Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn 13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi.
Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn 13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi. |
Phản cảm?
Trong báo cáo vừa trình Bộ tài chính, Tổng cục thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày 13/5/2014.
Chia sẻ với Đất Việt về con số trên, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường ĐH KTQD Hà Nội cho biết cá nhân ông hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin trên.
“Tôi cũng thấy lạ, Formosa đã sản xuất gì đâu mà được hoàn thuế. Số tiền hơn 13.000 tỷ đồng là một số tiền lớn. Nếu so với con số Formosa phải bồi thường cho phía Việt Nam sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung thì còn lớn hơn. Việc một doanh nghiệp từng nhập nhiều hóa chất độc hại và xả thải ra môi trường biển nước ta được nhận hoàn thuế và nhiều hỗ trợ ưu đãi khác, tôi thấy rất phản cảm”, PGS.TS Phong nhấn mạnh.
Cũng so sánh với số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng mà Formosa trả cho phía Việt Nam, TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nhấn mạnh:
“Như vậy là chúng ta đẩy mạnh thu hút FDI nhưng cuối cùng không được gì, thậm chí còn phải bù lỗ. Trường hợp của Formosa là minh chứng cho việc các doanh nghiệp FDI được nhận quá nhiều những ưu đãi, dẫn đến những sự bất hợp lý, tính cạnh tranh công bằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước”.
Theo TS Hồ, trong nhiều thời điểm, chúng ta đã tiến hành thu hút FDI bằng mọi giá, rải thảm đỏ với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài nên không thật sự nhận thức rõ yêu cầu, mục đích cũng như cách làm việc với họ.
Tuy nhiên sau những sai phạm của Formosa đã đến lúc Việt Nam nhìn nhận lại quá trình thu hút đầu tư FDI cũng như cách quản lý, điều hành, giám sát.
“Vừa rồi chúng ta hơi dễ dàng về đất đai, thuế má, chế độ ưu đãi. Riêng Formosa Hà Tĩnh tôi cho rằng đây là trường hợp hơi đặc biệt, bởi vì chúng ta chưa tìm hiểu kỹ trước đây về doanh nghiệp này. Không phải doanh nghiệp FDI nào nhận được nhiều ưu đãi cũng xấu.
Nhiều doanh nghiệp FDI khác họ làm việc rất tốt như: Samsung của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản làm cũng tốt cả. Thậm chí ngay cả các nước Đông Nam Á cũng có nhiều nước làm tốt như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Quan trọng là chúng ta quản lý như thế nào. Đã đến lúc Việt Nam phải có sự thay đổi trong chính sách, chiến lược thu hút FDI”, TS Hồ nhấn mạnh.
Dừng hỗ trợ Formosa là cần thiết
Một vấn đề khác PGS.TS Lê Du Phong lưu ý trong báo cáo của Tổng cục thuế là đề nghị xin ý kiến Thủ tướng kết thúc biện pháp hỗ trợ đối với Formosa trước thời điểm 1/9/2016 vì mắc nhiều sai phạm.
Theo vị chuyên gia, dù nhận được nhiều ưu đãi thế nhưng thực tế qua rà soát, kiểm tra, cơ quan thuế, hải quan đã phát hiện nhiều sai phạm của Formosa như: kê khai, áp mã HS chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng…
Do vậy, GS.TSKH Lê Du Phong cho rằng quyết định dừng hỗ trợ ưu đãi đối với Formosa là việc nên làm và cần phải làm ngay để thể hiện sự cương quyết của Đảng, nhà nước trước những sai phạm của doanh nghiệp này.
“Việc Formosa vi phạm thì Tổng cục thuế đã chỉ rõ rồi. Trước đó, Bộ TNMT cũng chỉ ra 53 sai phạm của doanh nghiệp này, trong đó có việc tự ý chuyển đổi công nghệ xử lý cốc khô sang cốc ướt gây nguy hại cho môi trường.
Formosa sai phạm như vậy thì việc chấm dứt hỗ trợ là đúng và cần thiết. Với những ưu đãi mà Formosa được hưởng thì họ ngồi chơi cũng có lợi rồi. Trong khi những doanh nghiệp Việt Nam phải nộp mấy chục % thuế. Như vậy là tạo nên sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp”, GS.TSKH Lê Du Phong nói.
Trong khi đó, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, Việt Nam cần xem xét và làm đúng theo các quy định của pháp luật đối với những sai phạm của Formosa.
“Tổng cục thuế đã có đề nghị và Bộ Tài chính đang xem xét. Chính phủ cũng đang quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta phải kiên trì giải quyết để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng”, TS Hồ nêu quan điểm.
(Đất Việt)Nhanh chóng thay đổi chính sách với FDIDù thừa nhận đầu tư FDI hiện nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, tuy nhiên TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh, đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi chính sách trong việc kêu gọi cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.
Bí thư Hà Tĩnh nói gì từ “tâm chấn Formosa”?
Đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trao đổi với Tiền Phong về thiệt hại, khả năng phục hồi, trách nhiệm cán bộ và tâm lý muốn di cư của một số người dân. Ông Sơn nói: “Sự cố Formosa làm một số người dân băn khoăn, nhưng mong bà con bình tĩnh. Đảng, nhà nước và lãnh đạo Hà Tĩnh luôn đặt lợi ích của người dân lên đầu”.
Tàu cá nằm bờ chờ biển hồi sinh. Tàu cá nằm bờ chờ biển hồi sinh |
Hậu quả trước mắt, lâu dài
Thưa ông, là người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh, ông đánh giá thế nào về sự cố môi trường do Formosa gây ra?
Hiện tượng hải sản chết bắt đầu ngày 6/4/2016 tại Hà Tĩnh, sau đó đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đây là sự cố nghiêm trọng, tác động tới kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội trước mắt và lâu dài.
Khi hải sản bắt đầu chết bất thường, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Sở NN&PTNT lấy mẫu và đến ngày 12/4 có kết quả bước đầu, cho thấy: Môi trường sinh học có những dấu hiệu không bình thường, cá chết không phải do dịch bệnh. Từ ngày 17/4 trở đi, các cơ quan chức năng lấy mẫu liên tục đều cho kết quả như vậy.
Thưa ông, là người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh, ông đánh giá thế nào về sự cố môi trường do Formosa gây ra?
Hiện tượng hải sản chết bắt đầu ngày 6/4/2016 tại Hà Tĩnh, sau đó đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đây là sự cố nghiêm trọng, tác động tới kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội trước mắt và lâu dài.
Khi hải sản bắt đầu chết bất thường, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Sở NN&PTNT lấy mẫu và đến ngày 12/4 có kết quả bước đầu, cho thấy: Môi trường sinh học có những dấu hiệu không bình thường, cá chết không phải do dịch bệnh. Từ ngày 17/4 trở đi, các cơ quan chức năng lấy mẫu liên tục đều cho kết quả như vậy.
Cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy và gia đình tôi vẫn luôn sử dụng cá biển, nhưng địa chỉ mua cá là một trong 25 điểm bán hải sản do Sở Công Thương chỉ đạo. Tôi mong người dân khi có nhu cầu sử dụng hải sản cũng sẽ tìm đến các điểm này, vì hải sản ở đây đã được kiểm nghiệm và dán nhãn an toàn.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Lê Đình Sơn
Ngày 27/4, tỉnh Hà Tĩnh lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố do tôi làm trưởng ban. Theo đó, Hà Tĩnh đã đề xuất Trung ương, trước mắt hỗ trợ các đối tượng thiệt hại 15 kg gạo/tháng/người và được thực hiện trong 1,5 tháng (hiện Trung ương đã điều chỉnh nâng hỗ trợ gạo cho các đối tượng từ 1,5 tháng lên 6 tháng); tỉnh trích 700 triệu đồng hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản. Ngày 1/5, Bộ NN&PTNT thông báo vùng biển ngoài 20 hải lý đảm bảo an toàn. Từ đó, tỉnh đã tích cực động viên ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ ra khơi. Khi ngư dân đánh bắt hải sản về, tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT dán tem chứng nhận hải sản an toàn, tổ chức các điểm bán hải sản sạch.
Trước những thiệt hại do sự cố môi trường gây ra, phần lớn người dân vùng biển và nhân dân toàn tỉnh phải đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng với tinh thần, trách nhiệm cao, nhân dân đã đồng hành chia sẻ với những khó khăn chung của tỉnh.
Thể hiện rõ nhất là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 của tỉnh thành công, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, thực sự là ngày hội toàn dân.
Lo lắng nhất của người dân là hải sản không an toàn, ngư dân không ra khơi vì cá đưa về không bán được. Ông đã chỉ đạo những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn này?
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn. |
Bản thân tôi và các đồng chí lãnh đạo tỉnh khi tiếp xúc với người dân các phường, xã của thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh cùng nhiều địa phương khác đều nhận được câu hỏi của người dân: Khi nào ngư dân được ra khơi? Khi nào hải sản vùng lộng đánh bắt về tiêu thụ được? Đây là những trăn trở hết sức xác đáng vì ra khơi, bám biển là nghiệp của ngư dân.
Tuy xác định tàu đánh cá ngoài 20 hải lý là an toàn. Nhưng Hà Tĩnh hiện chỉ có 275/5.500 tàu có thể vươn khơi xa. Để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, tỉnh luôn mong muốn các ngư dân lập thành tổ hợp, đồng thời tỉnh sẽ tiếp tục ban hành các cơ chế để ngư dân vay vốn đóng mới, cải hoán tàu đủ điều kiện đánh bắt xa bờ.
Để nhân dân yên tâm về chất lượng nước biển, hải sản, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên lấy mẫu nước biển để kiểm nghiệm, công bố kịp thời về kết quả. Đối với các loài hải sản vùng trong 20 hải lý, ngành y tế đã và đang lấy mẫu, phân tích.
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế phối hợp với địa phương đang gấp rút đánh giá môi trường biển và sẽ công bố vùng biển và hải sản an toàn cho người dân trong thời gian sớm nhất.
Ông có nghe phản ánh việc người dân bị nhiễm độc từ Formosa, một số người đi xuất khẩu lao động bị trả về?
Đây là vấn đề hệ trọng, phải đánh giá khách quan. Người dân có thể nhiễm độc từ chất thải của dự án Formosa, có thể nhiễm trong quá trình sử dụng các ngư cụ đánh cá hoặc nhiễm từ môi trường sinh hoạt hàng ngày. Nội dung này, phải xác định chính xác, khoa học chứ không thể nói chung chung.
Có lúc buông lỏng, có khi vượt tầm
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng quản lý nhà nước trong sự cố Formosa này?
Ai cũng có mong muốn phải làm sao để địa phương mình phát triển nhanh và bền vững, đời sống người dân được nâng lên. Mong muốn là vậy nhưng có khi kết quả chưa đạt được.
Quá trình triển khai dự án từ năm 2008 đến nay, có những thời điểm, những việc làm còn buông lỏng công tác quản lý; có những việc vượt quá tầm kiểm soát của tỉnh. Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm rõ các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc triển khai dự án Formosa. Tỉnh đang triển khai khẩn trương chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông nhìn nhận thế nào về các phát biểu dễ dãi, có phần thiếu trách nhiệm của cấp dưới như: “Người dân yên tâm ăn cá, tắm biển” khi chưa có kết luận về môi trường; hay “anh em hoảng quá nên lấy mẫu thiếu khách quan”…?
Chúng tôi phê bình nghiêm túc việc trả lời hời hợt, thiếu chiều sâu của một số lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ngành. Qua đây, chúng ta càng ý thức hơn việc phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ.
Xung quanh nội dung các câu trả lời của một số cán bộ với cơ quan báo chí, có đồng chí phân tích chưa rõ ý nên người nghe dễ hiểu nhầm, có đồng chí chuyên môn hạn chế, có đồng chí nhận thức vấn đề qua loa, chưa lường hết hậu quả của những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Từ những bất cập đó, tôi đã yêu cầu không được bao biện hay né tránh báo chí.
Ông thẳng thắn như vậy, chắc cũng không ngại nói về trách nhiệm của mình?
Tôi được Đảng phân công, dân cử nên tôi luôn thể hiện sự cầu thị và rất thẳng thắn thể hiện rõ chính kiến của mình trước mọi vấn đề. Với cương vị được phân công hiện nay, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm khi bản thân tôi và cán bộ dưới quyền của mình đã để xảy ra những sai phạm.
Người dân hãy tin chính quyền, đừng vội bỏ làng quê
Hiện nay, Formosa sử dụng rất ít lao động là người địa phương. Họ yêu cầu công nhân Việt Nam cũng phải biết tiếng Trung, ông đánh giá như thế nào?
Chuyển dịch cơ cấu lao động là đề án của tỉnh Hà Tĩnh triển khai lâu nay chứ không phải khi xảy ra sự cố môi trường mới thực hiện. Theo đề án, Hà Tĩnh phấn đấu hướng đến mô hình gia đình 3 trong 1, tức là trong một gia đình có cả lao động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Riêng tại dự án Formosa, chúng tôi xác định cơ bản lao động phải là người Việt Nam, người Hà Tĩnh. Và thực tế kể từ khi triển khai dự án đến nay, số lao động người Việt Nam xê dịch từ 60 đến 70%, trong đó người Hà Tĩnh chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tuy nhiên, số lượng chưa được như mong đợi do trình độ, tay nghề của lao động Việt Nam theo yêu cầu của nhà đầu tư chưa thực sự đáp ứng.
Theo yêu cầu của Formosa, ở một số vị trí, lao động phải nói được tiếng nước ngoài, đó là yêu cầu của họ. Đối với phản ánh công nhân làm việc ở Formosa phải biết tiếng Trung, Hà Tĩnh sẽ làm rõ nội dung này. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, dự án triển khai trên đất Việt Nam thì họ phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam, không thể bắt ép chúng ta.
Thưa ông, giờ đang manh nha tình trạng người dân Kỳ Anh muốn di cư, ông có lo ngại điều này?
Tuy xác định tàu đánh cá ngoài 20 hải lý là an toàn. Nhưng Hà Tĩnh hiện chỉ có 275/5.500 tàu có thể vươn khơi xa. Để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, tỉnh luôn mong muốn các ngư dân lập thành tổ hợp, đồng thời tỉnh sẽ tiếp tục ban hành các cơ chế để ngư dân vay vốn đóng mới, cải hoán tàu đủ điều kiện đánh bắt xa bờ.
Để nhân dân yên tâm về chất lượng nước biển, hải sản, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên lấy mẫu nước biển để kiểm nghiệm, công bố kịp thời về kết quả. Đối với các loài hải sản vùng trong 20 hải lý, ngành y tế đã và đang lấy mẫu, phân tích.
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế phối hợp với địa phương đang gấp rút đánh giá môi trường biển và sẽ công bố vùng biển và hải sản an toàn cho người dân trong thời gian sớm nhất.
Ông có nghe phản ánh việc người dân bị nhiễm độc từ Formosa, một số người đi xuất khẩu lao động bị trả về?
Đây là vấn đề hệ trọng, phải đánh giá khách quan. Người dân có thể nhiễm độc từ chất thải của dự án Formosa, có thể nhiễm trong quá trình sử dụng các ngư cụ đánh cá hoặc nhiễm từ môi trường sinh hoạt hàng ngày. Nội dung này, phải xác định chính xác, khoa học chứ không thể nói chung chung.
Có lúc buông lỏng, có khi vượt tầm
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng quản lý nhà nước trong sự cố Formosa này?
Ai cũng có mong muốn phải làm sao để địa phương mình phát triển nhanh và bền vững, đời sống người dân được nâng lên. Mong muốn là vậy nhưng có khi kết quả chưa đạt được.
Quá trình triển khai dự án từ năm 2008 đến nay, có những thời điểm, những việc làm còn buông lỏng công tác quản lý; có những việc vượt quá tầm kiểm soát của tỉnh. Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm rõ các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc triển khai dự án Formosa. Tỉnh đang triển khai khẩn trương chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông nhìn nhận thế nào về các phát biểu dễ dãi, có phần thiếu trách nhiệm của cấp dưới như: “Người dân yên tâm ăn cá, tắm biển” khi chưa có kết luận về môi trường; hay “anh em hoảng quá nên lấy mẫu thiếu khách quan”…?
Chúng tôi phê bình nghiêm túc việc trả lời hời hợt, thiếu chiều sâu của một số lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ngành. Qua đây, chúng ta càng ý thức hơn việc phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ.
Xung quanh nội dung các câu trả lời của một số cán bộ với cơ quan báo chí, có đồng chí phân tích chưa rõ ý nên người nghe dễ hiểu nhầm, có đồng chí chuyên môn hạn chế, có đồng chí nhận thức vấn đề qua loa, chưa lường hết hậu quả của những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Từ những bất cập đó, tôi đã yêu cầu không được bao biện hay né tránh báo chí.
Ông thẳng thắn như vậy, chắc cũng không ngại nói về trách nhiệm của mình?
Tôi được Đảng phân công, dân cử nên tôi luôn thể hiện sự cầu thị và rất thẳng thắn thể hiện rõ chính kiến của mình trước mọi vấn đề. Với cương vị được phân công hiện nay, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm khi bản thân tôi và cán bộ dưới quyền của mình đã để xảy ra những sai phạm.
Người dân hãy tin chính quyền, đừng vội bỏ làng quê
Hiện nay, Formosa sử dụng rất ít lao động là người địa phương. Họ yêu cầu công nhân Việt Nam cũng phải biết tiếng Trung, ông đánh giá như thế nào?
Chuyển dịch cơ cấu lao động là đề án của tỉnh Hà Tĩnh triển khai lâu nay chứ không phải khi xảy ra sự cố môi trường mới thực hiện. Theo đề án, Hà Tĩnh phấn đấu hướng đến mô hình gia đình 3 trong 1, tức là trong một gia đình có cả lao động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Riêng tại dự án Formosa, chúng tôi xác định cơ bản lao động phải là người Việt Nam, người Hà Tĩnh. Và thực tế kể từ khi triển khai dự án đến nay, số lao động người Việt Nam xê dịch từ 60 đến 70%, trong đó người Hà Tĩnh chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tuy nhiên, số lượng chưa được như mong đợi do trình độ, tay nghề của lao động Việt Nam theo yêu cầu của nhà đầu tư chưa thực sự đáp ứng.
Theo yêu cầu của Formosa, ở một số vị trí, lao động phải nói được tiếng nước ngoài, đó là yêu cầu của họ. Đối với phản ánh công nhân làm việc ở Formosa phải biết tiếng Trung, Hà Tĩnh sẽ làm rõ nội dung này. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, dự án triển khai trên đất Việt Nam thì họ phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam, không thể bắt ép chúng ta.
Thưa ông, giờ đang manh nha tình trạng người dân Kỳ Anh muốn di cư, ông có lo ngại điều này?
Ngư dân tính chuyện rời quê. |
Sự cố môi trường làm ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chúng tôi không bao giờ muốn dân mình rời bỏ quê hương, bản quán. Các ngành chức năng khẳng định, môi trường chưa thực sự bị ô nhiễm mà ai đó muốn rời quê hương thì phải cân nhắc thật kỹ. Chúng tôi sẽ kiểm tra thông tin này nhưng tôi tin, đây chỉ là ý định của một số ít cá nhân không phải của số đông.
Ông có thể trả lời câu hỏi: “Được và mất Formosa là gì?”, “Có nên để Formosa tồn tại?”
Dự án lớn mà trả lời ngắn gọn sẽ không thể đầy đủ. Nhưng có thể khẳng định: Kể từ khi dự án được triển khai, trên các lĩnh vực, địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh nhất là thị xã Kỳ Anh, các huyện, thị lân cận đã có những khởi sắc đáng mừng. Tổng thu ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 đạt trên 12 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Khi triển khai dự án, các đồng chí lãnh đạo tỉnh tiền nhiệm và hiện tại đều có khát khao đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo, đời sống người dân khó khăn thành tỉnh trung bình và khá giả, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nay xảy ra sự cố, ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài, trách nhiệm của chúng ta phải yêu cầu Fomorsa thực hiện nghiêm khắc các cam kết về cải tạo môi trường. Quan điểm của chúng ta rất rõ, phát triển kinh tế phải gắn với xã hội, môi trường, không đánh đổi phát triển kinh tế mà hủy hoại môi trường.
Tôi chưa nghĩ đến việc dừng hoạt động của dự án Formosa vì qua quá trình đấu tranh cả về khoa học và pháp lý, Formosa đã thừa nhận, cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, cam kết sẽ bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề, phục hồi môi trường biển, không tái phạm. Vấn đề chính, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ, nghiêm khắc, triệt để cam kết của họ. Nếu Formosa tái phạm thì Hà Tĩnh sẽ đề nghị đóng cửa.
Cảm ơn ông.
Ông có thể trả lời câu hỏi: “Được và mất Formosa là gì?”, “Có nên để Formosa tồn tại?”
Dự án lớn mà trả lời ngắn gọn sẽ không thể đầy đủ. Nhưng có thể khẳng định: Kể từ khi dự án được triển khai, trên các lĩnh vực, địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh nhất là thị xã Kỳ Anh, các huyện, thị lân cận đã có những khởi sắc đáng mừng. Tổng thu ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 đạt trên 12 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Khi triển khai dự án, các đồng chí lãnh đạo tỉnh tiền nhiệm và hiện tại đều có khát khao đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo, đời sống người dân khó khăn thành tỉnh trung bình và khá giả, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nay xảy ra sự cố, ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài, trách nhiệm của chúng ta phải yêu cầu Fomorsa thực hiện nghiêm khắc các cam kết về cải tạo môi trường. Quan điểm của chúng ta rất rõ, phát triển kinh tế phải gắn với xã hội, môi trường, không đánh đổi phát triển kinh tế mà hủy hoại môi trường.
Tôi chưa nghĩ đến việc dừng hoạt động của dự án Formosa vì qua quá trình đấu tranh cả về khoa học và pháp lý, Formosa đã thừa nhận, cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, cam kết sẽ bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề, phục hồi môi trường biển, không tái phạm. Vấn đề chính, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ, nghiêm khắc, triệt để cam kết của họ. Nếu Formosa tái phạm thì Hà Tĩnh sẽ đề nghị đóng cửa.
Cảm ơn ông.
(Tiền Phong)
Formosa khai vống thiệt hại để hưởng ưu đãi
10/08/2016 22:09
Formosa tự tính thiệt hại 5.533 tỉ đồng trong khi cơ quan chức năng đánh giá chỉ 4,77 tỉ đồng
Tổng cục Thuế vừa hoàn tất dự thảo báo cáo Bộ Tài chính về việc đền bù cho các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại trong sự kiện ngày 13-5-2014 (xô xát của người dân, công nhân một số KCN sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam). Theo đó, cả nước có 778 DN bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại theo tính toán của các DN là 9.900 tỉ đồng và 4,23 triệu USD. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát của các công ty bảo hiểm và cơ quan chức năng ở các địa phương thì con số thiệt hại chỉ 4.523 tỉ đồng và 4,23 triệu USD.
Một phần dự án của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh Ảnh: Đức Ngọc
Trong số DN bị ảnh hưởng, Công ty TNHH Gang thép Hưng NghiệpFormosa (Formosa) ở Hà Tĩnh được cho là thiệt hại nhiều nhất. DN này tự tính thiệt hại 5.533 tỉ đồng (tính cả thiệt hại trong tương lai), trong khi các công ty bảo hiểm và cơ quan chức năng đánh giá chỉ 4,77 tỉ đồng. Ngoài ra, 16 nhà thầu chính đang thi công các hạng mục cho Formosa cũng tự đánh giá bị thiệt hại 68,32 tỉ đồng. Các nhà thầu này đều là DN đến từ Trung Quốc.
Liên quan đến các giải pháp hỗ trợ về thuế và hải quan cho Formosa, tỉnhHà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4-2014 đến nay hơn 10.173 tỉ đồng. Bộ Tài chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại thuế đã truy thu, phạt cho Formosa trước khi xảy ra sự kiện ngày 13-5-2014 với 71,6 tỉ đồng (gồm miễn giảm và hoàn lại thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền); không truy thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành: 176,3 tỉ đồng; miễn phạt vi phạm chính về thuế: 1,26 tỉ đồng. Đến nay, Formosa vẫn được hoàn thuế GTGT nhập khẩu theo hình thức ghi thu - ghi chi trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hải quan xác nhận thông quan và xác định số thuế GTGT nhập khẩu phải nộp phát sinh.
Cũng tại dự thảo, Tổng cục Thuế cho biết qua rà soát, phát hiện Formosa có nhiều sai phạm như kê khai, áp mã chưa đúng quy định dẫn đến thiếu số thuế phải nộp đối với kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng, hải quan đã truy thu 5,5 tỉ đồng. Formosa cũng bị phạt vi phạm hành chính 225 tỉ đồng vì lập hợp đồng xây dựng bổ sung không đúng quy định và kê khai bổ sung khấu trừ, hoàn thuế GTGT của 19.497 hóa đơn, chứng từ sau khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại DN với số tiền 1.500 tỉ đồng. Nhận thấy Formosa đã hoàn thành giai đoạn đầu tư và có nhiều vi phạm về thuế và hải quan nên Tổng cục Thuế cho rằng cần kết thúc các biện pháp hỗ trợ Formosa trước ngày 1-9.
Rất vô lý
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng kéo dài ưu đãi cho Formosa từ sau sự kiện ngày 13-5-2014 đến nay là rất vô lý, công tác đền bù thiệt hại nên kết thúc sớm, không để DN nhân cơ hội “mất cái này đòi cái kia”. Tổ công tác hỗ trợ DN thiệt hại của Chính phủ phải xem xét kỹ tại sao việc tự tính thiệt hại của Formosa và đánh giá của cơ quan chức năng lại chênh lệch quá lớn như vậy.
Tô Hà
TS kinh tế Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Hà Nội Mới.
TS kinh tế nói về việc Formosa khai vống thiệt hại để hưởng ưu đãi
Tuệ Minh |
Theo TS Phong, mức tiền phải bồi thường thiệt hại cho Formosa ở sự kiện năm 2014 được hai bên đưa ra "vênh" quá nhiều thì có thể mời chuyên gia nước ngoài đánh giá cho chính xác.
Liên quan đến việc Tổng cục Thuế có tờ trình gửi Bộ Tài chính và các cơ quan báo cáo kết quả và hỗ trợ thiệt hại cho doanh nghiệp trong sự kiện 13/5/2014 (xô xát của người dân, công nhân một số KCN sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam), thông tin về thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh khai báo được quan tâm đặc biệt.
Cụ thể, trong khi Formosa Hà Tĩnh đòi đền bù cả với các thiệt hại trong tương lai (doanh nghiệp này khi đó đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng) 5.500 tỷ đồng thì cơ quan chức năng Việt Nam thống kê số thiệt hại chưa đầy 4,8 tỷ đồng.
Trước sự chênh lệch đến hơn ngàn lần như vậy, chia sẻ với chúng tôi, TS kinh tế Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội) nói: "Phải có căn cứ để đánh giá thiệt hại chứ không thể tin hoàn toàn từ phía Formosa".
Vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, nếu cần thiết thì hai phía (Formosa và phía bồi thường) có thể mời chuyên gia quốc tế vào để đánh giá chính xác thiệt hại. Nếu chỉ là thông tin một chiều thì chưa thể chính xác hoàn toàn được.
Còn theo PGS, TS.Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì "nếu phía Việt Nam tin tưởng mình đúng thì cứ áp đặt theo kết quả xác định được. Còn nếu có tranh chấp thì phải làm rõ".
Bên cạnh việc chênh lệch quá lớn trong việc xác định mức thiệt hại để bồi thường, việc Tổng cục Thuế đề xuất kết thúc biện pháp hỗ trợ đối với Formosa vào tháng 9/2016 bởi công ty này đã hoàn thành giai đoạn đầu tư cũng rất được dư luận quan tâm.
Theo Tổng cục Thuế, việc đề xuất này xuất phát từ việc trong văn bản chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ từ năm 2014 không nêu thời hạn kết thúc.
Về vấn đề này, TS kinh tế Nguyễn Minh Phong nói: "Thực ra nếu đã kết thúc giai đoạn đầu tư thì theo nguyên tắc và cam kết, việc kết thúc các biện pháp hỗ trợ là đương nhiên. Việc chạy thử cho thấy đã kết thúc giai đoạn đầu tư".
Còn PGS, TS. Trần Đình Thiên lại cho rằng, không nên nêu vấn đề kết thúc hỗ trợ (do hoàn thành giai đoạn đầu tư) với vấn đề Formosa bị cơ quan thuế, hải quan phát hiện ra có nhiều sai phạm như một số báo đưa tin.
Vị Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói: "Việc nào đi việc đó. Nếu doanh nghiệp sai thì phạt. Còn hết hạn ưu đãi thì thôi ưu đãi. Nếu có cam kết hoàn thành giai đoạn đầu tư mà không có hỗ trợ nữa thì cứ làm theo cam kết là không hỗ trợ nữa".
Cũng theo quan điểm của ông Thiên, hoàn thành giai đoạn đầu tư không phải là cái mốc để thay đổi quyết định tiếp tục hỗ trợ hay kết thúc hỗ trợ.
Trong trường hợp Chính phủ không nêu ra thời hạn kết thúc ưu đãi đối với doanh nghiệp thì việc quyết định có kết thúc ưu đãi hay không khi doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn đầu tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
"Lập trường cá nhân tôi xưa nay cơ bản là không nên hỗ trợ, các dự án FDI nên ưu đãi ít thôi, thậm chí không có ưu đãi thì mới bình đẳng, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Nhưng Formosa thì không có gì đặc biệt", PGS, TS.Thiên nói.
Theo Tổng cục Thuế, xác định mức thiệt hại trong sự kiện năm 2014, Formosa tại 4 địa phương (Bình Dương, Hà Tĩnh, Đồng Nai và TP HCM) thống kê là hơn 10.000 tỷ đồng trong đó có 5.500 tỷ đến từ Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, số liệu thống kê chính thức tại 4 tỉnh do bảo hiểm và các cơ quan chức năng Việt Nam thống kê chỉ khoảng 4.600 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại của Formosa Hà Tĩnh chưa đầy 4,8 tỷ đồng.
theo Trí Thức Trẻ
Dân trí Tổng hợp đầy đủ hơn, từ năm 2014 đến tháng 5.2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này còn được nhận hàng loạt ưu đãi khác hậu sự kiện 13/5/2014. Tuy nhiên, do Formosa có nhiều vi phạm về thuế nên Tổng cục Thuế cho rằng cần xin ý kiến Thủ tướng kết thúc biện pháp hỗ trợ này trước thời điểm 1/9 tới
Cần trình Thủ tướng dừng hỗ trợ khi đã hoàn thuế gần 13.500 tỷ đồng cho Formosa
Dân trí Tổng hợp đầy đủ hơn, từ năm 2014 đến tháng 5.2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này còn được nhận hàng loạt ưu đãi khác hậu sự kiện 13/5/2014. Tuy nhiên, do Formosa có nhiều vi phạm về thuế nên Tổng cục Thuế cho rằng cần xin ý kiến Thủ tướng kết thúc biện pháp hỗ trợ này trước thời điểm 1/9 tới
>> Dự kiến miễn và hoàn thuế cho Formosa hơn 10.450 tỷ đồng
>> Hậu Formosa: "Hãy ngừng gọi vốn vào lọc dầu, thép và xi măng"
Trong một dự thảo được Tổng cục Thuế trình Bộ Tài chính báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thiệt hại do sự kiện xô xát, biểu tình xảy ra ngày 13/5/2014, cơ quan thuế cho biết, riêng đối với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Bộ Tài chính đã miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt của công ty này trước khi xảy ra sự kiện 13/5/2014.
Formosa được ưu đãi lớn song công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện công ty này có vi phạm, dẫn tới cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện truy thu và xử phạt vi phạm về thuế.
Cụ thể, Bộ đã miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền với số tiền 71,6 tỷ đồng (trong đó thuế môi trường là 49,2 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường 22,75 tỷ đồng); Không thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành (không truy thu 176,3 tỷ đồng tiền thuế và 31,9 tỷ đồng tiền phạt vi phạm hành chính về thuế); Miễn phạt vi phạm chính về về thuế số tiền 1,26 tỷ đồng.
Trình bày về những vấn đề vướng mắc với Bộ, Tổng cục Thuế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, các cục thuế, cục hải quan địa phương đã kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho DN khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, theo cơ quan thuế, việc thực hiện công văn số 12492/BTC-CST ngày 6/9/2014 hướng dẫn thực hiện thông báo số 248/TB-VPCP về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với Formosa Hà Tĩnh, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện các thủ tục hoàn thuế GTGT, ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế GTGT đối với máy móc, trang thiết bị hình thành tài sản cố định của dự án đầu tư được nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, máy móc cho DN kịp thời.
Qua đó, từ năm 2014 đến tháng 5 năm nay, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng (trong đó có 1.459,4 tỷ đồng ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế).
Đáng chú ý, trong các giải pháp hỗ trợ về thuế GTGT đối với các DN bị thiệt hại trong sự kiện trên, riêng Formosa được hoàn thuế GTGT nhập khẩu theo hình thức ghi thu-ghi chi trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận thông quan và xác định số thuế GTGT nhập khẩu phải nộp phát sinh.
Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra, cơ quan thuế, hải quan đã phát hiện nhiều sai phạm của Formosa như: kê khai, áp mã HS chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng. Cơ quan hải quan đã truy thu 5,5 tỷ đồng.
Công ty này còn lập hợp đồng xây dựng bổ sung không đúng quy định và cơ quan thuế đã thu hồi hoàn thuế GTGT, phạt vi phạm hành chính số tiền 225 tỷ đồng. Kê khai bổ sung khấu trừ, hoàn thuế GTGT của 19.497 hóa đơn, chứng từ sau khi cơ quan thuế đã thực hiện công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại DN với số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.
Văn bản của Tổng cục Thuế cũng cho rằng, về cơ bản, Formosa đã hoàn thành giai đoạn đầu tư. Mặt khác, qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện công ty này có vi phạm, dẫn tới cơ quan thuế, hải quan đã thực hiện truy thu và xử phạt vi phạm về thuế. Do đó, cần kết thúc biện pháp hỗ trợ này trước thời điểm 1/9/2016 - Tổng cục Thuế đề nghị.
Theo đại diện ngành thuế, do thông báo của Văn phòng Chính phủ không có thời hạn kết thúc biện pháp hỗ trợ, do đó, để quyết định việc ngừng biện pháp hỗ trợ cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến.
Tổng thiệt hại của Formosa Hà Tĩnh theo rà soát của cơ quan bảo hiểm hoặc các cơ quan chức năng xác định là 4,77 tỷ đồng và thiệt hại của nhà thầu thi công cho Formosa là 68,32 tỷ đồng.
Bích Diệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét