Mao Trạch Đông đã làm gì khiến Trung Quốc phải chỉnh sửa bức ảnh này?
Tấm hình được chụp trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào năm 1972, lúc ấy Mao Trạch Đông bị bệnh nặng nên phải tiếp đón Nixon tại nơi ở của mình. Nhưng sau đó bức ảnh đã được chỉnh sửa vì một chi tiết…
Bức ảnh Mao Trạch Đông bắt tay Tổng thống Mỹ Richard Nixon (đã được chỉnh sửa). (Ảnh: Getty Images)
Theo tư liệu lịch sử, ngày 10/01/1972, Mao Trạch Đông trong trạng thái bị bệnh, tham gia lễ truy điệu Trần Nghị trở về vài ngày thì bị cảm nặng, khiến cho căn bệnh viêm phổi mãn tính một lần nữa tái phát. Mao bị sốt cao, thở hổn hển, toàn thân rã rời, tuy đã dùng nhiều phương pháp chữa trị nhưng tình trạng vẫn không mấy cải biến.
Rạng sáng ngày 12/02/1972, Mao Trạch Đông khi đang ở trong hồ bơi, bệnh viêm phế quản mãn tính của Mao bộc phát, phổi không được cung cấp đủ dưỡng khí, khiến Mao bị co giật rồi bị ngất. Chu Ân Lai sau khi nghe tin lập tức đến trụ sở của Mao Trạch Đông, triệu tập những bác sĩ giỏi nhất ở Bắc Kinh đến tiến hành chữa trị cho Mao, cho đến xế chiều ngày hôm đó Mao mới tỉnh lại.
Chiều ngày 21/02/1972, khi ấy Mao Trạch Đông ở trong tình trạng không khỏe nên phải tiếp vợ chồng Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại nơi ở của mình. Đây là ngày thứ 9 kể từ lúc ông thoát chết, sức khỏe của Mao lúc này vẫn đang rất tệ.
Trong hồi ký của mình, ông Richard Nixon đoán rằng:“Mao bị trúng gió nên mới như vậy”. Richard Nixon không biết rằng, thực tế bệnh tình của Mao Trạch Đông nghiêm trọng hơn ông tưởng nhiều. Trong phòng Mao Trạch Đông được trang bị rất nhiều các thiết bị cấp cứu trị liệu, ở phòng bên cạnh luôn có bác sĩ và ý tá túc trực, chuẩn bị cho tình huống bất trắc.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon năm đó là một sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc. Sự kiện này khiến quan hệ tam giác giữa Trung – Mỹ – Liên Xô được cải biến, cũng như tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng chính trị giữa Trung Quốc và Đài Loan sau này.
Nhưng có một chi tiết ngoài lề rất thu hút là bức ảnh Mao Trạch Đông chụp với Richard Nixon sau này được lưu truyền trên mạng. Trong bức ảnh, khi hai nhà lãnh đạo cấp cao Trung – Mỹ bắt nhau, tay phải của Mao Trạch Đông bắt tay Richard Nixon, trong khi tay trái vẫn nắm tay một người phụ nữ tên là Trương Ngọc Phượng, lúc bấy giờ là tùy tùng của Mao. Tuy nhiên, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) công bố bức ảnh này sau đó, thì hình ảnh của Trương Ngọc Phượng đã bị xóa.
Tay phải của Mao Trạch Đông bắt tay Richard Nixon, trong khi tay trái vẫn nắm tay một người phụ nữ tên là Trương Ngọc Phượng. (Ảnh: Univision)
Bình luận viên của Đài truyền hình NTD Thạch Đào nói:“Mao Trạch Đông bắt tay Richard Nixon, nhưng tay trái vẫn nắm tay Trương Ngọc Phượng, điều này cho thấy sự hoang dâm vô độ của Mao Trạch Đông”.
Tác phẩm “Hồi ức bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông”, tác giả đã tiết lộ rất nhiều chuyện của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc mà có lẽ ít người được biết. Trong đó có phần nói về mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông vàTrương Ngọc Phượng như sau:
Trương Ngọc Phượng là tùy tùng thân cận nhất của Mao trong suốt 40 năm qua. Trương Ngọc Phượng từng là nhân viên phục vụ trên xe riêng khi Mao đi tuần khắp nơi, sau đó trở thành thư ký cơ yếu của Mao.
Lần đầu Trương Ngọc Phượng gặp Mao là trong một buổi liên hoan tổ chức ở Trường Sa. Đó là một ngày mùa đông năm 1962, khi đó cô ta mới tuổi mười tám, hồn nhiên ngây thơ, có cặp mắt to tròn và nước da trắng nõn, cô ta chủ động mời Mao khiêu vũ. Buổi tối hôm đó, Mao và Trương đã khiêu vũ đến vài lần, sau khi buổi tiệc kết thúc, tôi tận mắt trông thấy Mao dắt tay Trương Ngọc Phượng đi vào phòng của ông ta.
Quan hệ giữa Mao và Trương vô cùng thân mật, Mao cũng có vài người phụ nữ khác. Có hai vị vốn ở đoàn văn công của Ban Chính trị Không quân tên là Mạnh Cẩm Vân và Lý Linh Thi, đang làm y tá cho Mao, giúp Mao lau người và cho ăn.
Nhưng Trương Ngọc Phượng ở bên Mao lâu nhất. Dù cho tháng ngày trôi đi, cô ta cũng bắt đầu uống rượu, nhưng cô ta vẫn luôn được Mao tín nhiệm nhất. Năm 1974, thư ký quan trọng của Mao là Từ Nghiệp Phu phải vào viện vì ung thư phổi, Trương trở thành người trực tiếp giúp Mao thu nhận công văn hàng ngày do Mao phê duyệt.
Sau khi thị lực của Mao suy yếu, cô ta lại phụ trách đọc những công văn cho Mao nghe. Vào cuối năm đó, Trương được Uông Đông Hưng bổ nhiệm chính thức làm thư ký cơ yếu của Mao.
Lê Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét