Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Chuyến đò đong đưa giữa đôi bờ “vực thẳm” của quan hệ Việt-Mỹ ( bài 1)

Phạm Viết Đào.

Bình luận về chuyến thăm Việt Nam sắp tới của TT Hoa Kỳ Barack Obama
.
Quỹ đạo, trục xoay của 2 quốc gia Việt-Mỹ chưa bao giờ xích lại, tiệm cận gần nhau như những năm tháng này …Quan sát tọa độ của quỹ đạo trục xoay của bản đồ địa chính trị của 2 quốc gia chúng ta dễ dàng nhận ra điều đó…
Thế nhưng nếu nhìn sâu vào thể chế của 2 quốc gia, chúng ta thấy giữa 2 nước hiện vẫn còn bị ngăn cách bởi những “vực thẳm” không dễ gì nối kết với nhau bằng những cây cầu vĩnh cửu; Để thay cho việc thiết kế, xây cất những chiếc cầu vĩnh cửu, 2 bên đành phải trao đi đổi lại với nhau bằng những chuyến đò đong đưa qua lại; Chuyến thăm của TT Mỹ Obama trong tuần tới có lẽ nó sẽ là chuyến đó nối tiếp chuyến đó của 2 TT tiền nhiệm của Hoa Kỳ: Bil Clinton và George Bush…
Để xây cất được những nhịp cầu kết nối giữa 2 bờ vực đòi hỏi các kiến trúc sư phải tạo ra được một khối kết cấu đồng trụ, đồng cốt, đồng chất, đồng mác vật liệu kết dính;
Ở Việt Nam, mỗi khi động thổ xây cất một công trình xây dựng nghiêm trang nào đó, ngoài phần vật liệu- kỹ thuật ra… nhiều khi người ta phải dựa vào cả yếu tố tâm linh thì mới có thể thành công.
Truyền thuyết từng kể về việc xây dựng thành Cổ Loa của Thục An Dương Vương; phải nhờ sự phù hộ của Thần Kim Quy, tặng cho cái móng thì mới xây được thành…
Đầu thế kỷ năm 1920, để xây được cây cầu tại km 15 tuyến quốc lộ số 2 nối Hà Giang-Hà Nội, sau nhiều phen thất bại xây lên bị đổ, kiến trúc sư người Italia, theo lời nguyên của các giá làng ở đây, phải dùng giải pháp tâm linh: lập đền thờ cho 2 cô gái chết trẻ ngay bên đầu cầu thì chiếc cầu Má mới xây được, mặc dầu chiếc cầu này có độ dài chưa tới 200 m…


Để vượt qua được cái vực thẳm quan hệ Việt-Mỹ hiện chưa có một “kiến trúc sư” nào có đủ khả năng thiết kết được những trụ cầu để chịu tải được mối quan hệ Việt-Mỹ có nhiều dị biệt về kết cấu chịu lực từ 2 quốc gia..

Ngay cả sử dụng tới giải pháp tâm linh cũng khó thành? Vì sao? Vì khi muốn sử dụng tới giải pháp tâm linh thì trước tiên người trong cuộc phải thành tâm; Trong lúc đó giới chức chóp bu CS Việt Nam không bao giờ thành tâm muốn xây một cái cầu để cho quan hệ 2 nước được thông thương vì lợi ích của 2 dân tộc vì ở Việt Nam lợi ích của Đảng và của quảng đại dân chúng không phải lúc nào cũng tương đồng…
Chẳng qua hiện tại giới chức Việt Nam phải bắt tay với Mỹ vì Trung Quốc quá đáng; Nếu Trung Quốc kiềm chế, mềm dẻo, biết điều một chút thì đảm bảo họ quay sang ôm chầm lấy Trung Quốc ngay…
Do thiếu sự thành tâm nên họ muốn tồn tại vực thẳm lag hiển nhiên, giới chức Việt không chịu xây cất nhịp cầu giao thương vĩnh cứu giữa 2 nước…
Trong bài Hò Kéo pháo của Hoàng Vân viết trong chiến dịch Điện Biên Phủ có một câu lột tả chính xác lòng dạ của giới chức CS Việt Nam: “Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”-giới CS Việt Nam với tình yêu giai cấp, với căm thù giai cấp tư sản cố hữu không gì có thể lấp được “vực sâu thăm thẳm” đó…
Đối với giới chức chóp bu quyền lực Việt Nam cho tới hiện nay, họ vẫn còn bị ám bởi chủ thuyết Mác- Lênin; mặc dù 2 ông này là những người trần mắt thịt, không phải thần thánh, ma quỷ nhưng chủ thuyết của họ lại có sức ám ảnh hơn cả sự ám ảnh của ma quỷ…
Cuộc chiến Việt-Mỹ là cuộc chiến gây cho Việt Nam nhiều tổn thất về sinh mạng nhất trong lịch sử; các nguồn nói trên 3 triệu người chết; thế nhưng nếu hỏi một người dân Việt bình thường: Có căm thù Mỹ không; chắc chắc 90 % người dân Việt trả lời không ? Thái độ này của người Việt khác với Trung Quốc…
Cái vực sâu thăm thẳm đó chí do giới chức CS cầm quyền tạo dựng lên do bởi họ bị tiêm nhiễm quá sâu, chưa thể cắt cơn nghiền chủ thuyết Mác Lênin trong ngày một ngày hai; Vì họ lệ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều về ý thức hệ mà bản chất là chiếc cần câu cơm do Trung Quốc thiết kế, chế tạo cho họ; Nếu không có sự nhập khẩu cái thế chế-cần câu cơm mang nhãn hiệu “made in China” họ sẽ mất hết vai trò cả lợi ích tinh thần lẫn vật chất…
Ai đã nuôi gà đều biết hiện tượng gà ấp bóng; Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gà mái thường sau khi đẻ được mười mấy quả trứng, thì tuyến yên tiết ra kích tố thúc tuyến sinh dục, khiến cho các bộ phận trong cơ thể nó có những thay đổi rất lớn, như tính tình trở nên điềm tĩnh, luôn đề cao cảnh giác, máu trong cơ thể chảy nhanh hơn, thân nhiệt tăng, lông ở bụng rụng bớt.
Nếu lúc này, đặt trứng vào trong tổ, gà mẹ sẽ ra sức ấp ủ chăm sóc. Thời kỳ chăm soc này trong gà mái sản sinh ra kích tố này, có liên quan đến số lượng trứng nhất định mà gà mái đẻ ra, sau nữa là chịu ảnh hưởng của khí hậu môi trường. Nếu vì một lý do nào đó mà trứng bị ung thối, đền đủ ký hạn 21 ngày nhưng trứng vẫn không nở thành con, hoặc chúng ta lấy toàn bộ trứng nó đi chỉ để lại ổ không thì gà mái vẫn cứ ấp bóng…
Nếu không tìm cách cách ly nó ra khỏi ổ bằng cách treo ổ lên hoặc nhốt cách ly gà mái để nó quên thì nó sẽ tự ấp bóng cho tới chết…Có thể ví hiện tượng ấp bóng của gà mái vợi hiện tượng ấp bóng chủ thuyết Mác Lê nin của các nhà lãnh đạo Việt Nam…
Thể chế chính trị của 2 quốc gia hiện tại bị chi phối bởi 2 hệ điều hành hoàn toàn trái ngược nhau: Mỹ: quốc gia có hệ điều hành phân quyền cao còn Việt Nam lại là quốc gia tập quyền cao theo chủ thuyết Mac Lê nin. Toàn bộ hệ thống chính trị, hệ điều hành đặt dưới quyền lãnh đạo độc tôn, độc quyền của Đảng CS lấy tư tưởng Mac Lênin làm cương lĩnh, kim chỉ nam hành động…
Hoa Kỳ, một quốc gia mọi hoạt động bị luật pháp chi phối đến từng bộ phận của kinh tế-xã hội; còn Việt Nam thì nghị quyết của Đảng mới là xương sống, linh hồn, đáp án cho mọi hoạt động chính trị-kinh tế-xã hội....
Chỗ nào, việc gì phù hợp với nghị quyết với lợi ích của Đảng thì OK, chỗ nào vênh thì Đảng, quan chức Đảng, nghị quyết đảng được ban hành theo thiết chế tập trung dân chủ: số đông thống trị số ít sẽ phát ra tiếng nói phán quyết áp đặt cuối cùng của đảng; phải hy sinh cho lợi ích của Đảng vì Đảng nắm trong tay lực lượng vũ trang và mọi nguồn lực xã hội…

( Còn nữa… )


Bài 2: Tín hiệu Hoa Kỳ-Việt Nam xích lại gần nhau do bởi một số tác dộng của yếu tố địa- chính trị…

Không có nhận xét nào: