Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Vì sao xe hộ tống Thủ tướng vào phố đi bộ?; Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ‘làm loạn’ phố cổ Hội An; Người ở nhà lầu 
nói khác nhà tranh

...Vào chiều ngày 08 tháng 8 năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đã dùng xe công hạng sang đi dạo phố cổ Hội An, Quảng Nam làm náo loạn đời sống du lịch nơi đây và cho xe đi vào đường cấm xe cơ giới, xe ô tô, xe máy...

Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đi xe công vào đường cấm ở phố cổ Hội An. Ảnh báo chính phủ

Một nhân chứng có mặt cho biết: "có khoảng 30-40 chiếc xe công hạng sang của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đã chạy vào khu vực đường cấm xe cơ giới như: ô tô, xe máy,... của khu phố cổ Hội An nơi chỉ dành cho khách đi bộ. Sau đó, đoàn ông Phúc dừng xe đỗ ngay tại đường cấm và bước xuống đi bộ dạo quanh phố cổ".

Lúc đó, những du khách ngoại quốc và những người có mặt tại đây chỉ biết ngao ngán và lắc đầu.

Một du khách phàn nàn chia sẻ: "Đáng lẽ, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải biết làm gương tuân thủ luật pháp để người dân chúng tôi noi theo. Tuy nhiên, ông đã cậy là người có quyền thế, chức trọng rồi không coi pháp luật ra gì. Dù là ai đi nữa thì cũng phải thượng tôn pháp luật là trên hết."

Qua sự việc này, cho thấy văn hoá hành xử của quan chức CSVN ngày càng trở nên kém văn hoá, thiếu ý thức trong con mắt của những du khách ngoại quốc. Sự việc trên làm mọi người nhớ lại hành động kém văn hóa của bà Nguyễn Thị Kim Ngân- chủ tịch quốc hội- cùng Tổng thống Obama cho cá ăn ở hồ trong chuyến công du Việt Nam hồi tháng 5/2016 vừa qua. 

Ảnh báo chính phủ

Nguyên Nguyễn/SBTN

------

Đoàn xe tháp tùng TTg Nguyễn Xuân Phúc ‘làm loạn’ phố cổ Hội An

Đó là phản ảnh của một số trang mạng xã hội. Theo đó, tối qua, ngày 8/8/2016 một đoàn với hàng chục chiếc xe biển xanh đã đi vào các con phố cổ Hội An – nơi cấm xe cơ giới – cùng tiếng còi náo loạn làm hàng trăm khách du lịch và dân cư xung quanh khu phố cổ ngơ ngác.

Theo báo chí chính thống, ông Phúc đi dự Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam và ghé thăm Phố cổ Hội An.Cũng theo báo chí trong trước thì sự xuất hiện của thủ tướng “ đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất đông du khách, nhiều người mạnh dạn tới chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng”.

Trong lúc đó, trên trang mạng Facebook, nhiều người chia sẻ những bức ảnh ông Phúc cùng đoàn xe đi trên tuyến phố đi bộ ở Hội An vói những lòi bình không mấy thiện cảm và cho rằng đó là hành động ‘vô văn hóa’, ‘không tôn trọng luật giao thông’, ‘ngồi xổm trên pháp luật’.

Phan Huy viết: “Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng Việt Nam & các thuộc hạ của Phúc điều nguyên một đoàn xe hơi ngang nhiên phi thẳng giữa đường phố dành cho người đi bộ. Công an tháp tùng hộ tống đổ ra ngăn chặn, dẹp đường. Tiếng còi kèn, quát tháo inh ỏi, hú loạn cả một phố cổ yên bình.

Dân chúng, du khách nép vội vào lề đường trố mắt, ngơ ngác níu áo hỏi nhau “thèn cha mô mà kinh rứa hè” ?!


Cầm đầu chính phủ, về lại quê hương, đến thăm di sản văn hoá thế giới mà lộng quyền, vô văn hoá quá thể ! Thiết nghĩ ông Phúc nên công khai xin lỗi nhân dân về hành vi ngông cuồng, phản cảm, ngồi xổm trên luật lệ của mình”.

Tuân Nguyễn: “Nghèo nàn còn thể hiện, dốt nát mà tỏ ra nguy hiểm. Đừng hỏi tại sao mình mãi tụt hậu, thằng lãnh đạo ngang ngược thế này thì không chấp nhận được đã là đường cấm xe thì phải tuân thủ. Nếu đi bộ không nổi thì lui về làm người tử tế”.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đi xe công vào đường cấm ở phố cổ Hội An. Ảnh báo chính phủ

Tiến Văn Miếu: “Nhìn đoàn xe ngông nghênh đi trong đường cấm của khu phố cổ, phố đi bộ ở Hội An (di sản văn hóa thế giới) mình cứ tưởng là xe của dân xã hội đen. Có người nói đoàn xe của Phúc. Mình nghĩ chắc là đoàn xe của băng giang hồ Phúc “Bồ” Hà Nội mới ngông nghênh vô văn hóa, coi thường pháp luật coi thường cộng đồng như vậy”.

Một số bạn đọc đã đưa link dẫn việc thủ tướng Campuchia đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và bị phạt cách đây không lâu như một minh chứng cho sự giản dị của lãnh đạo nước láng giềng và sự xử phạt nghiêm minh của cảnh sát giao thông Campuchia.

Đàn Chim Việt;


Người ở nhà lầu 
nói khác nhà tranh

09/08/2016 09:11 GMT+7
TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “muốn nghe bà con nói thêm” khi ông cảm nhận phần đầu cuộc tiếp xúc cử tri ở TP Hải Phòng được thực hiện theo “kịch bản”.

Người ở nhà lầu 
nói khác nhà tranh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước đông đảo cử tri TP Hải Phòng - Ảnh: L.K
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết cuộc tiếp xúc cử tri tại thủ đô Hà Nội vừa rồi là rất chất lượng, bởi người dân đã nói hết lòng về “những vấn đề quốc kế dân sinh”.
Người chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm đó là ông chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hải Phòng đã lần lượt mời các vị đứng đầu sở, ngành phát biểu và muốn dừng lại ở ý kiến của lãnh đạo Hội LHPN TP.
Cuộc tiếp xúc gần như đã thể hiện rõ sự chuẩn bị trước khi vị chủ trì mời cử tri này và giới thiệu bà “sẽ phát biểu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Không hoàn toàn hài lòng về cách điều hành như vậy, Thủ tướng đã đứng lên đề nghị cử tri nói thêm bởi ngoài “đại diện cử tri phát biểu bài chuẩn bị sẵn”, ông còn “muốn nghe những ý kiến không chuẩn bị sẵn, mang hơi thở cuộc sống”.
Quả nhiên như báo chí đã đăng tải, những cử tri phát biểu thêm - như chính Thủ tướng nhận xét - “những ý kiến bức xúc, trái chiều giúp chúng ta nhìn thấy mặt trái của cuộc sống”.
Yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với các vị đại biểu Quốc hội, những chính khách làm chính sách, là nghe được ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân một cách đầy đủ, chân thực, kịp thời. Thông tin thiếu thì chính sách sẽ xa rời thực tế, thông tin sai thì chính sách sẽ sai, thông tin đến muộn thì chính sách sẽ lạc hậu.
Để nghe dân nói thật, người lãnh đạo phải gần dân, phải làm cho dân tin và chịu nghe cả những lời nghịch nhĩ. Các chính khách cần nghe ý kiến “đại diện cử tri” (thường là các vị lãnh đạo ban ngành, địa phương) bởi những người này có nhiều thông tin.
Nhưng tiếng nói của “đại diện cử tri” chưa hẳn đã đầy đủ bởi họ còn gắn với lợi ích trong bộ máy công quyền, đặc biệt là khi cuộc tiếp xúc đã được lên kịch bản từ trước. Vì vậy, nguyện vọng của “đại diện cử tri” chưa hẳn đã là nguyện vọng của đông đảo nhân dân, đặc biệt là của những cử tri nơi thôn cùng xóm vắng, những cử tri trẻ...
“Người ở trong nhà lầu nghĩ khác, nói khác người ở nhà tranh” - Tổng bí thư có lần nói như vậy khi tiếp xúc với bà con quận Tây Hồ.
Để nghe dân nói thật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị “các đại biểu tranh thủ mọi cơ hội, thời gian, theo từng lĩnh vực mà mình công tác, gắn bó để tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bà con chứ không chỉ tiếp xúc định kỳ mỗi năm 4 lần trước và sau 2 kỳ họp Quốc hội”.
Thiết nghĩ để nghe dân nói thật, nói đầy đủ còn cần phải phi hành chính hóa hoạt động tiếp xúc. Ở Singapore, nghị sĩ tiếp xúc cử tri đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng, các cuộc tiếp xúc thường được tổ chức vào ban đêm, thường bắt đầu lúc 20g và kết thúc lúc nửa đêm (để nghe ý kiến của công chức, sinh viên, công nhân..., những người phải làm việc trong giờ hành chính).
Mạng xã hội cũng là một “địa điểm” lý thú đang được nhiều nghị sĩ nước ngoài lựa chọn để tiếp xúc cử tri. Đó là những gợi ý rất đáng lưu ý cho các đại biểu Quốc hội VN.
LÊ KIÊN


Vì sao xe hộ tống Thủ tướng vào phố đi bộ?

  • 11 tháng 8 2016

Image copyrightOTHER
Image captionBáo Quảng Nam (trái) lên tiếng về tấm hình lan truyền trên mạng xã hội (phải)
Một báo trong nước chính thức lên tiếng về phản ứng trái chiều xung quanh hình ảnh đoàn xe hộ tống Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào phố đi bộ ở phố cổ Hội An chiều tối ngày 8/8.
Trong khi đó, một người quen Thủ tướng Việt Nam nói với BBC rằng ông Phúc cho biết việc này "không phải là ý muốn của ông".
Hôm 8/8, trước khi dự Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi bộ, trò chuyện với du khách, người dân ở phố cổ Hội An.
Tuy vậy, trên mạng xã hội Facebook xảy ra tranh cãi về một hình chụp đoàn xe quan chức trên phố đi bộ ở Hội An.
Ngày 10/8 trang mạng báo Quảng Nam xác nhận có việc này và giải thích đoàn của Thủ tướng Việt Nam, sau khi đến sân bay Đà Nẵng, lẽ ra sẽ về khách sạn.
"Tuy nhiên, trên đường đi, Thủ tướng muốn tranh thủ thời gian đến thăm hỏi, tìm hiểu thực tế và động viên bà con ở khu phố cổ."
Theo báo Quảng Nam, xe chở Thủ tướng và đoàn tùy tùng vào khu vực nội thành Hội An.
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin Quảng Nam, nói: "Thực tế, Đoàn công tác của Thủ tướng không hề ngồi trên xe ô tô khi tham quan phố cổ mà tất cả đều đi bộ gần 1km trên các tuyến đường."
Ngoài ra, công an tỉnh Quảng Nam giải thích đoàn xe không thể quay đầu đi hướng khác "trong điều kiện đường phố chật hẹp, có đông đảo người dân tham gia giao thông".
Vì vậy đoàn xe mới chạy thẳng vào khu phố cổ để chờ đón Thủ tướng ở địa điểm khác.
Một đại diện công an tỉnh giải thích: "Chúng tôi không vi phạm luật."
Ông Đinh Hài được báo Quảng Nam dẫn lời nói trong việc này, địa phương cũng có "sơ suất, khuyết điểm" trong phối hợp vì sự thay đổi đột xuất về lịch trình.

Thủ tướng 'không muốn'

Trong khi đó, một người quen Thủ tướng Việt Nam, ông Lê Hải, nguyên là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Đà Nẵng, đã viết trên Facebook về sự việc.
Ông Hải cho biết ông gọi điện cho cựu chủ tịch và cựu bí thư Hội An, và hai người "đều không hài lòng và bảo đó không phải là chủ trương của Hội An".
Đặc biệt, ông cho BBC biết đã nhắn tin cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và được ông Phúc gọi lại hai lần, trong ngày 9 và 10/8.
"Thủ tướng nói đây là điều ông không muốn. Ông đi bộ vào phố cổ gặp bà con, du khách Hội An, không để ý có việc mấy ông lái xe đi rề rề đằng sau."
Theo lời ông Hải, Thủ tướng Việt Nam nói: "Xe dừng ở bên ngoài, tôi đi bộ vào phố cổ, gặp gỡ, nói chuyện với bà con cách đoàn xe cả 300 - 400 m. Anh em lái xe sau đó rề rề chạy theo sau, tôi bất ngờ."
Ông Hải dẫn lời Thủ tướng Việt Nam: "Việc cho cả đoàn xe ô tô vào đường cấm phố cổ không phải là chủ trương và ý muốn của tôi."
Hình ảnh đoàn xe trong phố cổ Hội An đã trở thành chủ đề tranh cãi trên Facebook, với các ý kiến chỉ trích và bênh vực khác nhau giữa nhiều cây bút.

Không có nhận xét nào: