Phạm Viết Đào.
Nguyên văn Nghị định 55:
Theo Điều 2 của Nghị định 55, các đối
tượng sau đây được điều chính lương hưu từ 1/8/2016, tăng thêm 8 %:
“Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu
đang hưởng lương hưu hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị
định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và
trợ cấp hằng tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn
từ ngày 01/1/2015 đến trước ngày 01/5/2016…
Xin
hỏi Chính phủ: Vì lý do gì mà những đối tượng được quy định tại Điều 2 lại được
đặc cách nâng lương hưu 8 % từ ngày 1/8/2016 trong khi các đối tượng này cũng
từng được điểu chỉnh nâng lương hưu thêm 8 % theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP
ngày 22/1/2015 như các đối tượng về hưu khác rồi…
Trong
khi đó thì: các đối tượng nghỉ hưu khác lại giữ nguyên mức lương đã nâng từ
tháng 1/2015 như Nghị định 55 quy định:” Riêng
các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày
22/1/2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng…” ?
Chính phủ cần giải thích rõ vì sao có sự
phân biệt đối xử này vì:
-Những đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị
định 55 khi công tác, đương làm nhiệm vụ như “quân nhân, công an nhân dân
và người làm công tác cơ yếu…” họ đã được hưởng lương và phụ cấp ngành
nghề theo vị trí công tác và khi về hưu được tính vào lương hưu; Vậy tại sao
bây giờ lại được đặc cách nâng lương hưu thêm 8 % khi họ về hưu cũng ăn uống
sinh hoạt như các đối tượng khác; họ từng đóng bảo hiểm theo chế độ hiện hành,
không có gì đặc cách ?
Cũng là cán bộ làm trong các bộ máy công
quyền như “ cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị
định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ…” lại được nâng lương thêm 8 % trong khi đó cán bộ viên chức từng làm việc
tại huyện, tỉnh và các cơ quan trung ương lại không thuộc diện được nâng lương
?