Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

THÔNG TIN VỀ THẦY ĐỖ VIỆT KHOA VỠ NỢ DO ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHẢI BÁN NHÀ LÀ THÔNG TIN THẤT THIỆT, DỤNG Ý XẤU

Blog Phạm Viết Đào:

Trên mạng đang có thông tin về chuyện thầy Đỗ Việt Khoa bị vỡ nợ, do vay tiền để lo cho việc ứng cử đại biểu Quốc hội; hiện đang phải rao bán nhà để trả khoản nợ này...
Khi đọc thông tin, tôi đã trực tiếp gọi điện cho thầy Đỗ Việt Khoa để xác nhận chuyện này thì được thầy Đỗ Việt Khoa cho biết: thông tin trên là thất thiệt, có ý đồ bêu riếu và bôi bác thầy.
Thầy Đỗ Việt Khoa đã nhắn tin cho tôi và đồng ý để tôi đưa lên mạng:
" HIỆN NAY GIA ĐÌNH EM ĐANG KHÓ KHĂN BUỘC PHẢI RAO BÁN NHÀ LÀ ĐÚNG.
HIỆN EM ĐANG VAY NỢ VB BANK 1,5 TỶ ĐỒNG THEO HÌNH THỨC TRẢ GÓP ĐỂ XÂY NHÀ.
DO VỢ EM HIỆN TRƯỢT ĐỐT SỐNG LƯNG VÀ HỞ VAN TIM NÊN EM CẦN TIỀN ĐỂ CHẠY CHỮA CHO VỢ THÀNH RA PHẢI BÁN NHÀ...
CHUYỆN NỢ NẦN NÀY KHÔNG LIÊN QUAN TỚI CHUYỆN ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ! 
EM CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA BÁC...(Blog Phạm Viết Đào).

Thấy gì từ chuyện thầy Đỗ Việt Khoa bán nhà?


Thầy giáo, người đương thời Đỗ Việt Khoa treo biển bán nhà. Đó có lẽ thông tin khiến không ít người hoang mang và tự đặt ra câu hỏi vì sao? Thầy Khoa cần tiền đề làm một việc gì mà bí bách đến thế sao? Hay thầy đang nợ nần ai đó buộc phải bán nhà để trả nợ?.... Những câu hỏi như thế đang bủa vây và làm khó không ít người, trong đó có tôi. 

Cái điều đáng nói là ngay cả thấy Khoa và những người hiểu chuyện cũng cố công dấu nhẹm đi lí do bán nhà. Stt sau đây của Fb Chinh Minh cho thấy rất rõ điều đó: "Trang Facebook cá nhân của mình không là cái chợ , nhưng hôm nay phải một lần làm cái chợ - đó là một giải pháp cho một tình huống để tiếp tục tiến về phía trước của một người anh và là người thầy đáng kính của nhiều học trò, một người lương thiện / nhân bản !

Mong các bạn đừng hỏi lý do vì sao mà lại có tình huống này, chỉ mong các bạn có tình cảm với thầy Đỗ Việt Khoa thì chia sẻ tin này để mong sao thầy bán được nhà với giá hợp lý, giải quyết một tình huống.

Thông tin nhà :

-Nhà nằm cạnh mặt đường 71 (Thường Tín - đi Hưng Yên), đường có nhiều khu công nghiệp và dân cư đông, tiện cho việc kinh doanh, làm văn phòng giao dịch ......
-Mặt tiền nhà rộng 6 m .
-Chiều sâu (dài) 20 m.
-Nhà xây hết đất 3 tầng - thiết kế chắc chắn - nội thất đẹp ..

Thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại của thầy Khoa trên hình ảnh .

Cảm ơn các bạn chia sẻ !". 


Ở Entry ngắn này, không có ý sẽ viết về một cái gì đó lớn lao, chỉ xin được gợi mở vài ba lí do được cho là xác đáng về cái hành động bình thường mà động trời này của thầy Khoa.

Để lí giải sự bất thường ở Thầy Khoa, tôi chỉ có một cứ liệu duy nhất là: Sau khi Fb Chinh Minh thay mặt thầy Khoa rao bán nhà riêng không ít nhà "dân chủ" trong nước như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh... được biết đến là những người đầu tiên chia sẻ và phát đi lời đề nghị mọi người giúp đỡ thầy Khoa. Điều đặc biệt là họ không thèm quan tâm tại sao thầy Khoa có một hành động kỳ lạ như thế. Họ chia sẻ như thể họ hiểu tại sao thầy Khoa hành động như vậy. 

Từ mối liên hệ này và xâu chuỗi với những gì mà các cá nhân này đã cùng thực hiện với thầy Khoa trong khoảng thời gian trước đó thì có thể đặt ra nghi vấn thầy Khoa đang có một món nợ mà ngay lúc này nguồn tài chính của gia đình không cho phép thầy thanh toán với chủ nợ. 

Ở đây bỏ qua câu hỏi chủ nợ là ai và chỉ quan tâm lí do tại sao thầy Khoa vỡ nợ thì sẽ tìm ra được một lí do như sau: Hành động/ động thái mới đây nhất mà thầy Khoa từng tham gia và thất bại đó là ứng cử Đại biểu Quốc hội tại TP Hà Nội. Và việc ứng cử Đại biểu Quốc hội của thầy Khoa sẽ chẳng tốn kém đến thế nếu như thầy Khoa không gặp phải sự tư vấn của một đám dân chủ do chính Nguyễn Tường Thụy cùng Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh...đưa mối. 

Quá trình gặp gỡ, lợi dụng sự cả tin, muốn nổi tiếng của thầy Khoa, đám người được đưa mối này đã vẽ ra cho thầy Khoa hàng loạt các chương trình/ các hoạt động theo kiểu vận động hành lang mà chúng ta vẫn hay nghe Mỹ hay một số nước Phương Tây vẫn làm. Đổi lại, để trang trải cho các hoạt động này, thầy Khoa sẽ phải ký kết vay của đám người này một khoản tiền tương đối lớn (chưa được tiết lộ). Thầy Khoa sẽ phải hoàn trả lại đám người ngay cả khi thất bại trong hoạt động ứng cử - đó là điều kiện mà đám người này đã cố tình gài vào trong hợp đồng với thầy Khoa.

Nguyên nhân khiến Thầy Khoa tiền mất, tật mang là vì thế! 

Đến đây có người hỏi rằng, tại sao kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội đã kết thúc từ tháng 5/2016 nhưng đến nay thầy Khoa mới bị thúc nợ? Thì xin được thưa rằng, đó là chuỗi những ngày tháng không êm đềm gì với thầy Khoa và gia đình. Thầy đã 5 lần, bẩy lượt khất nợ chúng nhưng chúng vẫn không đồng ý. Việc bán nhà trả nợ mà thầy đang làm cho thấy sự thúc ép này từ các chủ nợ! 

Việc thầy Khoa thất bại và phải bán nhà trả nợ vì thế là cái giá cho những ai học đòi làm chính trị dù khả năng, điều kiện bản thân không cho phép. Cái giá mà thầy Khoa phải trả hôm nay vì thế phản ánh đúng những gì thầy đã thực hiện! 

An Chiến

(Việt Nam Mới)

Thần tượng Walesa chính là 'Bolek' chỉ điểm cho công an

Lech Walesa, thần tượng của dân tộc Ba Lan, một trong những nhân vật lịch sử tầm cỡ nhất của thế kỷ 20 đang trở thành tâm điểm của dư luận và báo chí.

Ông Lech Walesa sau thắng cử làm Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan trong thập niên 1990
Ông Lech Walesa sau thắng cử làm Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan trong thập niên 1990
Ông Walesa - người thợ điện làm 'chập mạch' cả hệ thống XHCN, tổng thống đầu tiên của Ba Lan dân chủ - theo kết luận của Viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) là đặc tình của an ninh cộng sản từ 1970 tới 1976 với bí danh Bolek.

Kết luận này không có gì là quá mới lạ, chỉ là câu trả lời khẳng định cho những đồn đoán kéo dài từ hơn hai thập niên nay.

Trong buổi họp báo hôm 31/01/2017 IPN nói, kết luận của họ là 'hoàn toàn chắc chắn', 'không còn nghi ngờ nào nữa'.

Nó được đưa ra trên cơ sở giám định của các chuyên gia trong một năm qua với những bút tích mà Walesa để lại trong tài liệu của cơ quan an ninh cộng sản.

Cũng theo những tài liệu này, Walesa đã nhận tiền cho những hoạt động 'mách lẻo' của mình trong giai đoạn trên với số tiền là 11.700 zloty.

Chữ ký trên các biên lai nhận tiền được khẳng định là của chính người mà sau này trở thành lãnh tụ huyền thoại của Công Đoàn Đoàn Kết.

Tập hồ sơ trong nhà trùm mật vụ

Đây là tập tài liệu mang tên 'Hồ sơ cá nhân' dày tới 750 trang mà cơ quan điều tra thu được một năm trước ở nhà một Bộ trưởng Công an thời cộng sản - Czeslaw Kiszczak - sau khi ông này qua đời.

Tướng Kiszczak có ý bảo vệ điệp viên của mình không chỉ tới hơi thở cuối cùng mà cả những năm sau đó.

Walesa ‘làm đặc tình cho cộng sản Ba Lan’

Lời trăn trối giữ gìn tập tài liệu cẩn thận và chỉ được trao lại sau nhiều năm nữa đã bị bà vợ góa có phần 'lẫn cẫn' của ông làm hỏng chuyện. Bà đã gọi điện tới IPN với mục đích bán chúng, ít lâu sau đám tang của ông chồng.

Trên tập hồ sơ tìm thấy, có bút tích phê duyệt của chính Kiszczak với ý định chỉ công bố hồ sơ 5 năm sau khi Walesa qua đời.

Từ lâu, ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, giới chức và báo giới Ba Lan đã truy tìm những tài liệu liên quan tới một nhân vật bí ẩn có bí danh Bolek, nhưng đã không tìm thấy trong bất kỳ lưu trữ quốc gia nào.

Bản thân Walesa có lẽ cũng nghĩ rằng, những tài liệu liên quan tới mình đã được an ninh cộng sản hủy bỏ. Bởi, trong mắt chính những trùm mật vụ đó, Walesa là một anh hùng dân tộc, mà họ hay ít nhất là tướng Kiszczak muốn bảo vệ danh dự.

Cũng bởi không có chứng cứ gì mà trong suốt nhiều năm nay, Walesa luôn chối bỏ sự hợp tác của mình.

Hiện cựu tổng thống đang đi nghỉ vắng 'ở nước ngoài' và ông chưa lên tiếng gì về kết quả cuộc họp báo kể trên.

Thêm một chương trong cuộc đời

Vụ Bolek ngay lập tức gây nên những tranh cãi gay gắt trong xã hội và nhuốm mầu sắc chính trị.

Có một nghịch lý mà có lẽ không chỉ của Ba Lan, đó là, những người cùng tranh đấu trên một chiến tuyến nhằm lật đổ chế độ độc tài cộng sản lại trở thành các đối thủ chính trị của nhau trong một thể chế dân chủ.

Và vụ Walesa cũng trở thành một 'con bài' trong cuộc chơi giữa các đảng phái chính trị đối lập.

Đảng cầm quyền PiS dường như có ý phủ nhận sạch trơn và viết lại lịch sử. Nhưng các đảng phái chính trị khác đưa ra nhìn nhận một cách công bằng và bao dung hơn.

Theo đó, Walesa là người đã có công giúp dân tộc thoát khỏi ách độc tài cộng sản, và giống như mọi nhân vật lịch sử khác, không có gì là tuyệt đối cả; những gì lịch sử và cả thế giới đã ghi nhận là không thể xóa bỏ; không có pha lê nào mà không bị tì vết.

Nhiều người cũng lên tiếng cảm thông với ông khi sống giữa một bầy sói an ninh cùng 'vợ dại con thơ' và một nguy cơ mất việc lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, những gì Walesa đã làm không gây hại trực tiếp cho ai và những thông tin mà ông đã cung cấp cho cơ quan an ninh thuộc loại 'vô bổ'.
Không dễ dàng gì để có thể vừa theo đuổi lý tưởng, vừa giữ được sự an toàn cho gia đình, người thân và sự trong sạch của lương tâm trong lúc luôn bị đe dọa, khủng bố tinh thần và bao vây về kinh tế. - Mạc Việt Hồng
Trong khoảng thời gian mấy năm đó, Walesa đã nhiều lần muốn thoát ra khỏi móng vuốt của cơ quan mật vụ nhưng sự hợp tác chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1976.

Điều quan trong là, ở giai đoạn sinh tử của công cuộc đấu tranh, Walesa đã dứt bỏ được những ràng buộc, vượt lên được những ám ảnh để trở thành một lãnh tụ của phong trào công nhân.

Những đóng góp của ông cho Ba Lan và thế giới là không thể thay đổi.

Nói theo cách của giám đốc IPN thì, những tài liệu này không nhằm phủ nhận công lao của Walesa mà chỉ thêm vào một chương trong cuộc đời hoạt động của ông. Và đó là một chương đen tối.

Ai cũng phải ký gì đó?

Những ai đã từng sống dưới chế độ cộng sản có thể thấy rằng, không dễ gì để vừa hoạt động hiệu quả vừa giữ mình thật trong sạch.

Ryszard Petru, chính trị gia đối lập nói:

"Hầu hết chúng ta đã may mắn là không phải sống trong những ngày đó và không phải va chạm với mật vụ cộng sản. Vào thời điểm ấy, nhiều người đã bắt buộc phải ký một cái gì đó, để sau này hối tiếc."

Miroslaw Chojecki, một nhà hoạt động Ba Lan từng kể với tôi rằng, ông bị bắt, bị giữ tới 40 lần vì đủ mọi lý do, nhiều khi rất 'trời ơi đất hỡi' như có một kẻ lấy cắp chai rượu trong cửa hàng và kẻ này trông giống ông!

Và hầu như mỗi lần để được thả ra, ông lại phải ký giấy tờ gì đó.

Vấn đề là chỉ nên ký những thứ vô thưởng vô phạt, không hại tới ai và không nhận tiền của cơ quan an ninh.

Nhưng vấn đề đó không phải ai cũng làm được, để giữ cho đôi tay của mình được trong sạch.

Câu chuyện quá khứ của Ba Lan lại là hiện tại của Việt Nam ngày nay.

Những nhà hoạt động Việt Nam đang sống dưới một chế độ còn hà khắc hơn chế độ cộng sản Ba Lan mấy chục năm trước. Họ đang hàng ngày phải đối đầu với một bộ máy an ninh khổng lổ với nhiều mưu kế.

Không dễ dàng gì để có thể vừa theo đuổi lý tưởng, vừa giữ được sự an toàn cho gia đình, người thân và sự trong sạch của lương tâm trong lúc luôn bị đe dọa, khủng bố tinh thần và bao vây về kinh tế.

Chắc nhiều người còn nhớ hình ảnh của luật sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài hay Nguyễn Tiến Trung được cho là 'đã nhận tội', 'xin khoan hồng' được chiếu đi chiếu lại trên các kênh truyền thông nhà nước.

Là con người, ai cũng có những phút yếu lòng, nhưng nhờ những người dám can đảm dấn thân, xã hội mới thay đổi.

Và bất luận điều gì đã xảy ra, thiết nghĩ, cần phải trân trọng và ghi nhận công bằng những cống hiến của họ.

Chắc chắn không ít người trong giới hoạt động hiện nay- ở những chừng mực khác nhau - đã có lúc phải ký kết hay cam kết gì đó với cơ quan an ninh.

Nếu một ngày nào đó, những hồ sơ mật được mở ra, chắc sẽ có nhiều bất ngờ.

Có thể, những gì xảy ra ở Ba Lan hôm nay sẽ là bài học cho Việt Nam trong tương lai về cách tiếp cận và ứng xử với những vấn đề tương tự.

Nhưng ngày đó là ngày nào, có thể còn rất xa...

Mạc Việt Hồng 

Gửi tới BBC từ Warsaw

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan.



(BBC)

Nga ồ ạt cấp vũ khí tối tân cho Trung Quốc

(VnMedia) - Lô 10 chiếc chiến đấu cơ Su-35 tối tân của Nga sẽ được bàn giao cho Trung Quốc trong năm nay và lô 10 chiếc tiếp theo sẽ được đưa đến tay Trung Quốc vào năm 2018. Đây là thông tin vừa được một nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự của Nga với các nước bên ngoài tiết lộ với hãng tin Itar Tass.
"4 chiếc chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên đã được bàn giao cho Trung Quốc vào cuối năm ngoái và lô hàng thứ hai gồm 10 chiếc máy bay loại này sẽ được cung cấp cho khách hàng Trung Quốc trong năm nay”, nguồn tin hôm nay (2/2) cho biết.
Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang từ chối bình luận về thông tin trên.
Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga Vladimir Drozhzhov cho biết, Nga đã bắt đầu thực hiện các cam kết đưa ra trong hợp đồng mà nước này ký với Trung Quốc về việc mua bán chiến đấu cơ Su-35.
Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga hồi tháng 11 năm 2015. Hợp đồng này có trị giá 2 tỉ USD và nó bao gồm việc cung cấp máy bay, các thiết bị mặt đất và các bộ phận thay thế cho chiến đấu cơ Su-35.
Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M – máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.
Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Ảnh 1/9Xem slide
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga

Donald Trump và tình hình chính trị nước Mỹ trong những ngày tới

 04/02/2017

Thạch Đạt Lang
3-2-2017
Donald Trump và Steve Bannon (phải), cố vấn chiến lược của Trump. Ảnh: Breibart
Donald Trump và Steve Bannon (phải), cố vấn chiến lược của Trump. Ảnh: Breibart
Tình hình chính trị nước Mỹ cũng như thế giới sau khi sư tử bờm vàng Donald Trump lên ngôi chúa tể, tình hình càng ngày càng căng thẳng, xáo trộn. Lệnh cấm người ở 7 nước Hồi giáo gồm: Iran, Iraq, Sudan, Syria, Somali, Yemen, Lybia nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày đã bị phản đối dữ dội, chẳng những trong nước, nội bộ chính quyền, quốc hội… mà còn lan ra khắp nơi.
Tuy nhiên, sự phản đối này không thấy, cũng như không ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng NVHN. Người Việt chỉ lo chí thú làm ăn và hưởng thụ Tết Đinh Dậu, mọi vấn đề liên quan đến chính trị, dường như chẳng mấy ai quan tâm, trừ một số người cực kỳ hâm mộ (fan cuồng) của ông Trump, mong ước Mỹ nay mai sẽ đập cho Tầu Cộng một trận nên thân vì tật bá quyền. Điều này cũng tốt thôi, Tầu Cộng te tua thì Việt Cộng “ngất ngư con tầu đi” và hy vọng dân VN sẽ vùng lên đòi lại quyền làm người.
Số fan Việt cuồng Trump nhiều hay ít, chẳng ai biết được vì không ai làm thống kê. Nhưng điều đó cũng không quan trọng. Quan trọng là Mỹ có ý định đập cho Tầu Cộng một trận te tua thật không? Nếu có chiến tranh Mỹ – Trung “thật sự”, ai là kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong cuôc chiến này? Đất nước, dân tộc Việt Nam, cộng đồng NVHN ở Mỹ…? Chưa chắc!
Căn cứ vào những biến động chính trị ở Mỹ trong hai tuần lễ qua, sau khi tham khảo từ các nguồn truyền thông, báo chí Mỹ, Việt, Đức… người viết xin nhận định về những ngày sắp tới, nước Mỹ sẽ đi về đâu. Chuyện tương lai hơi khó quyết đoán đúng, sai, nhưng phỏng đoán để cho mình có một thái độ thích hợp, không quá hụt hẫng khi những bất ngờ xẩy đến.
Chỉ sau khi nhậm chức ít ngày, ông Donald Trump đã ký một lọat sắc lệnh đúng như những gì ông đã hứa với cử tri khi tranh cử. Những sắc lệnh này làm rối tung tình hình chính trị Mỹ, bên cạnh đó việc bổ nhiệm vào nội các những nhân vật như Steve Bannon, cố vấn thân cận nhất của Trump trở thành phụ tá chiến lược (Strategic Assistance hoặc Chief Strategic) trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC – National Security Counsil), Rex Tillerson, bộ trưởng ngoại giao, đã gây rất nhiều tranh cãi ngay cả trong nội bộ đảng cộng hòa.
Phụ tá chiến lược (Strategic Assistance) cho tổng thống là một chức vụ không chính thức (không có trong sơ đồ tổ chức của tòa Bạch Ốc) nên không cần sự biểu quyết của thượng viện. Tuy không chính thức nhưng quyền lực bao trùm Hội đồng An ninh Quốc gia (ANQG).
Với chức vụ này, Bannon sẽ làm việc bên cạnh tham mưu trưởng hội đồng, được phép tham dự tất cả các cuộc họp quan trọng của Hội đồng ANQG, để xem xét, đánh giá vấn đề an ninh của nước Mỹ. Sự bổ nhiệm Steve Bannon vào chức vụ này bị một số người trong hội đồng ANQG phê bình, chỉ trích. Bà Susan E Rice, cố vấn an ninh quốc gia (National Security Advisor) cuối cùng của cựu tổng thống Barack Obama gọi là Cục Đá Lạnh Điên Khùng (Stone Cold Crazy).
Sự phản đối không phải không có lý do. Chỉ ít ngày sau khi Donald Trump nhậm chức, Steve Bannon đã nói với ký giả một tờ báo Mỹ là: “Truyền thông nên cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, nên câm mồm và chịu khó lắng nghe trong một thời gian. Tôi muốn quý vị phổ biến điều này: Truyền thông là đảng đối lập. Quý vị không hiểu và cũng chưa hiểu, tại sao Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ”.
Câu tuyên bố này khiến người ta nhớ lại câu nói của Steve Bannon trong năm 2016, trước khi Donald Trump đắc cử tổng thống: Chúng ta sẽ có chiến tranh với Trung Cộng ở biển Nam Hải trong vòng 5-10 năm tớiKhông còn nghi ngờ gì nữa, người Tầu đã và đang xây dựng các bãi đá ngầm ở đó, biến chúng thành những căn cứ quân sự, bố trí phi cơ, tầu chiến… Họ đến nước Mỹ này, đối mặt với chúng ta và nói rằng đó là vùng biển trước đây của họ.
Thế giới coi bộ hơi lên ruột vì tuyên bố này khi Bannon trở thành phụ tá chiến lược của Trump vì viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự giữa 2 nền kinh tế mạnh nhất thế giới sẽ lôi kéo nhiều nước khác tham gia vào cuộc chiến để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên trước khi chiến tranh bùng nổ, Mỹ phải rút hết tất cả các hãng, xưởng có chi nhánh ở Tầu về nước. Hàng trăm đại tổ hợp, hàng ngàn cơ sở sản xuất khắp nơi trên nước Tầu phải đem về Mỹ, nhưng thời gian chuẩn bị chiến tranh có đủ để cho Mỹ rút hết cơ sở kinh tế về Mỹ hay không?
Trường hợp Tầu tuyên chiến trước, chắc khó xẩy ra vì đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ hiện nay. Xẩy ra chiến tranh, Tầu quốc hữu hóa hãng xưởng của Mỹ, ngược lại Mỹ tự động xóa món nợ hơn 4.000 tỉ đô la (4 trillion USD). Thế còn Mỹ sẽ lấy lý do gì để tấn công Trung Cộng?
Khi đã muốn gây chiến thì không thiếu nguyên nhân, nhưng dễ dàng nhất là lấy lý do: Bảo vệ lưu thông tự do hàng hải ở biển Đông, nơi Tầu ngang ngược vẽ đường lưỡi bò! Tất nhiên để có lý do tấn công Tầu cộng, Mỹ phải đặt bẫy để Tầu Cộng tấn công mình trước. Cách hay nhất là đưa hạm đội 7 ở Thái Bình Dương vào vùng biển Đông, gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chạy lòng vòng ở đó, khiêu khích Tập Cận Bình.
Nếu không kềm chế được, hoặc quân lệnh không nghiêm, tư tưởng Đại Hán khiến thuộc hạ của Tập sẽ táp vào cái bẫy Mỹ giăng ra, tấn công vào chiến hạm Mỹ là rồi. Mỹ sẽ lập tức đáp trả và chiến tranh bộc phát, tuy nhiên bùng nổ lớn hay nhỏ, đến một giới hạn nào đó chưa thể biết được.
Cũng có thể sẽ chỉ là những va chạm nhỏ giữa hai bên, mỗi bên chìm một hai chiến hạm, rớt vài cái máy bay, sau đó ngồi vào bàn đám phán. Một cuộc đối đầu trực diện bằng tổng lực quân sự thì chiến tranh quy ước sẽ nhanh chóng trở thành chiến tranh nguyên tử, chắc chắn Trump cũng như Tập đều không muốn, trừ trường hợp một trong hai người… phát điên. Tuy nhiên đến giờ phút này, chưa thấy hải quân Mỹ có động tĩnh gì về việc đưa hạm đội 7 vào vùng biển Đông, chỉ thấy Rex Tillerson đang trên đường đi trấn an đồng minh Nhật, Nam Hàn. Do đó mọi người vẫn có thể yên tâm, những người trông đợi, mong mỏi cuộc chiến Mỹ – Trung nên kiên nhẫn, đừng quá sốt ruột.
Bên cạnh đó, cuộc nói chuyện giữa Donald Trump và thủ tướng Úc Malcome Turnbull cũng đã gây xôn xao không kém. Trump cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Úc dưới thời Obama về số phận 1,250 người tị nạn Hồi giáo bị Úc từ chối sẽ được đưa vào Mỹ là thỏa thuận xấu xa, ngu dốt. Trump cũng đánh giá cuộc nói chuyện với Turnbull là tồi tệ nhất so với 4 cuộc nói chuyện với các nguyên thủ quốc gia khác như Putin, bà Thái Vân Anh… và thay vì kéo dài 60 phút , lại bị gián đoạn sau 25 phút, thì bị Trump cúp điện thoại.
Đó là chuyện đối ngoại, chuyện đối nội cũng căng thẳng không kém. Sau khi 4 nhân viên cao cấp của bộ ngoại giao từ chức, ngày 1-2-2017, hơn 900 nhân viên khác đồng loạt ký tên một bản ghi nhớ để phản đối sắc lệnh tạm thời cấm người Hồi giáo của 7 nước Iran, Iraq, Sudan, Somali, Syria, Lybia, Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, Sean Spicer đã trả lời rằng những người ký tên này, một là làm theo lệnh, hai là xin nghỉ việc.
Tin mới nhất cho biết đã có 2 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa phản đối việc bổ nhiệm Betsy DeVos làm bộ trưởng bộ giáo dục do Trump đề nghị. Một số thầy, cô giáo, giảng viên đại học tuyên bố sẽ bỏ nghề nếu Betsy DeVos trở thành bộ trưởng bộ giáo dục. Bên cạnh đó, một vụ biểu tình ở đại học Berkeley đưa đến bạo động vì sinh viên không chấp nhận việc nhà trường tổ chức buổi nói chuyện trong sân trường cho Milo Yiannopoulos, một ủng hộ viên cực hữu của Donald Trump. Buổi nói chuyện của Milo Yiannopoulos sau đó đã bị hủy bỏ, Donald Trump lên tiếng dọa cắt bỏ tài trợ về nghiên cứu (khoảng 370 triệu USD) cho đại học Berkeley nếu ban giám hiệu không bảo đảm được quyền tự do ngôn luận.
Đồng thời Trump cũng đang tìm cách thúc đẩy Mitch McConnell trưởng khối đa số thượng viện (CH) thay đổi luật lệ bỏ phiếu , chỉ cần 51 thay vì 60 phiếu đồng ý cho một chức vụ như hiện nay. Nếu đạt được điều này thì Neil Gorsuch sẽ dễ dàng trở thành chánh án tối cao pháp viện. Trong lúc đó, dân biểu Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số Hạ viện, thuộc đảng Dân Chủ ở California, phát biểu rằng Donald Trump cần phải được giám định lại tâm thần.
Những điều vừa kể mới chỉ là sự phản đối Donald Trump trong chính quyền. Ngoài xã hội, không kể đến những cuộc biểu tình của người dân nổ ra liên tiếp, khắp nơi, các tổ chức, cơ sở kinh doanh cũng tham gia vào việc chống đối những sắc lệnh của Donald Trump, liên đoàn Taxi ở phi tường JFK, New York đình công 1 tiếng đồng hồ để phản đối lệnh cấm nhập cảnh người Hồi giáo của Trump. Ngoài ra, sau khi một làn sóng tẩy chay hãng taxi Uber lan rộng vì không tham gia cuộc đình công của Liên đoàn Taxi New York vào cuối tuần trước, cùng với sự thắc mắc của nhiều người trong bộ tham mưu Uber, Travis Kalanick, người điều hành và đồng sáng lập công ty taxi Uber đã tuyên bố rời khỏi ban cố vấn của Donald Trump
Nói tóm lại, sau khi con sư tử bờm vàng Donald Trump lên ngôi, cùng với cố vấn chiến lược của con trâu rừng Steve Bannon, chỉ sau 2 tuần lễ nhậm chức, nước Mỹ đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt, nhưng đi về đâu thì chỉ có trời mới biết. Nền tảng xã hội cũ của Mỹ đã bị đào bới, xới tung, giá trị của đạo đức, dân chủ, tự do, nhân quyền, tự do báo chí… đang được ông Trump và nội các mới thẩm định, đánh giá lại theo cách nhìn của họ.
Cho dù có những lời tuyên bố (có vẻ) quyết liệt của Trump và Steve Bannon, coi Tầu Cộng là kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của Mỹ thì chiến tranh Trung-Mỹ cũng khó lòng xẩy ra khi mà cơ sở làm ăn của Trump vẫn còn nhiều trên đất Tầu. Những rối loạn xã hội nước Mỹ trong những ngày tháng tới sẽ tăng lên khi cặp Donald Trump – Steve Bannon quyết định đường lối, chính sách cứng rắn của họ trong đối nội cũng như đối ngoại. Thời gian 4 năm sắp tới sẽ không sáng sủa gì cho nước Mỹ, tuy nhiên nó cũng còn tùy thuộc vào sự phản kháng của người dân.
____
Mời xem thêm: Video clip cô Ivanka Trump, con gái của TT Donald Trump, đưa con gái Arabella đến chúc Tết tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC. Hai mẹ con được Đại sứ Thôi Thiên Khải đón tiếp:
Clip Đệ nhất Cháu ngoại Tổng thống Donald Trump hát bài hát chúc mừng năm mới bằng tiếng Tàu. Clip này do mẹ của bé, cô Ivanka đưa lên Twitter hôm qua. Cô bé Arabella, 5 tuổi, con gái của Ivanka Trump, là người hát bài hát này. Ivanka Trump hiện là người mà Trump tin tưởng nhất, cô giữ vai trò tương đương với Đệ nhất Phu nhân trong Nhà Trắng, chồng cô, ông Jared Kushner là cố vấn thân cận của Trump:

Người Buôn Gió - Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh (Phần 3)

Phần 3 dự định bắt đầu sau khi đã ăn tối xong. Tôi không ngờ rằng công việc lại có thể kéo dài đến vậy. Lúc dầu tôi dự định chỉ hỏi 10 câu. Nhưng quả thực khi bắt đầu vào hỏi thì từ câu này, lại thấy cần làm rõ thêm phải hỏi thêm câu khác. Với trình độ của tôi để hiểu được câu chuyện này cả là một vấn đề. Đôi lúc đầu tôi mụ đi và không còn biết cần phải hỏi câu gì tiếp theo nữa.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEglkkYkDp0qN3vx1_E8NRWV15imiFsVjvtrm4VpPsmXtb9pDEJ8qEvmUCYxRxcOWGEN10A0j-xkgfgSI0idYOzOK8Vv0kDvNkvgqFR-r2SEy0Pfn2dgD3ZWG3BjgVPeo8Y50xzQFjWq3G_d/s600/buithanh-hieu-txthanh.jpg

Lúc ăn cơm tôi, tôi nói chuyện với Thanh.
- Thế này hơi vô lý, như anh nói thì mấy ngàn tỷ lỗ đó là lỗ ảo hết sao? Ví dụ như khoản tiền tạm ứng 900 tỷ gì đó ứng ra để thi công. Trong khi chưa có quyết định từ cấp trên anh đã tự ý. Đoàn kiểm tra lúc đó xác định số tiền đó là lỗ. Nhưng sau khoản tiền đó được trên đồng ý trả, vậy thì không có khoản lỗ ấy. Sao người ta vẫn tính là lỗ được?
Thanh đáp.
- Thì cách làm việc thế, cấp trên đời nào nó nhận đâu. Ví dụ nó bảo mình mày cứ ứng ra làm cái kia đi, rồi tao duyệt sau. Thì mình ứng ra, sau đó thì được duyệt thì là không lỗ. Đáng nhẽ khoản đó không tính thì bọn nó cứ tính vào vì đã được hoàn lại rồi. Nhưng bọn nó cứ để nguyên đấy.
Tôi thắc mắc.
- Nếu nhìn sơ qua, thì có số lỗ do anh khai khống tăng vọt vốn lên. Rồi người ta cứ áp giá đấy, đến lúc không phải như thế thì họ bảo anh làm lỗ à.?
Thanh chửi thề.
- Thế mới điên.
Tôi cười.
- Chung quy cũng lỗi do anh, cái này người ta bảo là tự tay bóp dái. Anh nhận một đống đổ nát về, sửa cái tên rồi anh định giá cao vống lên. Anh được thành tích, được cấp trên hài lòng, được khen thưởng này nọ. Thì đến lúc định giá lại không phải như thế thì anh toi. Nhẽ ra cái lúc người ta dồn các công ty về, anh phải kiểm tra chắc chắn. Đáng lẽ trị giá nó còn có 500 tỷ, thì anh bảo là chỉ còn 300 tỷ thôi. Đằng này anh cứ ok, nó bảo 1000 tỷ anh nhận. Chả lẽ anh không biết cãi sao.?
Thanh.
- Cãi thế nào được cấp trên ở chế độ này, thằng nào vào thế đấy mà chả phải nhận. Cãi vậy ngang đi tố cấp trên là ông đầu tư vào công ty kia 1000 tỷ, giờ sát nhập về tôi, tôi thấy giá trị chỉ có 300 tỷ thôi. Thế là tố cấp trên làm lỗ 700 tỷ à? Trong khi nó sáp nhập thế là để mình ỉm đi khoản lỗ đấy, coi như gọi là cất hộ nó chỗ lỗ ấy. Bên trong chế độ không như chú nghĩ, anh bảo cái bao thuốc lá này anh đưa chú là giá 10 đồng, chú sẽ phản ứng ngay ngoài kia có 5 đồng sao ông nói tôi 10 đồng. Nhưng chế độ này trên nó bảo thế nào, dưới phải nghe thế, có thằng nào cãi đâu.
Tôi.
- Đm thế cái chế độ đấy nó làm con người ta hèn đi à.?
Thanh cười méo xệch, không trả lời.
Tôi đùa tiếp để đỡ mệt nhọc đầu óc.

- À, mà sao lúc nó thanh tra. Anh không thú nhận là, cái PVC đấy ban đầu thực ra chỉ giá 870 tỷ thôi. Tôi khai láo lên thành 1500 tỷ đấy. Các ông trừ cho tôi đi chỗ tôi khai láo. Mẹ chỗ đó cũng được hơn 600 tỷ , cộng với hơn 900 tỷ tạm ứng đã được hoàn lại. Thế là đã bớt được 1600 tỷ, một nửa rồi còn gì. Cộng thêm bọn lâu nhâu đổ về sau này trị giá 1 nghìn tỷ mà thực chất là mấy trăm thôi. Đã có hơn 2 nghìn tỷ lỗ do khách quan không phải do anh. Rồi thêm giá chứng khoán rớt này nọ nữa thì số lỗ đấy gần như đủ, chẳng phải do anh. Mà có khi còn là anh làm lời ra cái vụ thoái vốn được hơn 1600 tỷ chứ.

Thanh chửi thề.
- Đm, nó đéo nghe đâu. Nó cứ tính theo giá trị định giá rồi nó làm thôi. Ngay như khoản 900 tỷ được bù lại kia, khoản lỗ hơn ngàn tỷ do chứng khoán rớt giá nó còn chả nghe. Bọn kiểm tra trung ương đảng biết cái gì. Toàn một lũ ngu dốt chỉ nghe lão Trọng bắt là phải quy lỗ 3200 tỷ thì cứ thế nó làm. Nó đến Hậu Giang làm việc cả đoàn, đưa hồ sơ, sổ sách ra đối chiếu làm việc, giải trình có chứng cứ hết. Chúng nó đuối lý không ra được kết luận nào quy trách nhiệm lỗ. Mỗi thằng về khách sạn cầm theo một chai Macallan uống say ngủ. Rồi mai lại hỏi, hỏi không ra được lỗi thì về. Ròng rã mấy tháng trời đi lại như thế.
Cơm xong chúng tôi bắt dầu tiếp tục cuộc phỏng vấn chính thức. trong căn phòng nhỏ kế bên. Nơi hút được thuốc lá. Người đàn ông phục vụ cũng ngồi cùng. Cả ba chúng tôi đều đốt thuốc, khói đặc như màn sương. Chẳng khi nào thuốc tắt cả, cứ ba người hút như thế thì luôn có ít nhất một điếu đang cháy. Tôi bỗng nhớ những phòng hỏi cung ở Công an bộ và công an các thành phố mà tôi từng bị bắt như Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, TP HCM. Nơi nào cũng giống nhau là chỉ có cái bàn và hai hoặc ba cái ghế. thuốc là và trà mạn hay cà phê không lúc nào ngừng. Người hỏi cung đốt thuốc liên tục, người bị hỏi cung cũng vậy. Nghĩ đến đoạn ấy, tôi bỗng nảy ra câu hỏi lúc ngồi vào bàn.
- Anh Thanh này, nếu chuyển sang ngạch hàm bên công an, thì cấp phó chủ tịch tỉnh có khi hàm đại tá ý nhở.?
Thanh gật đầu.
- Đại tá đương nhiên, có khi còn là thiếu tướng ý.
Tôi cười khùng khục, hai người kia chắc không biết rằng tôi cười vì tôi nghĩ cảnh trớ trêu. Bây giờ thì tôi đang như hỏi cung một viên thiếu tướng công an cộng sản. Bên cạnh là một ông chắc hàm trung tướng nữa ngồi làm chứng cũng nên.
Cuộc phỏng vấn chính thức tiếp tục.

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 3

NBG: Ông có tóm tắt được kết quả kiểm tra, kiểm toán này không?
TXT: Kết quả của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này đã đưa đến những kết luận, báo cáo của PVN, của Bộ công thương gửi chính phủ. Tôi đã trích dẫn những phần quan trọng ở các câu trả lời trên đây. Tôi nói thêm là đoàn 725 có biên bản đánh giá các hoạt động công ty và không đưa kiến nghị nào về PVC. Còn biên bản của đoàn thanh tra chính phủ 1116 về phòng chống tham nhũng có đánh giá về tiền lương của lãnh đạo tập đoàn cao hơn mặt bằng xã hội, nhưng trong thực tế, lương của cán bộ , nhân viên chung của ngành dầu khí lúc đó đều cao hơn nhiều ngành nghề khác.
NBG: Báo chí Việt Nam đưa tin rất nhiều về một ngôi biệt thự ở Tam Đảo được cho rằng của ông. Ông có ý kiến gì về việc này?

TXT: Toà nhà này trước của PVC Kinh Bắc, một công ty liên kết bằng thương hiệu với PVC. Sau đó gia đình tôi cùng với mấy người bạn góp tiền mua chung; chúng tôi có đầu tư sửa sang thêm và đã sang nhượng toàn bộ tòa nhà này cho người khác, chúng tôi không còn là chủ sở hữu ngôi nhà này nữa. Một số tờ báo không tìm hiểu kỹ, đã vội vã cho rằng tôi là chủ sở hữu ngôi nhà này ở thời điểm báo đưa là không đúng. Có thể mục đích của họ là hùa theo đặt điều để phục vụ cho ý đồ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
NBG: Theo báo chí thì dưới thời ông lãnh đạo PVC, những công ty con của PVC đã chi tiêu những khoản vô tội vạ. Trong đó có công ty thanh toán những khoản tiếp khách, chi phí cho quà sinh nhật của người thân của ông đến hàng trăm triệu đồng. Ông ý kiến gì về việc này?
TXT: Công ty PVC-ME đã bị khởi tố và ra toà xét xử. Trong công ty này phần vốn của PVC chỉ có 36%, nên PVC chỉ là một cổ đông trong công ty này. Chịu trách nhiệm là hội đồng quản trị công ty, tổng giám đốc công ty đã bảo thủ quỹ ứng 500 triệu ghi lý do để đi mừng sinh nhật bố tôi. Báo chí đã chủ quan chỉ dựa theo lời khai một phía của thủ quỹ PVC- ME. Nhưng cơ quan công an điều tra đã hoàn toàn không xác nhận được bố tôi nhận bất cứ đồng nào từ khoản này.
NBG: Một số công ty con nêu trên đã bị khởi tố và xét xử, ông có ý kiến gì?
TXT: Đó là công ty PVC-ME. Ở đây tôi nói thêm, nhiều người đã nhầm khi nghĩ những công ty con kia sát nhập về PVC là do PVC làm chủ. Thực chất chỉ có việc sát nhập phần vốn mà PVN đã đầu tư vào các công ty này là 36%. Tôi làm lãnh đạo PVC là đại diện phần vốn của PVN ở các công ty này. Theo luật doanh nghiệp thì phải quá 51% mới có quyền chỉ đạo. Việc lãnh đạo PVC-ME phải chịu trách nhiệm, phải hai lần bị đưa ra xét xử, không có gì liên quan đến tôi.
NBG: Qua trả lời của ông, người ta có thể cho rằng quá trình hoạt động của PVC đã được thanh tra, kiểm tra, và các bộ ngành, chính phủ đã có đánh giá và kết luận. Những nguyên nhân dẫn đến lỗ và thực chất số lỗ đó có thể được coi là đã được làm rõ vào năm 2014. Vậy tại sao đến năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN lại chỉ đạo các bộ, ngành điều tra lật lại câu chuyện lỗ hơn ba nghìn tỷ này?
TXT: Đây cũng là vấn đề mà dư luận thấy khó hiểu. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với kết quả Đại hội đảng 12 thì có thể thấy, những biến động trong nhân sự lãnh đạo cao cấp có liên quan đến câu chuyện này. Trong hội nghị trung ương 6 của đảng CSVN khoá 11, ông Trọng đã đưa ra trung ương để xem xét kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự khởi đầu cho một cuộc thanh toán ý thực hệ trong đảng giữa hai phe có quan điểm khác nhau. Cuộc chiến này kéo dài đến đại hội 12 thì ông Trọng thắng thế còn ông Dũng phải về hưu. Ông Trọng muốn thanh toán nốt những người còn lại trước kia đã ủng hộ quan điểm của ông Dũng. Đó là những người cấp trên của tôi như ông Đinh La Thăng, ông Vũ Huy Hoàng và có thể là một vài người khác. Để mở đầu cuộc tấn công vào ông Thăng, ông Hoàng, ông Trọng đã chọn tôi làm vật hiến tế...
NBG: Xin lỗi, cho tôi hỏi cắt ngang một câu. Tại sao ông Trọng không chọn nhiều cấp dưới khác của như ông Thăng, mà lại chọn ông?
TXT: Do tính chất phân công của tổ chức, tôi phải làm việc ở Dầu Khí với ông Đinh La Thăng, tại bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, tại Hậu Giang với ông Huỳnh Minh Chắc bí thư tỉnh uỷ. Các ông này đều là những người gần gũi vói ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Câu chuyện tranh giành giữa ông Trọng và ông Dũng xảy ra từ nhiều năm nay ai cũng thấy điều đó., xuất phát từ chính sách đối nội, đối ngoại của hai nhân vật này khác nhau. Đây là cuộc trả thù phe ông Dũng, tôi thành một thí điểm.

NBG: Như ông trả lời phía trên, vụ việc bắt đầu từ sự triệt hạ nội bộ đảng cộng sản về ý thức hệ, về quan điểm và đường lối. Nhưng ông Trọng đã nắm toàn quyền, ông Dũng đã về hưu, quyền lực bây giờ đang trong tay ông Trọng. Vậy ông Trọng cần gì phải tấn công những quan chức cấp dưới vốn thân ông Dũng trước kia nữa?

TXT: Việc triệt hạ về ý thức hệ là cuộc tương tàn thảm khốc không khoan nhượng trong nội bộ cộng sản. Đây là đặc tính tiêu biểu của chế độ cộng sản kế thừa từ chế độ phong kiến. Hơn nữa, ông Trọng vì mưu đồ muốn dựa hẳn vào Trung Quốc, nên ông ta cần dẹp sạch những tư tưởng khác với mưu đồ của ông ta, để không bị phản đối trong nội bộ, dù chỉ là ý kiến nhỏ hay tiếng xì xào. Ngoài chuyện mâu thuẫn về ý thức hệ , cuộc chiến tranh giành về quyền lực này, đằng sau nó còn là những doanh nghiệp, những nhóm lợi ích sân sau của hai bên. Cho nên đủ mọi yếu tố thúc đầy cho cuộc chiến này không từ thủ đoạn nào. Mặt khác sau mấy chục năm ở bộ chính trị mờ nhạt và không để lại dấu ấn, đây là cơ hội để ông Trọng thể hiện cho người ta thấy được ông. Và cách ông ta chọn là thanh trừng những người thuộc phe đối thủ với ông. Bởi sự trả thù lấy tiếng này bám hết tâm trí của ông, khiến ông ta trở nền mù quáng một cách điên cuồng để thoả mãn. Chúng ta thử nhìn vụ ông ta chỉ đạo cách chức bí thư ban cán sự đảng bộ công thương của ông Vũ Huy Hoàng , thì thấy sự lố bịch do thù hận bám tâm trí ông Trọng quá cao. Thử hỏi xem nếu cách chức này thì còn chức nguyên uỷ viên trung đảng của ông Hoàng vẫn còn nguyên đó, vậy việc ông Trọng làm có khác gì trò cười.

NBG: Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế..." đối với ông?

TXT: Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi "cố ý làm trái các quy định..." là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước.

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

>Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Tỉnh ủy Hậu ( bài 4)Giang đã ...

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../ban-to-chuc-tw-bo-noi-vu-bo-c...

Tổng thống Mỹ Donald Trump làm bốn phương bốc lửa

Tú Anh

mediaTổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với lãnh đạo nhiều nước, ngày 28/01/2017REUTERS/Jonathan Ernst
Trong 48 giờ qua, tân tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục quạt gió vào các lò lửa quốc tế nhất là với Iran và Nga. Cùng lúc đó, từ Seoul, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đe dọa giáng trả « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng dùng vũ khí nguyên tử tấn công Hàn Quốc hay lãnh thổ Hoa Kỳ.
Donald Trump có vẻ ưa thích thái độ khó lường cho dù đã khoác áo lãnh đạo siêu cường kinh tế và quân sự. Hai tuần sau ngày tuyên thệ nhậm chức, tổng thống theo xu hướng «quốc gia trước đã », và chính phủ của ông, đã liên tục đưa ra những tuyên bố bốc lửa. Không những đối thủ của Hoa Kỳ mà ngay các quốc gia đối tác hay đồng minh như Mêhicô, Úc và Israel cũng bị Donald Trump dằn mặt, theo phân tích của AFP.
Đối với Iran, sau lời « cảnh báo » của Nhà Trắng, Washington dự trù tăng cường các biện pháp mới trừng phạt chế độ Hồi giáo vì Teheran thử tên lửa đạn đạo bị xem là vi phạm thỏa hiệp hạt nhân ký kết với các đại cường vào tháng 7/2015.
Chống Iran, « không trừ một giải pháp nào »
Tổng thống Barack Obama trước đây sử dụng hiệp định hạt nhân này để làm giảm căng thẳng với Iran, tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Trái lại, tân tổng thống Donald Trump thẳng thừng đe dọa « không loại trừ một biện pháp nào » kể cả biện pháp quân sự. Teheran lập tức lên án tổng thống Mỹ « liên tục vu khống để khiêu khích».
Tiếp tục trừng phạt Nga
Điều ngạc nhiên hơn hết là Washington cũng lên giọng với Matxcơva. Trong khi Donald Trump, từ lúc vận động tranh cử đã chủ trương thắt chặt quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, thì tân đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley « lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraina ». Tại Hội Đồng Bảo An, nữ đại sứ Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt « sẽ được duy trì cho đến khi nào Nga trả bán đảo Crimée lại cho Ukraina ».
Nhà Trắng cũng tỏ thái độ lạnh nhạt với Israel trong hồ sơ lập khu định cư người Do Thái trên lãnh thổ lấn chiếm của Palestine. Cho dù Donald Trump nhiều lần ca ngợi mối quan hệ với đồng minh truyền thống tại Trung Đông kể cả ý định dời sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem, nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thẩm định việc « xây thêm khu định cư không giúp giải quyết xung đột Israel-Palestine ».
Nhưng rồi sau đó, có tin tân ngoại trưởng Rex Tillerson gọi điện trấn an thủ tướng Benyamin Netanyahu, cam kết một sự ủng hộ « toàn diện ».
Xem thường Úc
Donald Trump cũng làm cho đồng minh quân sự Úc ở Thái Bình Dương choáng váng. Trong cuộc điện đàm bị cắt giữa chừng, tổng thống Mỹ cho rằng ông sẽ xét lại thỏa thuận « ngu ngốc » giữa Washington và Canberra về việc Mỹ nhận di dân bất hợp pháp bị cô lập trong các trại tạm cư ngoài nước Úc.
Vùi dập Bắc Triều Tiên
Còn tại Bắc Á, trong chuyến công du trấn an hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tuyên bố sẵn sàng « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Những dùng hạt nhân tấn công một trong các đồng minh của Mỹ. Chủ nhân Lầu Năm Góc là bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Trump thăm nước ngoài và với chủ đề an ninh quốc phòng.
Trong hồ sơ kinh tế, tuần trước, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ thực hiện ngay chủ trương bảo hộ thị trường, thúc giục Canada và Mêhicô thương thuyết lại hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ.
Những lời tuyên bố bốc lửa trong những ngày qua làm cho công việc của tân ngoại trưởng Rex Tillerson khó khăn thêm. Ngày thứ năm 02/02/2017, ông chính thức nhậm chức vào lúc bộ Ngoại Giao trong tình trạng « nổi loạn », với khoảng « 1000 nhà ly khai » làm lung lay. Chính sách ngoại giao « thiển cận và nghiệp dư » của tổng thống Donald Trump bị chống đối công khai.
Thật ra, giới phân tích không rõ là tổng thống doanh nhân toan tính gì ? Phải chăng ông sử dụng chiến thuật đấu trí mà người Mỹ gọi là « ván bài lừa dối » mà cứu cánh duy nhất cần đạt được là phục vụ quyền lợi nước Mỹ trước đã, đồng minh lịch sử hay kẻ thù truyền thống không đáng kể.
Theo AFP, vị khách quốc tế đầu tiên của tân ngoại trưởng Mỹ là đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel. Ngoại trưởng Đức đã nhắc nhở phía Mỹ là trong giai đoạn đầy bất trắc này, mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, từ kinh tế đến quân sự, vô cùng cần thiết.