Ngày 18/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Vậy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và cá nhân Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang có những khuyến điểm, vi phạm gì trong vụ việc này? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang.
Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang (Ảnh: Báo Giao thông).
PV: Thưa ông, khi tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh, Hậu Giang căn cứ vào những hồ sơ về công tác cán bộ của các Bộ, ngành hay cơ quan Trung ương nào?
(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết, ở nhiều nước đào tạo đại học 4 năm, nhưng sinh viên được học rất sâu về ngành, chứ không học nhiều môn vô bổ như ở Việt Nam.
Vào tháng 1/2016, Bộ Giáo dục đã có tờ trình đề nghị rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 3 – 4 năm. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, rút ngắn thời gian đào tạo mà cắt thời gian học ngành thì chẳng khác nào trong bữa ăn để lại toàn món phụ, cắt đi món chính.
Thưa Phó Giáo sư, ông có ủng hộ việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học không? Và theo ông, khi rút ngắn thời gian đào tạo thì phải cấu trúc lại thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: Tôi ủng hộ quan điểm rút ngắn thời gian đào tạo đại học. Chúng ta biết rằng có 4 khối kiến thức, bao gồm: Kiến thức chung (Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…) có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Như vậy thực chất hiện nay đào tạo đại học 4 năm thì học vào chuyên ngành và chuẩn bị cho tốt nghiệp chỉ có 3 năm.
Sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề Biển Đông, Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái nắm trong tay hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được một phen lên sân tái diễn. (Getty Image)
Cuộc phân tranh giữa biển Đông và những nỗ lực thổi bùng dư luận của Lưu Vân Sơn
Sau khi vấn đề biển Đông được Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, bộ đôi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trong thời gian đầu cũng tỏ vẻ không đồng ý, nhưng vẫn luôn cật lực cố gắng hiệp thương và giải quyết hòa bình. Ngược lại, hệ thống truyền thông chính phủ của ĐCSTQ luôn cao giọng “khai hỏa”, thổi bùng lòng sục sôi của dân chúng, đồng thời nêu cao giọng điệu “chiến tranh” để uy hiếp. Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường trực Bộ chính trị thuộc hệ thống Giang phái từ trước tới nay vốn khống chế hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lại có một cơ hội mới để lên sân tái diễn.
Thời gian đầu, hai họ Tập – Lý không chấp nhận, nói rằng phải giải quyết hòa bình
Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài quốc tế La Hague, phủ định hoàn toàn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nằm trong đoạn lưỡi bò 9 khúc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã có lời phát ngôn khá hiếm thấy trong ngày, nhấn mạnh rằng không chấp nhận phán quyết này của Tòa Trọng tài, mà sẽ căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.
Tập Cận Bình cường điệu “các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) từ trước đến nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc”, “Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào từ phán quyết của Tòa Trọng tài”. Trung Quốc luôn cố gắng cùng với các nước có liên quan “trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề đang tranh cãi”.
Lý Khắc Cường biểu thị, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận cái mà Philipines gọi là “phán quyết”, phải căn cứ luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Truyền thông chính phủ ĐCSTQ “khai hỏa”, thổi bùng dư luận dân chúng
Tất cả các tờ báo chính phủ của ĐCSTQ vào ngày 13 tháng 7 đều cùng giật tít vấn đề Biển Đông lên trang nhất, chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài là hoàn toàn vô hiệu, lời lẽ sực mùi hỏa pháo.
Bài viết mang tên “Chớ lấy ‘giấy vụn’ làm tên đạn” được đăng trên Nhân Dân nhật báo đã phê phán phán quyết của Tòa trọng tài với một giọng điệu hùng hổ, nói rằng phán quyết này là để vừa lòng Philipines và “một số thế lực quốc tế nào đó”, đồng thời Nhân Dân nhật báo đã phân tích bối cảnh hình thành của phiên tòa này, cho rằng bản chất của tòa án này là do “Nước Mỹ đứng đằng sau thao túng, Philipines chỉ đứng trước khán đài mà biểu diễn trò náo nhiệt”.
Tờ “Bán đảo buổi sáng” ở Đại Liên đã giật tít chữ lớn “Một tờ giấy bỏ – một màn hài kịch” để hình dung vụ kiện, còn có rất nhiều những tờ báo khác lấy “không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành” để giật tít trên trang đầu; tờ Nhân Dân nhật báo đã cho đăng bài bình luận và chuyên mục “tiếng chuông bình luận”, đã phê phán Mỹ một cách bóng gió, tiếng chuông bình luận nói Toà án “từ lúc bắt đầu đã không đúng với phương hướng công chính khách quan, là công cụ của một số người và một số quốc gia”; tờ Trung Cộng quân báo đã cho đăng bài viết ngay trang đầu tiên nói rằng, Tòa trọng tài là “quân bài chính trị khoác trên mình chiếc áo pháp luật”.
Ngày 14 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lớn tiếng rằng “đem vấn đề Nam Hải để gây áp lực cho Trung Quốc, sẽ khiến cho Nam Hải trở thành cái nôi của chiến tranh”, tướng lĩnh quân đội ĐCSTQ cũng lớn tiếng trên “Hoàn Cầu thời báo” rằng “nếu như Nam Hải khai chiến, rất nhiều hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ không trở về”.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin nói, phía quan chức chính phủ ĐCSTQ sử dụng truyền thông để tiến hành “cuộc chinh phạt miệng” là điều dễ hiểu.
Tập Cận Bình từng biểu thị “hiếu chiến tất vong”
Phiên bản tiếng Trung của BBC đưa tin, ngày 7 tháng 11 năm 2015, sau khi vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình đã có buổi thuyết trình tại Đại học Quốc lập Singapore, đã đề cập đến nhiều vấn đề, đồng thời cường điệu những đảo ở biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
"Trong những năm 1985-1986, quân Trung Quốc lần lượt mở thêm nhiều cuộc tấn công vào các điểm cao của ta ở mặt trận Vị Xuyên nhưng đều lần lượt bị đẩy lùi. Đầu năm 1987, Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng cấp sư đoàn mở chiến dịch tiến đánh 13 điểm tựa của ta ở cả phía đông và tây sông Lô. Chúng bắn cả trăm ngàn quả đạn pháo và chi viện bộ binh liên tục tấn công nhưng đều bị ta ngăn chặn ngay trước trận địa...
...Từ cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam ???"
(VTC News) - Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Kỳ 4 (Kỳ cuối): Những âm mưu thâm độc của quân xâm lược Trung Quốc
Nhớ lại thời khắc sinh tử trên điểm cao 1509 (Vị Xuyên, Hà Giang) 32 năm trước, cựu binh Đỗ Minh Sáng (Sơn Dương, Tuyên Quang) cho biết, lúc ấy trên các mỏm, sau nhiều lần đánh bại các đợt tiến công của quân Trung Quốc, thì đến đầu giờ chiều, lính Tàu lại tiếp tục đưa xe tải chở quân đến, dồn quân số quyết tâm tràn lên đỉnh núi một lần nữa, bất chấp trước đó chúng đã bị thương vong như ngả rạ.
Trong giới lãnh đạo ngân hàng và đầu tư bất động sản ở Việt Nam, không nhiều cặp đôi luôn kề vai sát cánh trong mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh như gia đình đại gia Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn ở VID Group và Maritime Bank.
Đâu là quyền lực thực sự?
Năm 2006, Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (VID Group) chính thức được thành lập do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (SN 1970) làm Chủ tịch HĐQT. Trong khi đó, chồng bà, ông Trần Anh Tuấn (SN 1969) đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc.
Ban đầu, VID Group có 6 công ty thành viên, cho đến nay, tập đoàn này được giới thiệu là có 12 công ty thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản.
Nếu như trước đây, hoạt động của VID Group chỉ gói gọn trong phạm vi thành phố Hà Nội thì đến năm 2007, các công ty con của VID Group đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó nổi bật là việc tập đoàn này đầu tư và quản lý 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như: Quang Minh, Đài Tư (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam). Bên cạnh mảng hoạt động chính là đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư, Tập đoàn đã mở rộng thêm hoạt động sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phụ trợ bao gồm dịch vụ tư vấn hỗ trợ đầu tư, dịch vụ tư vấn thiết kế và dịch vụ bảo vệ nhằm cung cấp cho các khách hàng và các dự án do tập đoàn đầu tư.
ID Group có trụ sở tại 115 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và Văn phòng Giao dịch tại tầng 11 tòa nhà A, Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc Trần Anh Tuấn. Ông Tuấn còn được biết đến trong vai trò Chủ tịch HĐQT Maritime Bank và được giới trong ngành đánh giá cao khi chèo lái “con tàu” Maritime Bank thoát khỏi khủng hoảng do Vinalines để lại. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank theo từng năm, trong đó có dấu ấn rõ rệt của ông Trần Anh Tuấn.
Tại VID Group, hai vợ chồng ông Tuấn đã thay nhau đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất khi hoán đổi vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn làm Tổng Giám đốc VID Group từ năm 2006 và chính thức thôi chức vụ này để làm Chủ tịch VID Group từ ngày 18/10/2014. Khi rời vị trí Tổng Giám đốc, ông Trần Anh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị VID Group thay vợ - bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Bà Hường đồng thời là Chủ tịch Hội đồng sáng lập của Marime Bank noiw ông Tuấn chồng bà làm Chủ tịch HĐQT.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nổi tiếng là người phụ nữ quyền lực, giàu có và xinh đẹp
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi Việt Nam trân trọng sự phát triển quan hệ song phương đạt được bằng các nỗ lực lớn lao và cùng với Trung Quốc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông” — hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin.
Đọc Tin khó tin hôm nay, quý vị sẽ biết hóa ra ông Trịnh Xuân Thanh là do tỉnh Hậu Giang nghe tiếng nên chủ động xin về làm Phó chủ tịch chứ chẳng phải "chạy" để "xóa" dấu vết vụ 3000 tỷ thua lỗ như người ta đồn thổi. Nhưng khó tin nhất hôm nay lại là chuyện bác sĩ bây giờ phải thay cho giáo viên "ra trận" nên tai biến ngớ ngẩn liên tục từ bệnh viện huyện đến trung ương, ông Vụ trưởng biến chất "phù phép" văn bản "bảo kê" cho doanh nghiệp thu tiền và mấy vị quan tham "bắt tay" với xã hội đen để "bóp cổ" doanh nghiệp thu tiền tỉ.
1. Ông Trịnh Xuân Thanh không hề "chạy"
Ông Trịnh Xuân Thanh và công văn 1159 ngày 1.4.2015 của tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: HTD
Hai thanh niên cướp bánh mì tại tòa sáng 20/7. Ảnh VNN
TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Ôn Thành Tân , 18 tuổi, 8 tháng 20 ngày tù giam về tội cướp bánh mì. Thời gian trên đúng với số tháng, số ngày bị tạm giam nên Tân được trả tự do tại phiên tòa.
Nhưng ngay lập tức gã quyết định lập ra một phiên tòa khác dành cho bố mẹ Ôn Thành Tân và cho chính Tân.
Lời khai của bà Phạm Ngọc Thúy mẹ của Tân như sau:
"Thời điểm con trai phạm tội là lúc hai vợ chồng tôi về quê để dự đám cưới. Đến khi trở lại thành phố, công an mời lên phường mới biết là con bị bắt vì cướp bánh mì. Nó nói tại đói quá mà cha mẹ lại về quê hết nên không có ai nấu cho ăn. Nghe con nói, vợ chồng tôi tự trách mình nhiều lắm...
Vì là con út trong gia đình có 2 cậu con trai, Tân lại đang độ tuổi đi học nên cả nhà đều rất thương yêu nó. Mỗi sáng, tôi đều cho con 20.000 đồng để ăn trưa. Ở nhà, tôi cũng luôn nấu sẵn thức ăn cho con đi học về đói bụng sẽ có đồ ăn ngay. Hôm đó về quê đột xuất dự đám cưới nên không kịp nấu sẵn đồ ăn cho con”.
Vụ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để thay đổi phụ lục văn bản; sử dụng con dấu, phát hành văn bản với mục đích vụ lợi, đưa các sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản vào lưu hành sai quy định vừa bị phát giác tại Tổng cục thủy sản.
TTO - Trả lời báo chí
về quan điểm việc đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa đề xuất Quốc hội
lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Formosa, ông Trần Hồng Hà nói: “Tôi hoan
nghênh, vì nếu có sự tham gia của Quốc hội thì càng cần thiết”.
Giải thích cho sự tán đồng
này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường nói: “Tôi cho rằng Chính phủ sẽ
rất hoan nghênh nếu có sự tham gia này. Vì sự giám sát Quốc hội là giám sát
trực tiếp”.
Theo ông, Quốc hội là cơ
quan giám sát tối cao, đưa ra quyết sách pháp luật những chủ trương lớn. Do đó,
sự tham gia của Quốc hội vào việc giám sát, xử lý vấn đề liên quan đến Formosa
là hoàn toàn rất phù hợp.
Ai cũng nghe tin, hệ thống BigC Việt Nam vừa được Tập đoàn Casino (Pháp) bán cho Tập đoàn bán lẻ Central Group (Thái Lan). Thực chất Tập đoàn Central Group (Thái Lan) là ai?
Theo thông tin lan truyền gần đây trên mạng xã hội, ông chủ mới của Công ty CP Thương mại quốc tế và Dịch vụ Đại siêu thị Big C Hải Phòng (tức hệ thống siêu thị Big C Việt Nam) thực chất là 3 Công ty Trung Quốc (với tỉ lệ góp vốn 99,99 + 0,01 + 0,01%).
Thế nhưng đại diện theo pháp luật của Công ty này lại là một người Thái Lan, không có tỉ lệ góp vốn, hay nói cách khác, là một Tổng Giám đốc Thái được Trung Quốc thuê. Tuy vậy Tập đoàn Central Group vẫn lấy danh nghĩa đây là doanh nghiệp từ Thái Lan. Từ đây có thể hiểu ông chủ thực chất sắp tới của hệ thống BigC Việt Nam là ai?
Ông chủ mới của Big C Việt Nam thực chất là ai?
Thông tin chủ mới của Big C Hải Phòng:
– Cổ đông 1:
Họ và tên: CAVI RETAIL LIMITED
Ngày cấp: 17/07/2007
Nơi cấp: Cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông
Chỗ ở hiện tại: Tầng 14, South China Building, 1-3 Wyndham Street, Central, Hồng Kông, TRUNG QUỐC