Với những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chuyến công du sắp tới của Tổng thống Barack Obama sẽ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Hình ảnh của những năm tháng chiến tranh tại Việt Nam sẽ tái hiện trong tâm trí họ, cùng với đó là những kí ức đau buồn đã muốn xóa bỏ từ lâu nhưng không thể.
Khi chiếc Không lực Một chở Barack Obama hạ cánh xuống sân bay Nội Bài sáng 23/5 tới, xung quanh Tổng thống Mỹ sẽ là những phó nháy, những quay phim, những phóng viên dõi theo từng đường đi nước bước của ông, trên mảnh đất khi xưa đã từng lưu dấu chân những Chuck Hagel hay John McCain, nhưng trong một hoàn cảnh không thể đối lập hơn so với hiện tại.
Trả lời phỏng vấn New York Times, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thừa nhận, ông đã chuẩn bị tinh thần chống chọi lại những "cơn bão" kí ức trong 12 tháng tham chiến tại Việt Nam.
Dù sau đó ông Hagel đã vượt qua nỗi buồn chiến tranh để trở thành một Thượng nghị sĩ, và rồi đứng đầu bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng với người cựu chiến binh năm nay đã bước sang tuổi 70 này, 12 tháng tại Việt Nam vẫn mãi là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong cuộc đời ông.
Với Tổng thống Obama, chuyến thăm Việt Nam sẽ là cơ hội để ông củng cố chính sách "xoay trục châu Á", cũng như đẩy mạnh hợp tác kinh tế và quốc phòng với một đối tác quan trọng trong khu vực.
Nhưng với những cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, một chuyến công du cấp nhà nước do đích thân Tổng thống của họ dẫn đầu, tới nơi rất nhiều người trong số họ đã mất đi tuổi xuân, mất đi sự hồn nhiên của những thanh niên mới bước sang tuổi 18, mất đi những người bạn, người thân, sẽ gợi lại trong họ những trạng thái cảm xúc khó kiểm soát.
"Còn rất nhiều tranh cãi về Việt Nam, và ý nghĩa cuộc chiến từ góc nhìn của Mỹ. Vẫn còn đó những bóng ma của chiến tranh luôn ám ảnh. Những mạng sống đã lãng phí, những kinh nghiệm rút ra, những bài học tồi tệ vẫn phủ bóng tâm trí cựu binh chúng tôi" - ông Hagel chia sẻ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nói thêm rằng, mỗi quyết định ông đưa ra trên cương vị ông chủ Lầu Năm Góc, mỗi lời khuyên ông dành cho Tổng thống Obama, đều ít nhiều có ảnh hưởng từ kinh nghiệm hun đúc trong những năm tháng chiến tranh tại Việt Nam.
Với những cựu binh Mỹ khác, chuyến thăm của ông Obama sẽ như một lời nhắc nhở cho 2 thế hệ người Mỹ sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã khép lại, về tầm quan trọng của cuộc chiến tại Việt Nam trong lịch sử nước Mỹ.
"[Cuộc chiến tại] Việt Nam gần như đã rơi vào quên lãng.
Phải trải qua những tháng ngày, với những kí ức đau thương bao trùm cả một thế hệ, để rồi nhìn chúng biến mất trong tâm trí thế hệ ngày nay như vậy, thật kinh ngạc" - Bobby Muller, một thương binh tham gia phong trào phản chiến, chia sẻ.
Ông Muller hiện đang sống ở Washington, trong một căn hộ đầy ắp những cuốn sách viết về cuộc chiến tại Việt Nam. Với người cựu chiến binh này, không gì có thể xóa đi nỗi tức giận trong ông đối với hai nhà lãnh đạo Mỹ thời chiến tranh, Richard Nixon và Henry Kissinger.
Bản thân ông Obama cũng là một người thuộc thế hệ sau chiến tranh, do đó, chuyến thăm của ông khó lòng trở thành một biểu tượng hàn gắn những vết thương tâm lý mà nhiều cựu binh Mỹ đã phải chịu đựng sau khi trở về từ chiến tranh, khi họ phải đón nhận sự miệt thị đến mức khinh bỉ từ người dân nơi quê nhà.
"Việc các cựu binh không được chào đón khi hồi hương thật sự là một nỗi hổ thẹn. Những anh lính 18, 19 tuổi được gọi nhập ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ với đất nước trở về lại bị chính đồng bào mình phỉ nhổ, đúng theo nghĩa đen" - Thượng nghị sĩ John McCain, cựu chiến binh Mỹ từng bị bắt làm tù binh ở Việt Nam, chia sẻ với New York Times.
Và với một số cựu binh, chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam có lẽ sẽ một lần nữa gợi lại ký ức về sự rẻ rúng ngày nào.
Ông McCain chia sẻ, nỗ lực ủng hộ bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp chính trị của ông.
Thượng nghị sĩ bang Arizona còn nói rằng ông thăm lại Việt Nam thường xuyên đến mức "nhiều người nhận ra tôi trên những con phố ở Hà Nội hơn cả khi tôi ở Phoenix (thủ phủ bang Arizona - PV)".
Những nỗ lực ấy đã giúp ông McCain bỏ lại phía sau những kí ức đau buồn nhất của chiến tranh. Do đó, ông nói rằng ông sẽ không bị những hình ảnh về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama làm phiền lòng.
Nhưng có những cách khác để vị Thượng nghị sĩ này gợi nhớ lại những kí ức chiến tranh.
"Cho đến tận bây giờ, đôi lúc tôi vẫn dậy thật sớm để tới Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam khi bình minh lên. Đó là trải nghiệm giúp tôi ngẫm nghĩ, hồi tưởng về những ngày tháng ấy".
theo Trí Thức Trẻ
Cadillac One sẽ cùng Tổng thống Obama sang Việt Nam lần này.
Siêu xe của TT Mỹ nếu phạm luật giao thông thì có bị phạt không?
Thùy Trang |
Được thiết kế để bảo vệ Tổng thống khỏi nhiều hình thức tấn công khác nhau, tuy nhiên, Cadillac One có thực sự là cỗ máy bất bại hay không?
Cadillac One, còn được biết tới với biệt danh "Quái thú", là tên gọi dành riêng cho siêu xe của Tổng thống Mỹ.
Chiếc xe theo bước Tổng thống không chỉ trong nước, mà cả trong những chuyến công du nước ngoài. Trước mỗi chuyến thăm, "Quái thú" sẽ được vận chuyển tới điểm đến bằng máy bay quân sự C-17 trước ít nhất 1 tới 2 tuần.
Được biết, "cỗ xe tăng trong hình hài ô tô" này dài hơn 5m, nặng tới 6.350 kg với khả năng chống cả đạn xuyên giáp và áp lực từ bom. Xe cũng sở hữu cơ chế tự vệ riêng với khả năng khóa kín tương tự két sắt ngân hàng khi bị tấn công.
Chiến thắng khủng bố, nhưng lại nhận thất bại ê chề tại Ireland
"Quái thú" được thiết kế để bảo vệ Tổng thống khỏi nhiều hình thức tấn công khác nhau, nhưng có lẽ cũng bởi vậy, chiếc Cadillac với cấu tạo xe tăng này vẫn thua kém đồng loại của mình về tốc độ, hay... khả năng vượt chướng ngại vật.
Năm 2011, khi đoàn xe chở tổng thống Mỹ ra khỏi sứ quán Mỹ tại Dublin trong sự chứng kiến của một đám đông bên ngoài, Cadillac One đã va chạm mạnh và mắc vào một mô dốc nhỏ trên mặt đường, khiến chiếc xe không thể nhúc nhích.
Để hạn chế cảnh ê chề của chiếc xe vốn là niềm tự hào của ngành sản xuất ô tô nước Mỹ lọt vào ống kính và cặp mắt của đám đông bên ngoài, một chiếc xe khác trong đoàn đã vượt lên che chắn.
Sau nhiều nỗ lực thất bại, đoàn hộ tống đã quyết định bỏ lại chiếc xe và tiếp tục di chuyển tới địa điểm tiếp theo.
Trong buổi phỏng vấn, Cơ quan Mật vụ đã phủ nhận ý kiến cho rằng đây là chiếc xe đang chở Tổng thống.
"Đó chỉ là chiếc xe dự phòng chờ nhân viên và cán bộ mà thôi. Tổng thống đã rời đi bằng lối khác từ trước rồi.
Kích cỡ các phương tiện của chúng tôi vốn luôn là đề tài cần được tính toán kĩ lưỡng trước chuyến đi. Tuy nhiên, chỉ cần nhầm lẫn một chút là những vấn đề như thế này sẽ xảy ra." -Phát ngôn viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ phân trần
Tổng thống ngồi trong Cadillac One có phải thắt dây an toàn không?
Luật của Washington nêu rõ rằng người di chuyển trên ô tô tham gia giao thông đều phải thắt dây an toàn, nếu không sẽ bị phạt tiền 50USD.
Tuy nhiên, quan sát lại cho thấy, dù có nhiều tiền lệ về tai nạn xảy ra với chính trị gia tại thủ đô Washington, các Tổng thống có vẻ chẳng mấy để tâm thực hiện điều này.
Sau vụ tai nạn của cựu Thống đốc bang New Jersey Jon Corzine năm 2007, một đạo luật Tự do thông tin đã được đưa ra, yêu cầu Cơ quan Mật vụ phải công bố thông tin liên quan đến việc sử dụng dây an toàn trong các phương tiện của mình. Tuy nhiên, 3 năm sau câu trả lời mới xuất hiện:
"Tài xế có trách nhiệm đảm bảo những người ngồi trên được cung cấp dây an toàn, cũng như thắt dây an toàn cẩn thận trước khi cho xe di chuyển." - Phát ngôn viên của Cơ quan Mật vụ cho biết.
Song, có vẻ lái xe của Tổng thống đã "vô tình" quên đi quy định này.
Tuy nhiên, xét cho cùng, với những trang bị tối tân, chu đáo cùng đoàn hộ tống lên tới hàng chục phương tiện của siêu xe Cadillac One, bản thân những người ngồi trong "Quái thú" cũng không phải quá lo lắng về chuyện thắt dây an toàn hay không.
Vậy hộ tống Cadillac One cần bao nhiêu phương tiện?
Quy mô của đoàn xe hộ tống phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của điểm đến, nhưng sẽ rơi vào khoảng từ 30-45 phương tiện khác nhau. Dưới đây là tên/biệt hiệu và chức năng của các loại xe trong đoàn hộ tống.
theo Trí Thức Trẻ
Q.TRUNG - T.HÀ - L.NAM
Trên 1.000 người tháp tùng ông Obama
TTO - Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam đã được chuẩn bị với mức độ bảo mật tối đa và tính chuyên nghiệp cao độ.
Tổng thống Obama (bìa trái) được các mật vụ bảo vệ trong một lần đáp xuống sân bay Tampa (Mỹ) - Ảnh: AFP |
Ngày 16-5, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận với Tuổi Trẻ lịch trình thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có thay đổi. Theo đó, chuyên cơ Air Force One sẽ đến sân bay Nội Bài rạng sáng 23-5 và rời Việt Nam chiều 25-5.
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết có trên 1.000 người sẽ tháp tùng Tổng thống Obama bao gồm quan chức chính phủ, nhân viên, tùy tùng của tổng thống, doanh nghiệp, lực lượng an ninh và cả mật vụ.
Bao trọn gói
hơn 6 khách sạn
Do số người khá đông nên phía Mỹ dự định thuê khoảng 6 khách sạn trở lên để lưu trú.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 16-5, bà Lisa Wishman, tùy viên báo chí của Đại sứ quán Mỹ, cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm lần này, nhưng đệ nhất phu nhân Michelle Obama và các con không có kế hoạch thăm Việt Nam.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, trong số các quan chức cấp cao tháp tùng Tổng thống Obama chắc chắn có bà Susan Rice - cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, nhiều khả năng sẽ tham gia cùng các quan chức cấp cao ở nhiều bộ ngành khác.
Bà Lisa Wishman cho biết thêm hiện lịch trình của ông Obama chưa được hoàn tất, hai bên vẫn còn đang họp bàn để quyết định lịch trình chính thức cuối cùng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo hai bên sẽ thảo luận các phương thức thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, quyền con người, tôn giáo, các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo hai nước dự kiến cũng trao đổi về lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ, chẳng hạn như năng lượng hạt nhân dân sự. Ngoài ra, Mỹ mong muốn có một tuyên bố với Việt Nam về hợp tác chống các tác động của biến đổi khí hậu.
Trước đó theo thông báo của Nhà Trắng, trong các cuộc gặp và sự kiện ở Hà Nội và TP.HCM, Tổng thống Obama sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay.
Ngoài ra, Tổng thống Obama sẽ gặp các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), doanh nghiệp và cộng đồng kinh tế.
Đưa đến vài trăm tấn thiết bị
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, từ nhiều ngày qua các đoàn phụ trách an ninh và phục vụ hậu cần trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đã qua lại làm việc rất nhiều lần với phía Việt Nam để bàn các vấn đề liên quan đến phương thức đón tiễn, đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama.
Theo nguồn tin này, đã có ba chuyến bay bằng máy bay vận tải C-17 Globemaster III (có khả năng chở đến hơn 77 tấn hàng hóa), mỗi chuyến chở vài chục tấn hàng hóa, trang thiết bị hậu cần phục vụ hoạt động của đoàn Tổng thống Obama đến sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Nguồn tin tiết lộ các máy bay C-17 sẽ chở trực thăng, xe của tổng thống, xe cho một số thành viên chủ chốt trong đoàn, xe đặc chủng bảo vệ đoàn, xe cứu thương, trang thiết bị, vũ khí phục vụ an ninh, bảo vệ và thông tin.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ đưa đầu bếp và thực phẩm riêng đến Việt Nam để phục vụ chuyến thăm lần này.
Chuyến bay C-17 gần nhất đến Nội Bài cách đây vài ngày mang theo 53 tấn hàng hóa, trang thiết bị. Nguồn tin này cũng cho biết toàn bộ ba chuyến bay C-17 đến Việt Nam chỉ mang thiết bị hậu cần, chưa chở xe hay máy bay trực thăng Marine One chuyên chở Tổng thống Obama đến Việt Nam.
“Từ nay đến khi đoàn Tổng thống Obama sang ít nhất sẽ có 4 máy bay C-17 nữa mang thêm nhiều thiết bị chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Trực thăng và các xe chở tổng thống cùng các xe của đoàn hộ tống sẽ sang cuối cùng” - nguồn tin này khẳng định.
Công tác kiểm tra và giám sát an ninh tại khu vực nhà khách VIP A và vị trí dự kiến đậu của máy bay Air Force One đã được Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp cùng các bên liên quan kiểm tra, giám sát cực kỳ nghiêm ngặt.
Trường ĐH Fulbright Việt Nam chính thức có giấy phép
Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) đã được phép chính thức hoạt động. Thông tin từ Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT xác nhận chiều 16-5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký giấy phép thành lập trường.
FUV đã được lãnh đạo TP.HCM trao giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5-2015, nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
|
Đừng ảo tưởng rằng khi Mỹ điều động các lực lượng quân sự của họ đến Biển Đông là để bênh vực Việt Nam. VN chẳng là gì dưới mắt người Mỹ. Họ đến đây là để bảo vệ quyền lợi của họ.
Quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông là gì ?
Một là quyền tự do hàng không và hàng hải. Người Mỹ quan niệm được quyền tự do hàng không, hàng hải trên mọi vùng biển, ngoại trừ vùng lãnh hải (12 hải lý) của quốc gia.
Hai là để bảo vệ các đồng minh truyền thống của họ trong khu vực.
VN không phải là Nhật, là Nam Hàn, hay là Phi (và không quên Đài Loan) để Mỹ lên tiếng bênh vực. Các nước này đều có ký thỏa thuận về an ninh hỗ tương với Mỹ.
Quan hệ quốc tế không có bạn và cũng không có kẻ thù. Chỉ có quyền lợi của quốc gia và dân tộc là trường cửu và tối thuợng. Vì vậy tất cả các kết ước an ninh hỗ tương đều có thời hạn. Không ai biết được đến khi nào thì quyền lợi các bên sẽ mâu thuẩn.
Thử tưởng tượng một kịch bản ở Biển Đông : TQ thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của Mỹ cũng như tôn trọng các quyền tự do hàng không và hàng hải của Mỹ. Bánh ít đi thì bánh qui lại. Chắc chắn là Mỹ sẽ ngó lơ mọi tuyên bố về chủ quyền của TQ ở Biển Đông.
Lời mời gọi của quan chức TQ cho phép Mỹ sử dụng các đảo đang được xây dựng mở rộng nằm trong chiều hướng mời Mỹ ăn bánh ít. Có thể miếng bánh của TQ còn nhỏ quá, Mỹ từ chối. Nếu kèm theo đó các hiệp ước về kinh tế, cho thêm Mỹ một số quyền lợi, thì chưa chắc Mỹ lắc đầu.
Lúc đó, VN vốn đã đứng một mình, nay lại đứng trước đầu sóng ngọn gió.
Giả sử sau khi xây dựng các căn cứ quân sự, TQ tuyên bố phong tỏa các đảo của VN tại TS. Mỹ đã từng tuyên bố là không có ý kiến về vấn đề chủ quyền các đảo ở Biển Đông. Tức là các đảo này của VN cũng được, của Tàu cũng xong.
Miệng đang ngậm bánh của TQ thì Mỹ đâu tiện lên tiếng phản đối phải không ?
Vì vậy, đừng bao giờ để đến tình trạng đó mới có sách lược đối phó. Khôn ngoan là phải biết lúc trâu bò đang cọ sừng với nhau mình phải làm gì để vừa thủ thân, vừa thủ lợi.
Khôn hơn cả là thường xuyên xem lại thân phân khố rách áo ôm của mình. Chưa thoát khỏi thân phận muỗi mòng thì đừng tưởng mình có thể bình yên tọa sơn quan hổ đấu.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam: Không chỉ là chuyến đi 'đáp lễ'
Tướng Lê Mã Lương cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống B. Obama sẽ là cơ hội lịch sử, nhất là cơ hội để hiện thực hóa việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Từ đó, Việt Nam có thể trang bị một số máy bay giám sát hàng hải để nâng cao khả năng kiểm soát, bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Nhân sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23–25/5 tới đây, phóng viên Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc phỏng vấn ghi nhận ý kiến phân tích của Anh hùng LLVTND - Thiếu tướng Lê Mã Lương (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) về cơ hội và triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
PV: Chuyến thăm của ông Barack Obama diễn ra trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông có cho rằng vai trò và tác động của vị nguyên thủ nước Mỹ sẽ không bằng thời điểm đầu hay giữa nhiệm kỳ?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đây là lần thứ 3 Việt Nam đón tiếp một vị Tổng thống còn đương nhiệm của nước Mỹ đến thăm chính thức. Trước đó, là các đời Tổng thống Bill Clinton và Gorge Bush. Chuyến thăm lần này hứa hẹn sẽ đem đến những cơ hội rất lớn để tiếp tục đưa quan hệ nhiều mặt giữa hai nước Việt – Mỹ lên một tầm cao mới.
Ở các chuyến viếng thăm trước vào các năm 2000 và 2006, cả 2 vị cựu Tổng thống Mỹ đều đang ở giai đoạn nửa sau của nhiệm kỳ cuối. Nhưng ở mỗi thời điểm, bối cảnh khu vực và quốc tế có những biến động khác nhau. Và lần này cũng vậy, nhưng tôi cho rằng, vai trò của Tổng thống Obama vẫn rất lớn. Đặc biệt, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của ông ấy là điều không thể phủ nhận.
Nếu tới đây Mỹ có Tổng thống mới thì ít nhiều, họ cũng sẽ kế thừa chiến lược đối ngoại mà ông Obama đã thực hiện trước đó.
Về tổng thể quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ, dù có những lúc thăng lúc trầm tùy vào từng thời điểm lịch sử. Và cho đến nay, cả hai nước đều đã có những bước đi rất tích cực, cụ thể để nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược.
Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương: “Đây là chuyến thăm lịch sử, mở ra một cơ hội lịch sử cho Việt Nam”.
PV: Ông đánh giá ra sao về tính thời điểm mà Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam. Liệu rằng đây có đơn thuần chỉ là chuyến đi “đáp lễ” cuộc viếng thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 7/2015 hay không?
Tướng Lê Mã Lương: Tôi không cho rằng chuyến thăm lần này của ông Obama chỉ là mang tính đáp lễ!
Chúng ta đều biết chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ hồi năm 2015 là “chưa từng có tiền lệ”. Nhưng phía Mỹ đã chuẩn bị và đón tiếp đoàn đại biểu của Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một cách rất trọng thị với nghi thức cấp cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia khi tới Wasington DC.
Sự tin tưởng về chính trị cũng là một nhân tố rất quan trọng để hai nước Việt – Mỹ gác lại quá khứ để xích lại gần nhau hơn trong thế giới hội nhập là điều rất tích cực và chúng ta hoan nghênh điều này.
Hơn nữa, trong bối cảnh quốc tế đang có những biến động phức tạp, khó lường. Đặc biệt là các thách thức an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông đang bị đe dọa bởi sự bành trướng của Trung Quốc, chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama sẽ còn mang những thông điệp chính trị, ngoại giao sẽ được ông chủ Nhà Trắng đưa ra nhằm khẳng định chính sách hướng Đông và duy trì tự do hàng hải ở khu vực này.
Vấn đề đảm bảo quyền tự do hàng hải được Mỹ thực thi bằng việc điều các chiến hạm áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên Biển Đông (Ảnh: US.Navy).
PV: Ở góc độ cá nhân, ông nhìn nhận như thế nào về các cơ hội mà Việt Nam có thể hợp tác với Mỹ sau chuyến thăm lần này của ông chủ Nhà Trắng?
Tướng Lê Mã Lương: Có 2 vấn đề tôi cho rằng, Việt Nam sẽ đối thoại với nhà lãnh đạo tối cao Mỹ để có thể đạt được.
Thứ nhất, là về hợp tác Quốc phòng – An ninh.
Dư luận gần đây vẫn còn nhiều đồn đoán về khả năng, Mỹ sẽ có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Dù trong nội bộ chính quyền Mỹ cũng đang có những ý kiến trái chiều, nhưng tôi dự đoán rằng dù như thế nào thì phía Mỹ chí ít cũng sẽ đồng ý chuyển giao cho Việt Nam về công nghệ - kỹ thuật quốc phòng.
Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo vệ lãnh hải và không phận ở Biển Đông của Việt Nam trước sự chèn ép và bành trướng của Trung Quốc từ các thực thể nhân tạo mà nước này bồi lấp trái phép thời gian qua.
“Nếu ta đàm phán thành công và được Mỹ đồng ý bán cho hai loại máy bay săn ngầm P3-C Orion và máy bay chiến đấu C130 thì rất tuyệt vời. Với tầm hoạt động rộng và tính năng ưu việt của hai thế hệ máy bay này sẽ góp phần cực kỳ đắc lực cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Không quân, hải quân Việt Nam”.
Đồng thời, mở ra cơ hội để Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam một số tàu Cảnh sát biển và đào tạo các kỹ chiến thuật cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ trên biển.
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống B.Obama tại Nhà Trắng hồi tháng 7/2015 (Ảnh: Reuters).
Thứ hai, đây là bước tiến mang tính thúc đẩy để Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP).
Việt Nam mới gia nhập tổ chức này và hiện là nền kinh tế yếu nhất trong các nền kinh tế thành viên của TPP. Chúng ta nhận thức được điều này. Mỹ vẫn là thành viên có nền kinh tế mạnh nhất TPP.
Tham gia “cuộc chơi” thì chúng ta phải học cách tiếp nhận và chấp hành “luật chơi”.
Những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đã đạt những con số rất ấn tượng. Vượt xa khi chưa có Hiệp định thương mại tự do Việt – Mỹ. Mỹ hoàn toàn có thể giúp đỡ Việt Nam ở một số lĩnh vực thế mạnh hàng đầu như Thương mại đầu tư, Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ…
PV: Về tổng thể, ông kỳ vọng như thế nào về kết quả tích cực của chuyến thăm lần này của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam?
Tướng Lê Mã Lương: Như đã phân tích ở trên, tôi cho rằng đây sẽ là một “chuyến thăm lịch sử, mở ra một cơ hội lịch sử” chưa từng có kể từ trước đến nay. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập TPP và vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như tình hình Biển Đông lại “nóng” hơn bao giờ hết.
Đây có thể sẽ là chuyến công du Việt Nam cuối cùng của Tổng thống Obama khi còn đương nhiệm, vì sau đó ông sẽ tới Nhật Bản để tham dự Hội nghị 7 nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).
Bên cạnh đó, tôi cũng tin tưởng và kỳ vọng phía Mỹ sẽ có các phương án, kế hoạch hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo, nâng cấp trình độ cho bộ đội để tham gia sâu hơn nữa trong đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ cử 6 sĩ quan tham gia đội quân này với vai trò kỹ thuật. Qua chuyến thăm này, mở ra cho Việt Nam cơ hội để đánh giá và xây dựng cho mình một lực lượng xứng tầm cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Trên tinh thần hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích của mỗi nước, Việt Nam và Mỹ sẽ cùng gác lại quá khứ để tiến tới kỷ nguyên của hợp tác hữu nghị. Tiếp tục vun đắp thêm những thành quả mà các nhà lãnh đạo tiền nhiệm đã gây dựng để đưa mối quan hệ Việt – Mỹ lên một tầm cao chiến lược mới. Thống nhất quan điểm tôn trọng thể chế chính trị, giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Tôi tin tưởng, chuyến thăm của Tổng thống B. Obama tới Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Nhật Minh – Thảo Phượng (thực hiện)
(PetroTimes)
Bình luận đầu tuần: đầu độc cá phá chuyến đi của Obama
Tổng thống Obama sẽ thực hiện cuộc thăm viếng chính thức Việt Nam từ 23 đến 25 tháng 5 trong tuần lễ tới. Cuộc viếng thăm của vị tổng thống Mỹ thứ ba đến một đất nước đang trong cơn biến động hoảng loạn về môi trường sống đang dần bị hủy diệt, nhiễm độc bởi chính sách tận diệt thâm hiểm của nhà cầm quyền Trung công, tiếp tục chủ trương xâm lăng nhất quán của chủ nghĩa Đại Hán- không phải riêng từ dưới chế độ cộng sản với Mao Trạch Đông, mà luôn được nêu lên thành triết lý chủ đạo từ các triều đại cầm quyền trên lãnh thổ Trung Nguyên hơn 4000 năm nay.
Tháo gỡ lệnh bán vũ khí sát thương là một chủ đề lớn trong cuộc viếng thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Obama lần này , ngoài việc đề cập những cam kết cụ thể với giới cầm quyền Việt Nam để thảo luận về đường hướng đối tác tòan diện giữa Mỹ và VN nhằm thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước và vấn đề an ninh hiện đang là mối quan tâm của khu vực và thế giới.
Chuyện vũ khí Mỹ có thể sớm vào Việt Nam bắt buộc ảnh hưởng đến kế hoạch độc bá khu vực Đông Nam Á, cụ thể là biển Đông của Trung cộng. Nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được hủy bỏ, Hiệp định Đối tác chiến lược được ký kết thì:
· Hợp tác quốc phòng và an ninh chung sẽ không còn bị ý thức hệ (Cộng sản/Tư bản) hay thể chế chính trị ngăn cản.
· Nỗi lo sợ mất chế độ được gỡ bỏ với hàng loạt những hiệp định hợp tác quân sự quy mô lớn sẽ đi vào thực chất.
· Hiệp định hỗ trợ hạt nhân cho nền quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật cao có khả năng hiện thực.
· Siêu cảng Cam Ranh có thể sẽ trở thành siêu căn cứ hải quân của Mỹ.
· Biển Đông sẽ không còn khả năng lọt vào tay Trung Quốc. Sách Lược Lưỡi Bò Chín Đoạn của Bắc Kinh bị tan vỡ. Kế hoạch quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa phá sản với công sức và thiết bị vũ khí đã đầu tư hết sức tốn kém, sẽ trở thành vô dụng.
Cứ theo trình tự lập luận này, thì rõ ràng Trung cộng sẽ phải phá liên kết Việt-Mỹ bằng mọi giá:
· Chuyến đi của OBAMA phải bị thất bại.
· Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương phải không được phê chuẩn.
· Cá phải chết vào tháng tư.
· Biểu tình và đàn áp biểu tình sẽ phải xảy ra vào đầu tháng Năm.
Từ đó, quốc Hội Mỹ sẽ phải xét lại quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận trước khi OBAMA sang Việt Nam vào cuối tháng 5/2016.
Cho nên, Formosa phải xả thải ồ ạt với hàm lượng hoá chất độc đủ để gây cá chết hàng loạt, dẫu cá dưới tầng sâu.
Nhân quyền là điểm cốt lõi có thể ngăn cản việc gỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương của Hoa kỳ cho Việt nam Cộng sản bởi vì quốc hội Hoa kỳ là nơi quyết định cuối cùng của diễn tiến buôn bán vũ khí này. Do đó, nếu tình trạng đàn áp Nhân quyền tại Việt nam bị bùng phát trở lại, quốc hội Hoa kỳ sẽ có thể ngưng quyết định gỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương.
Đến đây, lộ rõ vai trò quyết định của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với chủ trương phá vỡ ý hướng thực hiện nhân quyền tại Việt Nam, khi Hà Nội có được đánh giá có hành vi tích cực gọi là “thực hiện nhân quyền” từ một số giới chức Hoa kỳ, cho dù, màn kịch “tiến bộ nhân quyền” diễn ra vì sự tồn vong của chính hệ thống cầm quyền của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Vụ cá chết từ bờ biển Vũng Áng, Hà Tĩnh lan xuống bốn tỉnh Miền Trung không là một bất ngờ và ngẫu nhiên. Chúng ta dễ dàng thấy ra một hệ thống sự kiện liên hoàn, sự kiện nầy là nguyên nhân của một vụ việc sau đó, nhưng cũng là hệ quả của một kịch bản định sẵn từ trước:
Cá chết dọc bờ biển miền Trung, nguồn sống, môi trường sinh thái bị huỷ hoại đã và sẽ làm người dân Việt Nam uất hận, phẫn nộ qua biểu tình nổ ra ở những ngày 1, 8 và 15 tháng 5 vừa qua. Qua đó, do lo sợ chế độ sụp đổ, cán bộ Hoa cộng phục sẵn nơi Hà Nội, cùng khắp các cơ quan nhà nước, hệ thống trung ương đảng, bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam dứt khoát đã và sẽ phát lệnh đàn áp thẳng tay. Như vậy, Nhân Quyền tại VN cụ thể đang bị vi phạm trước mắt công đồng thế giới, trước phái đoàn của tổng thống Obama. Và khi Nhân Quyền VN bị vi phạm trắng trợn không thể và không cần che dấu thì Quốc Hội Hoa kỳ khó có thể phê chuẩn gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Năm 1958, Mao Trạch Đông đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Biển Đông chỉ yên khi đặt dưới quyền cai trị của Trung Quốc” trước khi có tuyên cáo ngày 4 tháng 9, 1958 của Chu Ân Lai quy định 12 hải lý về hải phận Trung Quốc bao gồm cả "quần đảo Tây Sa" (Hoàng Sa) và "Nam Sa" (Trường Sa) của Việt Nam. Năm 1963, Mao nhắc lại quyết tâm: “Sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tràn xuống Đông Nam Châu Á”.
Thế nên, sự kiện cá chết và đồng bằng sông Cửu Long cạn nước hôm nay… chỉ là phần nổi của tảng băng chìm báo hiệu dã tâm thống trị, mở rộng bờ cõi của chủ nghĩa Đại Hán qua cửa ngõ Hà nội nếu người Việt thất bại trong thế trận giữ nước.
Tổ Quốc Lâm Nguy!
Xin đừng nối tay cho giặc đàn áp Nhân quyền trên dân tộc Việt nam.
Phan Nhật Nam-Mai Phi-Long
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét