Chủ nhật, 25/06/2017 | 12:06 GMT + 739,091 lượt xem
Ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, có nhiều người bán hàng ngang nhiên quảng cáo những gì là “hàng fake F1”, giống y như hàng thật về chất lượng và kiểu dáng, lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Gần đây, một trang web tiếng Trung ở hải ngoại đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Vì sao các doanh nghiệp ở Mỹ không dám làm hàng giả? Nguyên nhân phía sau đáng để cho người Trung Quốc phải học tập!” và đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Bài viết nêu lên một thực tế ở Trung Quốc, có người bán đồng hồ Rolex chỉ với giá 25 USD, còn có cả chứng nhận hàng thật. Người tiêu dùng ở Trung Quốc hàng ngày đều mua phải hàng giả. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Trong hệ thống thương mại ở Mỹ, bộ phận bán hàng của các siêu thị lớn như Walmart, Target, Costco, Macy’s hàng ngày đều sắp xếp một nhóm nhân viên chuyên tiếp nhận những vị khách mang hàng đã mua đến đổi/trả lại.
Các doanh nghiệp khác cũng tương tự như vậy, nhìn chung, bộ phận bán hàng đều có người hỏi xem nguyên nhân vì sao khách trả lại hàng, nhưng không thể hỏi nhiều quá, đặc biệt là Cosco, thậm chí những sản phẩm của khách hàng mang trả không cần có hóa đơn, chỉ cần có nhân viên bán hàng kiểm tra tại chỗ một chút rồi sẽ trả lại toàn bộ tiền mua hàng và thuế, tất cả quá trình này sẽ không quá 10 phút. Còn nếu như tại Trung Quốc thì điều này quả là khác xa.
Ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, có nhiều người bán hàng ngang nhiên quảng cáo những gì là “hàng fake F1”, giống y như hàng thật về chất lượng và kiểu dáng, lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Gần đây, một trang web tiếng Trung ở hải ngoại đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Vì sao các doanh nghiệp ở Mỹ không dám làm hàng giả? Nguyên nhân phía sau đáng để cho người Trung Quốc phải học tập!” và đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Bài viết nêu lên một thực tế ở Trung Quốc, có người bán đồng hồ Rolex chỉ với giá 25 USD, còn có cả chứng nhận hàng thật. Người tiêu dùng ở Trung Quốc hàng ngày đều mua phải hàng giả. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Trong hệ thống thương mại ở Mỹ, bộ phận bán hàng của các siêu thị lớn như Walmart, Target, Costco, Macy’s hàng ngày đều sắp xếp một nhóm nhân viên chuyên tiếp nhận những vị khách mang hàng đã mua đến đổi/trả lại.
Các doanh nghiệp khác cũng tương tự như vậy, nhìn chung, bộ phận bán hàng đều có người hỏi xem nguyên nhân vì sao khách trả lại hàng, nhưng không thể hỏi nhiều quá, đặc biệt là Cosco, thậm chí những sản phẩm của khách hàng mang trả không cần có hóa đơn, chỉ cần có nhân viên bán hàng kiểm tra tại chỗ một chút rồi sẽ trả lại toàn bộ tiền mua hàng và thuế, tất cả quá trình này sẽ không quá 10 phút. Còn nếu như tại Trung Quốc thì điều này quả là khác xa.
Cái giá của hàng giả tại Mỹ đáng bao nhiêu?
Tác giả bài viết cho rằng, ở Mỹ ít hàng giả là bởi rủi ro quá cao, mức tiền bị phạt do vi phạm pháp luật quá lớn. Người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, có thể khiếu nại, khởi kiện, người bán hàng nhẹ thì sẽ phải bồi thường tiền, nặng thì có thể bị đi tù. Đặc biệt là với những loại hàng hóa như thực phẩm hay dược phẩm.
Ở Mỹ có Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, tất cả những hàng hóa như đồ ăn hay thuốc đều phải qua quy trình kiểm tra hết sức chặt chẽ. Nếu như bạn mua phải đồ ăn hay thuốc uống kém chất lượng, bạn thậm chí có thể kiện Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Tại Khu phố Tàu, có một người phụ trách cửa hàng đồ lưu niệm họ Lý đã đưa một nhân viên bán hàng thuê là Tiểu Lôi đến văn phòng Hội Liên hiệp người Hoa xin giúp đỡ và kể: “Chúng tôi bán thẻ chơi game Pokemon, không biết là thật hay giả, nhưng cảnh sát nói rằng sản phẩm mà chúng tôi đang bán là hàng giả, họ đã bắt nhân viên bán hàng, sau một đêm thì thả ra, nhân viên bán hàng này rất lo sợ, đã phải thuê một luật sư để chuẩn bị ra hầu tòa, sáng sớm hôm nay đã đề nghị tôi đưa cho cô ấy một tấm séc trị giá 15.000 USD”.Số tiền 15.000 USD để hầu tòa này quả thực là một con số không hề nhỏ.
Rõ ràng là khi bán hàng giả, có thể bị tịch thu tài sản, bị vào tù. Có một số người Hoa ở Mỹ đã bị bắt và hiện vẫn đang phải thụ án trong tù.
Tác giả bài viết cho rằng, ở Mỹ ít hàng giả là bởi rủi ro quá cao, mức tiền bị phạt do vi phạm pháp luật quá lớn. Người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, có thể khiếu nại, khởi kiện, người bán hàng nhẹ thì sẽ phải bồi thường tiền, nặng thì có thể bị đi tù. Đặc biệt là với những loại hàng hóa như thực phẩm hay dược phẩm.
Ở Mỹ có Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, tất cả những hàng hóa như đồ ăn hay thuốc đều phải qua quy trình kiểm tra hết sức chặt chẽ. Nếu như bạn mua phải đồ ăn hay thuốc uống kém chất lượng, bạn thậm chí có thể kiện Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Tại Khu phố Tàu, có một người phụ trách cửa hàng đồ lưu niệm họ Lý đã đưa một nhân viên bán hàng thuê là Tiểu Lôi đến văn phòng Hội Liên hiệp người Hoa xin giúp đỡ và kể: “Chúng tôi bán thẻ chơi game Pokemon, không biết là thật hay giả, nhưng cảnh sát nói rằng sản phẩm mà chúng tôi đang bán là hàng giả, họ đã bắt nhân viên bán hàng, sau một đêm thì thả ra, nhân viên bán hàng này rất lo sợ, đã phải thuê một luật sư để chuẩn bị ra hầu tòa, sáng sớm hôm nay đã đề nghị tôi đưa cho cô ấy một tấm séc trị giá 15.000 USD”.Số tiền 15.000 USD để hầu tòa này quả thực là một con số không hề nhỏ.
Rõ ràng là khi bán hàng giả, có thể bị tịch thu tài sản, bị vào tù. Có một số người Hoa ở Mỹ đã bị bắt và hiện vẫn đang phải thụ án trong tù.