VietTimes -- Trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên có 8 tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ trực chiến bí mật trong Biển Đông hoặc gần vùng biển ven bờ Trung Quốc, có phá hủy mọi kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, nếu xét đến năng lực chống ngầm còn hạn chế của hải quân Trung Quốc, Warisboring (Mỹ) cho biết.
Các nhân vật diều hâu Trung Quốc như tướng La Viện cho rằng Mỹ hoàn toàn bất lực trên Biển Đông và tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” sẽ đẩy lùi hạm đội Mỹ, hải quân PLA có thể làm mưa làm gió ở các khu vực tranh chấp như bãi Cỏ Mây ở Trường Sa. Họ rất sai lầm.
Không có gì đặc biệt khi Bắc Kinh hoàn toàn bỏ qua lực lượng tàu ngầm Mỹ. Hầu hết người Mỹ không quan tâm tới đội tàu ngầm của quốc gia mình và cũng không phải hoàn toàn do lỗi của chính họ. Lực lượng tàu ngầm chấp nhận sự mờ nhạt của mình, tránh xa giới truyền thông để tối đa hóa tính bí mật tuyệt đối của nó. Hải quân Mỹ đã nhận xét trên website chính thức của mình: tàu ngầm hoạt động vô hình trên đại dương thế giới".
Không nghe thấy và nhìn thấy. Đó là lý do tại sao lực lượng tàu ngầm tự gọi mình là "phục vụ trong im lặng". Hải quân Mỹ có 74 tàu ngầm nguyên tử, 60 tàu trong số đó là tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang tên lửa, được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và đánh chìm các chiến hạm của đối phương, tấn công phá hủy các mục tiêu đất.
Duy trì sự cân bằng lực lượng răn đe hạt nhân là các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và không thường xuyên tham gia các chiến dịch quân sự mang tính chiến dịch – chiến thuật.
Hạm đội Thái Bình Dương có 33 tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang tên lửa, các hải đoàn này có ba căn cứ chính tại tiểu bang Washington, California, Hawaii và Guam. Tàu ngầm được triển khai vào trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn, khoảng mỗi năm rưỡi.
Các tàu ngầm thuộc hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thường xuyên có những cuộc hành quân và dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc, thỉnh thoảng các tàu ngầm Mỹ thậm chí mạo hiểm hoạt động dưới lớp băng Bắc Cực.
Đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, bất kỳ ngày nào cũng có 17 tàu ngầm đang tiến hành các hoạt động tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu và 8 tàu ngầm "triển khai vào chiến tuyến," có nghĩa là đang có mặt trong vùng nguy cơ chiến sự tiềm năng. Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, điều đó có nghĩa là các vùng biển gần Trung Quốc.
Hải quân Mỹ sở hữu một số loại tàu ngầm. Những tàu tấn công lớp Los Angeles, thành viên hoạt động tích cực trong Chiến tranh lạnh đang dần được thay thế bằng tàu ngầm lớp Virginia mới hơn, được cải tiến và nâng cấp khả năng làm suy giảm các trường vật lý nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện và tăng cường năng lực kỹ chiến thuật của các tổ hợp khí tài tìm kiếm, trinh sát, phát hiện và đeo bám mục tiêu.
Hạm đội Thái Bình Dương có 3 tàu ngầm lớp Seawolf có khả năng giữ bí mật tốt hơn do độ ồn thấp. Đây là những tàu ngầm lớn nhất, có khả năng cơ động cao và được vũ trang mạnh hơn hẳn các lớp tàu ngầm khác. Các tàu ngầm tên lửa lớp Ohio là những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được nâng cấp thành tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk, mỗi tàu có 154 tên lửa hành trình.
Hạm đội tàu ngầm Mỹ có những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn về kích thước, tốc độ hải hành, độ ồn thấp hơn và trang bị vũ khí vượt trội hơn tất cả số lượng tàu ngầm của các quốc gia trên thế giới. Anh mới chỉ có bảy tàu ngầm tấn công mới lớp Astute. Nga đặt mục tiêu duy trì khoảng 12 tàu ngầm tấn công hiện đại. Trung Quốc đang nỗ lực triển khai một số ít tàu ngầm tấn công nguyên tử còn rất thô sơ nếu so với các tàu ngầm tấn công của Mỹ.
Sở hữu những tính năng kỹ thuật đặc biệt là khả năng cơ động âm thầm dưới làn sóng biển, tàu ngầm Mỹ có thể bí mật bất ngờ tấn công đối phương bằng ngư lôi và tên lửa từ bất cứ nơi nào dưới đáy biển sâu. Các tàu ngầm Mỹ có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến cấp chiến thuật, chiến lược hiệu quả trong cuộc đối đầu phi đối xứng chống lại các cụm binh lực hải quân đối phương có số lượng đông hơn nhiều lần.
Trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982, tàu ngầm Anh Conqueror đã sử dụng ngư lôi đánh chìm tàu tuần dương Argentina General Belgrano, khiến 323 người thiệt mạng. Toàn bộ hạm đội Argentina bị khóa cứng trong hải cảng quân sự suốt thời gian xung đột.
Trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên có 8 tàu ngầm tấn công Hải quân Mỹ trực chiến bí mật trong Biển Đông hoặc gần vùng biển ven bờ Trung Quốc, có phá hủy mọi kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, nếu xét đến năng lực chống ngầm còn hạn chế của hải quân Trung Quốc.
Ông Roger Cliff, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng: "Mặc dù tại thời điểm này, các chiến hạm hải quân Trung Quốc có thể kiểm soát mặt biển xung quanh Đài Loan và thường xuyên tuần tiễu trên Biển Đông, nhưng khả năng tìm kiếm, phát hiện và đánh chìm được tàu ngầm Mỹ còn rất hạn chế, nếu không nói là không thể trong tương lai gần". Theo ông, những tàu ngầm hải quân Mỹ có khả năng ngăn chặn và đánh chìm tất cả các tàu vận tải đổ bộ Trung Quốc khi PLA tấn công vào Đài Loan hoặc bất kỳ hòn đảo nào trong vùng tranh chấp trên Biển Đông".
Washington không đánh giá cao những bình luận của các nhà phân tích Trung Quốc, nhận định rằng lực lượng hải quân Trung Quốc hiện đại đã sở hữu các phương tiện để có thể tiến hành cuộc chiến tương xứng với Mỹ trên các vùng biển, trên đất liền và trên không. Nếu Bắc Kinh không thể triển khai hạm đội tiến hành các cuộc xâm chiếm các đảo tranh chấp như là một phần tham vọng lãnh thổ và bành trướng chủ quyền, Trung Quốc không thể đạt được mục tiêu chiến lược của mình, thu hồi Đài Loan hoặc dùng vũ lực tấn chiếm những hòn đảo, do các nước láng giềng kiểm soát.
Cần phải hiểu rõ tư tưởng chiến lược của Washington. Khi Mỹ đã đạt một trật tự quốc tế trên phần lớn thế giới trong hơn một thế kỷ qua, Washington cần giữ gìn và bảo vệ trật tự này. Từ góc nhìn đấu tranh địa chính trị, có thể thấy Mỹ có lợi thế chiến lược hơn hẳn so với Trung Quốc, quốc gia này buộc phải gây chuyện và làm thay đổi thế giới để có được những gì Bắc Kinh mong muốn.
Trong lĩnh vực quân sự và chiến tranh, Lầu Năm Góc có thể vượt trội hơn hầu hết mọi năng lực quân sự của Trung Quốc, bao gồm các phương tiện chiến tranh mới, được phát triển nhằm đe dọa những ưu thế truyền thống tuyệt đối của Mỹ như vũ khí hạt nhân, chiến tranh đường không, tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới trong cuộc chiến trên bộ và lực lượng tác chiến mặt nước.
Wayne Hughes, một giáo sư tại Trường Naval Postgraduate. (trường đào tạo sĩ quan Hải quân sau đại học ở Mỹ nhận xét rằng, người Mỹ không xâm lược Trung Quốc, do đó không cần thiết sức mạnh bộ binh đối đầu PLA. Mỹ cũng không tiến hành tấn công hạt nhân đầu tiên và cũng không có kế hoạch tấn công trên 3 không gian chiến trường – trên không, trên biển và trên đất liền, vì đó là cách chắc chắn nhất để bắt đầu chiến tranh thế giới. "
Để giành thắng lợi trước Trung Quốc, Mỹ phải tiến hành các chiến dịch ngăn chặn khả năng thâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển gần bờ biển quốc gia này. Hughes cho rằng: Mỹ chỉ cần kiểm soát quyền truy cập nhằm đe dọa một cuộc chiến trên biển.
Theo quan điểm của ông, một hạm đội tàu được tối ưu hóa để ngăn chặn Trung Quốc sẽ có số lượng lớn các chiến hạm nổi nhỏ đủ để tiến hành cuộc phong tỏa thương mại. Nhưng cuộc chiến chính sẽ là tàu ngầm, có khả năng đe dọa nhấn chìm tất cả các tàu chiến và tàu thương mại Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông và Biển Đông."
Cliff ước tính rằng trong thời gian chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ tiến hành nhiều lần phóng ngư lôi tấn công kẻ thù trước khi phải "rút lui tự bảo vệ mình. Giả thiết 8 tàu ngầm Mỹ, mỗi chiếc phóng ba quả ngư lôi, chỉ cần một nửa trong số những ngư lôi trúng đích, Mỹ sẽ nhấn chìm tất cả các tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc, hủy diệt hoàn toàn kế hoạch giả định của Bắc Kinh tấn công Đài Loan hoặc đánh chiếm một hòn đảo đang tranh chấp.
Ngăn chặn khiến Trung Quốc suy giảm phát triển
Nếu hạm đội tàu ngầm Mỹ có thể duy trì khả năng ngăn chặn thêm 20 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ đến thời điểm suy giảm tiềm lực quân sự và không thể tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự nào nhằm vào các nước láng giềng. Điều đó được giải thích bằng xu hướng cân bằng động kinh tế và sự suy giảm phát triển nhân khẩu của Trung Quốc, điều đó dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực cung cấp cho phát triển và hiện đại hóa quân sự.
Các nước phát triển khác cũng sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại, điều đó được thay thế bằng tiến trình hiện đại hóa nền công nghiệp, chuyển hướng sang các quan hệ kinh tế hội nhập thế giới. Tiến trình này giúp cho các nước phát triển có đủ tiềm lực đầu tư hiện đại hóa quốc phòng. Sau 20 năm, các quốc gia có dân số ít hơn sẽ hội tụ được sức mạnh quân sự, đủ sức đối đầu với quân đội Trung Quốc, khiến mọi nguy cơ xung đột trên biển đều có thể dẫn đến những tổn thất không dự đoán đối với chính sự tồn vong của đại lục. Đây là nguyên nhân khiến Bắc Kinh không thể tiến hành một cuộc chiến xâm lược trên biển.
Một yếu tố khác là tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc, nguồn gốc tiềm năng thực sự của quốc gia này trong lĩnh vực quân sự. Dựa vào chính sách phát hủy mở rộng tiềm năng của các ngành kinh tế mũi nhọn, bỏ qua các khu vực kinh tế kém phát triển, những lĩnh vực không mang lại lợi ích như môi trường, cộng đồng và đảm bảo quyền lợi chung cho người dân thường Trung Quốc .
Ông Andrew Erickson, nhà phân tích thuộc Đại học Chiến tranh hải quân trong bài phát biểu với Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cho rằng: sau 3 thập kỷ phát triển nhanh chóng, ở Trung Quốc đã xuất hiện các yếu tố không bền vững.
Erickson mô tả cái gọi là "tiềm năng quốc gia bị dồn nén" của Trung Quốc có thể bắt đầu suy giảm vào đầu năm 2030, theo đó "dân số Trung Quốc sẽ có tỷ lệ cao nhất thế giới của những người có độ tuổi trên 65 tuổi,". "Một xã hội lão hóa cao nhưng phải liên tục phát triển, gánh nặng của tỷ lệ chênh lệnh giàu nghèo và chính sách của nhà nước Trung Quốc, có thể buộc quốc gia này phải chuyển hướng chi tiêu cho phát triển quân sự và tăng trưởng kinh tế để duy trì sự ổn định của đất nước".
Là quốc gia nhiều thập kỷ nỗ lực duy trì vị thế của một siêu cường lãnh đạo thế giới, các nhà hoạch định chính sách chính trị và quân sự Mỹ đã thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh quân sự lâu dài trong tương lai. Sau một thời gian gặp khó khăn trong chế tạo tàu ngầm, bắt đầu từ năm 2012 Lầu Năm Góc được Quốc hội ủng hộ đặt hàng hai chiếc tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm với giá thành khoảng 2,5 tỷ USD /chiếc, đủ để duy trì hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới vô thời hạn.
Lầu Năm Góc cũng thúc đẩy các nghiên cứu phát triển công công nghệ quân sự cho lớp tàu Virginia, cho phép tàu có thể phóng máy bay không người lái từ dưới mặt nước, tăng cường sức mạnh tên lửa và phát triển các loại tên lửa chống tàu tiềm năng khác.
Với vị thế hiện nay của Trung Quốc trên trường thế giới và xu hướng phát triển cơ bản của quốc gia này, lợi thế hàng đầu về sức mạnh quân sự của Mỹ đặc biệt gây tổn hại cho các kế hoạch bành trướng, mở rộng của Trung Quốc. Các sĩ quan cao cấp của PLA quá tự tin khi cho rằng có thể tiến hành một cuộc tấn công vào các nước láng giềng Trung Quốc mà không cần tính đến sức mạnh quân sự Mỹ.
Không cần phải tiến hành đòn tấn công phủ đầu hay cần thiết phải tấn công cũng không có điều gì khác biệt trong chiến lược đối phó với Trung Quốc của Mỹ. Trong tập hợp sức mạnh quân sự Mỹ mà Bắc Kinh lo ngại, có những sức mạnh mà Trung Quốc không thể tiếp cận. Sức mạnh hủy diệt của Mỹ hiện vẫn nằm phục kích sâu dưới đáy đại dương.
* Bài viết trên Warisboring của tác giả chuyên viết về quốc phòng, an ninh David Axe.Báo Nga: Máy bay tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố do Trung Quốc quá nôn nóng
VietTimes -- Trung Quốc mong muốn nhanh chóng chế tạo được nhiều máy bay cho 2 tàu sân bay đang chế tạo, nhưng họ sẽ không thuận lợi. Trung Quốc sao chép công nghệ tàu sân bay của Nga.
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 11/8 dẫn tờ Sputnik Nga ngày 9/8 cho rằng vào cuối tháng 4/2016 máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc gặp sự cố và sau đó được báo chí Trung Quốc xác nhận, đã gây xôn xao dư luận. Chuyên gia quân sự Nga Vasilii Cashin đã bình luận về sự cố này như sau:
Bản thân sự cố hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Bởi vì khi bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu lục quân thông thường cũng hay gặp rủi ro. Đối với máy bay hải quân như J-15, rủi ro sẽ càng lớn và là điều dễ hiểu.
Trung Quốc đang cố gắng tìm cách gia tăng nhanh chóng số lượng máy bay tàu sân bay và máy bay huấn luyện.
Những hình ảnh gần đây cho thấy tàu sân bay Liêu Ninh đã chở 8 máy bay chiến đấu J-15. Hiện nay, tổng số lượng máy bay J-15 có thể đã trên 20 chiếc. Có thể suy đoán, hiện nay Trung Quốc đã huấn luyện khoảng 20 phi công máy bay tàu sân bay.
Bản thân sự cố hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Bởi vì khi bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu lục quân thông thường cũng hay gặp rủi ro. Đối với máy bay hải quân như J-15, rủi ro sẽ càng lớn và là điều dễ hiểu.
Trung Quốc đang cố gắng tìm cách gia tăng nhanh chóng số lượng máy bay tàu sân bay và máy bay huấn luyện.
Những hình ảnh gần đây cho thấy tàu sân bay Liêu Ninh đã chở 8 máy bay chiến đấu J-15. Hiện nay, tổng số lượng máy bay J-15 có thể đã trên 20 chiếc. Có thể suy đoán, hiện nay Trung Quốc đã huấn luyện khoảng 20 phi công máy bay tàu sân bay.
Trong quá trình phát triển máy bay tàu sân bay cũng từng xảy ra nhiều sự cố. Chẳng hạn, tháng 7/2001, máy bay chiến đấu Su-33 gặp tai nạn, nhà chế tạo máy bay tàu sân bay Nga, Tư lệnh lực lượng đường không Hải quân Nga, trung tướng Timur Apakidze đã hy sinh.
Máy bay của ông đã gặp sự cố khi hạ cánh, nhưng đây không phải là sự cố máy móc. Nguyên nhân tai nạn là công tác tổ chức bay làm mẫu không phù hợp, "phi công đánh giá quá cao khả năng của mình".
Do tài chính không đủ, Nga phát triển máy bay tàu sân bay rất chậm chạp. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này, công nghiệp quốc phòng Nga đã thiếu nhân tài cao cấp, khác với thời kỳ Liên Xô.
Đương nhiên, Trung Quốc tìm cách để phát triển lực lượng đường không trên tàu sân bay trong ngắn hạn. Họ đã đặt ra yêu cầu mới cho cả công nghiệp, nhân viên kỹ thuật mặt đất và phi công.
Máy bay của ông đã gặp sự cố khi hạ cánh, nhưng đây không phải là sự cố máy móc. Nguyên nhân tai nạn là công tác tổ chức bay làm mẫu không phù hợp, "phi công đánh giá quá cao khả năng của mình".
Do tài chính không đủ, Nga phát triển máy bay tàu sân bay rất chậm chạp. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này, công nghiệp quốc phòng Nga đã thiếu nhân tài cao cấp, khác với thời kỳ Liên Xô.
Đương nhiên, Trung Quốc tìm cách để phát triển lực lượng đường không trên tàu sân bay trong ngắn hạn. Họ đã đặt ra yêu cầu mới cho cả công nghiệp, nhân viên kỹ thuật mặt đất và phi công.
Muốn nhanh chóng chế tạo máy bay cho 2 tàu sân bay đang chế tạo và đào tạo nhân viên tổ lái, người Trung Quốc cần đào tạo được lượng lớn chuyên gia cao cấp trong ngắn hạn, nhưng, làm được điều này sẽ không hề thuận lợi.
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc về việc triển khai hợp tác trên phương diện phát triển máy bay tàu sân bay Trung Quốc được thúc đẩy vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ này đã không thành công.
Dựa trên hàng mẫu và công nghệ mua của Ukraine, Trung Quốc bắt đầu độc lập thực hiện kế hoạch này. Do những người đi đầu trên lĩnh vực này đều ở Nga, cho nên hoạt động độc lập của Trung Quốc sẽ có nhiều rủi ro công nghệ.
Theo chuyên gia Nga, do Hải quân Nga và Trung Quốc tận dụng tàu sân bay và công nghệ tương tự, hai nước có thể khôi phục đàm phán về hợp tác liên quan, trao đổi kinh nghiệm...
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc về việc triển khai hợp tác trên phương diện phát triển máy bay tàu sân bay Trung Quốc được thúc đẩy vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ này đã không thành công.
Dựa trên hàng mẫu và công nghệ mua của Ukraine, Trung Quốc bắt đầu độc lập thực hiện kế hoạch này. Do những người đi đầu trên lĩnh vực này đều ở Nga, cho nên hoạt động độc lập của Trung Quốc sẽ có nhiều rủi ro công nghệ.
Theo chuyên gia Nga, do Hải quân Nga và Trung Quốc tận dụng tàu sân bay và công nghệ tương tự, hai nước có thể khôi phục đàm phán về hợp tác liên quan, trao đổi kinh nghiệm...
Nga bắt đầu trang bị loại máy bay chiến đấu mới nhẹ hơn là MiG-29K cho tàu sân bay của mình, nhưng cũng không đào thải máy bay Su-33 cũ, thậm chí còn muốn tiến hành cải tiến nó.
Vài tháng tới, tàu sân bay chở theo các máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29K sẽ đến Syria, sẽ lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế ở đó. Điều này sẽ làm phong phú rất lớn kinh nghiệm tác chiến của tàu sân bay.
Dân trí Mỹ cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm quân sự hóa bãi cạn Scarborough ở Biển Đông bị coi là vượt “lằn ranh đỏ” và giới chức Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc có thể đã vượt qua giới hạn đó.
Vài tháng tới, tàu sân bay chở theo các máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29K sẽ đến Syria, sẽ lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế ở đó. Điều này sẽ làm phong phú rất lớn kinh nghiệm tác chiến của tàu sân bay.
Lầu Năm Góc: Trung Quốc đã vượt “giới hạn đỏ” ở Biển Đông
Dân trí Mỹ cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm quân sự hóa bãi cạn Scarborough ở Biển Đông bị coi là vượt “lằn ranh đỏ” và giới chức Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc có thể đã vượt qua giới hạn đó.
>> 5 đời tổng thống Philippines họp bàn cách đàm phán với Trung Quốc
>> Mỹ, Philippines có thể làm gì để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông?
>> Trung Quốc gửi yêu sách ngang ngược tới Philippines ngay trước phán quyết về Biển Đông
Tàu tuần duyên Trung Quốc quấy rối một tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborough. (Ảnh: AP)
Tờ Washington Free Beacon dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc ngày 11/8 cho biết, Trung Quốc đang ngang nhiên tăng cường lực lượng quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông mà Washington từng nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh không được quân sự hóa.
Nguồn thạo tin tình báo nói rằng, những tuần gần đây, số tàu chấp pháp của Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạnh Scarborough có xu hướng tăng mạnh. Nếu những năm trước, Trung Quốc chỉ giới hạn 2 đến 3 tàu chấp pháp ở khu vực này thì gần đây con số này đã tăng vượt 10 chiếc.
Ngoài ra, Trung Quốc dường như còn trắng trợn “lùa” hàng trăm tàu cá đến bãi cạn Scarbourough mà nước này chiếm đóng của Philippines năm 2012.
Bãi cạn Scarborough được sự quan tâm đặc biệt của Mỹ. Tại Đối thoại Shangri La tổ chức ở Singapore vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo Trung Quốc không được khởi động chương trình xây dựng đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough, "nếu không sẽ dẫn tới việc Mỹ và các nước khác phải hành động, không chỉ dẫn tới hậu quả là làm leo thang căng thẳng mà còn làm Trung Quốc bị cô lập thêm". Một ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố nếu Trung Quốc ngang ngược thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, đó sẽ là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định của Bắc Kinh.
Đây được coi là hai giới hạn đỏ rõ ràng mà Mỹ đã vạch ra với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giới chức Lầu Năm Góc, Bắc Kinh dường như đã vượt qua ranh giới đỏ này.
Jim Fanell, một đại tá hải quân về hưu của Mỹ, cho rằng: “Sự tăng cường hiện diện các tàu quân sự Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough có thể cho thấy Bắc Kinh đã quyết định bắt đầu quá trình cải tạo đất trong và xung quanh bãi cạn nhằm thiết lập sự hiện diện quân sự lớn hơn ở cửa ngõ phía bắc vào Biển Đông”.
Vị cựu giám đốc tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ này cũng cho rằng, nếu các tàu trên của Trung Quốc duy trì hiện diện ở đó, Hải quân Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn với việc tăng cường các chuyến bay tuần tra sau đó chia sẻ thông tin rộng rãi để “tố cáo” những hành động trắng trợn mà Trung Quốc không thể chối cãi.
Ngoài bãi cạn Scarborough, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động khiêu khích ở các khu vực khác trên Biển Đông và cả vùng biển Hoa Đông. Trung Quốc tuần trước trắng trợn tuyên bố đã tiến hành “tuần tra chiến đấu” trên không ở Biển Đông với sự tham gia của các máy bay ném bom tầm xa, máy bay cảnh báo sớm. Các ảnh vệ tinh chụp cuối tháng 7 cũng cho thấy Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt nhà chứa máy bay quân sự trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, nhằm đánh lạc hướng dư luận, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai 14 tàu tuần duyên hộ tống khoảng 230 tàu cá ngang nhiên tiến vào khu vực gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa cũng kết luận không thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.
Về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines; xây dựng các đảo nhân tạo; để ngư dân đánh bắt trong vùng đặc quyền của Philippines. Ngoài ra, theo tòa, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra các rủi ro va chạm khi tìm cách ngăn cản tàu Philippines.
Đối với bãi cạn Scarborough, mặc dù nhấn mạnh không đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với bãi cạn này nhưng tòa cho rằng Trung Quốc đã vi phạm trách nhiệm phải tôn trọng quyền đánh bắt ở ngư trường truyền thống của Philippines khi luôn tìm cách ngăn tàu cá Philippines tiếp cận khu vực này kể từ sau tháng 5/2012.
Minh Phương
Tổng hợp
Bà Clinton thề đương đầu với Trung Quốc
(NLĐO) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ chống lại Trung Quốc và phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Phát biểu trước đám đông ở bang Detroit hôm 11-8, bà Clinton tiết lộ kế hoạch thực hiện các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đồng thời, bà cho biết sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào muốn lợi dụng công nhân và công ty Mỹ.
“Khi các nước phá vỡ quy tắc, chúng tôi sẽ không ngần ngại áp đặt mức thuế theo kế hoạch” – bà nói.
Bà Clinton xoay 180 độ phản đối TPP. Ảnh: REUTERS
Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Tổng thống Barack Obama dốc sức ủng hộ, nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ thề sẽ ngăn chặn thỏa thuận này.
“Thông điệp của tôi đối với những người lao động ở Michigan và trên khắp nước Mỹ là: Tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giết chếtcông ăn việc làm hoặc làm giảm tiền lương, bao gồm TPP” – bà Clinton cam kết.
“Bây giờ, tôi phản đối. Sau cuộc bầu cử, tôi phản đối. Và khi trở thành tổng thống, tôi cũng vẫn sẽ phản đối”.
Bà Clinton cho biết thêm việc bảo vệ lợi ích của Mỹ không nhất thiết là người Mỹ phải “tách mình khỏi thế giới” nhưng bà nhấn mạnh sẽ phản đối các hiệp ước thương mại làm suy yếu vị thế của đất nước.
Điều ngạc nhiên là hồi cuối năm ngoái, bà Clinton còn thúc đẩy TPP, gọi đó là “tiêu chuẩn vàng” cho giao dịch thương mại.
Ứng viên Dân chủ còn chỉ trích các đề xuất về thuế của đối thủ phe Cộng hòa Donald Trump. Bà nói rằng chúng sẽ chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân ông Trump cũng như một số đối tượng nộp thuế giàu nhất tại Mỹ, giúp các công ty lớn, triệu/tỉ phú... không phải đóng hàng ngàn tỉ USD.
“Những đề xuất này có thể làm đất nước chúng ta thành con nợ lớn, khiến ưu tiên cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường bị cắt giảm” – bà Clinton nhận định.
Trong khi đó, ông Trump cũng là một người kịch liệt phản đối TPP vì cho rằng hiệp định được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích muốn “cưỡng bức chúng ta”.
P.Nghĩa (Theo Press TV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét