Đề xuất di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông được thông qua với số phiếu áp đảo
Giới truyền thông Hồng Kông đưa tin, dự thảo nghị quyết di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông của ông Vương Kỳ Sơn đã được thông qua với số phiếu áp đảo; Tập Cận Bình có bài phát biểu nói rằng việc khởi công xây dựng nhà tưởng niệm này là một sai lầm nghiêm trọng.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Trong năm 2016, trước khi diễn ra “lưỡng hội” (tên gọi tắt của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc), nhiều đại biểu đã tham gia ký tên chung đề nghị di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông.
Gần đây có nguồn tin từ Hồng Kông cho biết, ông Vương Kỳ Sơn – Bí thư Ủy Ban Kỷ luật Trung ương một lần nữa đề xuất ký tên cho dự thảo nghị quyết di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông đến Thiều Sơn.
Tạp chí “Tranh Minh” số tháng 8 của Hồng Kông cho biết, sau khi nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông được khởi công xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, người dân trong nước và hải ngoại đã có nhiều ý kiến phản đối, bên trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) suốt nhiều năm nay vẫn luôn tranh luận về việc có nên dỡ bỏ hay di dời nhà tưởng niệm này hay không.
Cuối tháng 6/2016, Cục chính trị Trung Quốc thông qua văn bản nghị quyết liên quan cho biết, thủ tục di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông đến Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam sẽ được đưa vào chương trình nghị sự trong khóa họp mới của Cục chính trị trung ương Trung Quốc.
Bài báo cũng cho biết, văn bản nghị quyết có liên quan là do ông Vương Kỳ Sơn – Bí thư Ủy an Kỷ luật Trung ương dẫn đầu đề xuất, còn có Triệu Nhạc Tế – Bộ trưởng Bộ tổ chức Trung ương, Lưu Diên Đông – phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc tham gia ký tên chung. Khi dự thảo nghị quyết tiến hành biểu quyết ở hội nghị của Cục chính trị, trong số 25 ủy viên tham gia bỏ phiếu, thì có 23 lá phiếu tán thành và 2 phiếu trắng, không một ai phản đối. Dự thảo nghị quyết đã được thông qua với số phiếu áp đảo bất ngờ.
Bài báo chỉ ra, ông Vương Kỳ Sơn khi giải thích về đề án này đã bày tỏ, nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông từ khi quyết định khởi công xây dựng cho đến lúc xác lập địa điểm, hoàn toàn là việc sai lầm, là sai lầm to lớn “đi ngược lại với chặng đường phát triển tiến bộ của xã hội”.
Ông Vương Kỳ Sơn đồng thời còn đưa ra 6 sai lầm và khuyết điểm nghiêm trọng trong quyết định xây dựng nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông, trong đó bao gồm việc đi ngược hoàn toàn với nghị quyết có liên quan đến phương diện sau khi người lãnh đạo qua đời.
Bài báo nói rõ, sau khi kiến nghị di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông được thông qua, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trước hội nghị. Ông Tập nói, vấn đề liên quan đến nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông sớm muộn cần phải giải quyết, không thể lấy bất cứ lý do không bình thường hoặc không hợp pháp nào để tiếp tục để tồn đọng mà không xử lý.
Tập Cận Bình còn trích dẫn bài phát biểu của một người thuộc nhóm Đặng Tiểu Bình là Trần Vân bày tỏ, khởi công xây dựng nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông là quyết định sai lầm:“không thể nhấn mạnh hoàn cảnh chính trị lúc đó để che đậy quyết định sai lầm, tạo thành di chứng sau này”. Cuối cùng, ông Tập còn chỉ ra, nếu hiện nay đã có được nhận thức chung, thì quyết định sửa chữa cải chính là lựa chọn duy nhất. Nếu như thời gian còn lại trong khóa này không thể giải quyết thuận lợi, vậy thì trong nhiệm kỳ sau nhất định phải giải quyết, xử lý ổn thỏa.
Theo một số nguồn tin, đây không phải là lần đầu tiên ông Vương Kỳ Sơn đưa ra kiến nghị di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông. Từ năm 2011, giới truyền thông hải ngoại từng đưa tin về việc ông Vương Kỳ Sơn và Vương Triệu Quốc đề nghị tiến hành xây dựng lại nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông; tuy biểu quyết trong nội bộ đảng lúc đó chưa được thông qua, nhưng Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường khi đó còn là Thường ủy đã bỏ phiếu tán thành.
Bài báo còn trích dẫn lại lời của một vị Bí thư ủy ban Cục chính trị nói rằng, sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, nhất định sẽ có những việc làm chấn động. Bởi gỡ bỏ nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông là việc tốt, có thể đắc được lòng dân, đồng thời có thể lưu danh sử sách, Tập Cận Bình hiển nhiên sẽ không bỏ lỡ cơ hội này.
Trước đây, tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông từng đưa tin, tính đến cuối năm 2015, văn phòng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, văn phòng Hội nghị Hiệp thương Chính trị đã nhận được 21 văn bản ký tên chung của ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân, 32 văn bản ký tên chung của ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị, yêu cầu dỡ bỏ nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông trên quảng trường Thiên An Môn.
Gần đây nhất, diễn ra trong thời gian “lưỡng hội” năm 2016, ông Chu Lịch Phong – giáo sư, nhà bình luận chính trị nổi tiếng hiện đang sống ở Canada trong bài viết đăng trên trang “Liên hiệp tảo báo” (zaobao.com.sg) vào ngày 26/2, cho biết có nguồn tin tiết lộ, một số đại biểu, ủy viên của “lưỡng hội” đã tham gia ký tên chung, yêu cầu di dời nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông khỏi quảng trường Thiên An Môn.
Bài viết chỉ ra, hai phe cánh tả – hữu từng có những ý kiến bất đồng lớn trong việc đánh giá nhìn nhận lại Mao Trạch Đông, nhưng hiện nay dường như họ đã nhìn rõ bóng ma chia rẽ xã hội Trung Quốc.
Mao Trạch Đông thông qua cuộc vận động “Chống cánh hữu”, khiến cho 560 nghìn tinh anh trong giới tri thức bị bức hại thê thảm; phát động phong trào Đại Nhảy Vọt khiến cho vô số người dân bị chết đói, đến nay vẫn không có được con số thống kê cụ thể.
Mao Trạch Đông cũng là người phát động phong trào Đại Cách mạng Văn hóa, bức hại vô số người sống không bằng chết, khiến cho nạn khủng bố đỏ bao trùm toàn bộ đất nước Trung Quốc, khiến đất nước này đứng bên bờ sụp đổ.
Theo NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét