PetroTimes
Bộ Tài nguyên Môi trường vừa công bố kết quả phân tích mẫu bùn thải của Formosa Hà Tĩnh chôn lấp trái phép tại thị xã Kỳ Anh, điều đặc biệt là chỉ số xyanua vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần.
Nếu Formosa tái phạm sẽ bị đóng cửa |
Chủ tịch Hà Tĩnh yêu cầu kiểm điểm vụ Formosa xả thải |
Khởi tố vụ án chôn bùn thải của Formosa |
Chính hàm lượng xyanua cao gấp nhiều lần mức cho phép đã khiến dư luận thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Formosa đang làm gì ở Vũng Áng, luyện thép hay tuyển vàng có trong quặng thép? Sở dĩ dư luận thắc mắc, vì từ xưa đến nay, nhắc đến xyanua là người ta nghĩ tới tuyển vàng.
Vậy, xyanua có tác dụng gì trong quá trình tuyển vàng. Từ những tài liệu chúng tôi thu thập, có thể tóm tắt quá trình tuyển vàng như sau: xyanua là chất mà hàng nghìn năm nay các cụ nhà ta đã liệt nó vào chất kịch độc. Chính vì độc tính cao nên cha ông ta có câu “nhất nhân ngôn nhì thạch tín”. Nhân ngôn là xyanua, còn thạch tín là asen. Cho đến bây giờ, xyanua vẫn được xếp vào hàng kịch độc. Một cơ thể người có trọng lượng 50kg, nếu ăn 50 miligam là tử vong.
Thế nhưng, xyanua nó là tác nhân phục vụ khai thác, chế biến kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim… không thể thiếu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chất nào thay thế xyanua trong quá trình lấy vàng ra từ đất.
Trong tự nhiên, vàng chủ yếu gặp ở dạng tự sinh. Vàng có mặt ở dạng bao thể, xâm nhiễm mịn trong các quặng sunfua Fe, Cu, As, Ag, Sb và hiếm khi có trong galenit và sphalerit. Những khoáng vật chủ yếu chứa vàng là vàng tự sinh. Cho đến nay, công nghệ hòa tách xyanua là công nghệ chủ đạo, nếu như không muốn nói rằng là công nghệ duy nhất để thu hồi vàng từ các loại quặng và quặng tinh vàng gốc.
Cách đây hơn nửa thế kỷ khi nói đến công nghệ thu hồi vàng bằng hòa tách xyanua, chúng ta có thể hiểu ngay đó là quá trình chuyển vàng trong quặng sang dạng phức chất xyanua và sau đó thu hồi vàng từ dung dịch bằng quá trình kết tủa bằng kẽm kim loại.
Bùn thải Formosa chứa chất độc xyanua được chôn lấp không đúng quy định. |
Trên thế giới, ngoài những hạt vàng nhìn thấy người ta tuyển bằng trọng lượng qua máng lọc, thì vàng nhỏ đến mức không thể lắng, dính vào đất, đá, không chìm được thì buộc phải dùng xyanua để tuyển. Xyanua trong môi trường phù hợp thì chỉ hòa tan vàng chứ không hòa tan các chất khác. Nói một cách dễ hiểu là vàng gốc lẫn trong đất đá người ta nghiền nhỏ rồi đổ vào bể cho xyanua vào để phân tách. Sau khi hòa tan thì người ta đưa kẽm vào thì nó giải phóng xyanua. Vàng lắng đọng người ta phân kim, rửa sạch là ra vàng nguyên chất.
Từ thực tế trên, dư luận đặt ra câu hỏi hoài nghi rằng: Formosa đang vừa luyện thép, nhưng đồng thời tuyển vàng trong quặng thép ấy hay không? Đây là câu hỏi rất khó có câu trả lời, cần sự vào cuộc nghiên cứu một cách khoa học, công phu của các cơ quan chức năng (!?)
Tuy nhiên, trước khi có câu trả lời chính thức từ phía cơ quan chức năng, Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn - Giảng viên Hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trước vấn đề dư luận hoài nghi, Formosa Hà Tĩnh thải ra lượng lớn bùn có chất xyanua vượt ngưỡng cho phép, có thể nhà máy này trá hình luyện thép để tuyển vàng. PGS. TS Trần Hồng Côn nhận định: “Không thể nhận định như vậy được mà phải bắt tận tay day tận mặt mới quy kết”.
Sơ đồ tuyển vàng bằng xyanua. |
PGS. TS Trần Hồng Côn cho rằng, việc Formosa thải bùn có lượng xyanua vượt ngưỡng cho phép chất thải nguy hại là điều rất dễ hiểu. Quan trọng, thông số xyanua trong bùn thải vượt ngưỡng mà không xử lý lại đưa đi chôn lấp là không thể chấp nhận được. Xyanua tan trong nước, nếu không xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Giải thích về bùn thải của Formosa có xyanua, PGS. TS Trần Hồng Côn nói: “Trước khi luyện thép, người ta phải luyện cốc (than đá) để gia nhiệt. Than đá là nhiên liệu chính phục vụ quá trình luyện thép, thế nhưng gốc tích của than đá lại là thực vật”.
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật, cả ở những cánh rừng bị cháy được vùi lấp. Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh.
“Do than đá có nguồn gốc là thực vật nên có rất nhiều tạp chất, vì thế khi người ta dùng nó làm nhiên luyện luyện thép phải loại bỏ những thành phần dễ bay hơi, dễ cháy. Và sản phẩm cuối cùng là than đá. Quá trình luyện cốc nó thải ra xyanua, sulfu và cả bùn đất…” - PGS. TS Trần Hồng Côn nói.
Nhà máy Formosa Hà Tĩnh |
Nói rõ hơn về chất xyanua, PGS.TS Trần Hồng Côn cho hay, xyanua hay Cyanide là tên gọi các hóa chất cực độc có ion, gồm một nguyên tử cacbon và một nguyên tử nitơ. Đây là chất kịch độc, nhưng nó lại là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình tuyển kim loại quý hiếm, như Vàng, bạc, bạch kim.
Xyanua được tìm thấy trong những hợp chất là những chất được hình thành từ hai hay nhiều hoá chất. Xyanua có thể phản ứng với kim loại và những hợp chất hữu cơ khác. Xyanua có thể được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và được tìm thấy trong một số thức ăn và thực vật.
Trong cơ thể của con người, xyanua có thể kết hợp với một loại hóa chất như hydroxocobalamin để hình thành vitamin B12. Trong những loại thức ăn được chế biến từ thực vật như quả hạnh, hạt chồi của cây kê, cây đậu, đậu tương, đậu nành, rau chân vịt, măng tre, rễ cây sắn, bột sắn hột tapioca đều có chứa xyanua.
Phần lớn lượng xyanua có trong nước và đất xuất phát từ những quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt, thép. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, xyanua là độc chất chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Những nguồn xyanua khác xuất phát từ xe cộ, từ những ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua.
Có hay không Hà Tĩnh dâng “bảo bối” cho Formosa?
TP - Từ khi sự cố môi trường xảy ra ở biển miền Trung cho đến những diễn biến chôn lấp rác thải mới đây của Formosa, tâm điểm dư luận dồn về ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Tĩnh. Phóng viên Tiền Phong vừa có cuộc trao đổi với vị “tư lệnh” ngành môi trường Hà Tĩnh này.
Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh.
Dư luận đang sôi sục khi có thông tin cho rằng, Sở TNMT Hà Tĩnh có một văn bản gửi Formosa xác định rác thải tại nhà máy này là “rác công nghiệp thông thường”. Từ kết quả này, Formosa đã ký kết hợp đồng xử lý rác với một số đơn vị bên ngoài. Các đơn vị được Formosa ký kết căn cứ vào văn bản này của Sở thoải mái chôn lấp rác thải do Formosa cung cấp. Khi bị cơ chức năng phát hiện, truy cứu trách nhiệm, cả Formosa lẫn Cty ký hợp đồng xử lý rác thải vin vào kết quả của Sở TNMT như “bảo bối” để chối tội.
Mấy ngày nay các PV trên địa bàn Hà Tĩnh liên hệ với ông Võ Tá Đinh để xác minh thông tin, nhưng đều bị ông từ chối.
Thưa ông, dư luận sẽ càng bức xúc hơn nếu cán bộ có thẩm quyền phát ngôn lại né tránh báo chí ở những lúc cần phải xuất hiện. Sao phải chọn cách này khi báo chí cần ông?
Cho phép tôi nói thật. Thời gian qua một số báo đăng phát biểu của tôi không đầy đủ nên gây ra nhiều hiểu lầm trong công tác. Tôi là người trong tổ chức, phát ngôn cũng phải có kỷ luật. Với một dự án có quy mô, mức độ ảnh hưởng lớn thế này, các phần việc đều phải phối hợp xử lý, không riêng Sở TNMT Hà Tĩnh nên tôi phát ngôn là chưa đầy đủ.
