Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

TRUNG QUỐC ' TRÊU GHẸO" ÔNG NGUYỄN XUÂN ANH, LỜ CHÍNH QUYỀN CHO NGƯỜI XÂY THỬ MỘT DÃY PHỐ GIỮA ĐÀ NẴNG



Phát hiện khu xây dựng không phép trông giống “phố Trung Quốc” giữa Đà Nẵng

TẤN TÀI

(GDVN) - Được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê-tông kiên cố, phía bên trong là hệ thống những ngôi nhà cổ kiểu dáng của người Hoa được xây dựng liền kề nhau.

Vào thời điểm kiểm tra hiện trường hôm 9/3, lực lượng chức năng đã phát hiện có năm người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo công trình. Một trong số này có mang hộ chiếu hình lưỡi bò của Trung Quốc.
Choáng ngợp trước khu phố Tàu trong hầm bê-tông
Từ những thông tin ban đầu, chúng tôi tìm đến công trường xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành (Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Những ngôi nhà cổ kiểu người Hoa được xây dựng lén lút sau bức tường bê-tông che chắn kín đáo. Ảnh: TT
Dọc theo phía đầu đường Hoàng Đạo Thành là một dãy tường bê-tông kiên cố, cao hơn chục mét, kéo dài 500-600 mét, thuộc phần đất của Công ty VietMay Home Tổng kho miền Trung (thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).

Cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ về "hộ chiếu lưỡi bò" Trung Quốc

Đây là hành động láu cá. Trung Quốc muốn gián tiếp buộc các quốc gia đang có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải công nhận ‘đường lưỡi bò’ của họ bằng cách đóng dấu vào quyển hộ chiếu đó
Nhìn bề ngoài thì không ai nghĩ phía sau đó lại có một công trường đang thi công, xây dựng khá  rầm rộ.
Tất cả những kiến trúc bên trong đều bị bức tường này che chắn, chỉ có hai cửa vào khá hẹp nằm ở hai đầu.
Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân xác nhận, đây là công trình xây dựng chưa được cấp phép, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện gần đây.
Dẫn chúng tôi thâm nhập vào trong, có hơn chục ngôi nhà được xây dựng kín đáo, gần hoàn thiện.
Những ngôi nhà xây theo kiểu cổ của người Hoa, quây tròn với nhau thành hình chữ nhật trong một khuôn viên rộng.
Phía trước có sân nhỏ, được thiết kế ghế ngồi, “phố đi bộ”, đèn đường chiếu sáng. Nhà cổ được lợp ngói, có cả ban công, sân thượng phía trên. Một điểm khác thường là tất cả đều được bịt kín xung quanh bởi bức tường bê – tông dày, kiên cố.

Những hình ảnh ghi lại tại khu phố Trung Quốc trong hầm bê - tông giữa Đà Nẵng.
“Thông tin về công trình xây dựng không phép thì phường đã nắm lâu rồi nhưng không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào.
Sau khi họ đập bức tường bao bọc bên ngoài (ở số 3 đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành) thì mới lộ ra” ông Quyết nói.
Phát hiện năm người Trung Quốc ở công trình không phép
Theo tìm hiểu, phần diện tích xây dựng không phép này nằm trong phần đất của nhà kho công ty VietMay Home.
Các kiến trúc bên trong đã được xây dựng gần như hoàn thiện. Ảnh: TT
Đây là dự án có tên: “Trung tâm giới thiệu trà và đặc sản Việt Nam” do Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở tại số 67 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm chủ đầu tư xây dựng công trình.

Hộ chiếu đường lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc

Với việc Trung Quốc cho in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu, một lần nữa Trung Quốc thể hiện hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hết sức ngang ngược và thâm độc.
Tuy nhiên, vào ngày 9/3, khi lực lượng chức năng của phường Hòa Xuân phát hiện ra việc xây dựng sai quy định nên xuống kiểm tra thì phía Công ty chỉ trình ra được bản vẽ thiết kế, còn không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ khác.
Chủ tịch UBND phường Hòa Xuân, ông Võ Linh Thể đã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Lý do là đã có hành vi vi phạm: xây dựng công trình không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quyết định cũng nêu rõ, Trưởng Công an phường Hòa Xuân chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
Phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc các cơ quan liên quan đảm bảo hiệu thực thi hành của quyết định này.
Kể từ ngày ban hành quyết định này (ngày 9/3), chủ đầu tư phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định.
Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp tục thi công.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành hoặc cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Ông Quyết cho biết thêm, vào thời điểm cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường thì phát hiện có 5 người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo, xem xét việc xây dựng.
Ngoài ra, còn có một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đi cùng với nhóm này.
“Theo quy định thì đây không phải là khu vực du lịch nên cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hoạt động của những người này” ông Quyết nói.
Trong số 5 tấm hộ chiếu Trung Quốc thì phát hiện một tấm hộ chiếu có in hình đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò).
Bức tường rào bên ngoài đã che chắn kín đáo các vật mẫu kiến trúc bên trong. Ảnh: TT
Địa phương cũng đặt nghi vấn, nhóm người Trung Quốc này mới là chủ đầu tư thực sự. Họ đang mượn danh nghĩa công ty Việt Nam để đầu tư, xây dựng khu vực này.
Trong quá trình tìm hiểu, quay phim về “khu phố Tàu” không phép này, chúng tôi gặp một người tự nhận là của Công ty VietMay Home.
Người này cho rằng, đây là phần đất của Công ty đã được thành phố Đà Nẵng giao. Sau đó, VietMay cho thuê lại phần nhà kho này để kinh doanh.
Khi cho thuê thì ký kết với chủ là người Việt Nam. Họ nói sẽ cải tạo một xíu thôi - người này cho biết.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi vì sao họ lại xây dựng cả một công trình đồ sộ lớn như vậy mà chủ đất không biết thì ông này cho rằng đó là việc của họ (Công ty Liên Hợp Thế Duy) phải xin phép chính quyền, còn VietMay chỉ cho thuê đất.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhập thông tin về sự việc này.

'Khu phố' 1.500m2 không phép xây bí mật trong nhà kho ở Đà Nẵng

Kiểm tra một kho chứa hàng, lực lượng chức năng bất ngờ phát hiện công trình xây dựng cả dãy nhà cùng nhóm 5 người Trung Quốc.

Ngày 10/3, ông Võ Linh Thể, Chủ tịch UBND phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng), cho biết phường vừa đình chỉ công trình xây dựng không phép bên trong nhà kho thuộc phần đất của Công ty VietMay Home Tổng kho miền Trung, số 3 đường Phạm Hùng, khu dân cư Nam Cẩm Lệ.
khu-pho-1500m2-khong-phep-xay-bi-mat-trong-nha-kho-o-da-nang
Khu phố nhỏ với nhiều công trình đang xây dựng phía trong nhà kho của VietMay Home. Ảnh: Linh Thể.
Theo biên bản vi phạm hành chính, công trình có diện tích xây dựng 1.500m2, đang trong quá trình hoàn thiện. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở số 67 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu).
"Trước đây UBND phường chỉ biết công trình là một kho chứa vật liệu", ông Thể nói và cho biết vài ngày trước, chính quyền nhận phản ánh từ người dân về công trình không phép bên trong nhà kho hai mặt tiền đường Phạm Hùng và Hoàng Đạo Thành.
Đoàn kiểm tra phường Hòa Xuân đã kiểm tra và phát hiện phía trong nhà kho là công trình đang xây dựng, gồm nhiều ngôi nhà giống kiến trúc nhà cổ ở Hội An (Quảng Nam). Do xây dựng trong nhà kho tối, các công nhân phải thắp điện để thi công. Máy móc và vật liệu xây dựng đang được tập kết.
khu-pho-1500m2-khong-phep-xay-bi-mat-trong-nha-kho-o-da-nang-1
Nhiều máy móc xây dựng bên trong khu công trình. Ảnh: Linh Thể.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi phát hiện công trình này. Chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng, mà chỉ có bản vẽ thiết kế. Bản vẽ này chưa có con dấu của cơ quan chức năng", ông Thể nói.
Ông Thể cho biết tại thời điểm kiểm tra, công trình có một nhóm 5 người Trung Quốc, có phiên dịch tiếng Việt. Một người trình hộ chiếu in hình đường lưỡi bò và đã bị lập biên bản.
khu-pho-1500m2-khong-phep-xay-bi-mat-trong-nha-kho-o-da-nang-2
Bên ngoài khu công trình trái phép là tường nhà kho được xây dựng kiên cố. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, khẳng định Sở chưa từng cấp phép cho khu công trình nhà phía trong kho thuộc đất của Công ty VietMay Home. "Thanh tra sở đang tiếp cận công trình để cùng quận Cẩm Lệ xử lý. Riêng những thông tin liên quan đến người Trung Quốc chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra", ông Nam nói.
UBND phường Hòa Xuân đã yêu cầu trưởng công an phường tổ chức lực lượng cấm các phương tiện chở vật liệu, vật tư và người lao động vào thi công xây dựng công trình được cho là vi phạm này.
Nguyễn Đông
Tấn Tà

RFI: Vì sao Nga muốn lãng quên cuộc cách mạng 1917 ?


Vì sao Nga muốn lãng quên cuộc cách mạng 1917 ?


Những người Cộng Sản Nga diễu hành nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga, ngày 7/11/2016.Vasily MAXIMOV / AFPint

    Cách nay 100 năm, ngày 23/02/1917, công nhân nhà máy lớn nhất ở Petrograd, lúc đó là thủ đô của Đế Chế Nga, đã đình công với yêu sách « bánh mỳ và việc làm ». Các cuộc biểu tình đã liên tiếp nổ ra và chuyển thành một cuộc đấu tranh chính trị. Hoàng Đế Nga đã ra lệnh trấn áp, gây ra một biển máu. Binh sĩ Nga nổi dậy và ngày 02/03/1917, hoàng đế Nicolas II thoái vị.

    Đó là cuộc cách mạng tháng 02/1917. Một chính phủ lâm thời được thành lập. Sau đó, phe « Bolshevik – Hồng Quân », dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, đã lật đổ chính phủ này vào ngày 25/10/1917 và sự kiện này được gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Mười.
    Lê-nin : Nhà sáng lập chế độ cộng sản, nhà cách mạng nguy hiểm
    Một thế kỷ sau, chính quyền của tổng thống Vladimir Putin tỏ ra lúng túng trong việc kỷ niệm sự kiện trên. Tuy tự hào về tiếng vang của cuộc cách mạng Nga trên toàn thế giới, nhưng Matxcơva lại chống lại mọi ý tưởng « làm cách mạng » lật đổ chính quyền. Các hoạt động kỷ niệm hiếm hoi phải là dịp tái khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất, đoàn kết quốc gia, chống lại cuộc đấu tranh giai cấp.
    Sử gia Andrei Zoubov, nguyên là giáo sư thuộc Học Viện Quan Hệ Quốc Tế Nga (MGIMO), giải thích với thông tín viên RFI Muriel Pomponne, tại Matxcơva, rằng một 100 năm sau cuộc cách mạng Nga, điện Kremlin không muốn kỷ niệm rầm rộ tưởng nhớ công lao của Lê-nin cũng như « Hồng Quân – Bolshevik » :
    «Từ 30 năm nay, chủ nghĩa cộng sản không còn chính thức tồn tại ở nước Nga nữa, thế nhưng, Lê-nin, nhà tư tưởng chính của chủ nghĩa cộng sản, vẫn hiện diện khắp nơi, vẫn có lăng Lê-nin, tượng đài Lê-nin, nhiều đường phố mang tên Lê-nin, thậm chí vẫn còn có vùng Leningrad, cho dù rất may là không còn thành phố Leningrad nữa. Tuy nhiên, tên tuổi Lê-nin không còn được nhắc đến trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo, như một tấm gương cần noi theo nữa.
    Cho dù chính quyền hiện nay là hậu duệ trực tiếp của chế độ cộng sản mà người sáng lập là Lê-nin, nhưng vẫn có một sự sợ hãi khủng khiếp về cuộc cách mạng. Lê-nin đã tiến hành cách mạng, ông đã phá vỡ đế chế Nga và do vậy, Nhà nước Nga hiện nay rất lo sợ là có một ai đó phát động một cuộc cách mạng và phá vỡ đế chế của họ.
    Hơn nữa, cũng không nên quên rằng tất cả những người này đều được đào tạo từ trường đại học cộng sản và nghĩ là có thể có một cuộc cách mạng. Do vậy, đối với họ, Lê-nin là người tạo dựng cuộc sống và quyền lực cho họ, bởi vì đó là các nhân viên KGB có cội nguồn từ trong quá khứ sô-viết cộng sản.
    Nhưng mặt khác, đó là một nhà cách mạng nguy hiểm tuyệt nhiên không nên đề cao. Trong lúc Staline là một người bảo thủ, đã biến cuộc cách mạng thành một đế chế. Do vậy, đó là một nhân vật tích cực. Các Sa Hoàng Nga cũng là những nhân vật tích cực, kể cả hoàng đế bất hạnh Nicolas đệ nhị, người đã cố gắng đến cùng duy trì đế chế, nhưng các nhà cách mạng đã ngăn cản ông làm việc này».
    Kiên quyết bác bỏ mọi thay đổi cách mạng
    Bà Korine Amacher, giáo sư thỉnh giảng tại đại học Geneve, chuyên gia về lịch sử Nga và Liên Xô, trong bài « Kỷ niệm một cuộc cách mạng nhưng tránh gây ảo tưởng » trên báo Le Monde Diplomatique số ra tháng 3/2017 cho biết, hồi tháng 11 năm 2016, vào thời điểm kỷ niệm 99 năm cuộc cách mạng tháng 10, một nhà báo của đài phát thanh Radio Svoboda đã hỏi người dân Matxcơva trên đường phố : Giả sử như chúng ta đang ở năm 1917 thì quý vị ủng hộ lực lượng « Bạch Vệ - Menshevik » hay « Hồng Quân – Bolshevik » ? Các câu trả lời của cuộc phỏng vấn « sơ sài » này hơi nghiêng một chút về phía « Hồng Quân », và cho thấy là tại Nga, việc bác bỏ các cuộc cách mạng, thay đổi triệt để không đồng nghĩa với việc bác bỏ «Hồng Quân ».
    Cũng vào dịp đó, khoảng 2000 người, vốn nuối tiếc chủ nghĩa cộng sản, dẫn đầu là Guennadi Ziouganov, lãnh đạo đảng Cộng Sản Liên Bang Nga, đã đi tuần hành ở thủ đô Matxcơva, giương cao chân dung Lenine và Staline. Trước đó, lãnh đạo đảng tự do Iabloko, ông Serguei Mitrokhine, đã tới trước trụ sở bộ Quốc Phòng Nga, để đặt vòng hoa và một tấm biển ca ngợi công lao của « những người bảo vệ nền dân chủ và Quốc Hội lập hiến », vì những vị anh hùng này đã chiến đấu chống lại những tên « kẻ cướp chính trị », tức phe « Hồng quân – Bolshevik » : Vào tháng Giêng 1918, phe Bolshevik do không có được đa số, đã giải tán Quốc Hội lập hiến được bầu ra ngày 25/11/1917.
    Theo giáo sư Korine Amacher, chính quyền Nga thường xuyên ngăn cản các sự kiện do đảng Iabloko tổ chức và cho phép đảng Cộng Sản diễu hành với chân dung của Lenine và Staline. Hai ví dụ này cho thấy cuộc cách mạng 1917 vẫn là một sự kiện gây tranh cãi trong xã hội Nga và việc đề cập, kỷ niệm sự kiện này vẫn là một công việc tế nhị đối với chính quyền.
    Cách Mạng 1917 : Sự kiện cho sự « hòa giải » quốc gia ?
    Nếu như nước Nga dưới thời tổng thống Boris Elsine có quan điểm chống Staline quyết liệt và quan điểm này đã thay đổi dưới thời tổng thống Putin, với cái nhìn tích cực hơn về công và tội của Staline, hai lập trường này đều có chung một điểm : đó là sự kiên quyết bác bỏ mọi thay đổi cách mạng. Năm 1996, ngày 07 tháng 11 trở thành Ngày Đoàn Kết và Hòa Giải. Việc hủy bỏ các hoạt động kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 là nhằm xóa bỏ sự kiện này và thay thế bằng một sự kiện khác thúc đẩy việc hòa giải trong xã hội.
    Từ nhiều năm nay, vào ngày 07/11, chính quyền Nga tổ chức duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ, không phải là để kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 mà để tưởng nhớ cuộc duyệt binh hào hùng ngày 07/11/1941 vào lúc quân phát xít Đức đã ở gần cửa ngõ Matxcơva. Một phần lớn trong số 28 ngàn binh sĩ tham dự cuộc duyệt binh ngày đó, đã lên đường ra chiến trường. Như vậy, chính quyền Nga hiện nay không muốn xóa bỏ cũng không muốn tưởng niệm rầm rộ cuộc cách mạng. Điện Kremlin tìm cách « hòa trộn » nhiều sự kiện lịch sử để tạo dựng và củng cố sự thống nhất hòa giải quốc gia.
    Các hoạt động kỷ niệm này nhằm mục đích : thống nhất và tập trung quyền lực của Nhà nước Nga. Ngược lại, một cuộc cách mạng thì gợi nhớ đến việc xóa bỏ Nhà nước, nước Nga kiệt quệ và máu chảy thành sông do cuộc nội chiến khủng khiếp, giữa « Hồng Quân » và « Bạch Vệ », với sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.
    Theo thông tín viên RFI tại Matxcơva Muriel Pomponne, trong một cuộc họp gần đây, Vladimir Putin đã công khai chỉ trích chính sách của Lê-nin :
    «Chúng ta biết vai trò của « Hồng Quân » trong việc làm sụp đổ mặt trận Nga trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ I. Việc chúng ta thua một quốc gia đang trên đà thất bại trong cuộc chiến này – bởi vì sau đó ít lâu, nước Đức đã đầu hàng – đó là một tình huống duy nhất trong lịch sử. Tại sao lại có việc đó ? Vậy phải suy nghĩ gì về việc này khi biết rằng đất nước chúng ta đã phải hứng chịu những tổn thất khủng khiếp.
    Nhưng lý do chính mà tôi cho rằng cần phải có một cái nhìn mới về những ý tưởng mà Lê-nin đưa ra. Lê-nin đã nói rằng Liên Xô cần phải được hình thành trên cơ sở một sự bình đẳng hoàn toàn cùng với việc các quốc gia khác có thể ly khai ra khỏi Liên Xô.
    Tự chủ về văn hóa là một chuyện, tự chủ với việc có nhiều quyền lực Nhà nước quan trọng, như quyền được ly khai, đó là một chuyện khác. Điều này, đi kèm với tình trạng kinh tế và chính sách xã hội không hiệu quả đã dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước. Đó là một quả bom nổ chậm».
    Xóa bỏ sự ổn định, đoạn tuyệt với các truyền thống và phủ nhận quyền lực của Nhà nước, chính quyền Nga rất « dị ứng » với những « thành quả » của cuộc Cách Mạng Tháng 10. Trong tầm ngắm của Matxcơva, đó là các cuộc « cách mạng mầu », đặc biệt là ở Gruzia năm 2003 và tại Ukraina năm 2004, được coi kết quả của các âm mưu can thiệp của phương Tây vào khu vực vốn thuộc vùng ảnh hưởng của Nga thời hậu Xô Viết. Các cuộc biểu tình tại Nga hồi năm 2011-2012 phản đối kết quả bầu cử đã làm tăng nghi ngờ về sự can thiệp của nước ngoài.
    Trong diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 28/09/2015, tổng thống Nga Putin đã chỉ trích việc « xuất khẩu cái mà người ta gọi là các cuộc cách mạng dân chủ ». Ông nói : « Chúng ta không được quên quá khứ. Ví dụ, về phần mình, chúng tôi vẫn nhớ tới lịch sử Liên Xô. Việc xuất khẩu các kinh nghiệm xã hội, những ý đồ nhằm gây ra các thay đổi trong một nước khác trên cơ sở những phương hướng tư tưởng của họ, thường gây ra những hậu quả tang thương, đồng nghĩa với việc phản tiến bộ và thụt lùi. »
    « Đại Cách Mạng Nga »
    Theo chuyên gia Korine Amacher, ngay từ năm 2007, Matxcơva đã tìm cách đưa ra một diễn giải mới về cuộc cách mạng. Các cuộc cách mạng tháng 02, tháng 10 năm 1917 cũng như cuộc nội chiến được gộp vào nhau dưới tiêu đề « Đại Cách Mạng Nga », với hy vọng đưa cuộc cách mạng này lên ngang tầm cuộc « Đại Cách Mạng Pháp ».
    Khía cạnh thảm họa và hậu quả tàn khốc của cuộc nội chiến được nhấn mạnh : nước Nga đã thoát ra khỏi cuộc thảm họa này và vững mạnh hơn trước, dưới hình thức Liên Bang Xô Viết. Trong sơ đồ này, không có chuyện tố cáo phe nào là thủ phạm hoặc nhấn mạnh đến quan điểm chính trị. Cả « Bạch Vệ » cũng như « Hồng Quân » đều sẵn sàng xả thân vì nước Nga – « Bạch Vệ » vì một Đế Chế Nga và « Hồng Quân » vì một nước Nga Xô Viết. Cả hai đều cần phải được ghi công và tôn trọng.
    Năm 2015, nhân cuộc hội thảo « Một trăm năm Đại Cách Mạng Nga : thấu hiểu để củng cố », bộ trưởng Văn Hóa Nga Vladimir Medinski nhấn mạnh « Đại Cách Mạng Nga 1917 sẽ mãi mãi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ XX ». Việc nghiên cứu « khách quan » giai đoạn này sẽ giúp « nâng cao nhận thức về sự cần thiết đối với nước Nga phải có quyền lực Nhà nước mạnh mẽ, có được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp người dân » theo như phát biểu của bộ trưởng Văn Hóa Nga Vladimir Medinski.
    Trong dịp kỷ niệm 100 năm sự kiện này, cần đề cao « sự tiếp tục phát triển lịch sử của nước Nga, từ Đế Chế Nga đến Liên Xô rồi Liên Bang Nga ». Tính chất thảm khốc của sự chia rẽ xã hội sau cuộc cách mạng 1917, của cuộc nội chiến cần được nhắc tới, việc tưởng nhớ, tôn trọng các anh hùng ở cả hai phe, « Bạch Vệ » và « Hồng Quân » có ý nghĩa quan trọng. Cần lên án cuộc cách mạng gây ra nỗi sợ hãi kinh hoàng. Đặc biệt là cần phải nhấn mạnh : dựa vào trợ giúp của đồng minh nước ngoài trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ là một « sai lầm », một hàm ý cảnh báo trong tình hình nước Nga hiện nay.
    Nguyên chủ tịch Hạ Viện Nga, Sergueï Narychkine, lãnh đạo Quỹ Nghiên Cứu Lịch Sử Nga cho rằng không nên tổ chức các hoạt động kỷ niệm long trọng mà là dịp để suy nghĩ về các sự kiện đã diễn ra cách nay 100 năm và rút ra những bài học và những bài học cơ bản là « thống nhất và đoàn kết công dân, khả năng của xã hội tìm ra được những thỏa hiệp vào những lúc khó khăn nhất trong lịch sử, nhằm tránh được sự rạn nứt nghiêm trọng dưới dạng nội chiến ».
    Theo chuyên gia Andrei Kolesnikov, thuộc trung tâm nghiên cứu Carnegie, thì chính quyền Nga sẽ không kỷ niệm một trăm năm cuộc cách mạng Nga như là một sự kiện lớn. Cuộc cách mạng tháng 2/1917 sẽ bị quên đi, cuộc cách mạng tháng 10/1917 sẽ được tổ chức kỷ niệm một cách kín đáo.
    «Điều quan trọng đối với Putin và đây là lập trường chính thức, đó là sự hòa giải giữa « Hồng Quân – Bolshevik » và « Bạch Vệ - Menshevik » trên cơ sở những giá trị chung. Điều này có thể làm được bởi vì có một sự giữ khoảng cách nhất định với thời kỳ lịch này, và cuộc tranh cãi về ký ức quá khứ không liên quan đến cuộc cách mạng năm 1917, mà tập trung vào thời kỳ Staline, sự trấn áp và những năm 90. 
    Năm 1917 là một thời kỳ xa xôi và trừu tượng. Họ sẽ kỷ niệm cuộc cách mạng nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào. Bởi vì do không có lập trường tư tưởng rõ ràng, người ta thực sự không biết nên tổ chức kỷ niệm cái gì. Những người cộng sản thì sẽ kỷ niệm. Tôi nghĩ là chính quyền sẽ giới hạn ở những phát biểu chung chung về sự cần thiết phải hòa giải. Thế nhưng, trong suốt năm nay, các kênh truyền hình chính thức sẽ chiếu đủ loại tài liệu trong đó, « Hồng Quân – Bolshevik » được nhìn nhận như một lực lượng tiêu cực và tàn phá».
    Tuy nhiên, nhiều sử gia Nga không chấp nhận cách diễn giải của chính quyền và nhắc lại rằng việc Đế Chế Sa Hoàng bị xóa bỏ hồi tháng 02/1917, rồi phe « Bolshevik – Hồng Quân » lên nắm quyền hồi tháng 10/1917, có thể xẩy ra là do tuyệt đại đa số người dân dưới Đế Chế Nga đã mong muốn thay đổi và không còn chấp nhận một chế độ xã hội và chính trị bất bình đẳng nghiêm trọng.

    Nghi vấn về mạng lưới tình báo của Triều Tiên ở Malaysia; Số phận TT Hàn Quốc ra sao khi bị phế truất, mất toàn bộ đặc quyền?

    Dân trí Hãng thông tấn Bernama của Malaysia cho biết trong số hơn 1.000 công dân Triều Tiên hiện đang sống ở Malaysia, có những người được huấn luyện bài bản để thiết lập mạng lưới tình báo bí mật ở nước sở tại.
     >> Những vị khách bí ẩn ở đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia

    Tại Triều Tiên chỉ một số ít người được phép tiếp cận với mạng internet (Ảnh minh họa: Getty)
    Tại Triều Tiên chỉ một số ít người được phép tiếp cận với mạng internet (Ảnh minh họa: Getty)
    Hãng thông tấn Bernama ngày 9/3 dẫn một nguồn thạo tin cho biết hơn 1.000 công dân Triều Tiên tại Malaysia, làm việc dưới vỏ bọc của nhiều loại hình công việc khác nhau, thực chất đã được huấn luyện để lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới tình báo có tổ chức tại quốc gia Đông Nam Á.
    Theo nguồn tin này, không có gì khó hiểu khi rất nhiều công dân Triều Tiên ở Malaysia là các chuyên gia công nghệ thông tin và làm việc ẩn mình trong các công ty ở Cyberjaya - trung tâm khoa học được ví như Thung lũng Silicon của Malaysia để thu thập các dữ liệu và thông tin tình báo mật.
    “Họ không phải là những người bình thường, vì họ đã được huấn luyện đặc biệt trước khi được chính quyền tuyển chọn đưa ra nước ngoài làm việc”, nguồn tin nói với Bernama.
    “Mặc dù được các công ty địa phương hỗ trợ nhưng thực chất sự hiện diện của họ ở Malaysia không chỉ là để làm việc, mà còn hoạt động với vai trò là những điệp viên được huấn luyện bài bản”, nguồn tin cho biết thêm. Tuy nhiên, nguồn tin cũng nói với Bernama rằng các hoạt động tình báo của Triều Tiên ở Malaysia đều không qua mắt được chính phủ nước sở tại.
    Theo nguồn tin trên, cổng thông tin Hackread có trụ sở tại Milan (Italy) đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao phần lớn người Triều Tiên ở Malaysia lại chọn làm các công việc liên quan tới công nghệ thông tin và làm thế nào để Bình Nhưỡng có thể đào tạo nhiều chuyên gia công nghệ thông tin như vậy. Theo đó, Hackread đã đề cập tới Cục 121, một đơn vị công nghệ thông tin đặc biệt do chính phủ Triều Tiên lập ra, quy tụ một nhóm tinh hoa gồm các tin tặc được đào tạo chuyên nghiệp, chuyên tiến hành các hoạt động do thám trên mạng và tiến hành các cuộc chiến tranh mạng.
    Những người Triều Tiên tại Malaysia chỉ là một phần trong tổng số 100.000 người Triều Tiên làm việc ở các nước trên khắp thế giới. Đây cũng là lực lượng nòng cốt chuyên cung cấp tài chính từ nước ngoài về Triều Tiên. Mỗi người Triều Tiên ở nước ngoài hàng tháng đều phải trình diện tại đại sứ quán và trải qua quá trình thẩm vấn bắt buộc, theo Bernama.
    Cũng theo nguồn tin, ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin, người Triều Tiên ở Malaysia còn làm việc tại các quặng sắt ở Sarawak và là đối tác của các ông chủ Malaysia. Nguồn tin tiết lộ thêm rằng tiền lương của người lao động Triều Tiên sẽ được các ông chủ Malaysia chuyển thẳng đến đại sứ quán Triều Tiên trong khi họ chỉ nhận được đủ tiền để chi trả cho sinh hoạt hàng ngày.
    “Đại sứ quán (Triều Tiên) thường mang tiền mặt ra ngoài lãnh thổ Malaysia vì họ không thể tiến hành các giao dịch trực tuyến do lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Họ sẽ mang theo các túi đựng tiền trong khi được an ninh sân bay hỗ trợ và được phép sử dụng các quyền ưu đãi về ngoại giao”, nguồn tin cho hay.
    Quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Triều Tiên đang gặp nhiều căng thẳng do cuộc điều tra liên quan đến cái chết của một công dân Triều Tiên tên Kim Chol. Theo giới chức Malaysia, người đàn ông này có thể đã bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2 bằng chất độc thần kinh VX. Những ngày gần đây, hai nước liên tục đưa ra các đòn trả đũa lẫn nhau. Sau khi trục xuất đại sứ của nhau, Triều Tiên ra lệnh cấm toàn bộ công dân Malaysia rời khỏi nước này, trong khi Malaysia cũng cấm xuất cảnh đối với các nhân viên ngoại giao Triều Tiên.
    Thành Đạt
    Theo Bernama

    Số phận TT Hàn Quốc ra sao khi bị phế truất, mất toàn bộ đặc quyền?

    Hôm nay, tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết nhất trí bãi nhiệm Tổng thống Park Geun-hye liên quan tới vụ bê bối tham nhũng bị phanh phui hồi tháng 10/2016.


    Nữ tổng thống bị phế truất

    Bà Park Geun-hye chính thức bị phế truất.

    Sáng 10/3, thẩm phán tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã tuyên bố giữ nguyên quyết định buộc tội Tổng thống Park Geun-hye mà Quốc hội đã đưa ra trước đó. Điều đó đồng nghĩa với việc bà Park sẽ buộc phải rời khỏi vị trí trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm sau.
    "Toà án Hiến pháp hôm 10/3/2017 đã giữ nguyên quyết định buộc tội Tổng thống Park Geun-hye", Chánh án Lee Jung-mi trả lời trên truyền hình toàn quốc.
    Theo Tòa án Tối cao, hành vi vi phạm luật pháp và Hiến pháp của bà Park trong vụ bê bối liên quan đến người bạn lâu năm Choi Soon-sil từ cuối năm ngoái đủ để phế truất bà khỏi cương vị tổng thống vĩnh viễn.
    Với phán quyết này, bà Park Geun-hye đã trở thành lãnh đạo được bầu một cách dân chủ đầu tiên tại Hàn Quốc bị buộc thôi chức.
    Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc đã biểu quyết buộc tội bà Park vào hôm 9/12, sau khi các cuộc biểu tình lớn kêu gọi bà từ chức nổ ra trên đường phố.
    Tổng cộng có 13 vụ việc bà Park cho phép người bạn thân can thiệp vào các vấn đề của Nhà nước, thông đồng moi tiền các doanh nghiệp lớn và lơ là trách nhiệm trong vụ chìm phà năm 2014.
    Mất toàn bộ đặc quyền
    Sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, bà Park sẽ phải rời khỏi Nhà Xanh càng sớm càng tốt. Phán quyết trên cũng đồng nghĩa với việc nữ Tổng thống bị phế truất sẽ không được hưởng lương hưu hay các khoản tiền trợ cấp khác.

    Bà Park Geun-hye buộc phải rời khỏi Nhà Xanh càng sớm càng tốt.

    Theo luật pháp Hàn Quốc, một tổng thống khi về hưu sẽ được nhận khoảng 95% số tiền lương mà họ được nhận khi đang tại vị. Trong trường hợp của bà Park, bà sẽ không được nhận số tiền khoảng 12 triệu won mỗi tháng, tương đương 10.300 USD.
    Cũng theo quy định của Hàn Quốc, một tổng thống về hưu sẽ được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí trọn đời tại các bệnh viện công, được nhà nước hỗ trợ đầy đủ các chi phí để vận hành văn phòng làm việc sau khi về hưu cùng 3 trợ lý và 1 tài xế. Khi cựu tổng thống qua đời, người đó sẽ được chôn cất ở nghĩa trang quốc gia cùng với những nhà lãnh đạo xuất sắc khác.
    Bà Park Geun-hye đã bị tước bỏ tất cả các đặc quyền trên, nhưng bà vẫn được cảnh sát hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh trong vòng 10 hoặc 15 năm theo quy định của Đạo luật An ninh Tổng thống.
    Khi chưa xảy ra vụ bê bối, bà Park Geun-hye dự định sẽ chuyển về ngôi nhà cũ ở khu Samseong-dong, Seoul khi về hưu vào tháng 2/2017. Tuy nhiên, khi đã bị phế truất, kế hoạch này dường như đã không còn khả thi bởi những công tác chuẩn bị đảm bảo an ninh vẫn chưa hoàn thành, các quan chức Nhà Xanh cho hay. Hiện tại, họ đang cân nhắc mua một khu đất hoặc một căn nhà ở quanh Nhà Xanh để bà Park sinh sống.
    Một hãng truyền thông địa phương hôm 9/3 cho hay các trợ lý thân cận đang tìm nhà cho thuê ở tỉnh Gyeonggi để làm nơi ở cho bà Park.
    Theo tờ Korea Herald, có lẽ sự thay đổi lớn nhất đối với bà Park là không được hưởng quyền miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều đó có nghĩa là bà có thể bị bắt giữ, truy tố, xét xử và chịu hình phạt như những nghi phạm bình thường khác.
    Sau khi bà Park bị phế truất, Thủ tướng Hwang Kyo-ahn, kiêm quyền Tổng thống Hàn Quốc, sẽ tiếp tục là người lãnh đạo đất nước cũng như điều hành kỳ bầu cử tiếp theo.
    Trước ngày 20/3, ông Hwang phải nộp kế hoạch triển khai kỳ bầu cử. Cuộc bầu cử phải được tổ chức trước ngày 9/5, tức 60 ngày sau khi bà Park bị phế truất.
    Lê Trang – Danh Tuyên

    Tâm thư của Nữ Phó phòng Xây dựng tỉnh Thanh Hóa

    Thứ sáu, 10/03/2017, 12:06 (GMT+7)

    (Bạn đọc) - Giữa tâm bão sự kiện cô Trần Vũ Quỳnh Anh, phó phòng trẻ tuổi của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa bị dư luận đặt nhiều dấu hỏi khi thăng tiến nhanh chóng đến bất thường, cùng với việc sở hữu một khối tài sản cực khủng. Sự kiện còn gây chú ý khi có 1 quan chức cấp cao của Thanh Hóa bị coi là “hậu thuẫn” cho cô gái này. Hôm nay, một trang facebook được cho là của chính cô Trần Vũ Quỳnh Anh đã đăng tải những lời trần tình về sự việc mấy ngày qua.

    Nội dung như sau.
    Hôm nay, khi tôi chia sẻ cùng mọi người những dòng tâm sự này, là lúc bản thân tôi đã vượt qua được tất cả những nỗi khổ tâm day dứt, những nỗi lo lắng và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần suốt thời gian dài từ tháng 9/2016 đến nay.
    Bà Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng (nhiệm kỳ 2015 – 2020)ẢNH: TƯ LIỆU
    Bà Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng (nhiệm kỳ 2015 – 2020)ẢNH: TƯ LIỆU
    Tên tôi là: Trần Vũ Quỳnh Anh.
    Chắc khi nói đến tên tôi sẽ có khá nhiều người biết, mặc dù những người đó không quen tôi ngoài đời thực, không gặp gỡ, hoặc thậm chí không có một mối liên hệ nào với tôi. Nhưng tại sao vậy? tại sao những người không biết tôi là ai? lại có thể phán xét, chửi rủa, ném đá và vùi dập cuộc đời tôi một cách công khai và bình thản đến vậy.
    Tôi nghĩ sở dĩ mọi người nhìn thấy tôi, một Trần Vũ Quỳnh Anh xấu xa và tội lỗi, hư hỏng, tham vọng, trơ trẽn, bất chấp Chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước là do mưu đồ của một số người muốn lấy tôi làm con tốt để thực hiện một ván cờ không loại trừ yếu tố chính trị, có sự tiếp tay của một số phóng viên báo chí mà theo tôi đã viết bài và cung cấp cho mạng phản động ở nước ngoài, đến thời điểm hiện nay lại đưa cho một vài tờ báo trong nước.
    Nói đến báo chí tôi có thần tượng một Nhà báo chân chính, một tài năng trên mặt trận tư tưởng, tài năng này là tượng đài lớn không bao giờ có thể phai nhạt niềm kính yêu của tôi trong suốt cuộc đời, dù sau này tôi có ở đâu hay công tác trong bất kì lĩnh vực nào đi chăng nữa.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng thời Người cũng là một nhà báo. Đối với hoạt động báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý các nhà báo phải khách quan đối với từng con người, từng sự việc trong tác phẩm của mình, phải tránh “thổi phồng” những gì không biết, không được nghe hoặc nhìn thấy cụ thể thì “chớ nói, chớ viết”.
    Tôi đã được báo chí “ưu ái” viết rất nhiều bài về sự nghiệp thăng tiến, về đời tư và về gia đình, những bài viết đó đều được đăng trên trang nhất với những cái title vô cùng hấp dẫn như “Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh”; “Nhan sắc khả ái và con đường quan lộ” “choáng với khối tài sản…”bồ nhí” ……vv…
    Nhưng mọi người có biết tất cả những nhà báo viết bài đăng hình ảnh về tôi đó, chưa một ai gặp tôi, chưa một ai hỏi tôi dù một câu hỏi rằng họ đang cần thông tin tài liệu đúng nhất để đăng bài.
    Tôi muốn có lời giải thích chính xác nhất cho mọi người bằng chính trang cá nhân của mình mà không dám nhờ đến một nhà báo nào chắp bút hay phỏng vấn, chỉ vì tôi hoang mang, tôi không biết thực sự nhà báo nào giữa trăm ngàn nhà báo ngoài kia là nhà báo chân chính, nhà báo nào sẽ phản ánh đúng sự thực mà họ được biết, được nhìn, được nghe.
    Nói thế này có thể tôi đã đụng chạm đến những nhà làm báo có tâm có đức. Nhưng hãy thông cảm cho tôi, đây chính là những suy nghĩ chân thật nhất mà tôi chia sẻ cùng mọi người.
    1. Trong suốt quá trình công tác của tôi tại cơ quan Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa từ năm 2011 đến hết ngày 23/9/2016. Bản thân tôi với tấm bằng đại học (cử nhân tin học) đã phải vô cùng cố gắng học tập trau dồi kiến thức mới có thể đáp ứng công việc mà cơ quan giao phó.
    Mỗi ngày làm việc tại cơ quan là một ngày không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn. Với niềm đam mê công việc và niềm vinh dự tự hào được làm việc bên các đồng chí, đồng nghiệp, được đứng trong hàng ngũ của Đảng và nhà nước, tôi đã nỗ lực hết sức mình.
    Là phụ nữ, vừa tham gia công tác tại cơ quan, vừa chăm lo cho gia đình. Tôi chưa một lần vi phạm và làm sai việc gì dù là nhỏ nhất tổn hại cũng như thất thoát đến tiền của nhà nước.
    Năng lực trình độ của tôi luôn được các đồng chí đồng nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Các năm công tác tôi đều được tập thể bình bầu là cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhận bằng khen và khích lệ động viên từ đồng nghiệp và cấp trên.
    Để có thể đảm nhận vị trí trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản ngoài quy trình bổ nhiệm theo quy định (Hội nghị cấp phòng giới thiệu danh sách nhân sự, hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị ban chấp hành Đảng ủy, hội nghị lãnh đạo Sở) tôi còn phải trải qua rất nhiều kỳ học và kỳ thi, các kỳ học và thi tôi tham gia từ khi công tác tại cơ quan Sở xây dựng bao gồm:
    Thi tuyển chọn cán bộ hợp đồng có quỹ lương tại Sở xây dựng, Kỳ thi tuyển công chức của tỉnh (Trúng tuyển theo Quyết định số 1469/QĐ-UBND với số điểm cao thứ 3 sau hai đồng chí Lê Đăng Mạnh hiện đang công tác tại UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Văn Toàn đang công tác tại tỉnh ủy Thanh Hóa), Kỳ thi tuyển chức danh phó phòng (kết quả thi đứng thứ 1), Kỳ thi tuyển lớp thạc sỹ MBA, Kỳ thi tuyển chức danh trưởng phòng (kết quả thi đứng thứ 1/26 ứng viên tham gia thi tuyển), tham gia học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, tham gia học lớp thạc sỹ MBA, tham gia học lớp cao cấp lý luận chính trị.
    Đối với các đồng chí là nam giới thì việc theo học và thi tuyển các lớp trên là việc không khó, nhưng đối với tôi, là phụ nữ trải qua hai lần sinh nở, để có thể hoàn thành các lớp học và thi tuyển như trên là sự cố gắng không ngừng nghỉ của không chỉ bản thân mà còn có sự đóng góp của gia đình và đồng nghiệp.
    Sự việc xảy ra ngày 17/9/2016 đúng thời điểm tôi chuẩn bị sinh em bé thứ 2, một trang mạng phản động đã dùng những lời lẽ và suy luận vô căn cứ để bôi nhọ danh dự tôi và rất nhiều đồng chí lãnh đạo nguyên lãnh đạo cấp ủy chính quyền tỉnh Thanh Hóa.
    Đây là cú sốc tinh thần vô cùng ghê gớm làm tôi rơi vào trạng thái hoảng loạn về tinh thần. Không thể giữ em bé trong bụng tôi đã phải lên bàn mổ ngay trong đêm. Những ngày sau khi sinh con là những ngày đầy nước mắt của tôi, nếu không phải vì tôi may mắn có được gia đình hai bên nội ngoại hết mực yêu thương, an ủi thì tôi đã không thể vượt qua cú sốc này.
    Tất cả những gì tôi nỗ lực cố gắng thời gian qua, chỉ vì những lời đồn đoán vô căn cứ, những lời vu khống bịa đặt mà danh dự, truyền thống gia đình tôi bị chà đạp đến không thể chịu đựng nổi.
    Tôi luôn tâm niệm, làm việc là cống hiến hết mình, quả thực đến giây phút này tôi thấy sự lựa chọn công việc của tôi là không phù hợp, chính trị không phù hợp với người phụ nữ như tôi. Tinh thần sức khỏe của tôi sa sút, tôi không đủ bản lĩnh và tự tin bước tiếp trên con đường tôi đã đi suốt những năm qua. Tôi đã có quyết định chính thức thôi việc kể từ ngày 23/9/2016.
    2. Về khối tài sản “khủng” mà báo chí đã nêu tôi xin khẳng định như sau:
    Căn nhà tại địa chỉ số 60C Đàn Xã Tắc, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa, không thuộc sở hữu của tôi như báo chí đưa tin, Căn nhà này là đất thổ cư Ông bà ngoại tôi ở từ những năm trước giải phóng. Khi ông bà già yếu có tặng lại cho Bố Mẹ và chúng tôi. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả Bố và Mẹ. Tôi và gia đình đã ở căn nhà này từ năm 1999-2000.
    Căn nhà số F9 Khu III tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa không phải sở hữu của tôi, đây là căn nhà thuộc sở hữu của Mẹ tôi, căn nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do mẹ tôi chưa thanh toán hết số tiền theo hợp đồng cho công ty Bình minh. Số tiền còn nợ lại 1.160.700.000đ (Một tỷ một trăm sáu mươi triệu bảy trăm ngàn đồng).
    Chiếc xe Cadillac Escalade không phải tài sản của cá nhân tôi mà là khoản tiền chung mua xe kinh doanh giữa gia đình tôi và bác Lê Thị Nga bạn của Bố mẹ tôi. Bác Nga hiện thường trú tại Liễu giai, ba đình Hà nội.
    Bố mẹ tôi và bác Nga quyết định mua chiếc xe này là do tư vấn của tôi, khi nghiên cứu các tài liệu về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
    Tôi nghĩ nếu mua xe dung tích xi-lanh trên 6.000 cm3 thì khi luật có hiệu lực những chiếc xe này sẽ bị tính thuế tăng lên 150% . Lúc đó bán đi sẽ rất có lãi. Tôi không thể lường trước được sự việc lại bị những kẻ xấu lợi dụng làm tổn hại đến bản thân và gia đình khi kinh doanh chiếc xe này.
    Căn nhà lô 9-10 khu đô thị đại thanh, xã tả thanh oai, huyện thanh trì, hà nội là căn nhà nằm cách xa trung tâm thành phố, thuộc khu dành cho người ở có thu nhập thấp mà gia đình hai bên nội ngoại đã cho tôi. Đây chính là tài sản thuộc sở hữu của tôi. Chú tôi đã thiết kế và xây dựng căn nhà này, hiện tại gia đình chú cũng ở kế bên nhà tôi.
    Tôi chỉ có một chiếc xe là phương tiện đi lại duy nhất trị giá hơn 1 tỷ đồng.
    Tất cả tài sản mà gia đình tôi có được, đều là những đồng tiền mồ hôi nước mắt dành dụm suốt bao năm trời. Tiền ông bà để lại cho con cháu, tiền gia đình tôi kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật không ngăn cấm, thử hỏi xem có nhà báo nào, có người nào phát hiện tôi trong thời gian làm trưởng phó phòng có tham ô tham nhũng một đồng tiền nào không?
    Đối với các thông tin phản động ngày 17/9/2016 do không chịu được cú sốc tôi đã nghỉ việc, nhưng đối với báo chí chính thống ngày 6/3/2017 đăng tin buộc tôi phải lên tiếng bảo vệ nhân phẩm bản thân và gia đình, rất nhiều luật sư, những người nghiên cứu, làm luật và thực thi pháp luật sau khi xem hồ sơ đã tư vấn cho tôi nên khởi kiện những bài báo này.
    Tuy nhiên, gia đình đã khuyên tôi là phụ nữ nên tránh xa những rắc rối, những thị phi để toàn tâm toàn ý chăm lo cho con nhỏ và gia đình.
    Trên đây là tất cả những điều chân thật nhất từ đáy tim tôi với danh dự một con người. Cuộc đời một người có thể vì một bài báo mà có được thành công nhưng cũng có cuộc đời cũng chỉ vì một bài báo mà bị hủy hoại.
    Rất mong mọi người hiểu đúng bản chất sự việc cũng mong các nhà báo trước khi đặt bút viết bài, hãy viết bằng trái tim và khối óc của một nhà làm báo chân chính, đừng để bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích cá nhân của bất kể người nào, biết đâu lại là phương tiện cho một mưu toan nào đó và tôi đã là một nạn nhân.
    Cũng qua lời tâm sự này, cháu kính mong các Bác lãnh đạo Đảng Nhà nước Chính phủ làm thế nào để người dân nhận được các thông tin chính xác khách quan, tin tưởng vào chế độ, để những người có nguy cơ bị lôi vào cuộc cho mưu toan gì đó không bị như cháu. Để cho thế hệ trẻ tin tưởng phấn đấu xây dựng xã hội tốt đẹp hơn./.
    Nguồn FB
    Dưới đây là một số hình ảnh do FB Trân Vũ Quỳnh Anh đăng tải để làm bằng chứng cho sự việc
    17156290_10207115797048008_7079752298062484306_n
    17190369_10207115797288014_4629445661535735496_n
    17201115_10207115797448018_7402784266922035819_n
    17103362_10207115797808027_1119273283459739037_n
    17155250_10207115797648023_1895760725886934606_n
    17201078_10207115798128035_2467997644673659336_n
    17098443_10207115798448043_970423031088934732_n
    17201360_10207115798728050_4230013407462842770_n

    MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 7)

    Phạm Viết Đào.
    Bài liên quan:
    Trong khi cả an toàn khu mừng vui hồ hởi thì người duy nhất yên lặng, đăm chiêu và không tỏ thái độ đó là ông Hồ Chí Minh. Có người hỏi lý do vì sao ông Hồ Chí Minh yên lặng không mừng sau chiến thắng vang động này ? Ông Hồ Chí Minh đã “ chấn chỉnh” đại ý: Các chú đừng lạc quan tếu vội, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần, vật chất để vào một cuộc chiến mới ác liệt hơn, đánh nhau với Mỹ ?
    Như vậy từ tháng 5/1954 ông Hồ Chí Minh đã lập trình, tính toán, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực sẽ xảy đến trong 10 năm sắp tới, chính thức từ năm 1965 với quân đội Hoa Kỳ?
    Vậy thì tại sao sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 2 chiến tướng đang ở “phong độ đỉnh cao” là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp lại không được lập trình trong ekip mới, trong hiệp đấu mới ?
    Đây là một điều chưa có một tài liệu chính thống nào lý giải, tìm hiểu cặn kẽ ?
    Việc ông Trường Chinh buộc phải đứng ra nhận trách nhiệm cải cách ruộng đất, mặc dù nhiều tài liệu sau này cho rằng: cải cách ruộng đất sai là sai ở khâu thực hiện; còn chủ trương phân chia lại ruộng đất, lấy của địa chủ, phong kiến, thực dân để chia lại cho nông dân nghèo là một việc làm đại nghĩa; là hợp lòng người, là công bằng hợp lý…
    Như vậy chủ trương do Đảng mà ông Trường Chinh đứng đầu đề ra đâu có sai? Còn chuyện đấu tố, truy bức, bắn giết tràn lan là do các đội cải cách do Chính phủ, đứng đầu là ông Hồ Chí Minh thành lập ra tung hoành ngang dọc, “nhất đội ( đội cải cách) nhì trời” gây ra thì hải chịu trách nhiệm đâu phải do tổ chức Đảng…
    Trong cải cách ruộng đất các tổ chức đảng tại cơ sở gần như bị tê liệt hoàn toàn. Thậm chí nhiều bí thư đảng ủy xã như ở quê tôi do mâu thuẫn với một số bần cố nông trong việc chia phần cứu trợ đã bị đấu, tố là quốc dân đảng và bị bắn…Ông này sau này được minh oan, con em được công nhận và hưởng chế độ liệt sĩ nhưng phải mất mấy chục năm sau…
    Việc ông Hồ Chí Minh thay “êkip Trường Chinh-Võ Nguyên Giáp” đang đạt phong độ đỉnh cao trong kháng chiến chống Pháp bằng “êkip Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh” chỉ có thể giải thích theo nghề nghiệp đá bóng…
    Các huấn luyện viên nhà nghề của các đội tuyển quốc gia sau khi đưa đội bóng lên tới đỉnh cao thì thường bị Liên đoàn bóng đá nước đó thay thế, không ký hợp đồng tiếp ? Nếu bản thân huấn luyện viên của đội bóng đó được trọng dụng trở lại thì không phải tất cả những ngôi sao chói sáng trong mùa giải vừa qua đều được gọi trở lại đội tuyển…
    Việc ông Trường Chinh bị bật ra, Võ Nguyên Giáp rỗi việc quay sang học đánh đàn rồi loăng quăng gì đó với người dạy đàn piano cho ông, vợ một nhà văn nổi tiếng chỉ có thể giải thích theo cách dùng người của các Liên đoàn bóng đá nhà nghề: cần nhân tố mới…
    Việc ông Lê Duẩn được gọi từ Nam Bộ ra là một nhân tố rất khó giải thích theo phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; Việc này chỉ có thể giải thích theo quan niệm dịch số.
    Có thể do ông Hồ Chí Minh đã lường trước được cuộc đối đầu với quân đội Hoa Kỳ, thời điểm đó là quân đội hùng mạnh nhất phe đế quốc sẽ rất quyết liệt, máu lửa; Ồng Hồ nhìn thấy khả năng, tư chất của người có thể gánh vác được việc này là Lê Duẩn…
    Trong kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn được giao phụ trách chiến trường Nam Bộ và ông không lập được chiến tích gì nổi bật; Trong khi đó thì uy tín, tên tuổi của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp lừng lững không chỉ trong nước mà ra cả nước ngoài…
    Còn Nguyễn Chí Thanh phụ trách chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa thì bị Pháp đánh cho chạy te tua…
    Theo tiếu sử Nguyễn Chí Thanh trong Website của Bảo tàng quân sự Việt Nam viết:“Ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 121/SL về tổ chức nhiệm vụ của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, xác định cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng điều động vào quân đội và giao trọng trách Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị. Từ tháng 7-1951 đến cuối năm 1960, Tổng Quân ủy cử đồng chí làm Giám đốc Trường Chính trị trung cấp quân đội, nay là Học viện Chính trị. Năm 1959, đồng chí được Quốc hội, Chính  phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam…”
    Nghiên cứu đoạn tiểu sử ngắn ngủi trên sẽ thấy mấy điểm đáng chú ý: Nguyễn Chí Thanh là một cán bộ phong trào, một cán bộ chính trị, một dân ngồi bàn giấy, không trực tiếp đương đầu chỉ huy một trận nào lớn một lại được phong đại tướng? Nói theo ngôn ngữ hiện đại: Nguyễn Chí Thanh thăng tiến theo kiểu “trực thăng vận”…
    Thề mà tại sao quân đội Việt Nam có hàng mấy chục viên tướng từng vào sinh ra tử, từng được phong tướng từ năm 1948 mà không có ý kiến ý cò gì về việc Nguyễn Chí Thanh, vượt mặt mình được đeo lon đại tướng năm 1959 giống như ông Lê Hồng Anh sau này ?
    Điều này chỉ có thể giải thích: Ông Nguyễn Chí Thanh phải được một người như ông Hồ Chí Minh nâng đỡ thì các tướng khác mới chịu ?
    Thế thì vì sao ông Nguyễn Chí Thanh lại được ông Hồ Chí Minh nâng đỡ, cho đeo lon đại tướng ngang vai với Võ Nguyên Giáp, thời điểm đó quân đội chỉ có 2 đại tướng cho dù chưa thực sự làm tư lệnh một trận đánh, một chiến dịch quân sự nào lớn ?
    Thời điểm trước năm 1960 chưa thể nói tới mối “quan hệ tiền tệ” mà chỉ có thể giải thích rằng đây là hệ quả của “mối quan hệ hậu duệ”…
    Vào quãng đầu những năm 80, tôi có về Bảo Tàng Kim Liên Nam Đàn hơn 1 tháng, sưu tầm tại liệu định viết một kịch bản về ông Hồ Chí Minh; Hồi đó tôi làm biên tập tại Fafilm Việt Nam…Tôi về Bảo tàng Kim Liên Nam Đàn và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội theo giấy giới thiệu của Xưởng phim Tài liệu-Khoa học TW…
    Tại Bảo tàng Kim Liên tôi được Giám đốc Bảo tàng giới thiệu tiếp xúc hỏi chuyện với nhiều người trong dòng họ Nguyễn Sinh; Tôi đã trực tiếp gặp ông Chắt Vinh, người trong họ Nguyễn Sinh, người trực tiếp đi đào huyệt để đưa bà Hoàng Thị Loan lên chôn trên núi Đại Huệ…
    Tại đây tôi đã khai thác được nhiều thông tin từ anh Trần Minh Siêu, Trưởng phòng Tư liệu của Bảo tàng Kim Liên, một người trong nhiều năm đi sưu tập các tài liệu, di tích liên quan tới Hồ Chí Minh.
    Anh Trần Minh Siêu là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng. Nhiều tài liệu sau này được GS Trần Quốc Vượng công bố, trong đó có cả những tư liệu của nhà văn Sơn Tùng về Hồ Chí Minh đều có gốc từ nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu…
    Trần Minh Siêu cũng đã công bố nhiều tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ tại nhiều bảo tàng Hồ Chí Minh.
    Tại Kim Liên qua tìm hiểu, gia đình ông Hồ Chí Minh không hoàn toàn tuyệt tự như đồn đại trong dân gian; Nhiều đồn đại này xuất phát từ huyệt mộ bà Hoàng Thị Loan do nhiều nhà phong thủy cho biết:  đó là huyệt đế vương nhưng không dám đặt vì sợ sẽ bị tuyệt tự…
    Qua thời gian ở Nam Đàn tôi biết được nhiều thông tin về gia cảnh ông Hồ Chí Minh do họ hàng của ông Hồ Chí Minh cung cấp. Bà Thanh chị ông Hồ Chí Minh đúng là mất khả năng sinh sản vì bà bị Pháp bắt, tra tấn bằng cách bắt ngồi trên mâm thau đồng nung đỏ nên bộ phận sinh dục bị biến dạng…
    Còn ông Nguyễn Sinh Khiêm là người uyên thâm phong thủy, huyệt mộ chôn bà Hoàng Thị Loan hiện nay do ông Cả Khiêm tìm ra và đặt. Bà Hoàng Thị Loan mất ở Huế năm 1911, năm 1922 bà Thanh, ông Khiêm đưa về chôn trong vườn nhà. Quãng tháng 6/1942 thì đưa bà Hoàng Thị Loan lên chôn trên núi Động Tranh, vị trí bây giờ…Tháng 8/1942 chính thức xuất hiện tên Hồ Chí Minh..
    Theo ông Chắt Vinh người được ông Cả Khiêm nhờ đi đào huyệt thì ông và họ hàng chỉ biết ông Cả Khiêm nhờ đào cho 9 cái huyệt. Còn trực tiếp bà Thanh và ông Cả Khiêm đem chôn; không ai biết đich xác chôn ở huyệt nào…
    Còn vị trí mộ bà Hoàng Thị Loan hiện nay là do các thầy phong thủy sau này định vị, định hướng theo sách vở phong thủy và khất âm dương được công nhận…
    Theo anh Trần Minh Siêu thì ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan được xây cất hiện nay bị lệch tâm mất 15 độ. Tiền án là ngọn rú Dầu xinh xắn, tiền thủy là Sông Lam, viễn án là dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn từ phía Hà Tĩnh triều về…
    Ở Nam Đàn, ông Cả Khiêm độc thân, không có vợ con; Theo nhiều nguồn tin thì khi đang còn sống, ông Cả Khiêm có ký thác với bà con trong họ là ông có con ở Huế ?
    Đây là một bí hiểm của gia đình Hồ Chí Minh, cả 3 anh em đều không chính thức lập gia đình, mặc dù họ đều là những con người bình thường. Ông Hồ Chí Minh có lần trả lời phỏng vấn 1 phóng viên báo nước ngoài về chuyện tư chất đàn ông bình thường của mình…
    Như vậy, điều này chỉ có thể lý giải về một bí ẩn gì đó về mặt phong thủy, tâm linh khiến cho 3 anh em Hồ Chí Minh chấp nhận điều tiếng “tuyệt tự”…Liệu có xuất phát từ nguyên nhân ủa sự kết phát vương quyền của ngôi mộ bà Hoàng Thị Loạn được bí mật chôn trên núi Động Tranh.
    Xin nhắc lại ngôi mộ hiện nay của bà Hoàng Thị Loan được đầu tư xây dựng thành 1 di tích quốc gia là do đoán định, xác định bằng phong thủy, bằng thao tác tâm linh chứ không bằng cách của các nhà khảo cố, cất bốc, đào lên…
    Kết nối nhiều nguồn tin, nhiều ý kiến cho rằng: Ông Hồ Chí Minh trọng dụng ông Nguyễn Chí Thanh vì quan hệ dòng tộc, ông Nguyễn Chí Thanh là con của ông Nguyễn Sinh Khiêm, gọi ông Hồ Chí Minh bằng chú…
    Có 2 cứ liệu để xác định chuyện này:
    Cứ liệu thứ nhất đã được sách báo in chính thức: Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 năm 1951 tại Việt Bắc, ông Nguyễn Vịnh được tham gia được bầu vào Bộ Chính trị với cái tên Nguyễn Chí Thanh…Khi đọc tên này lên ông Nguyễn Vịnh còn ghé hỏi người bên cạnh Nguyễn Chí Thanh là ai? Sau này mới biết tên này do ông Hồ đặt tên cho ông ? Một cuốn sách đã in chuyện này…
    Một thông tin thứ 2 cũng đã được báo chí chính thống đưa: khi ông Nguyễn Chí Thanh còn sống, nhà ở khu vực Lý Nam Đế, mẹ ông Nguyễn Chí Thanh đã có lần mời ông Hồ Chí Minh đến tận nhà để thưởng thức những món ăn Huế do bà trực tiếp nấu…
    Nếu không có một quan hệ gì đó đặc biệt thì làm sao ông Hồ Chí Minh lại nhận lời mời đến ăn cơm với mẹ ông Nguyễn Chí Thanh ?
    P.V.Đ

    ( Còn nữa)