Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Ông Võ Văn Thưởng: 'Tôi lo lắng cán bộ, đảng viên tìm thông tin xấu'; FB Chu Mộng Long: Tôi cũng thật sự lo lắng; Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore (TIN XẤU )

Tôi cũng thật sự lo lắng

26-12-2017
Tôi cũng quan sát thấy nhiều đảng viên đọc tin xấu nên ngồi ở đâu cũng thấy bàn tin xấu. Họ bàn có trách nhiệm.
Tin xấu là tin không tốt. Mà tin không tốt thì không chỉ trên các trang chống cộng mà cả trên báo cộng: tin tham nhũng, tin phá hoại môi trường, tin mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tin giết người cướp của, tin đồng bóng…

Trên một tờ tin tức, kể cả báo Nhân dân, thỉnh thoảng chỉ có vài mẩu tin người tốt việc tốt, còn lại đều toàn tin xấu. Ngay cả trong một kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đưa ra tin xấu. Trong miệng Tổng bí thư nói ra cũng có tin xấu, rất xấu, xấu đến mức “ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng và chế độ”.
Rõ khổ cho đảng viên. Nếu không đọc tin xấu thì không có gì để đọc.
Nói thật, cá nhân tôi không là đảng viên, nhưng gặp phải một trang nào đó, chỉ cần liếc qua vài dòng là nhận ra nó bịa đặt, xuyên tạc, tôi đóng ngay lập tức và chẳng hơi đâu mà đọc hết cho mệt.
Có một bạn ở Quảng Ngãi vừa rồi tiết lộ thông tin rằng lãnh đạo cơ quan bạn ấy cấm đọc Chu Mộng Long. Nhưng các bạn trong cơ quan vẫn lén lút đọc, vì “ghiền”. “Càng đọc càng sáng ra nhiều điều”, nguyên văn chứ không phải tôi tự khen nhé. Ơ, thế là lãnh đạo cái cơ quan ấy khuyến khích đọc tin xấu và cấm đọc tin tốt. Bởi vì đọc mà “sáng ra nhiều điều” thì phải là tin tốt chứ? Mà sự thực trang của tôi chỉ làm cho dân cho nước tốt lên vì nó khai dân trí, làm cho dân trí sáng lên.
Hay là lãnh đạo cơ quan ấy chỉ muốn nhân viên của mình đầu óc luôn tối tăm để chăn dắt như chăn bò?
Tôi nói với bạn ấy rằng, kẻ đọc trang tôi mà giãy đành đạch rồi ra lệnh cấm thì ắt không thể là người tốt. Dân gian vẫn nói, ma quỷ thường sợ ánh sáng! Mà ma quỷ thì nó nằm ở bất cứ lề nào. Tôi từng trải nghiệm ma quỷ lề trái cũng từng giãy đành đạch khi đọc trang tôi.
Nhớ hồi ông vua Kiệt tham nhũng ở cơ quan tôi cũng cấm như vậy, thậm chí in hết ra để chờ dịp trả thù, nhưng tiếc là… hết dịp vì bóc lịch.
Chỉ trích cái xấu để truy quét cái xấu ra khỏi đời sống là sứ mệnh của báo chí cách mạng. Marx, Lenin, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định như vậy. Không tin học lại xem!
Nếu thực tâm muốn xây dựng, kiến tạo một xã hội tốt, thì việc hàng đầu là phải truy quét cái xấu chứ né tránh thì là rõ ràng là đồng phạm, đồng lõa với cái xấu.
Nếu lo sợ tin xấu rồi cấm lung tung thì hóa ra bây giờ tình trạng tốt xấu rối tùng phèo rồi ông Thưởng ơi. Tôi cũng thật sự lo lắng, nhưng lo cho lãnh đạo hơn là lo cho đảng viên. Bởi tình trạng lú lẫn tốt xấu là do cái đầu tăm tối của lãnh đạo chứ tôi tin các đồng chí đảng viên của ông không đến nỗi tăm tối lắm đâu.

Ông Võ Văn Thưởng: 'Tôi lo lắng cán bộ, đảng viên tìm thông tin xấu'

 Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ bày tỏ lo lắng cán bộ, đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng, làm phức tạp tình hình.
Chiều ngày 25/12/2017, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 đã bế mạc tại TP.HCM.
Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Võ Văn Thưởng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên thường trực Ban Bí thư, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; góp ý của các đại biểu tại hội nghị, Ban Tuyên giáo sẽ sớm hoàn thành bản báo cáo đánh giá năm 2017 và chương trình công tác 2018 gửi đến các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc TƯ.
Đánh giá về công tác Tuyên giáo năm 2017, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nhận định, với tinh thần thẳng thắn cầu thị, chúng ta đánh giá mặt được, chưa được. Tình hình quốc tế, trong nước diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động sâu sắc về mọi mặt của đất nước, đặt công tác tuyên giáo trước nhiều thách thức.
Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, sự phối hợp thường xuyên các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu, ngành tuyên giáo đã hoàn thành được khối lượng công việc rất lớn.
“Trong đó có những vấn đề mới, khó, phức tạp góp phần vào công tác xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh tư tưởng của Đảng tạo sự nhất trí cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội...”, ông Thưởng nói.
Võ Văn Thưởng,Ban Tuyên giáo,mạng xã hội
Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018
Ngoài ra, Ban Tuyên giáo kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, chính trị, dư luận xã hội, phản ánh kịp thời với Bộ Chính trị, Ban Bí thư để đề xuất giải pháp xử lý các tình huống, vụ việc phức tạp, vấn đề nóng, dư luận...liên quan đến lĩnh vực tuyên giáo.
Tích cực đấu tranh chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng. Chủ động đổi mới đấu tranh với các thế lực thù địch.
Vấn đề thông tin đối ngoại tiếp tục được thể hiện toàn diện và có chiều sâu, đổi mới nội dung, phương thức thông tin đa dạng, sinh động về thời sự quốc tế, trong nước.
Mạng xã hội làm con người dễ tổn thương
Nói về mạng xã hội, ông Thưởng cho rằng, mạng xã hội tác động đến con người, làm cho con người nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn, ở góc độ nào đó làm cho con người nhẫn tâm hơn.
“Một vấn đề nào đó nói ngoài thì khó hơn nhưng sẵn sàng lên mạng “ném đá” nhau”, ông Thưởng lấy ví dụ.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Facebook có chức năng gợi ý thông tin và cung cấp thông tin theo định hướng người đọc.
Võ Văn Thưởng,Ban Tuyên giáo,mạng xã hội
Tham dự hội nghị lần này có các lãnh đạo các bộ, ngành; lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy.
“Chúng ta vào các page báo Nhân Dân, VTV, VOV...đọc bài viết về gương người tốt, việc tốt thì hôm sau các trang mạng đó gửi thông tin theo gợi ý còn nếu tìm kiếm các thông tin xấu, các trang page xấu thì hôm sau lại tiếp tục nhận được thông tin xấu đưa về”, người đứng đầu Ban Tuyên giáo TƯ dẫn chứng.
Từ đó, ông Võ Văn Thưởng tỏ ra băn khoăn, lo lắng khi cán bộ, đảng viên tìm kiếm thông tin xấu độc.
“Tôi cũng băn khoăn lo lắng là cán bộ, đảng viên của mình đi tìm kiếm thông tin xấu nhiều quá, chính điều này làm cho phức tạp tình hình”, lời ông Thưởng.
Bên cạnh đó, ông Thưởng cho rằng, với cả hệ thống làm công tác Tuyên giáo, tư tưởng, trong điều kiện hiện nay nếu chúng ta sử dụng được khoa học, kỹ thuật, lợi thế của xã hội, chúng ta sẽ làm tốt.
“Chúng ta có 60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng, với lượng người này trừ lực lượng cán bộ, chỉ cần 10%-20% đối tượng sử dụng này là những người cùng chúng ta làm công tác tuyên giáo, thì kết quả thu được tốt hơn rất nhiều”, Trưởng Ban Tuyên giáo dẫn chứng.
Về nhiệm vụ năm 2018, ông Thưởng yêu cầu, nắm bắt diễn biến tư tưởng, dư luận xã hội, đề xuất giải pháp, xử lý tình huống, vụ việc phức tạp phát sinh.
Tích cực tuyên truyền, đấu tranh, chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng, phản bác luận điệu xuyên tạc, luận điểm sai trái, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, dưới sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp, ngành tuyên giáo là nòng cốt, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Đổi mới nhiều khi phải hy sinh

Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Đổi mới nhiều khi phải hy sinh

"Cái gì mới cũng khó, cũng có người chống, đổi mới mà không có người chống thì không phải đổi mới mà nhiều khi phải hy sinh".
Facebook gỡ bỏ 107 tài khoản giả mạo

Facebook gỡ bỏ 107 tài khoản giả mạo

Facebook đã gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
174 bài viết, tài khoản Facebook bôi nhọ, xuyên tạc cá nhân, tập thể

174 bài viết, tài khoản Facebook bôi nhọ, xuyên tạc cá nhân, tập thể

Facebook đã gỡ bỏ 678 tài khoản và bài viết vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 174 bài viết và tài khoản bôi nhọ, xuyên tạc cá nhân, tập thể.
Chủ tịch nước: Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực

Chủ tịch nước: Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực

Chủ tịch nước yêu cầu ngành tư pháp xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và DN.
Bí thư Lạng Sơn về làm Phó Ban Kinh tế TƯ, Chủ tịch PVN

Bí thư Lạng Sơn về làm Phó Ban Kinh tế TƯ, Chủ tịch PVN

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh được điều động về giữ chức phó Ban Kinh tế TƯ đồng thời kiêm chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV PVN.
Văn Bình


Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore

Đây là thông tin vừa được Tổng cục Thống kê công bố...



Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN song chênh lệch với các nước vẫn ngày càng được nới rộng.

27/12/2017 17:09
Tổng cục Thống kê vừa có thống kê tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, năm 2017 GDP cả nước tăng 6,81%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứung hơn 220 tỷ USD. GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016.
Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm.
Cụ thể, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2011-2017 lần lượt là: 55,2 triệu đồng/lao động; 63,1 triệu đồng/lao động; 68,7 triệu đồng/lao động; 74,7 triệu đồng/lao động; 79,4 triệu đồng/lao động; 84,5 triệu đồng/lao động; 93,2 triệu đồng/lao động.
Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, mức năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.
"Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào", Tổng cục Thống kê cho hay.
Đặc biệt, Tổng cục Thống kê còn đưa ra cảnh báo chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, Tổng cục Thống kê dẫn nghiên cứu của World Bank, chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP năm 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; tương tự, của Malaysia từ 39.806 USD lên 46.190 USD; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Indonesia từ 10.100 USD lên 13.496 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD; Lào từ 220 USD lên 1.422 USD. 
Về tình hình việc làm, theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2017 ước tính là 54,8 triệu người, tăng 394,9 nghìn người so với năm 2016. 
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị chiếm 33,4%; khu vực nông thôn chiếm 66,6%.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Trong đó lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,7%; khu vực dịch vụ chiếm 34%. 
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2017 là 7,51%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp 16 năm 2017 ước tính là 57%. 

Không có nhận xét nào: