Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Ống nước Trung Quốc vừa bị hủy thầu đang được sử dụng tại nhiều dự án ở Việt Nam

HỒNG MINH

(GDVN) - Tại Việt Nam, XinXing đã thực hiện hàng chục hợp đồng cung cấp ống gang dẻo tại các dự án cấp nước ở Bình Dương, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng…
Thông tin Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) hủy thầu và không ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) cho dự án đường ống nước sông Đà 2 mới đây được xem là khá bất ngờ. 
Trước đó đích thân ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco từng đăng đàn trả lời báo chí khẳng định Xinxing là tập đoàn sản xuất có uy tín và quy mô thứ hai trên thế giới. Họ đã có 20 năm kinh nghiệm về sản xuất các ống kích thước lớn, có năng lực tài chính tốt và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Đường ống nước Sông Đà số 1 bị vỡ 17 lần khiến cuộc sống của khoảng 70.000 hộ dân thuộc 6 quận nội thành Hà Nội thường xuyên bị ảnh hưởng. Ảnh: VnEconomy.
Trả lời trên Báo Đầu tư, ông Thân Thế Hà - Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex (Vinaconex) cũng cho biết: Nhà thầu Xinxing là nhà sản xuất ống nước nổi tiếng thế giới về quy mô, thị trường và sản phẩm. Tại Việt Nam, Xinxing cung cấp đến 90 - 95% các dự án cấp nước dùng ống gang dẻo như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương…

Biển Đông, ven Trung Quốc: 8 tàu ngầm Mỹ thường xuyên trực chiến bí mật;Báo Nga: Máy bay tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố do Trung Quốc quá nôn nóng; Lầu Năm Góc: Trung Quốc đã vượt “giới hạn đỏ” ở Biển Đông; Bà Clinton thề đương đầu với Trung Quốc



VietTimes -- Trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên có 8 tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ trực chiến bí mật trong Biển Đông hoặc gần vùng biển ven bờ Trung Quốc, có phá hủy mọi kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, nếu xét đến năng lực chống ngầm còn hạn chế của hải quân Trung Quốc, Warisboring (Mỹ) cho biết.

Trịnh Thái Bằng - /
Tàu ngầm nguyên tử tấn công USS Virginia (SSN-774) của MỹTàu ngầm nguyên tử tấn công USS Virginia (SSN-774) của Mỹ
Các nhân vật diều hâu Trung Quốc như tướng La Viện cho rằng Mỹ hoàn toàn bất lực trên Biển Đông và tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” sẽ đẩy lùi hạm đội Mỹ, hải quân PLA có thể làm mưa làm gió ở các khu vực tranh chấp như bãi Cỏ Mây ở Trường Sa. Họ rất sai lầm.

Vụ án đường ống nước Sông Đà: Thấy gì trong văn bản của cơ quan điều tra và liên ngành tư pháp trung ương?

Lời lẽ trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CQCSĐT BCA) và lời lẽ của Liên ngành tư pháp trung ương (LNTPTU) về lãnh đạo Vinaconex cho thấy có vẻ như đã xuất hiện nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Nhưng thực chất đó là sự ngụy biện, dối trá và lộng quyền, nên nó không hề có giá trị pháp lý và nếu không xử lý hình sự đối với lãnh đạo Vinaconex thì người ta cố ý gây thêm tội ác. 
http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/NgocTuanz/2015_08_17/24_DRXM.jpg?width=660
Đường ống nước Sông Đà đã 18 lần.
Ngụy biện và dối trá

Theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CQCSĐTBCA) thì vụ án Vi phạm quy định về xây dựng … ở Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex là một vụ án đã gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng  đối với một số người lãnh đạo Công ty này như Phí Thái Bình (Nguyên Chủ tịch HĐQT), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chấm, nguyên UVHĐQT thì được cho là “các bị can khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng”… “Mặt khác, CQĐT không xác định được động cơ vụ lợi, người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của Hội đồng quản trị nêu trên là ông Nguyễn Văn Tuân – Nguyên Tổng Giám đốc, Uỷ viên Hội đồng quản trị đã mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu..”, nên CQĐT BCA không xem xét trách nhiệm hình sự.

Và văn bản của Liên ngành tư pháp trung ương (LNTPTU) thì viết: “Tuy nhiên, Liên ngành TW thấy không nhất thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”.   

Mang tài sản ra nước ngoài: Cuộc 'ly hương' mới của đại gia Việt

Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.

Mang tài sản ra nước ngoài: Cuộc 'ly hương' mới của đại gia Việt

Theo Hồ sơ Panama được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố chính thức hồi tháng 5/2016, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại những nơi được xem là “thiên đường trốn thuế”. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.

Cần trình Thủ tướng dừng hỗ trợ khi đã hoàn thuế gần 13.500 tỷ đồng cho Formosa; Formosa chưa sản xuất gì đã được hoàn thuế hơn 13.000 tỷ đồng; Bí thư Hà Tĩnh nói gì từ “tâm chấn Formosa”?; Formosa khai vống thiệt hại để hưởng ưu đãi; TS kinh tế nói về việc Formosa khai vống thiệt hại để hưởng ưu đãi

Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn 13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi.

Formosa duoc hoan thue 13.000 ty: Con so biet noi
Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn 13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi.
Phản cảm?

Trong báo cáo vừa trình Bộ tài chính, Tổng cục thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày 13/5/2014.

Chia sẻ với Đất Việt về con số trên, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường ĐH KTQD Hà Nội cho biết cá nhân ông hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin trên.

“Tôi cũng thấy lạ, Formosa đã sản xuất gì đâu mà được hoàn thuế. Số tiền hơn 13.000 tỷ đồng là một số tiền lớn. Nếu so với con số Formosa phải bồi thường cho phía Việt Nam sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung thì còn lớn hơn. Việc một doanh nghiệp từng nhập nhiều hóa chất độc hại và xả thải ra môi trường biển nước ta được nhận hoàn thuế và nhiều hỗ trợ ưu đãi khác, tôi thấy rất phản cảm”, PGS.TS Phong nhấn mạnh.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Tướng tư lệnh Quân khu 2 VN mất đột ngột một cách bí ẩn sau 3 tháng nhậm chức; Giao tranh dữ dội tại biên giới Ấn Độ -Trung Quốc; Nữ Bộ trưởng Inada chỉ thị bắn hạ mọi vật thể hướng về Nhật Bản

Xem thêm:


Cái chết bất thường của Tướng Lê Xuân Duy và số phận của các vị Tư lệnh Quân khu 2 ?; 


Báo chí VN loan tin, sau một thời gian lâm bệnh trọng, thiếu tướng Lê Xuân Duy đã từ trần hồi 22 giờ 19 phút, ngày 7.8 (tức ngày 5.7 năm Bính Thân) tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. Chỉ sau 3 tháng nhậm chức tư lệnh quân khu 2, uỷ viên trung ương đảng - thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở tuổi 54.

http://dannews.info/wp-content/uploads/2016/08/113.jpg
Tướng Lê Xuân Duy chết đáng ngờ chỉ sau 3 tháng nhậm chức
Theo truyền thông nhà nước, tướng Duy đã qua đời vào tối ngày 7/8/2016 tại bệnh viện quân đội 108. Nguyên nhân dẫn đến cái chết được nói là do “lâm bệnh hiểm nghèo”.

Vừa nhậm chức tư lệnh được 3 tháng

Tướng Lê Xuân Duy sinh năm 1962 tại Phú Thọ, nhập ngũ năm 1981 khi mới 19 tuổi.

Cuối tháng 8/2014, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái, ông được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định đưa thẳng lên giữ chức phó tư lệnh quân khu 2.

Đây là bước chuẩn bị nhân sự để tướng Duy lên thay trung tướng Dương Đức Hoà, tư lệnh quân khu 2 lúc ấy sắp đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Tại đại hội toàn quốc lần thứ 12, ông là 1 trong 22 đại biểu quân đội lọt vào ban chấp hành trung ương đảng khoá mới, sau đó trở thành uỷ viên quân uỷ trung ương.

Thiếu tướng Lê Xuân Duy (trái) tại buổi lễ nhận nhiệm vụ tư lệnh quân khu 2 ngày 6/5/2016
Ngày 6/5/2016, tướng Lê Xuân Duy được bổ nhiệm cho giữ chức tư lệnh quân khu 2 theo đề nghị của bộ quốc phòng về “quy hoạch cán bộ”. Buổi lễ chuyển giao quyền lực có sự xuất hiện của phó tổng tham mưu trưởng quân đội, thượng tướng Võ Văn Tuấn.

Sắc lệnh 31 có còn hợp pháp?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

000_Hkg9826183.jpg
Công an bắc loa kêu gọi người dân đừng biểu tình trên một con phố gần đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2014.
 AFP photo
Sắc lệnh 31 của Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù được ban hành từ năm 1945 về quy định tổ chức cho dân chúng biểu tình tới nay vẫn chưa có một đạo luật nào thay thế hay bãi bỏ. Tuy nhiên người dân biểu tình vẫn tiếp tục bị ngăn cấm, bất kể sắc lệnh 31 vẫn còn hiệu lực. Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Công Định để biết thêm nội dung cũng như tính hợp hiến của sắc lệnh này.
Nghĩa vụ của nhà nước
Mặc Lâm: Hiến pháp đã thừa nhận người dân có quyền biểu tình nhưng chính phủ lại trì hoãn Luật biểu tình khi trình cho Quốc hội thông qua, mục đích không cho người dân cơ hội thực thi cái quyền ấy. Xin luật sư cho biết khi chưa ban hành luật biểu tình thì những điều quy định trong Hiến pháp có giá trị thi hành hay không?
LS Lê Công Định: Có sự nhầm lẫn của chính quyền Việt Nam trong cách hiểu về việc ban hành Luật biểu tình bởi vì điều quan trọng là một khi Hiến pháp đã ghi nhận quyền biểu tình rồi thì dù có hay không có luật để thi hành bên dưới hiến pháp cũng không quan trọng mà điều quan trọng là quyền đó đã được ghi nhận trong hiến pháp thì người dân tự động hành xử cái quyền của mình.
Việc ban hành Luật Biểu tình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền biểu tình của người dân là nghĩa vụ của nhà nước chứ không phải nghĩa vụ của công dân.
- LS Lê Công Định
Việc ban hành Luật Biểu tình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền biểu tình của người dân là nghĩa vụ của nhà nước chứ không phải nghĩa vụ của công dân. Công dân không có nghĩa vụ gì trong việc ngồi chờ nhà nước ban hành Luật biểu tình thì mới được phép thực thi cái quyền đã được thừa nhận trong hiến pháp của mình. Một khi hiến pháp đã ghi nhận thì có quyền hành xử.
Nếu có Luật biểu tình công dân sẽ hành xử theo thể thức mà Luật biểu tình đặt ra, còn nếu không có Luật biểu tình thì người dân hoàn toàn có quyền hành xử quyền biểu tình của mình theo đúng từng câu từng chữ những điều mà Hiến pháp quy định không nhất thiết phải chờ đến khi có Luật biểu tình.

Tại sao tháng 7 âm lịch dân gian lại xem là tháng của “quỷ đói“?; “Ma biển” xuất hiện tại bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc; Dự báo đáng sợ về nước Mỹ của hai nhà tiên tri

Xưa nay, trong dân gian vẫn thường gọi tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, hay còn gọi là tháng của “quỷ đói”. Cách gọi này có nguồn gốc qua những câu chuyện có từ xa xưa.

tháng cô hồn, tâm linh, quỷ đói, ma quỷ, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Theo thuyết Phật giáo, quỷ đói là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Tháng 7 dân gian thường xem là tháng của “quỷ đói”.

Formosa đang luyện thép hay... tuyển vàng?; Có hay không Hà Tĩnh dâng “bảo bối” cho Formosa?

PetroTimes

Bộ Tài nguyên Môi trường vừa công bố kết quả phân tích mẫu bùn thải của Formosa Hà Tĩnh chôn lấp trái phép tại thị xã Kỳ Anh, điều đặc biệt là chỉ số xyanua vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. 

formosa dang luyen thep hay tuyen vangNếu Formosa tái phạm sẽ bị đóng cửa
formosa dang luyen thep hay tuyen vangChủ tịch Hà Tĩnh yêu cầu kiểm điểm vụ Formosa xả thải
formosa dang luyen thep hay tuyen vangKhởi tố vụ án chôn bùn thải của Formosa
Chính hàm lượng xyanua cao gấp nhiều lần mức cho phép đã khiến dư luận thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Formosa đang làm gì ở Vũng Áng, luyện thép hay tuyển vàng có trong quặng thép? Sở dĩ dư luận thắc mắc, vì từ xưa đến nay, nhắc đến xyanua là người ta nghĩ tới tuyển vàng.
Vậy, xyanua có tác dụng gì trong quá trình tuyển vàng. Từ những tài liệu chúng tôi thu thập, có thể tóm tắt quá trình tuyển vàng như sau: xyanua là chất mà hàng nghìn năm nay các cụ nhà ta đã liệt nó vào chất kịch độc. Chính vì độc tính cao nên cha ông ta có câu “nhất nhân ngôn nhì thạch tín”. Nhân ngôn là xyanua, còn thạch tín là asen. Cho đến bây giờ, xyanua vẫn được xếp vào hàng kịch độc. Một cơ thể người có trọng lượng 50kg, nếu ăn 50 miligam là tử vong.
Thế nhưng, xyanua nó là tác nhân phục vụ khai thác, chế biến kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim… không thể thiếu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chất nào thay thế xyanua trong quá trình lấy vàng ra từ đất.
Trong tự nhiên, vàng chủ yếu gặp ở dạng tự sinh. Vàng có mặt ở dạng bao thể, xâm nhiễm mịn trong các quặng sunfua Fe, Cu, As, Ag, Sb và hiếm khi có trong galenit và sphalerit. Những khoáng vật chủ yếu chứa vàng là vàng tự sinh. Cho đến nay, công nghệ hòa tách xyanua là công nghệ chủ đạo, nếu như không muốn nói rằng là công nghệ duy nhất để thu hồi vàng từ các loại quặng và quặng tinh vàng gốc.
Cách đây hơn nửa thế kỷ khi nói đến công nghệ thu hồi vàng bằng hòa tách xyanua, chúng ta có thể hiểu ngay đó là quá trình chuyển vàng trong quặng sang dạng phức chất xyanua và sau đó thu hồi vàng từ dung dịch bằng quá trình kết tủa bằng kẽm kim loại.
formosa dang luyen thep hay tuyen vang
Bùn thải Formosa chứa chất độc xyanua được chôn lấp không đúng quy định.

Vì sao xe hộ tống Thủ tướng vào phố đi bộ?; Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ‘làm loạn’ phố cổ Hội An; Người ở nhà lầu 
nói khác nhà tranh

...Vào chiều ngày 08 tháng 8 năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đã dùng xe công hạng sang đi dạo phố cổ Hội An, Quảng Nam làm náo loạn đời sống du lịch nơi đây và cho xe đi vào đường cấm xe cơ giới, xe ô tô, xe máy...

Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đi xe công vào đường cấm ở phố cổ Hội An. Ảnh báo chính phủ

Một nhân chứng có mặt cho biết: "có khoảng 30-40 chiếc xe công hạng sang của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đã chạy vào khu vực đường cấm xe cơ giới như: ô tô, xe máy,... của khu phố cổ Hội An nơi chỉ dành cho khách đi bộ. Sau đó, đoàn ông Phúc dừng xe đỗ ngay tại đường cấm và bước xuống đi bộ dạo quanh phố cổ".

Lúc đó, những du khách ngoại quốc và những người có mặt tại đây chỉ biết ngao ngán và lắc đầu.

Một du khách phàn nàn chia sẻ: "Đáng lẽ, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải biết làm gương tuân thủ luật pháp để người dân chúng tôi noi theo. Tuy nhiên, ông đã cậy là người có quyền thế, chức trọng rồi không coi pháp luật ra gì. Dù là ai đi nữa thì cũng phải thượng tôn pháp luật là trên hết."

Qua sự việc này, cho thấy văn hoá hành xử của quan chức CSVN ngày càng trở nên kém văn hoá, thiếu ý thức trong con mắt của những du khách ngoại quốc. Sự việc trên làm mọi người nhớ lại hành động kém văn hóa của bà Nguyễn Thị Kim Ngân- chủ tịch quốc hội- cùng Tổng thống Obama cho cá ăn ở hồ trong chuyến công du Việt Nam hồi tháng 5/2016 vừa qua. 

Ảnh báo chính phủ

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nói về mùa "sưu thuế kinh hãi" ở Hậu Lộc; "Chế độ ta làm gì có sưu cao, thuế nặng như thời phong kiến"


Hoàng Đan | 

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nói về mùa "sưu thuế kinh hãi" ở Hậu Lộc
Ông Nguyễn Đình Xứng. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Thanh Hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cho biết, đã giao Sở Tài chính làm việc với huyện Hậu Lộc để làm rõ việc người dân ở một số xã phải chịu vô số khoản đóng góp vô lý.



Như báo điện tử Trí Thức Trẻ đã phản ánh, người dân từ trẻ con đến người già không còn khả năng lao động, cứ có tên trong sổ hộ khẩu đang phải chịu "sưu thuế kinh hãi", với vô số các khoản đóng góp vô lý ở xã Hưng Lộc, xã Hải Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Việt Nam ô nhiễm vào loại nhất thế giới, tệ hơn cả Trung Quốc; Việt Nam là một trong những điểm đen về ô nhiễm


Việt Nam ô nhiễm vào loại nhất thế giới, tệ hơn cả Trung Quốc về điều kiện sống


việt nam ô nhiễmKhói bụi mù mịt trên đường phố thủ đô Hà Nội. (Tp)

Theo nghiên cứu mới nhất về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale (Mỹ), Việt Nam ô nhiễm không khí vào loại nhất thế giới, còn tệ hơn cả Trung Quốc.

Các tiêu chí đánh giá của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy rõ Việt Nam ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm và bụi nhất thế giới, Trung Quốc lại còn khá hơn.
Nghiên cứu về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale (EPI) nhằm đánh giá và xếp hạng các quốc gia về các vấn đề môi trường thuộc hàng ưu tiên trong hai lĩnh vực là bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ hệ sinh thái. Năm vấn đề chính được đánh giá, xếp hạng gồm nước và điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe, nông nghiệp, đa dạng sinh học và môi trường sống. Nghiên cứu được thực hiện 2 năm một lần với dữ liệu lấy từ các cơ quan chính phủ và các cơ quan nghiên cứu khác.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Trung Quốc nhất trí áp đảo dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn

Đề xuất di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông được thông qua với số phiếu áp đảo

Giới truyền thông Hồng Kông đưa tin, dự thảo nghị quyết di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông của ông Vương Kỳ Sơn đã được thông qua với số phiếu áp đảo; Tập Cận Bình có bài phát biểu nói rằng việc khởi công xây dựng nhà tưởng niệm này là một sai lầm nghiêm trọng.

nhà tưởng niệm, Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa,
Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
Trong năm 2016, trước khi diễn ra “lưỡng hội” (tên gọi tắt của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc), nhiều đại biểu đã tham gia ký tên chung đề nghị di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Hậu Formosa: “Nổ như tạc đạn”

000_Hkg10250059.jpg
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội. AFP photo
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe:


Câu chuyện truy trách nhiệm quan chức Việt Nam dính líu tới việc đưa Formosa vào Vũng Áng, ưu đãi mọi mặt và dễ dãi về vấn đề cần thận trọng là biện pháp bảo vệ môi trường, có vẻ như sắp đi tới hồi quyết liệt nhất.

Lật ngửa lá bài trách nhiệm

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang dọa đóng cửa Formosa nếu tái phạm, ngày 4/8 ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có phát ngôn được mô tả như tiếng nói của Đảng, cho thấy việc truy trách nhiệm đến cùng những ai dính líu tới Formosa đang diễn ra. Nói theo ngôn ngữ đường phố là sắp có không ít những con dê tế thần.

Vay tiền Trung Quốc làm đường Móng Cái - Vân Đồn: quy trình bán nước?

Cửa khẩu Móng Cái.Lời cảnh báo hơn 2 năm trước…
Ngày 9/4/2014, trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đăng bài “Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?”. Trong bài viết, chúng tôi đã cảnh báo nguy cơ trục đường Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc thông qua việc Việt Nam vay vốn của họ để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường này.
Ngày 23/5/2015, VOA lại đăng bài “Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?”. Bài viết nêu lên một thực tế là để đề phòng Việt Nam tấn công qua biên giới, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới Trung - Việt.