Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Chuyện ngôi nhà bị quỷ ám gây rúng động ở Mỹ; Bí ẩn về những chiếc “quan tài” nặng hàng trăm tấn trong mê cung Ai Cập cổ đại

Câu chuyện quỷ ám tại một ngôi nhà thuộc tiểu bang Indiana, Mỹ là câu chuyện có thật về hiện tượng tâm linh. Cho đến bây giờ, nạn nhân cũng như một số cảnh sát và nhân viên y tế nơi đây vô cùng khiếp sợ.

tâm linh, ngôi nhà bị quỷ ám, ma quỷ,
(Ảnh minh họa)
Một ngôi nhà tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Mỹ được cho là bị quỷ ám, và được ví như “cánh cổng vào địa ngục”. Tại ngôi nhà này, hiện tượng quỷ ám xảy ra với Latoya Ammons và ba đứa con nhỏ của bà được chứng kiến, xác nhận bởi một số sĩ quan cảnh sát và các nhân viên y tế.
Đại úy cảnh sát Charles Austin tại Gary, Ind kể lại câu chuyện với tờ Indy Star, ban đầu ông nghĩ rằng Ammons đang bịa ra câu chuyện rùng rợn này. Tuy nhiên sau khi đích thân tới nhà bà, “tôi đã tin đó là sự thật”, ông nói.
Quản lý Valerie Washington tại Bộ phận chăm sóc trẻ nhỏ (DCS) và y tá đã được cấp chứng nhận Willie Lee Walker đều xác nhận sự việc trên. Họ kể rằng mình tận mắt chứng kiến con trai 9 tuổi của bà Ammons nhẹ nhàng đi lùi và cứ thế leo lên tường rồi lên trần nhà bằng đôi chân trần, rồi sau đó nhẹ nhàng hạ xuống nền nhà như không. Trong một bản báo cáo do Indy Star thu thập được, quản lý Washington kể rằng cậu bé phát ra những “tiếng gầm gừ” kỳ dị khi ấy. Washington và Walker vì quá sợ hãi có lúc đã chạy khỏi căn phòng đang xảy ra hiện tượng kỳ dị này.
Tờ Indy Star đã thu thập được báo cáo chính thức về những vụ việc “rợn gáy” từ cảnh sát gồm 800 trang, mô tả về những hiện tượng tâm linh mà các nhân viên cảnh sát, nhân sự tại DCS, chuyên gia tâm lý học, thành viên gia đình và người thân kể lại. Toàn bộ báo cáo này đều được Indy Star đăng tải vào cuối tháng 1/2014.
tâm linh, ngôi nhà bị quỷ ám, ma quỷ,
Ngôi nhà ma ám tại bang Indiana. (Ảnh: Internet)
Quản lý Washington đã chứng kiến đứa con út của Ammons mới 7 tuổi nói một thứ ngôn ngữ quỷ quái nào đó bằng chất giọng cực kỳ ghê rợn. Theo bà Ammons, chắc chắn đó không phải là giọng nói của đứa trẻ, và chỉ sau khi đôi mắt của nó trở lại trạng thái như bình thường, đứa trẻ đã ngất lịm. Trước đó đứa trẻ 7 tuổi này từng gầm gừ và nhe răng ra trước mặt bà.
Bà Ammons cho biết đã chứng kiến con gái 12 tuổi của mình bay tự do trên giường ngủ của nó.
Hiện tượng rùng rợn này xảy ra ngay sau khi gia đình họ chuyển tới một ngôi nhà thuê ở Gary, Indiana. Máy thu âm được bật trong căn nhà trong quá trình điều tra không thể hoạt động. Bà Ammons cho biết bà tin rằng căn nhà mình đang ở đầy rẫy những linh hồn quỷ dữ.
Con trai 7 tuổi của bà kể rằng cậu bé đang nói chuyện với một đứa con trai nhỏ tuổi và đứa trẻ này kể cho cậu bé về cảm giác bị giết hại như thế nào.
Bác sĩ Geoffrey Onyeukwu của gia đình bà Ammons kể với tờ Star rằng hiện tượng này vô cùng “kinh dị”.
“Hai mươi năm qua tôi chưa từng được biết về bất kỳ điều gì như thế trong cuộc đời mình”, ông nói, “tôi cảm thấy rất sợ khi bước vào căn phòng đó”.
tâm linh, ngôi nhà bị quỷ ám, ma quỷ,
Hình ảnh ghi lại một hồn ma đang lảng vảng trên cửa sổ ngôi nhà (Ảnh: Sở cảnh sát Hammond)
Cảnh sát đã tìm thấy một chất nhờn giống dầu nhớt trên khung cửa sổ. Khi họ lau sạch vết dầu nhờn này, nó lại xuất hiện trở lại cứ như thể chưa ai động tới. Họ không thể xác định nổi chất nhờn đó từ đâu ra và nó là gì. Vào giữa mùa đông lạnh giá thường xuyên có một đàn ruồi xuất hiện và cứ quanh quẩn trước cửa nhà bà, Ammons cho biết.
Người thuê nhà trước đó không hề báo cáo về bất kỳ hiện tượng khác thường nào. Tuy nhiên những nhân viên y tế sau khi chứng kiến vụ việc đã tin rằng đây là ngôi nhà bị quỷ ám, dù một số vẫn còn hoài nghi.
Gia đình Ammons đã thực hiện nhiều cuộc trừ tà nhưng cuối cùng vẫn phải rời bỏ căn nhà này. Họ hiện đã trở lại cuộc sống bình thường sau trải nghiệm kinh hoàng do “linh hồn quỷ dữ” gây ra kia.
Theo minhbao.net

Bí ẩn về những chiếc “quan tài” nặng hàng trăm tấn trong mê cung Ai Cập cổ đại

Kể từ khi được phát hiện vào năm 1850, mê cung Serapeum Saqqara của người Ai Cập cổ đại nằm ở phía tây bắc Kim tự tháp nổi tiếng Djoser đã trở thành một địa điểm tâm linh đầy bí ẩn.

mê cung, hộp đá trăm tấn, ai cập cổ đại,
Chiếc hộp đá bí ẩn nặng gần 100 tấn trong mê cung. (Ảnh: Internet)
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mê cung của người Ai Cập cổ chứa 24 chiếc hộp được làm bằng đá cự thạch khổng lồ có trọng lượng từ 70 đến 100 tấn. Mục đích chính xác cũng như công nghệ được áp dụng để tạo ra những chiếc hộp khổng lồ này vẫn còn là vấn đề nan giải đối với giới khoa học.
Các học giả chủ đạo tin rằng các hộp đá khổng lồ là nơi chôn cất những con bò mộng Apis, hiện thân cho thần Ptah của người Ai Cập cổ đại.
Khu “nghĩa địa” này nằm gần Memphis, Ai Cập được cho là đã được xây dựng vào khoảng năm 1300 trước Công nguyên bởi vua Ramesses II.
Một số nhà nghiên cứu đã dũng cảm khẳng định rằng Serapeum Saqqara là bằng chứng cho những công nghệ xây dựng tiên tiến bị thất truyền từ hàng ngàn năm về trước. Thực tế đây là những chiếc “quan tài” độc đáo nhất từng được phát hiện ở Ai Cập.
mê cung, hộp đá trăm tấn, ai cập cổ đại,
Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bên trong đường hầm. (Ảnh: Internet)
“Bên trong mê cung là một hệ thống đường hầm được chạm khắc trên những tảng đá vôi rắn, có hơn 20 chiếc hộp bằng đá granite được làm tỉ mỉ. Một số ý kiến cho rằng đây là nơi chôn cất của những con bò đực Apis, nhưng có lẽ sự thực không đơn giản như vậy. Và những chiếc hộp đá này là ví dụ rõ ràng cho các công nghệ tiên tiến bị thất truyền của nền văn minh Ai Cập cổ đại”, một chuyên gia cho biết.
Nhưng loại công nghệ nào có thể cắt, vận chuyển và bày trí những khối đá có trọng lượng lên tới một trăm tấn?
Các nhà khảo cổ đã mở nắp hộp bằng thuốc nổ, nhưng không có bất cứ thứ gì bên trong, cho thấy những chiếc hộp lớn ở Serapeum Saqqara có thể không được sử dụng làm nơi chôn cất những con bò mộng Apis.
mê cung, hộp đá trăm tấn, ai cập cổ đại,
Những chiếc hộp đá bên trong đường hầm. (Ảnh: Internet)
Điều đáng chú ý nữa là, hầu hết những chiếc hộp được làm bằng đá granite đỏ, một loại đá rất khó khai thác và cách Saqqara 800 km, trong khi vài hộp khác được làm từ diorit, vật liệu thậm chí còn cách Saqqara xa hơn.
Nhìn từ khía cạnh khoa học hiện nay, việc người xưa có được trình độ xây dựng và khai thác đá như vậy vẫn còn là một bí ẩn. Tại sao họ có thể làm được điều này? Phải chăng con người thời đó đã có những lối tư duy khác? Một con đường khoa học khác?
Rõ ràng, những ngôi mộ trống ở nghĩa địa Saqqara đã đặt ra cho nhân loại thêm một trong số rất nhiều bí ẩn mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Hoàng An, Theo Ancient Code

Cuộc đời trái ngược của 2 vị quốc mẫu Trung Hoa (P.2): Tống Khánh Linh

Lịch sử Trung Hoa đầu thế kỷ 20 được chi phối bởi chị em nhà họ Tống. Mặc dù tình chị em giữa Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi và cuộc đời của họ hoàn toàn khác biệt.

tống khánh linh, quốc mẫu Trung Hoa, cuộc đời,
Tống Khánh Linh không bao giờ bộc lộ thân phận đảng viên đảng cộng sản của mình.. (Ảnh: Internet)
P.1: Tống Mỹ Linh
Trong ba chị em nhà họ Tống chỉ có người chị Tống Khánh Linh được gọi là “quốc mẫu”. Theo “Văn hối độc thư chu báo”, trong những năm 30 của đầu thế kỷ 19, tại Thượng Hải, cộng sản quốc tế đã kết nạp Tống Khánh Linh làm đảng viên. Từ đây gia tộc họ Tống đã phân hai, Tống Khánh Linh không chỉ phục vụ cho cộng sản quốc tế mà còn làm việc cho ĐCSTQ, kể cả công tác tình báo.
Căn cứ  vào việc giải mật các tư liệu mà suy đoán, thời gian Tống Khánh Linh gia nhập đảng cộng sản là từ Tháng 7/1931 đến Tháng 5/1933. Tại trung tâm nghiên cứu và bảo quản tư liệu lịch sử có tài liệu ghi: Tháng 6/1934, một đại biểu của cộng sản quốc tế tại Viễn Đông đã nói:
Về việc của Tôn phu nhân Tống Khánh Linh, cô ấy là một đồng chí tốt, có thể giữ trong đảng, nhưng thu nhận cô làm đảng viên là một sai lầm lớn. Là đại biểu đề xuất cho cô gia nhập đảng, tôi thấy, tuy cô nguyện cống hiến tất cả, cô hiểu rõ công tác bí mật của mình, trong điều kiện khó khăn cô cũng đã mở được đại hội chống đế quốc một cách xuất sắc. Nhưng một khi cô thành đảng viên cô sẽ làm mất đi giá trị đặc biệt đó”.
Như vậy rõ ràng Tống Khánh Linh đã gia nhập cộng sản. Thời gian gia nhập là vào khoảng Tháng 7/1931 lúc bà từ Đức về dự tang mẹ. Sau phản biến, vào ngày 25/4/1931, ủy viên dự bị của Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ Cố Thuận Chương bị bắt tại Vũ Hán. Cố Thuận Chương là trợ thủ đắc lực cho Chu Ân Lai tại trung ương, phụ trách cái gọi là đội trưởng “đội đả cẩu” chuyên xử lý các gián điệp và người phản đảng. Sự phản biến của Cố đã khiến cho ĐCSTQ bị tổn thất rất lớn tại Thượng Hải, gần như bị “tuyệt diệt”. Lúc đó còn có tổ chức lãnh đạo bí mật của Đảng Cộng sản Xô viết tại Thượng Hải.
Cộng sản quốc tế là một tổ chức liên hợp quốc tế chỉ đạo cho các giai cấp vô sản tại các quốc gia đứng lên phản đối chủ nghĩa đế quốc. Lần đầu ĐCSTQ tổ chức đại hội đại biểu cũng có đại biểu cộng sản quốc tế tham gia. Cộng sản quốc tế đã ủng hộ kinh tế cho ĐCSTQ, mỗi năm đều cung cấp kinh phí quân sự cho đảng này. Sau phản biến của Cố Thuận Chương, đã lộ ra vợ chồng Ngưu Lan mang quốc tịch Ba Lan là nhân viên tình báo tại Viễn Đông của cộng sản quốc tế.
Sau đó vợ chồng Ngưu Lan bị bắt tại Tô giới Thượng Hải. Sau năm 1930, Ngưu lan là người lãnh đạo tình báo của cộng sản quốc tế tại Thượng Hải quản lý tình báo cộng sản tại các nước Viễn Đông, trong tay nắm giữ các tư liệu tuyệt mật. Nếu Ngưu Lan bị phản biến, thì cộng sản quốc tế cùng với đảng cộng sản tại các nước đều bị diệt vong. Vì thế cộng sản quốc tế chỉ thị:“Bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu cho được vợ chồng Ngưu Lan”, nên phái một đặc công của hồng quân Liên Xô mang quốc tịch Đức tham mưu cho tổng bộ, tìm cách giải cứu vợ chồng Ngưu Lan.
Lãnh đạo cộng sản quốc tế cũng muốn dùng Tưởng Kinh Quốc là con của Tưởng Giới Thạch để trao đổi. Mệnh lệnh được chuyển tới đại biểu cộng sản quốc tế ở Thượng Hải. Lúc này Quốc Dân Đảng đang nắm chính quyền và thực hành chính sách “Bạch sắc khủng bố”, ĐCSTQ lúc đó phải chuyển đi Giang Tây nên không giúp gì được cho cộng sản quốc tế. Vậy thì ai có đủ tư cách để gặp Tưởng mà thương lượng? Tống Khánh Linh chính là người thích hợp nhất.
Tống Khánh Linh là vợ Tôn Trung Sơn, là quốc mẫu. Người em Tống Tử Văn là Bộ trưởng Tài chính của chính phủ Quốc Dân Đảng, vợ chồng Tưởng Giới Thạch là nguyên thủ của Quốc Dân Đảng. Bản thân Tống Khánh Linh cũng là Ủy viên Chấp hành của Hội Ủy viên Trung ương Quốc Dân Đảng. Ngay khi nhận được lệnh “trao đổi người” của cộng sản quốc tế do đại biểu đưa đến, Tống Khánh Linh nhận lời ngay, còn gia nhập đảng cộng sản bí mật công tác.
tống khánh linh, quốc mẫu Trung Hoa, cuộc đời,
Vợ chồng bà Tống Khánh Linh và ông Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Internet)
Tống Khánh Linh là người rất phấn khích và có nhiều kinh nghiệm trong công tác cách mạng. Từ đầu năm 1914, dưới ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh bắt đầu bí mật công tác. Bà có thói quen luôn giữ bí mật, như không viết nhật ký, không lưu giữ hồ sơ văn tự. Sau khi kết hôn cùng Tôn Trung Sơn cho đến khi ĐCSTQ nắm chính quyền, trong giỏ xách tay của bà, ngoài đồ trang điểm, luôn có một khẩu súng ngắn kiểu Mỹ.
Tháng 12/1931, Tống Khánh Linh đến gặp Tưởng để thương lượng trao đổi Tưởng Kinh Quốc lấy vợ chồng Ngưu Lan. Nhưng Tưởng quyết không vì con mà thả kẻ tội phạm phản quốc. Tuy Tống Khánh Linh không thuyết phục được Tưởng thả Ngưu Lan, nhưng cũng khiến Ngưu Lan thoát tội tử hình, thành tù chung thân khổ sai. Bà thành lập hội “cứu giúp Ngưu Lan” tại Thượng Hải, bà còn giúp Ngưu Lan được đến y viện Cổ Lâu tại Nam Kinh trị bệnh và đưa con cái họ đến nhà mình chăm sóc. Trong khi ấy Ngưu Lan đáp lại bằng cách không tiết lộ bí mật của cộng sản quốc tế. Công của đảng viên cộng sản Tống Khánh Linh thật to lớn.
Tống Khánh Linh với đảng viên ĐCSTQ tại Thượng Hải và đảng viên của nước cộng hòa Sô Duy Ai tại Giang Tây Trung Hoa là một thứ như nhau, đều là tay chân của cộng sản quốc tế. Do cộng sản quốc tế cũng như bản thân Tống Khánh Linh luôn giữ bí mật cao độ, nên thân phận của Tống Mỹ Linh không bao giờ bị tiết lộ.
Vào những năm đầu của niên đại 1930, Tống khánh Linh đã giải thoát rất nhiều người làm cách mạng cũng như các yếu nhân Trung Quốc như Trần Diễn, Liêu Thừa Chí, Trần Độc Tú. Đầu năm 1936, Phùng Tuyết Phong đến Thượng Hải nhận công tác lãnh đạo đảng.
Tống Khánh Linh nhờ Phùng Tuyết Phong cùng Du Hán Niên tìm giúp một đảng viên ĐCSTQ làm bí thư riêng để liên lạc giữa bà với đảng cộng sản ở đó, giúp bà chuyển giao tin tức tình báo về Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh cho ĐCSTQ. Du Hán Niên là một lãnh đạo nổi tiếng của ĐCSTQ tại Thượng Hải. Du đã bình luận về thân phận của Tống Khánh Linh như sau: “Tôn phu nhân đã dùng thân phận đặc thù, địa vị đặc thù để làm nên những việc đặc thù mà không ai có thể làm được”.
Sau khi Tống Khánh Linh nhập đảng, cộng sản quốc tế đã vì bà mà cung cấp kinh phí rất lớn, còn phái một người Mỹ tên Agnes Smedley làm bí thư cho bà, sau còn phái thêm một phụ nữ người Áo tên Ruth F. Weiss cùng hỗ trợ bà làm việc. Agnes Smedley và Ruth F. Weiss đều là nữ nhân viên tình báo của cộng sản quốc tế.
Tống Khánh Linh dựa vào hai người này mà liên lạc với cộng sản quốc tế. Ruth F. Weiss và Tống Khánh Linh giữ được tình bằng hữu suốt đời. Sau khi Ruth chết tại Trung quốc, nhờ Tống Khánh Linh và một số người trợ giúp, mộ phần của Ruth được xây tại “Tống gia lục viên” của Tống Khánh Linh, cách mộ của Tống Khánh Linh 20 mét về hướng đông.
Lúc Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ bắt đầu hợp tác, công tác của Tống Khánh Linh chuyển hướng, công khai ủng hộ ĐCSTQ và dân quân “khu giải phóng”. Từ đó hồ sơ về đảng viên cộng sản Tống Khánh Linh lưu giữ tại Đảng Cộng sản Liên Xô ở Mát-xcơ-va được bảo mật rất kỹ, 70 năm sau mới được giải mật.
Năm 1945, trong 10 ngày đàm phán ngắn ngủi tại Trùng Khánh, Tống Khánh Linh mấy lần dự tiệc cùng Mao Trạch Đông, Mao nói với bà: “Nhân dân ở biên khu nhờ tôi chuyển lời cảm ơn và hỏi thăm sức khỏe đến cô! Trong những năm kháng Nhật gian khổ, cô đã vì dân ở biên khu, vì Bát lộ quân và Tân tứ quân cung cấp thuốc men cùng nhu yếu phẩm, sự trợ giúp này đối với chúng tôi rất to lớn, không thể nói hết lời”.
Lúc Thượng Hải mới “giải phóng”, Mao Trạch Đông viết thư: “Khánh Linh tiên sinh! Trùng Khánh không tuân lệnh, đã hợp tác với Nhật 4 năm, chia tay cùng thắng lợi trên toàn quốc. Nay để lập kế hoạch lớn, trù liệu mọi khó khăn, nên nhờ đồng chí Đặng Dĩnh Siêu kính thỉnh tiên sinh lên phương bắc. Rất mong tiên sinh đến để chúng tôi được nghe chỉ giáo”.
Tống Khánh Linh đến trạm Bắc Bình, xe vừa ngừng, Mao Trạch Đông đứng trên đài cao, chờ đợi từ lâu, vội vàng đi xuống, đến cạnh xe, cầm chặt tay Tống Khánh Linh nói: “Rất mừng cô đã đến, mong cô giúp lập nên một quốc gia mới, chúng tôi còn rất nhiều việc cần nhờ cô chỉ bảo”.
tống khánh linh, quốc mẫu Trung Hoa, cuộc đời,
Bà Tống Khánh Linh chụp ảnh cùng Mao Trạch Đông (người thứ 2 từ trái sang) và một số đảng viên cao cấp trong đảng cộng sản. (Ảnh: Internet)
Tháng 1/1956, Mao Trạch Đông nhận được thư chúc tết của Tống Khánh Linh, trong thư hồi đáp, Mao gọi Tống Khánh Linh là “đại tỷ thân ái”. Tháng 11/1957 Mao Trạch Đông dẫn phái đoàn đi Liên Xô tham gia kỷ niệm 40 năm Cách Mạng tháng 10 Nga, Mao cử Tống Khánh Linh làm phó đoàn trưởng. Lúc về nước Mao cùng Tống cùng lên phi cơ, Mao nhường Tống ngồi hàng đầu, Mao ngồi hàng nhì. Tống nói “anh là chủ tịch nên ngồi hàng đầu”, Mao khiêm nhường nói “cô là quốc mẫu ngồi hàng đầu mới phải”.
Năm 1949, Thượng Hải được giải phóng, Tống Khánh Linh phấn khích nói “Cảm tạ trời xanh! Chúng tôi có thể tự do hít thở được rồi”. Nhưng trên thực tế, trong thời gian từ đó trở đi, Tống Khánh Linh đã không thể “tự do hít thở được”. Ví như tháng 11/1955 Tống đã gởi cho Mao một bức thư viết: “Tôi không thể hiểu được việc đề xuất cải tạo thương nghiệp. Đảng cộng sản đã từng hứa với giới công thương nghiệp là cùng chung sống lâu dài, bảo hộ lợi ích cho giới công thương nghiệp, không lẽ bây giờ lại nuốt lời. Các nhà tư bản đã hoài nghi và sợ hãi đối với chính sách của đảng cộng sản, rất nhiều người đã hối hận và oán giận”.
Đọc thư xong,  Mao chỉ thị: “Phó ủy viên trưởng có ý kiến, cần đại biểu các nhà tư bản lên tiếng”. Năm 1959, Tống Khánh Linh lại viết thư gởi Trung ương đảng nói: “Trung ương đảng hô hào cởi mở khai phóng, sao bây giờ lại không làm? Đảng Cộng sản không sợ 800 vạn quân của Quốc dân Đảng, không sợ Chủ nghĩa đế quốc Mỹ, vì sao lại sợ nhân dân lật đổ chính phủ và lật đổ sự lãnh đạo của đảng. Đảng cộng sản cần tiếp thu sự phê bình của các nhân sĩ, các nhân sĩ phê bình đa số đều là người yêu nước, yêu đảng.
Vài nhân sĩ của đảng phái dân chủ, vì sự giải phóng một Trung Quốc mới đã hy sinh gia đình, lợi ích cá nhân của mình. Vài phần tử thanh niên tri thức 20, 30 tuổi làm thế nào chỉ trong một ngày mà biến thành phần tử phản đảng phản chủ nghĩa xã hội được? Tôi không thể hiểu nổi cuộc vận động này, tôi cho rằng hơn 2 tháng trước là tôi còn không hiểu vì sao có nhiều người ở trong lẫn ngoài đảng lại đứng về phía đối lập với chính phủ và Đảng Cộng sản như vậy? Họ muốn lật đổ Đảng Cộng sản chăng?”.
Từ năm 1958 trở đi Tống Khánh Linh từng lấy cớ bệnh mà thoái thác tham gia Đại hội Thường ủy. Lúc đó Trung ương đảng đã phái Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đổng Tất Vũ đi công tác nên Tống Khánh Linh đành miễn cưỡng tham gia. Tháng 4/1959 Tống Khánh Linh rời chức Phó Chủ tịch nước. Tống Khánh Linh trước sau đã 2 lần từ chối: “Tôi đã rớt khỏi đội ngũ rồi, tư tưởng không cải biến được, mang theo danh chức chỉ bất lợi cho quốc gia”.
Tống Khánh Linh nhận chức Phó Chủ tịch nước là do Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Lâm Bá Cừ, Lý Phú Xuân đề nghị. Lúc Cục Chính trị thảo luận, trong 21 người có 18 người tán thành, 3 người phản đối. Ba người phản đối là Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Khang Sinh. Lúc ấy Mao nói: “Tống Khánh Linh đi chung đường với chúng ta trong thời kỳ cách mạng dân chủ. Nay trong giai đoạn cách mạng chủ nghĩa xã hội, bà ấy và chúng ta đã không đi cùng hướng nữa rồi. Bà ấy đã không tán thành mà còn phản đối sách lược của chúng ta. Chúng ta và bà đã không chung giai cấp nữa”.
Trong thời kỳ “Đại Cách mạng văn hóa” trước sau Tống Khánh Linh đã gửi cho Mao và Trung ương đảng 7 lá thư, bày tỏ sự “không thể lý giải”, sự phản cảm và sự thất vọng của bà đối với Đảng Cộng sản. Tháng 8/1967, tháng 11/1969, tháng 6 /1976 Tống Khánh Linh đã 3 lần có tư tưởng chán đời.
Trong một bức thư, bà Tống viết: “Tôi không hiểu văn hóa là gì nữa, nói tiểu thuyết không những là chính trị mà còn là thuốc độc. Ôi! Tôi đã hồ đồ rồi, chỉ qua một đêm, tôi và vài đồng sự đã trở thành phái tư bản, tập đoàn phản đảng, một nhà dã tâm, ngưu quỷ xà thần. Trung ương yêu cầu tôi phê phán Lưu Thiếu Kỳ, tôi không làm được. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã công tác 3, 4 mươi năm trong Trung ương đảng, ngày nay lại là phản đảng, nội gián, tôi không tin, một kẻ phản đồ nội gián mà đã 7 năm làm chủ tịch nước, hiến pháp hiện tại còn hữu hiệu không? Những người cán bộ chúng tôi đã trải qua năm tháng chiến đấu cùng Quốc dân Đảng, nay lại chết trong đội ngũ của mình, đó là vì nguyên nhân gì?”
tống khánh linh, quốc mẫu Trung Hoa, cuộc đời,
Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị đấu tố, bức hại đến chết trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Tháng 3/1970, Mao nói với Chu Ân Lai: “Bà ấy không chịu xem xét đến sự thay đổi của ngày nay, vậy bà ấy có thể đến bờ của eo biển bên kia, có thể đi Hương Cảng, đi nước ngoài, tôi không ngăn cản đâu”, rồi nói Chu và Lý Tiên Niệm đem lời này truyền đạt đến Tống Khánh Linh. Tống nói: “Có phải là không thích tôi còn ở đây chăng? Một đời tôi phải gắn bó với mảnh đất này, cần đi nốt những bước sau cùng”.
Sau này Tống Khánh Linh từ chối tham gia vài lễ tết chiêu đãi, nói: “Tôi tham gia về là bị cảm, tham gia một lần là về phải đi y viện. Ngoài ra tôi cũng không muốn tô điểm cho chính trị nữa”.
Vậy là từ năm 1949, Tống Khánh Linh chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Bình sống cho đến ngày bà mất. Trong hơn 30 năm, bà có được “tự do hít thở không”? Điều này trong tâm bà biết rất rõ. Trải qua thời dân chủ nhân dân chuyên chính mà sau trở thành chuyên chính của giai cấp vô sản của Mao Trạch Đông, người tín đồ mỹ lệ của Cơ Đốc giáo có không ít lần đã cầu nguyện.
Tống Khánh Linh thực ra là một người nữ tính, rất nhiệt tình, đảm đang, trung thành, chính trực, cũng giống như rất nhiều người bị chủ nghĩa cộng sản mê hoặc. Năm ấy Tô Triệu Chánh, Bắc Đại Hoa Nghiệp, Trương Đích Ngận Sư (một trong 3 lãnh tụ khởi nghĩa ở Quảng Châu, với Anh ngữ lưu loát) đã cùng bà đàm luận về chủ nghĩa cộng sản, khiến bà bị lôi cuốn, từ đó về sau có hảo cảm với chủ nghĩa cộng sản này.
Ở thời đại ấy không có gì là lạ, phu nhân của tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt cũng thân cộng, phó tổng thống Mỹ Henry Wallace cũng là thuộc đảng cộng sản nên không có gì là lạ. Cũng vì thế, khi bà sang Xô viết tham quan, bị lôi kéo vào Đảng Cộng sản Đệ tam Quốc tế ở Liên Xô. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, tư tưởng của bà đã thay đổi, bà đã đi trên con đường của đảng cộng sản.
Trước năm 1949, Tống Khánh Linh do bị tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản mê hoặc, lúc nước Nga còn dung chứa cộng sản, nên có có nhiều bạn bè ở trong đảng cộng sản, lại do bà còn trẻ, ngây thơ, đơn độc nên dễ bị dụ dỗ và lừa dối. Nhưng từ năm 1949 trở về sau, Tống Khánh Linh không phải là không hiểu rõ, đầu tiên bà phản đối việc cải đổi quốc hiệu, không tán thành bỏ đi quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc, là vì chồng bà đã sáng lập ra Trung Hoa Dân Quốc.
Chính Mao Trạch Đông khi cuối đời cũng ân hận đã đổi quốc hiệu. Lúc ký giả Alice báo “Nhân đạo” của Pháp phỏng vấn Mao, Mao nói: “Chúng tôi vẫn thích cái tên Trung Hoa Dân Quốc mà, cần gì phải đổi quốc thành cộng”, đây là nguyên lời của Mao nói. Tống Khánh Linh đã sớm khuyên Mao không nên đổi quốc hiệu.
tống khánh linh, quốc mẫu Trung Hoa, cuộc đời,
Năm 1949, Tống Khánh Linh chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Bình sống cho đến ngày bà mất. (Ảnh: Internet)
Một lần sau năm 1949, bà cũng giống như một số người lớn tuổi trong Quốc dân Đảng và những người trong phái tả của Quốc dân Đảng, đã từng bước phát hiện Đảng cộng sản trên thực tế là muốn hoàn toàn chuyên chính. Nói về Quốc dân Đảng chỉ là vấn đề nhiều hay ít, còn Đảng Cộng sản thì hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Trừ An Bình có câu nói nổi tiếng: “Đảng cộng sản mà nắm chính quyền, chúng ta còn không có tự do, thì đừng nói đến dân chủ”.
Tống Khánh Linh lại không như vậy, bà chỉ giác tỉnh tại trong tâm, chứ không nói ra bằng miệng. Bà phản đối thay đổi quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc, nhưng không được chấp nhận, bà đưa ra mọi ý kiến, đều bị làm ngơ. Sau cùng bà đưa ra ý kiến có vẻ quyết liệt, Mao Trạch Đông đuổi khéo bà đi. Bà đi đâu ở đâu? Bà đi Đài Loan, liệu Đài Loan có chấp nhận một người cộng sản mà trước đó là quốc mẫu không?
Bà đi Mỹ, liệu bà có thể sống một cuộc đời cô đơn không ai thân thích ở đó không? Bà chỉ có thể dằn lòng chịu ủy khuất mà sống ở Trung Quốc. Mãi cho đến lúc mất, bà luôn không chịu chôn cất bên cạnh người chồng cách mạng. Bà nhất định đòi được chôn cất bên cạnh cha mẹ vốn thuộc giai cấp “phản động tư sản”. Đây chính là biểu hiện sự giác tỉnh của bà và cũng chính là lần duy nhất bà biểu lộ công khai ý kiến của mình.
Đất “Tống gia lục viên” (Gia viên nhà họ Tống) ngày nay không còn như trước đây nữa. Đất “Tống gia lục viên” trước đây là một thửa đất rộng lớn bên cạnh chùa Tĩnh An tại Thượng Hải. Trong thời gian Mao Trạch Đông làm Cách mạng Văn hóa, quân hồng vệ binh đã đào bới các phần mộ trong “Tống gia lục viên” lên, thi thể của cha mẹ Tống Khánh Linh bị ném bỏ một bên. Lúc ấy nông trại Liên Nghĩa Sơn và đất mộ phần “Tống gia lục viên” thành nơi để sói lang bới ăn, xú uế nồng nặc, rất nhiều mộ phần của các liệt sĩ cách mạng và người có công đều bị khai quật, bia mộ liệng bỏ, thê thảm không tả xiết.
Các hồng vệ quân “có công” được chôn tại “vô lục viên” trong thành phố Thượng Hải. “Tống gia lục viên” hiện tại chỉ là nơi di táng lại sau này. Kỳ thực Tống Khánh Linh lại mang thêm tội bất hiếu, làm cho mộ phần của tổ phụ bị khai quật, dù lòng bà cũng chẳng vui vẻ gì. Huống chi Tống Khánh Linh đã cống hiến rất nhiều cho cách mạng Trung Quốc, còn cha mẹ có tội chi mà bị đào bới mộ phần, thây phơi đồng nội?
Chánh Binh, Theo Secret China

Trịnh Xuân Thanh “nạn nhân” của cuộc chiến phe nhóm… hay kết cục của kẻ “bồi bàn” hộp đêm ? ( bài 5)

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho trịnh xuân thanh

Trịnh Xuân Thanh có vẻ như đã thoát ra khỏi vòng cương tỏa của cuộc chiến “đả ruồi diệt kiến” và đang rung đùi ở một góc trời nào đó hồi hộp hay nhởn nhơ chờ xem cuộc chiến này xoay vần, diễn kịch đến đâu.

Số đông người dân cho rằng khó lòng bắt giữ được Thanh để xử lý và bạch hóa những việc Thanh đã làm, những việc gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng theo những thông tin chính thống từ Bộ chỉ huy chiến dịch “ đả ruồi, diệt kiến”…
Theo nhà báo Xuân Ba trong bài viết gặp gỡ với ông Trịnh Xuân Giới, bố của Thanh trên Tiền phong thì Thanh có nhắn về cho gia đình là: đang ở một nơi an toàn; Xuân Ba ( nhà báo cung đình) cũng đã không ngần ngại đưa lên mặt báo những thổ lộ rất đanh của ông Trịnh Xuân Giới-Nguyên Phó ban Dân vận TW về Trịnh Xuân Thanh:
 “Chất giọng ông vẻ như đanh và dứt khoát rằng nếu như thằng Thanh tham ô làm thất thoát hơn ba ngàn tỷ, nếu cơ quan chức năng điều tra đến nơi đến chốn nghiêm minh nếu đúng như thế thì tội của nó là trời tru đất diệt, nó phải chịu sự phán xét nghiêm khắc của luật pháp bất kể hình thức gì.
Mấy ngày nay, dân báo chí, người thì đón đường gặp, người thì gọi điện gặng ông cho biết Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Việc biến mất của con trai cùng cung cách ứng xử lạ lùng bí hiểm của Thanh đã gây bão trên mạng và giới truyền thông và chuốc lấy liều lượng khinh khi dè bỉu nghi ngại hình thành một câu hỏi lẫn dấu chấm than khổng lồ rằng phải vướng vào một tội tày đình thì mới đi trốn như thế?”
Vậy thật sự Thanh là kẻ gây ra những tội tày đình hay Thanh là nạn nhân của cuộc chiến phe nhóm; Hay chuyện của Thanh như hiện tại là kết cục tất yếu của một kẻ bồi bàn hộp đêm…
Trước hết, bằng những gì đã phơi lên mặt báo, chuyện thất thoát, thua lỗ 3000 tỷ VND ở PVC là một con số có thật; Nếu trách nhiệm không thuộc về Thanh, Thanh không có lỗi thì tại sao một số cơ quan lại phải sử dụng những thủ tục lắt léo, ngang tắt ( 5 cơ quan) tìm cách bê Thanh về Hậu Giang để leo lên chiếc ghế Phó Chủ tịch và ứng cử đại biểu Quốc hội…
Khổng tứ nói: ” Quân tử hành đại lộ”, Còn Ngũ Tử Tư thì lại hành xử ngược lại: “Trời tối đường xấu buộc phải đi ngược làm trái”…Vậy Thanh là kẻ “tiểu nhân”, “ tiểu quái” hay Thanh là kẻ do thời thế xô đẩy nên “buộc phải đi ngược, làm trái”, phải trồn ra nước ngoài ?
Đây là chuyện Thanh nên bạch hóa để chứng minh mình trước phiên tòa dư luận. Trên mạng có dư luận nói Thanh sẵn sàng về nước để đối chất trước một phiên tòa công bằng đúng nghĩa…
Không cần Thanh về nước, hiện nay thế giới mạng là thế giới phẳng, Thanh cứ viết đưa lên mạng bạch hóa cái khoản 3000 tỷ đó nguyên nhân gì mà người ta lại đổ lên đầu Thanh mà Thanh không hé răng làm tóe loe ra ?
Thanh có toàn quyền và khả năng công bố những điều này vì Thanh từng là chủ tịch của PVC làm sao không biết những nét đại cục của những khoản tiền lên hàng ngàn tỷ bị bay hơi; dư luận không cần Thanh phải đưa ra bằng chứng: các chứng từ hóa đơn, sổ sách và chữ ký con dấu liên quan…
Nếu Thanh trình bày hợp lý, logich, có cơ sở thì làm sao không thuyết phục được dư luận; Có ai cản được Thanh làm việc này đâu và hiện nay Thanh đang ở nơi an toàn để tự do làm việc này cơ mà ?
Nếu Thanh không làm được việc này, bạch hóa trước dư luận những kẻ nào từng chén, đút túi số tiền 3000 này rồi đổ lên đầu Thanh, bắt Thanh chịu tội một mình thì cái việc bỏ trốn cùng với việc chui về Hậu Giang của Thanh đồng nghĩa với việc của kẻ tiểu nhân chui tường, khoét ngạch…
Thực ra người viết bài nào không có ý định đi sâu vào tìm chứng cử để vào hùa vào luận tội Thanh theo lối cơ hội, trăm dâu đổ đầu con tằm đã bị bệnh; Điều người viết bài này và chắc cả ông bố của Thanh cũng muốn Thanh hãy nhanh chóng làm rõ chuyện: cái con số 3000 tỷ ấy…Lẽ nào Thanh không phơi ra được để thanh minh cho mình…Và nếu Thanh không phơi ra được thì không thể trách dư luận không đứng về phía Thanh…
Dư luận hiện nay rất nhiều cho rằng: cái cơ chế hoạt động trong thời gian qua tại các doanh nghiệp nhà nước và Thanh tham gia vào đó giống như một tay bồi bàn có hạng tham gia vào các đường giây trong cái hộp đêm đó…
Những kẻ thường lui tới, giao đãi với nhau trong hộp đêm thì chẳng ai dám vỗ ngực nói rằng đồng tiền mà mình bỏ ra đập phá hay gặt hái được trong hộp đêm là đồng tiền sạch, đồng tiền do mồ hôi nước mắt chính nghĩa làm ra. Và cũng chẳng ai bàn chuyện ngay ngắn lương thiện lại hẹn nhau ở hộp đêm vì hộp đêm thì từ chủ quán và nhân viêc thu ngân, bồi bàn đều một duộc như nhau: Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên…”
Không có chuyện có một ông Khuất Nguyên nào đó chui vào hộp đêm để chứng minh với thiên hạ: “Đời là đục riêng mình mới trong…”
Hỏi nhỏ Thanh: Nếu Thanh không xơ múi gì trong cái số 3000 tỷ ấy thì lấy tiền đâu mà chơi xe 5 tỷ…( Thanh nói mượn nhưng mấy ai tin); Rồi mua nhà ở Ciputra; Rồi lo lót thế nào đó để hàng loạt quan chức cao cấp xúm vào kê và bế Thanh vào cái ghế Phó chủ tịch tỉnh và ứng cử Quốc hội lại trúng phiếu cao nghe đâu tới 75 %...” Tài của Thanh như thế nào chưa mấy ai nghe thấy?
Dân hộp đêm thường vẫn nghe ca những khúc nhạc vàng: tình cho không biếu không; Đó là nhạc thôi chứ trong quan hệ chốn quan trường làm gì có chuyện đó? Dư luận làm sao tin được Thanh “ tay không” mà các quan chức to đầu lại hỗ trợ Thanh hết mình, bất chấp cấp trên là TBT, Bộ Chính trị và Thủ tướng…
Thái độ tỉnh táo và muốn được dư luận rộng rãi chia sẻ cảm thông với mình thì Thanh hãy hụych toẹt nó ra; mặc dù những số liệu Thanh nêu cũng không giúp Thanh hiên ngang quay về nước để ra tòa như một kẻ vô tội, vô can nhưng sẽ được dư luận đón nhận…
Nếu không có tiền làm sao Thanh ra được nước ngoài vượt được bao nhiêu chặng? Muốn sống bình thường như một con người bình thường nếu không có tiền nhiều mang từ trong nước qua thì hàng ngày vào vào rừng hái nấm, xuống biển đi đánh bắt cá, mò tôm cua như bà con Việt kiều mới sang Canada…Còn nếu sang Đức thì phải gia nhập đội quân bán thuốc là dạo và hang chợ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…
Chờ sự hồi âm của Trịnh Xuân Thanh về các thông tin về các điều nêu trên để người viết chuẩn bị viết bài “hạch” lại mấy ông ở Ban chấp hành TW tại sao chỉ có ban hành hình thức kỷ luật vớ vẩn: cảnh cáo, khiển trách về đảng những ông đã về hưu… có liên quan tới chuyện Thanh về Hậu Giang và bỏ ra nước ngoài...

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Bài liên quan của P.V.Đ:

>

Con trai cựu quan chức mở tiệc ma túy trong khách sạn

08/12/2016  12:26 GMT+7

- 20 đối tượng bị bắt giữ khi tổ chức tiệc ma túy trong khách sạn; đối tượng có vai trò tổ chức sử dụng ma túy trái phép được xác định là con trai của 1 cựu quan chức cấp cao.
Ngày 8/12 công an Q.11, TP.HCM đang tạm giữ 20 người gồm 15 nam và 5 nữ liên quan đến 1 ổ ma túy trong khách sạn mà đơn vị này triệt phá trong rạng sáng cùng ngày.
Con trai cựu quan chức mở tiệc ma túy trong khách sạn
Các dân chơi trong động ma túy núp bóng khách sạn bị mời vệ trụ sở công an làm việc
Theo đó, 2h sáng 8/12 trinh sát hình sự, Công an Q.11 đã ập vào kiểm tra đối với khách sạn K.H ở đường Lạc Long Quân, P5, Q11. Tại 3 phòng ở các lầu 5, 6, 7 của khách sạn, công an đã bắt 20 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đồng thời thu giữ tang vật là lượng lớn tiền mặt, ma túy tổng hợp và các tang vật khác.
Đáng nói tại 1 phòng ở lầu 7, công an khi ập vào phát hiện có 6 nam và 1 nữ đang thác loạn ma túy. 3 đối tượng trong số này, là dân nhiều tiền án, tiền sự có hành vi chống đối quyết liệt, nhưng cuối cùng đã bị khống chế.
Con trai cựu quan chức mở tiệc ma túy trong khách sạn
Tang vật công an thu giữ
Theo điều tra ban đầu, các dân chơi bị tạm giữ ở các phòng trong khách sạn K.H đều là dân ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định…Theo nguồn thông tin riêng, đối tượng có vai trò tổ chức cho dân chơi thác loạn tại khách sạn K.H là con trai của 1 cựu quan chức cấp cao.
Theo lời khai của các đối tượng, muốn vào chơi tại khách sạn K.H, khách phải đọc đúng mật khẩu, mới được nhân viên khách sạn cho vào.
Công an Q.11 tình nghi các đối tượng bị tạm giữ trong ổ ma túy tại khách sạn K.H là hoạt động theo tính chất băng nhóm và có nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác. Hiện công an đang mở rộng điều tra.
Đàm Đệ

GS Hoàng Chí Bảo: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng đã đến mức nghiêm trọng, không còn cá biệt

Theo GS Hoàng Chí Bảo, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng hiện nay có thể nói đã đến mức nghiêm trọng, không còn là cá biệt.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo- nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.VN về Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.

tu dien bien tu chuyen hoa trong noi bo khong con ca biet hinh 1
Giáo sư Hoàng Chí Bảo.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã đến mức nghiêm trọng

PV: Ông đánh giá như thế nào về lần đầu tiên Trung ương đưa ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống, đặc biệt nhấn mạnh đến biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ?

GS Hoàng Chí Bảo: Hội nghị Trung ương 4 khóa XII có một vị trí đặc biệt quan trọng, có thể nói đó là một sự tiếp nối rất hợp logic với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về cùng chủ đề là giải quyết những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, mà nổi lên hàng đầu đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đáng kể nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cấp cao.

Lần này, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII còn đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây cũng là vấn đề quan hệ chặt chẽ với suy thoái, đồng thời là sự suy thoái, là hệ quả của chính sự suy thoái đó. Cái mới của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII không chỉ kiểm điểm, đánh giá tình hình mà còn nhận diện những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Những biểu hiện Trung ương nêu lên rất toàn diện. Một là nhìn nhận những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, bắt đầu từ ý thức, nhận thức chính trị kể cả những biểu hiện ngại học tập, lười học tập, coi thường các vấn đề lý luận; mơ hồ về quan điểm, nhận thức lệch lạc, không hiểu biết thấu đáo về Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai về đạo đức, lúc sinh thời, Bác đã dạy chúng ta: Trong Đảng phải thực hiện đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, sâu xa hơn là có đủ dũng khí đánh bại chủ nghĩa cá nhân, phải có dũng khí đứng ngoài vòng danh lợi. Những biểu hiện về suy thoái đạo đức từ chỗ tự tư, tự lợi, vụ lợi, vị kỷ, chỉ lo vun vén lợi ích cho mình, cho gia đình, dòng họ mình mà không nghĩ đến sự nghiệp chung của nhân dân.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về những biểu hiện cũng như mức độ của tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay?

GS Hoàng Chí Bảo: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay có thể nói đã đến mức nghiêm trọng, không còn là cá biệt.

Tự diễn biến tức là sự yếu kém của mỗi người không có khả năng để tự bảo vệ chân lý, lẽ phải, những vấn đề lý luận quan trọng nằm trong ý thức hệ của dân tộc, của Đảng. Nói cụ thể hơn là bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng như thế nào trong công cuộc đổi mới, hay giao động về lập trường tư tưởng, vào hùa một cách vô ý thức, thậm chí có những suy tính cá nhân, cơ hội, vụ lợi. Vô hình chung tiếp tay cho kẻ thù, các thế lực chống đối để chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tấn công vào sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay. Nguy hại hơn là làm mất đoàn kết, gây nên tình trạng không thống nhất về tư tưởng, quan điểm, dẫn đến không thống nhất về hành động, làm suy yếu Đảng từ tư tưởng đến tổ chức.

Tự diễn biến có cả vấn đề về nhận thức, trong hành vi, phát ngôn, trong thái độ phê bình và tự phê bình, trong thái độ đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không phê phán. Là đảng viên của Đảng thấy kẻ thù bôi nhọ Đảng mình mà vẫn dửng dưng, thậm chí vào hùa, hoặc có thể bằng việc này, việc khác, vô hình chung tiếp tay cho kẻ thù phá hoại nền tảng của Đảng. Điều đó rất đáng lên án, phê phán. Đó cũng là mối lo trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị trong Đảng, trong việc giữ gìn, thống nhất, đoàn kết, hành động trong Đảng.

Tự chuyển hóa là tự từ bỏ vị trí, chỗ đứng của mình là một người cách mạng, người đảng viên cộng sản để trở thành kẻ đồng lõa với kẻ xấu, cái ác trong xã hội. Sự chuyển hóa này làm cho họ đánh mất phẩm chất, nhân cách, đánh mất ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị của mình, dần dần làm cho Đảng mất đi sức chiến đấu. Nếu trong toàn Đảng không vững mạnh thì điều này là nguy cơ thách thức sinh lực của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Tự chuyển hóa làm cho đảng viên đánh mất lý tưởng và mục tiêu, chệch khỏi con đường xã hội chủ nghĩa hoặc tán thành tự giác hoặc không tự giác với âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch.

Lần này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII vạch ra 27 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 27 biểu hiện này gắn kết với nhau như quan hệ nhân – quả. Phải vượt qua được 27 biểu hiện này thì Đảng mới trong sạch, vững mạnh và có sức chiến đấu. Muốn như vậy phải giáo dục, thống nhất nhận thức ý chí hành động, đồng thời phải kiểm soát được tình hình. Vì vậy, Đảng phải rất chú trọng kỷ cương, tổ chức kỷ luật, thực hiện nghiêm chỉnh những quy chế, điều lệ Đảng từ phát ngôn đến hành động.

Báo chí, công cụ tuyên truyền cũng phải siết chặt, vừa đảm bảo dân chủ thực chất, vừa tôn trọng tính tập trung, giữ cho được kỷ cương, nề nếp bằng cách thực hiện đúng luật pháp. Khi xảy ra tình hình trái với quy định phải xử lý nghiêm minh, xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân, của Đảng.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

PV: Nghị quyết thẳng thắn chỉ rõ tình hình vừa qua do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Vì sao nguyên nhân chủ quan lại chậm được khắc phục, thưa ông?

GS Hoàng Chí Bảo: Nguyên nhân của tình hình đã nêu có cả khách quan và chủ quan. Nghị quyết cũng đã nêu rất rõ về nguyên nhân khách quan, nhưng mặt khách quan này không hề che lấp mặt chủ quan, mà chủ quan là chủ yếu.

Mặt chủ quan đã được vạch ra rất rõ từ trình độ nhận thức non kém, lãnh đạo chỉ đạo không đến nơi đến chốn, kể cả trong Nghị quyết, chính sách nhiều khi không sát thực tế; bệnh cả nể, nể nang trong Đảng kéo dài trầm trọng bấy lâu nay thành vấn đề nan giải, phức tạp, càng như vậy càng mất uy tín, càng làm suy giảm niềm tin của dân đối với Đảng.

Nguyên nhân chủ quan được Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh là nguyên nhân chính, trực tiếp và chủ yếu nên phải quyết tâm sửa chữa bằng được. Song, thực tế việc sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém còn chậm chạp, kém hiệu quả.

Có nhiều lý do, trước hết là yếu kém về trách nhiệm, chưa gắn liền quyền lợi với trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ và bổn phận. Bác từng nói, quyền lợi càng hưởng nhiều, đảm trách lớn thì trách nhiệm càng nặng nề, lợi ích hưởng càng nhiều thì bổn phận, nghĩa vụ càng lớn. Tách rời quyền với nghĩa vụ, lợi ích với bổn phận trách nhiệm thì đó cũng là dấu hiệu của sự sộc sệch về tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan lãnh đạo và quản lý. Những người đứng đầu, người có chức vụ, trọng trách nhiều khi cũng yếu kém về trách nhiệm, trong khi ta lại không có cơ chế xử lý yếu kém về trách nhiệm.

Tại sao vẫn tồn tại tình trạng thành tựu thì ai cũng nhận về mình, nhưng khuyết điểm lại là khuyết điểm chung, không ai nhận lỗi. Căn bệnh này rất nan giải. Nếu không làm rõ vấn đề này thì sẽ không sửa được nguyên nhân chủ quan. Vì vậy cần minh bạch hóa thông tin, đề cao trách nhiệm nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, không chỉ trách nhiệm cá nhân mà còn phải xử lý trách nhiệm tập thể, tổ chức. Người đứng đầu phải chịu mọi vấn đề xảy ra ở lĩnh vực của mình, đơn vị, địa phương, công việc mình phụ trách.

Tự ý thức, tự phê bình của từng người cũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Nhiều khi phê bình và tự phê bình rất chiếu lệ và hình thức; bệnh nể nang trong Đảng cũng rất nặng và phổ biến.

Tại sao lại nể nang, sâu xa hơn vì tư lợi, vì cá nhân muốn cho mình được yên ổn, không đụng chạm đến ai để giữ chức, giữ quyền, giữ ghế… mà không có trách nhiệm xây dựng, giáo dục để đồng chí mình tốt lên.

Tình trạng mất đoàn kết cũng đáng lo ngại. Mất đoàn kết dẫn đến biến tướng động cơ phê bình và tự phê bình. Nhiều khi lợi dụng tự phê bình để đánh bóng tên tuổi, uy tín của mình; lợi dụng phê bình để tâng bốc nhau làm cho cái xấu, cái ác vẫn tiềm ẩn. Phải khắc phục được những biểu hiện đạo đức giả, thậm chí giả khoa học, giả chính trị… làm cho nguyên nhân chủ quan trở nên trầm trọng. Để chữa được căn bệnh này cần phải quyết liệt giải quyết đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo. Mỗi người, mỗi tập thể, toàn Đảng có sửa được lỗi lầm này thì thì Đảng mới trong sạch, vững mạnh được.

Trong chủ quan có cả những bất cập, yếu kém của chính sách. Chính sách lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được thực tiễn cuộc sống cũng làm cho nguyên nhân chủ quan chậm được sửa chữa. Vì vậy, cần phải sửa chính sách, đi liền với sửa cơ chế, coi đây là khâu đột phá trong việc đổi mới thể chế thì mới có đủ sức mạnh để sửa chữa những nguyên nhân chủ quan.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Kim Anh (thực hiện)

(VOV)