “cố gắng tu tỉnh”, đồng thời yêu cầu các quan phải “nhất định sẽ nhổ tận gốc các tệ nạn xã hội đã kéo dài bấy lâu nay”.“Các khanh cần phải thanh tẩy từ bản chất, công chính tự thề với bản thân mình, ra sức cải đổi những điều sai trái của bản thân, nuôi tâm chí vì nhân dân và tổ quốc”.

12 người đẹp Trung Hoa chết thảm trong thời Cách mạng Văn hóa

Mỹ nhân Trung Hoa không thiếu những bậc khí phách hiên ngang, thà chết chứ không chịu khuất phục.

Họ không chịu làm nô lệ hoặc món đồ chơi cho chế độ chuyên chế độc tài. Dưới đây là 12 nữ nhân nổi tiếng tài mạo song toàn bị hại chết một cách thảm khốc bởi bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (Văn Cách).
Trung Quốc, nguoi dep, chết thảm, cách mạng văn hóa,
Cách mạng Văn hóa là thời kì tàn bạo, chết chóc sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền. Khi ấy chính quyền cho đốt hết tất cả thư tịch cổ của Trung Quốc, đập phá tượng Phật, đốt bỏ đền thờ Khổng Tử. Bất kì người nào bị gán vào tội “tư bản”, “thù hận giai cấp”,… đều phải đối mặt với nhục hình dày vò thể xác lẫn tâm can. Cũng từ đây, đại bi kịch của Trung Quốc bắt đầu, đạo đức con người vì mất đi niềm tin chân chính vào Phật Đạo Thần nên trượt dài trên con đường tha hóa, từ đó lây lan chất độc ra toàn thế giới. 12 cô gái tài hoa bạc mệnh này chỉ là một phần rất nhỏ trong bức tranh thê lương ảm đạm của thời kì đó.

THƯ GỬI TỔNG THỐNG HOA KỲ

 21/05/2016

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20.5.2016
Kính gửi: Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama
Thưa Ngài,
Chúng tôi rất vinh dự và có trách nhiệm gửi thư trực tiếp đến Ngài Tổng thống qua Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh để bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của chúng tôi, một nhóm trí thức, nhân sĩ Sài Gòn nhân chuyến thăm của Ngài đến Việt Nam và sẽ thăm thành phố Hồ Chí Minh.
Với lòng kính trọng và tin tưởng, chúng tôi muốn trình bày với Ngài Tổng thống mấy vấn đề sau đây:
1. Chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hiện đang là đối tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư với những bước tiến vượt bực trong những năm qua từ khi có Hiệp ước Thương Mại Việt Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Những thành tựu đó là điểm tựa cho những hoạt động khác, đưa sự phát triển của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới để giảm bớt sự lệ thuộc quá nguy hiểm bởi sự thao túng và áp lực của Trung Quốc. Bằng những hành động cụ thể của đối tác đáng tin cậy để trở thành đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tình hình đất nước chúng tôi hiện nay trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có nhiều biến động. Gay gắt nhất là hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình, một Frankenstein thế kỷ XXI như cảnh báo của Tổng thống Nixon trước khi qua đời “Chúng ta có thể đã tạo ra con quái vật Frankenstein”.
2. Chẳng phải hôm nay, mà trước đây hơn nửa thế kỷ, Việt Nam đã biểu tỏ mong muốn có mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Trước và sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Ngay sau Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, trong diễn văn tiếp theo Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta […] nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”. Cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và cả hai nước chúng ta đã phải gánh chịu những đau thương mất mát quá lớn không đáng có.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Bí thư Thăng: ‘Các đồng chí nói vì dân vì nước là vì chỗ nào?’


Tác giả: Việt Hoa- Hoàng Giang


 Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng: “Công bộc của dân gì mà để dân sống trong ô nhiễm môi trường bao nhiêu năm nay mà cứ vui vẻ”.

Chiều 11-5, tại buổi tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên Đại biểu quốc hội ở Hóc Môn, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã xin lỗi người dân tại đây về việc bãi rác Đông Thạnh nhiều năm nay gây ô nhiễm cho dân.
Ông Đinh Thanh Giảng, cử tri xã Đông Thạnh, phản ánh thông tin về tình hình bãi rác này đã gây ô nhiễm cho người dân lâu nay. Dân kiến nghị rất nhiều từ cấp chính quyền cơ sở, TP và trung ương nhưng không được giải quyết.

Cử tri Đinh Thanh Giảng, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, bức xúc về việc bãi rác Đông Thạnh ô nhiễm chưa được giải quyết. Ảnh: HOÀNG GIANG

Chuyến đò đong đưa giữa đôi bờ “vực thẳm” của quan hệ Việt-Mỹ ( bài kết)

Phạm Viết Đào.

Bài kết: “Nhân quyền” hay ‘nhân hòa”…trong quan hệ Việt-Mỹ ?

Bài liên quan:

Bài 1: Chuyến đò đong đưa giữa đôi bờ “vực thẳm” của quan hệ Việt-Mỹ...

Bài 2:Chuyến đò đong đưa giữa đôi bờ “vực thẳm” của quan hệ Việt-Mỹ...


Mối quan hệ Việt-Mỹ xét về phương diện địa - chính trị và phương diện “ thiên thời” theo cách nhìn nhận của người phương đông: 2 bên đã tìm thấy những “ mố, trụ” cầu chung như đã phân tích ở 2 bài trên; vấn đề còn lại đó là vấn đề nhân quyền…
Đây là vấn đề 2 bên có những sự khác biệt, vênh nhau đáng lo ngại trong quan hệ Việt-Mỹ ?!
Vấn đề nhân quyền không phải là một thứ trang sức mà các chính giới Hoa Kỳ đặt ra với chính quyền Việt Nam như người Việt vẫn nói: “đi với bụt mặc áo cà sa; đi với ma thì mặc áo giấy”…
Việt Nam phải có những giá trị nhân quyền tương hòa chung với Hoa Kỳ và các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh thì mới thúc đẩy đầu tư hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác phát triển; Đây là vấn đề không vì lý do hình thức để đẹp đội hình như trai đường phố vẫn quy định với nhau khi đi chơi…
Tại sao đây là vấn đề nổi cộm nhất và khó lòng đạt được tiếng nói chung? Mặc dù 2 bên vẫn cao giọng: tôn trọng sự khác biệt của nhau; không can thiệp vào công việc của nhau…
Sự khác biệt không do cách nhìn nhận, đánh giá và cách ứng xử về vấn đề nhân quyền mà nó có nguồn gốc trong chiều sâu của bản chất thể chế, của hệ điều hành quản trị của 2 quốc gia hiện đang khắc nhau như nước với lửa…
Hệ điều hành quản trị của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hệ điều hành quản trị phân cấp cao dựa trên nền tảng luật pháp; Hay còn gọi là thể chế dân chủ; Còn hệ điều hành quản trị của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ điều hành tập trung quan liêu cao; quyền lực vận hành, điều tiết bộ máy quản trị dựa trên nền tảng của một thứ quyền lực “siêu luật pháp”, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng CS- còn gọi là hệ điều hành đảng trị, độc tài…
Một quốc gia quyền lực nằm trong bản chất hệ thống điểu tiết của luật pháp; Còn một quốc gia là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thứ quyền lực “siêu luật pháp” nằm trong tay một nhóm người, nhân danh lợi ích của đảng chính trị cầm quyền…

Làn sóng mới trong điện ảnh Rumani


Thanh Hà


mediaĐạo diễn Rumani Cristian Mungiu tranh giải ở Liên hoan phim Cannes 2016 với bộ phim « Baccalauréat».©AFP/DANIEL MIHAILESCU
Ngày 19/05/2016, Baccalauréat (Thi tú tài) của đạo diễn Rumani Cristian Mungiu trình diện ban giám khảo Cannes. Dù với phương tiện tài chính hạn hẹp, nghệ thuật thứ 7 Rumani khẳng định được vị trí trên bầu trời điện ảnh quốc tế.
Baccalauréat là câu chuyện của bác sĩ tỉnh lẻ, Romeo Aldea đã làm tất cả để cô con gái Eliza được sang Anh du học. Giấc mơ mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con gái tan vỡ khi Eliza bị đánh mất chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng tưởng chừng như đang trong tầm tay.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất

Tác giả: Xuân Ba (bản gốc)

Nguồn:  http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/03/chuyen-ve-nguoi-phu-nu-au-tien-bi-ban.html

Thư Xuân BaKg các anh.
Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm ( Cát Hanh Long ) đăng trên An Ninh Thế giới ( số 1349& 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết.
Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc.
Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và.mong được thông cảm
Chúc lành
Xuân Ba
——
Tôi ngập ngừng ngừng gõ lên cánh cửa một ngôi nhà ở đường Láng.
Ngập ngừng như động thái của người có lỗi.
Lỗi vì mình đã quá muộn? Lỗi vì sự lừng khừng chần chừ, dùng dắng?
Thực ra nhiều năm trước,  có lần tôi đã tìm đến ngôi nhà 117 Hàng Bạc. Nhưng người chủ ngôi nhà cho biết người tôi cần tìm không có ở đây. Và không biết đã chuyển đi chỗ nào?
Những ngài ngại lẫn sờ sợ. Nỗi sợ vô cớ và bầy đàn ấy đã khiến dài mãi thêm những lừng khừng cùng dùng dắng…
Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.
Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?
Ông Nguyễn Hanh là con trai trưởng của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long, người đàn bà đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất (CCRĐ)
Nhưng lần này sau khi gặp được một người, tôi đã quyết dẹp đi sự dùng dắng đó. Người ấy là ông Lưu Văn Lợi thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ
Dầu chấm dứt
thành dấu chấm lửng?
Bút tích của ông Lê Đức Thọ