Hơn nữa, có một số lần tôi phát ngôn trong hoàn cảnh cụ thể, có thể vừa xử lý công việc tại hiện trường vừa trao đổi với phóng viên nên câu chữ chưa được chỉn chu lắm. Khi trích đăng một số phóng viên tách lời tôi ra khỏi hoàn cảnh làm người dân bức xúc. Không gặp thì nói là né, gặp thì lỡ có chút bất cẩn các phóng viên lại nhằm vào đó quy cho thế này, thế nọ.
Vì cái chung chúng ta cần bỏ qua tiểu tiết, không bản chất, tránh nhằm vào cá nhân. Khi sự cố Formosa mới xảy ra, tôi đã cởi mở trao đổi thông tin với báo chí nhưng một số báo nêu một mặt, giật tít không thiện chí nên tôi thấy hơi ngại khi gặp là thế. Tôi rất mong báo chí vì cái chung hãy có trách nhiệm thì thông tin.
Một nguyên nhân nữa là, thời gian này chúng tôi đang tổ chức kiểm điểm tổ chức, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh nên xuất hiện trên báo chí sợ không nên thôi.
Nghi vấn trao “bảo bối”
Cảm ơn ông đã dành cho Tiền Phong cuộc trao đổi. Ông đánh giá thế nào khi Bộ TNMT công bố kết luận rác thải chôn lấp ở trang trại Công ty Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh là chất thải nguy hại, trong khi trước đó Sở TNMT Hà Tĩnh lại cho rằng đó là chất thải công nghiệp thông thường?
Khi phát hiện Công ty Formosa ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (sau đây gọi là Công ty MTĐT Kỳ Anh) vận chuyển ra chôn lấp tại phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu.
Sở đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường, phối hợp Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh và chính quyền địa phương tới hiện trường lập biên bản vi phạm, đồng thời lấy mẫu gửi ra Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên quốc gia Việt Nam để phân tích.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ TNMT cử đoàn công tác vào kiểm tra, lấy mẫu, Sở đã phối hợp cùng đoàn của Bộ lấy mẫu, đồng thời tổ chức thu gom, đóng gói, niêm phong vận chuyển đến nhà máy chế biến rác thải công nghiệp Hà Tĩnh chờ xử lý. Kết quả phân tích mẫu tháng 7/2016 được Bộ TNMT công bố là chất thải công nghiệp có lẫn chất thải nguy hại.
Tôi khẳng định, dù Sở TNMT Hà Tĩnh có lấy mẫu như thế nào, có kết quả ra sao, nhưng khi Bộ TNMT vào lấy mẫu thì phải theo kết quả cả Bộ. Bởi vậy, chúng tôi không sử dụng kết quả của Sở mà phối hợp với Bộ lấy mẫu để có kết quả chung.
Có thông tin cho rằng, đợt lấy mẫu ngày 11/12/2015 tại Cty Formosa, công bố kết quả 25/12/2015, Sở TNMT Hà Tĩnh có văn bản xác định đó là “rác thải công nghiệp thông thường”. Dư luận cho rằng, với văn bản này chẳng khác nào Sở TNMT Hà Tĩnh cấp “bảo bối” cho Formosa xả thải.
Việc này không mới, báo chí xới lên, nên tôi cũng muốn trao đổi kỹ.
Ngày 11/12/2015, Chi cục Bảo vệ Môi trường chỉ đạo lấy mẫu gửi Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để phân tích, và căn cứ kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh có công văn trả lời kết quả phân tích cho Công ty Formosa.
Theo kết quả phân tích của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, thì bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và than cốc, bùn cốc từ lò luyện cốc số 1, xưởng luyện cốc của Công ty Formosa là chất thải rắn công nghiệp thông thường. Mẫu này chỉ có giá trị tại thời điểm ngày 25/12/2015 (thời điểm công bố - PV) và tại vị trí lấy mẫu như đã nêu cụ thể ở trên.
Sở chỉ lấy mẫu gửi đi, còn phân tích cho ra kết quả là Viện Công nghệ môi trường?
Đúng vậy. Chúng tôi chỉ lấy mẫu gửi đi thôi.
Formosa và Cty MTĐT Kỳ Anh dùng văn bản công bố kết quả của Sở như “bảo bối” để chối tội. Ông nghĩ sao?
Việc Cty Formosa dùng kết quả đó như “bảo bối” để đi ký hợp đồng xả thải thì vô lý không thể chấp nhận được. Ai có thể tin cách biện hộ đó. Các mẫu phân tích cho ra kết quả chỉ đúng với vị trí lấy mẫu (như nêu ở trên), có thời hạn nhất định. Kết quả đó công bố cách đây hơn một năm, có giá trị vào lúc đó. Formosa xả thải tại trang trại Cty MTĐT Kỳ Anh đầu tháng 7/2016, lấy kết quả của tháng 12/20015 để đổi lỗi cho Sở chấp nhận được không?
UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm điểm cá nhân, tổ chức liên quan sự cố Formosa xả thải và chôn lấp rác thải trái quy định. Ông thấy trách nhiệm của mình thế nào?
Đối với Sở TNMT, tôi đã chỉ đạo các đồng chí lãnh đạo Sở, các phòng, đơn vị và từng cá nhân có liên quan tổ chức kiểm điểm. Còn nói về trách nhiệm cá nhân, theo quyết định của UBND tỉnh về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TNMT, giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở còn phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Như vậy, mặc dù trong nội bộ lãnh đạo Sở đã phân công rõ nhiệm vụ cho một đồng chí phó giám đốc trực tiếp phụ trách lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, việc để xảy ra tồn tại này có trách nhiệm của tôi với vai trò là giám đốc.
Việc chôn lấp rác thải ở Công ty MTĐT Kỳ Anh đã khởi tố vụ án, ông nghĩ mình sẽ liên quan thế nào?
Việc Công ty MTĐT Kỳ Anh vi phạm trong vận chuyển và chôn lấp bùn thải đã được cơ quan công an tỉnh khởi tố hình sự rồi, còn xử lý như thế nào, xử lý những ai phụ thuộc quá trình điều tra và kết luận của cơ quan công an.
Rác thải của Formosa tại Kỳ Anh. Ảnh: CTV.
Ai phê duyệt ĐTM người đó giám sát
Để xảy ra những vụ việc đổ thải trên bờ gần đây của Formosa, sau khi xả thải ra biển gây cá chết, người dân đang rất bức xúc, lo lắng. Dư luận đang đặt dấu hỏi về trách nhiệm giám sát, phát hiện và xử lý các sai phạm trong xả thải của Formosa. Ông nghĩ sao?
Formosa là dự án lớn, việc thẩm định, phê duyệt đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của cơ quan trung ương. Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, cơ quan nào phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đánh giá tác động môi trường. UBND tỉnh chỉ kiểm tra, giám sát việc thực hiện ĐTM do UBND tỉnh phê duyệt và chỉ được kiểm tra dự án do cơ quan trung ương phê duyệt khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Công việc giám sát xả thải của Formosa còn gian nan cả về cấp bách lẫn lâu dài, ông nghĩ mình có đủ sức đảm nhận trách nhiệm lớn mà nhân dân cả nước đang quan tâm không?
Như tôi đã nói, đây là dự án lớn mang tầm quốc gia, trách nhiệm giám sát là của các cấp ngành từ trung ương đến địa phương và kể cả người dân sống trên địa bàn. Sau khi sự cố xảy ra, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt, tìm ra nguyên nhân, thủ phạm và đang tập trung khắc phục.
Tôi đã nói rõ về vai trò, chức năng nhiệm vụ của tôi, của Sở trong dự án lớn mang tầm quốc gia. Tôi có đủ sức, có xứng đáng hay không thì lãnh đạo tỉnh sẽ trả lời. Hiện cơ quan công an đang điều tra vụ án xả rác thải ở Cty MTĐT, kể cả nghi vấn mà các anh gọi là “bảo bối” cũng sẽ được làm rõ. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan. Mọi việc sẽ sớm có câu trả lời thôi!
Sở đã phối hợp với Bộ TNMT giám sát xả thải của Formosa như thế nào?
Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, để giám sát xả thải của Formosa, Bộ TNMT phối hợp với Hà Tĩnh triển khai kết nối online từ hệ thống quan trắc của Formosa với Bộ TNMT và Sở TNMT Hà Tĩnh; tập trung đầu tư xây dựng trạm quan trắc độc lập giám sát xả thải của Formosa; Yêu cầu Formosa lắp đặt bổ sung 8 thông số quan trắc nước thải (gồm tổng mỡ khoáng, tổng phenol, tổng xianua, tổng cadimi, thủy ngân, crom (VI), chì và sunfua); Lắp đặt online các ống khói, làm hồ chỉ thị sinh học, hồ xử lý sự cố. Đồng thời yêu cầu Formosa thực hiện nghiêm túc cam kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, khắc phục triệt để 53 tồn tại đã được Đoàn Thanh tra của các bộ, ngành trung ương chỉ ra. Đặc biệt, Bộ cũng đã thành lập Tổ công tác và phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh để giám sát các hoạt động xả thải của Formosa thời gian ban đầu là 3 năm.
Về phía Sở TNMT, ngoài việc cử cán bộ tham gia cùng Tổ công tác, Sở đang lập dự án để đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ TNMT, Chính phủ đầu tư xây dựng trạm quan trắc tại Khu kinh tế Vũng Áng để quan trắc nước thải, khí thải, quan trắc nước biển và quan trắc sóng thần; không chỉ quan trắc đối với Formosa mà cả các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm khác. Đồng thời, cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, phát hiện, kịp thời báo cáo cho các ngành chức năng để xử lý.
Vụ xả rác ở trang trại Cty MTĐT Kỳ Anh và một số vụ gần đây là do nhân dân phát hiện. Dù không phê duyệt ĐTM, không chịu trách nhiệm giám sát chính, nhưng Sở có chức năng phát hiện, đề nghị xử lý các sai phạm kể cả với đại dự án Formosa. Thời gian qua, Sở phát hiện được những gì?
Formosa đã có một số lần vi phạm, Sở TNMT vào kiểm tra như: Sự cố tràn xăng dầu, sự cố hút nước lên nhiễm mặn, đổ rác thải xây dựng ra ngoài… Những sai phạm ấy đều đã được xử lý.
Khi nào người dân được ăn hải sản
Theo khát sát của chúng tôi, hiện nay người dân Kỳ Anh, đặc biệt là Vũng Áng, nơi gần nhà máy Formosa đã sử dụng hải sản trở lại. Ông có lời khuyên gì với người dân?
Vấn đề là người dân sử dụng hải sản có nguồn gốc ở đâu. Hiện nay, ngư dân được khuyến cáo đánh bắt hải sản ngoài 22 hải lý, không nên đánh bắt ở vùng lộng. Có thể người dân sử dụng hải sản ở các vùng biển an toàn chuyển đến, như mua ở trong Nam, ngoài Bắc hoặc đánh bắt ngoài 22 hải lý.
Trong tháng 8 này, Bộ TNMT sẽ công bố phạm vi an toàn, khi đó, chúng ta sẽ có căn cứ rõ ràng hơn để đánh bắt và sử dụng hải sản. Hơn nữa, việc đánh bắt, sử dụng hải sản thì Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế chịu trách nhiệm, chúng tôi không có thẩm quyền phát ngôn. Tôi rất mong muốn có thông tin rõ ràng để người dân được đánh bắt và sử dụng hải sản một cách an toàn.
Ông đánh giá thế nào về tình hình xả thải của Formosa trong tương lai?
Tôi tin rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, sự đầu tư đồng bộ về hệ thống quan trắc, giám sát cũng như việc cam kết thực hiện của Formosa thì tình hình xả thải của Formosa trong tương lai sẽ được kiểm soát tốt.
Cảm ơn ông!
Người dân Kỳ Anh đã sử dụng hải sảnNgày 9/8, trao đổi với lãnh đạo một số xã ven biển ở huyện Kỳ Anh, được biết, các nhà hàng hải sản bắt đầu hoạt động trở lại, tuy vẫn còn dè dặt. “Thời gian đầu, anh em vẫn ra hòn đảo gần bờ lặn bắt ốc về nhắm rượu cho vui. Mấy ngày gần đây người dân ăn hải sản nhiều rồi”, chủ một nhà hàng hải sản ở biển Kỳ Xuân cho biết. “Mọi người bắt đầu ăn rồi, kể cả ở Vũng Áng”, một cán bộ huyện Kỳ Anh khẳng định. Biển Vũng Áng, nơi gần trụ sở Formosa, ảnh hưởng mạnh nhất bởi sự cố môi trường, trước đây nức tiếng với món mực nhảy và các loại hải sản khác. Từ khi sự cố xảy ra, người dân đã không được thưởng thức món này nữa. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, người dân đã bắt đầu sử dụng.“Người dân thấy cá đánh bắt tươi sống nên sử dụng. Hơn nữa dùng kinh nghiệm là chính. Đề nghị Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT quan tâm diễn biến này để kịp thời có lời khuyên với người dân, chứ cứ tù mù thế này cũng vừa ăn vừa lo”, một cán bộ xã Kỳ Xuân nói.
Thiên Min
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét