Chủ nhật, 25/06/2017 | 12:06 GMT + 739,091 lượt xem
Ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, có nhiều người bán hàng ngang nhiên quảng cáo những gì là “hàng fake F1”, giống y như hàng thật về chất lượng và kiểu dáng, lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Gần đây, một trang web tiếng Trung ở hải ngoại đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Vì sao các doanh nghiệp ở Mỹ không dám làm hàng giả? Nguyên nhân phía sau đáng để cho người Trung Quốc phải học tập!” và đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Bài viết nêu lên một thực tế ở Trung Quốc, có người bán đồng hồ Rolex chỉ với giá 25 USD, còn có cả chứng nhận hàng thật. Người tiêu dùng ở Trung Quốc hàng ngày đều mua phải hàng giả. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Trong hệ thống thương mại ở Mỹ, bộ phận bán hàng của các siêu thị lớn như Walmart, Target, Costco, Macy’s hàng ngày đều sắp xếp một nhóm nhân viên chuyên tiếp nhận những vị khách mang hàng đã mua đến đổi/trả lại.
Các doanh nghiệp khác cũng tương tự như vậy, nhìn chung, bộ phận bán hàng đều có người hỏi xem nguyên nhân vì sao khách trả lại hàng, nhưng không thể hỏi nhiều quá, đặc biệt là Cosco, thậm chí những sản phẩm của khách hàng mang trả không cần có hóa đơn, chỉ cần có nhân viên bán hàng kiểm tra tại chỗ một chút rồi sẽ trả lại toàn bộ tiền mua hàng và thuế, tất cả quá trình này sẽ không quá 10 phút. Còn nếu như tại Trung Quốc thì điều này quả là khác xa.
Ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, có nhiều người bán hàng ngang nhiên quảng cáo những gì là “hàng fake F1”, giống y như hàng thật về chất lượng và kiểu dáng, lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Gần đây, một trang web tiếng Trung ở hải ngoại đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Vì sao các doanh nghiệp ở Mỹ không dám làm hàng giả? Nguyên nhân phía sau đáng để cho người Trung Quốc phải học tập!” và đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Bài viết nêu lên một thực tế ở Trung Quốc, có người bán đồng hồ Rolex chỉ với giá 25 USD, còn có cả chứng nhận hàng thật. Người tiêu dùng ở Trung Quốc hàng ngày đều mua phải hàng giả. Vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?
Trong hệ thống thương mại ở Mỹ, bộ phận bán hàng của các siêu thị lớn như Walmart, Target, Costco, Macy’s hàng ngày đều sắp xếp một nhóm nhân viên chuyên tiếp nhận những vị khách mang hàng đã mua đến đổi/trả lại.
Các doanh nghiệp khác cũng tương tự như vậy, nhìn chung, bộ phận bán hàng đều có người hỏi xem nguyên nhân vì sao khách trả lại hàng, nhưng không thể hỏi nhiều quá, đặc biệt là Cosco, thậm chí những sản phẩm của khách hàng mang trả không cần có hóa đơn, chỉ cần có nhân viên bán hàng kiểm tra tại chỗ một chút rồi sẽ trả lại toàn bộ tiền mua hàng và thuế, tất cả quá trình này sẽ không quá 10 phút. Còn nếu như tại Trung Quốc thì điều này quả là khác xa.
Cái giá của hàng giả tại Mỹ đáng bao nhiêu?
Tác giả bài viết cho rằng, ở Mỹ ít hàng giả là bởi rủi ro quá cao, mức tiền bị phạt do vi phạm pháp luật quá lớn. Người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, có thể khiếu nại, khởi kiện, người bán hàng nhẹ thì sẽ phải bồi thường tiền, nặng thì có thể bị đi tù. Đặc biệt là với những loại hàng hóa như thực phẩm hay dược phẩm.
Ở Mỹ có Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, tất cả những hàng hóa như đồ ăn hay thuốc đều phải qua quy trình kiểm tra hết sức chặt chẽ. Nếu như bạn mua phải đồ ăn hay thuốc uống kém chất lượng, bạn thậm chí có thể kiện Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Tại Khu phố Tàu, có một người phụ trách cửa hàng đồ lưu niệm họ Lý đã đưa một nhân viên bán hàng thuê là Tiểu Lôi đến văn phòng Hội Liên hiệp người Hoa xin giúp đỡ và kể: “Chúng tôi bán thẻ chơi game Pokemon, không biết là thật hay giả, nhưng cảnh sát nói rằng sản phẩm mà chúng tôi đang bán là hàng giả, họ đã bắt nhân viên bán hàng, sau một đêm thì thả ra, nhân viên bán hàng này rất lo sợ, đã phải thuê một luật sư để chuẩn bị ra hầu tòa, sáng sớm hôm nay đã đề nghị tôi đưa cho cô ấy một tấm séc trị giá 15.000 USD”.Số tiền 15.000 USD để hầu tòa này quả thực là một con số không hề nhỏ.
Rõ ràng là khi bán hàng giả, có thể bị tịch thu tài sản, bị vào tù. Có một số người Hoa ở Mỹ đã bị bắt và hiện vẫn đang phải thụ án trong tù.
Tác giả bài viết cho rằng, ở Mỹ ít hàng giả là bởi rủi ro quá cao, mức tiền bị phạt do vi phạm pháp luật quá lớn. Người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, có thể khiếu nại, khởi kiện, người bán hàng nhẹ thì sẽ phải bồi thường tiền, nặng thì có thể bị đi tù. Đặc biệt là với những loại hàng hóa như thực phẩm hay dược phẩm.
Ở Mỹ có Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, tất cả những hàng hóa như đồ ăn hay thuốc đều phải qua quy trình kiểm tra hết sức chặt chẽ. Nếu như bạn mua phải đồ ăn hay thuốc uống kém chất lượng, bạn thậm chí có thể kiện Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Tại Khu phố Tàu, có một người phụ trách cửa hàng đồ lưu niệm họ Lý đã đưa một nhân viên bán hàng thuê là Tiểu Lôi đến văn phòng Hội Liên hiệp người Hoa xin giúp đỡ và kể: “Chúng tôi bán thẻ chơi game Pokemon, không biết là thật hay giả, nhưng cảnh sát nói rằng sản phẩm mà chúng tôi đang bán là hàng giả, họ đã bắt nhân viên bán hàng, sau một đêm thì thả ra, nhân viên bán hàng này rất lo sợ, đã phải thuê một luật sư để chuẩn bị ra hầu tòa, sáng sớm hôm nay đã đề nghị tôi đưa cho cô ấy một tấm séc trị giá 15.000 USD”.Số tiền 15.000 USD để hầu tòa này quả thực là một con số không hề nhỏ.
Rõ ràng là khi bán hàng giả, có thể bị tịch thu tài sản, bị vào tù. Có một số người Hoa ở Mỹ đã bị bắt và hiện vẫn đang phải thụ án trong tù.
“Cứ mua hàng đã, sau đó quyết định có sử dụng hay không!”
Khi mua hàng ở Mỹ, một điều hạnh phúc nhất chính là bạn có thể trả lại hàng sau khi mua.
Khi trả lại hàng, một số nơi sẽ yêu cầu hóa đơn hoặc chứng từ mua hàng, nhưng một số nơi thậm chí không hề yêu cầu giấy tờ gì cả. Một số cửa hàng có thể giới hạn thời gian trả hàng, nhưng một số khác thì không giới hạn, hoặc là thời hạn rất dài. Cho dù là bạn cảm thấy sản phẩm mình đã mua không phù hợp, chất lượng có vấn đề, lại có thể do bạn đổi ý không muốn mua nữa, hoặc mua về rồi lại không muốn sử dụng tiếp… đều có thể trả lại vô điều kiện.
Điểm này, đối với phụ nữ mà nói là thuận lợi nhất. Nhiều phụ nữ thích mua sắm quần áo, nhưng khi mua về đến nhà thì cảm thấy không thích nữa. Một người bạn của tác giả thường xuyên như vậy, cô là một tín đồ mua sắm, thường xuyên đến các trung tâm lớn để mua hàng. Rất nhiều lần cô mua quần áo và sau đó đem hàng trả lại, và chưa bao giờ bị từ chối. Người phụ trách bộ phận bán hàng chưa bao giờ hỏi nguyên nhân vì sao cô mang đến trả lại, ngay cả quần áo mang về đã từng giặt, thì trong vòng 1 tháng vẫn có thể mang trả lại. Đây chính là một lý do tại sao phụ nữ khi thấy thích một bộ quần áo nào đó, thì có thể mua về không chút do dự, cứ mua đã rồi tính, bởi vì dù sao nếu không thích cũng có thể trả lại một cách dễ dàng.
Ở Mỹ, còn có một thương hiệu quần áo nổi tiếng quảng cáo sản phẩm của mình như sau: “Cứ mua hàng đã, sau đó quyết định có sử dụng hay không!”
Cho dù các cửa hàng ở Mỹ đều cho phép trả lại hàng, nhưng quy định về thời hạn của mỗi nơi có thể khác nhau. Các cửa hàng thông thường sẽ ghi thời hạn trả lại hàng ngay trên hóa đơn, có nơi thì quy định một vài ngày, có nơi thì 30 ngày và thậm chí có nơi cho phép trả hàng trong vòng 90 ngày.
Có một thương hiệu thời trang nổi tiếng dành cho phụ nữ còn đặt hóa đơn và một tờ lưu ý vào một chiếc túi nhỏ đẹp mắt đưa cho khách hàng, trên tờ giấy có viết: “Theo truyền thống cửa hàng, sản phẩm đã mua có thể mang hóa đơn đến và trả lại vô điều kiện, cảm ơn quý khách đã tin tưởng của hàng của chúng tôi”. Thông thường thì giữ lại nguyên trạng hóa đơn mua hàng không rách không nhàu nát là một yêu cầu cơ bản nhất khi trả lại hàng.
Người mua hàng rất ít khi mặc cả
Tại Mỹ, nhìn qua thì có vẻ thấy quyền lợi của người mua hàng ít, không được phép mặc cả. Họ thường vào mạng hoặc đọc báo giấy để xem có cửa hàng nào hạ giá, rồi tới cửa hàng mua mà không hề mặc cả, tuy nhiên, họ không bao giờ bị mua hàng với mức giá “cắt cổ”.
Đa số các doanh nghiệp tại Mỹ đều định ra mức giá thực của sản phẩm, không cho phép mặc cả, lý do là bởi họ muốn nhắn nhủ với khách hàng rằng: “Xin hãy tin rằng mức giá chúng tôi định ra đều là hợp lý, chúng tôi sẽ không lừa dối các bạn”. Mà người tiêu dùng ở Mỹ cũng sớm quen với việc, nhìn xem mức giá này có thể chấp nhận được thì sẽ mua, còn không thấy hợp lý thì liền đi nơi khác.
Thêm nữa, hầu hết các doanh nghiệp làm ăn chân chính của Mỹ đều tuân thủ theo pháp luật. Mức tiền phạt khi vi phạm pháp luật là rất lớn. Suốt thời gian dài tuân theo pháp luật thì sẽ hình thành thói quen kinh doanh trung thực giữ chữ tín, mà thói quen lâu dần sẽ trở thành tự nhiên. Điều này thực tế lại là quyền lợi lớn nhất của khách hàng.
Tin tưởng khách hàng, nhìn nhận khách hàng là những người trung thực
Ở một bức tranh khác, có thể thấy việc đối xử với khách hàng hoàn toàn khác biệt. Theo tác giả, tại một khách sạn ở Trung Quốc đại lục, khi trả phòng sẽ còn phải qua một bước nữa, chính là gọi cho nhân viên phục vụ phòng đến kiểm tra, xem xem đồ đạc trong phòng có bị hư hỏng hay mất mát gì không.
Rất nhiều khách sạn ở Mỹ không có thủ tục này. Khi trả phòng, nhân viên lễ tân chỉ hỏi bạn xem có sử dụng đồ tính phí gì ở trong phòng hay không, nếu bạn trả lời không sử dụng, thì họ cũng sẽ không cần đi xác minh, mà sẽ tin lời bạn nói là thật. Đây thực tế chính là sự tin tưởng khách hàng, là một loại phục vụ chất lượng cao.
Ai cũng biết vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay tại Trung Quốc, hàng giả tràn lan khắp nơi đến nỗi chứng nhận hàng thật cũng không thể tin được. Người mua không tin tưởng người bán, người bán càng không tin tưởng người mua, tất cả đều nghi ngờ lẫn nhau.
Theo tác giả, thời gian trước, một người châu Á đã lợi dụng lỗ hổng thương mại, ngang nhiên mua hàng giả của Trung Quốc, sau đó mang đến cửa hàng trả lại hòng lừa đảo số tiền lên đến 1 triệu USD. Người này sau đó đã bị bắt và hiện vẫn đang đợi đưa ra xét xử. Tại Mỹ, nếu như sản xuất hàng giả, một khi bị phát hiện, chắc chắn sẽ bị tịch thu tài sản và không tránh khỏi bị bỏ tù.
An Nhiên biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét