Phạm Viết Đào.
Căn cứ
vào các Điều 24,25, 39 của Luật Quốc phòng số: 39/2005/QH11 và Điều 35 của Luật
dữ trữ quốc gia đã quy định về những ngành nghề có điều kiện được quy định tại
Phụ lục 4 của Dự thảo Luật đơn vị kinh tế-hành chính đặc biệt …( LĐK) vẫn
có thể được Thủ tướng hủy bỏ, sửa đổi…do bởi Điều 5 khoản 3 của LĐK đã quy định:
“3.
Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên quan về
cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.
4. Trường
hợp các luật có liên quan được ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành
có quy định thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với
nhà đầu tư thì áp dụng quy định của các luật có liên quan…”
Theo Điều
24,25, 39 thì các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng được Nhà nước đầu tư
xây dựng và thống nhất quản lý.
Điều 25
Luật Quốc phòng quy định:”Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý việc sản xuất,
khai thác các sản phẩm quốc phòng; trực tiếp quản lý các cơ sở công nghiệp quốc
phòng; thực hiện đặt hàng phục vụ quốc phòng…”
Điều 39
quy định của Luật Quốc phòng: Các doanh nghiệp quốc phòng và tài sản quốc phòng
do nhà nước, Chính phủ quản lý...
Không
chỉ các Điều 24,25, 39 mà cả Điều 22. Các hành vi bị cấm Luật Dự trữ quốc gia số: 22/2012/QH13 ?
Điều 22
quy định:
“7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm…”
Các điều
luật trên được quy định của Luật Quốc phòng, Luật Dự trữ quốc gia vẫn có thể được
bỏ qua nếu Thủ tướng muốn. Vì Thủ tướng là cấp trên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thủ tướng
vẫn có thẩm quyền không thực hiện, hủy bỏ các điều liện do các bộ luật quốc
phòng, dự trữ quốc gia quy định. Thủ tướng có quyền thay đổi và giao cho một
doanh nghiệp nước ngoài, kể cả Trung Quốc thực hiện chức năng sản xuất, nhập khẩu,
tàng trữ các khí tài quân sự ở tại các đặc khu vì Luật đặc khu đã đặt ra.
Đèn xanh này được thiết kế lắp đặt tại Điều 17 của LĐK: ĐIỀU 17. NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
“4. CĂN CỨ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
TỪNG ĐẶC KHU, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ĐẶC KHU RÀ SOÁT, TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH:
A) KHÔNG ÁP DỤNG MỘT HOẶC MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ THUỘC
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TẠI ĐẶC KHU QUY ĐỊNH TẠI
KHOẢN 1 ĐIỀU NÀY TẠI KHU CHỨC NĂNG THUỘC ĐẶC KHU;
B) SỬA ĐỔI, BÃI BỎ MỘT HOẶC MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẦU
TƯ KINH DOANH ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TẠI ĐẶC
KHU HOẶC KHU CHỨC NĂNG THUỘC ĐẶC KHU.”
Với các quy định của Luật Đặc khu cho phép
quyền hạn của Thủ tướng có thể phớt lờ các luật khác để tổ chức mua sắm, tàng trữ
vũ khí tại các đơn vị đặc khu. Khi đã có vũ khì thì việc tập hợp người biết sử
dụng vũ khí là chuyện nhỏ…Dân gian từng có câu nhại ý của Cụ Hồ: “Không có việc gì khó; Chỉ sợ tiền không nhiều;
Đào núi và lấp biển; không làm được thì…thuê…”
Theo cơ chế cũ thì Tổng Bí thư kiêm Bí thư
quân ủy TW; Chủ tịch nước theo Hiến pháp là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng nhưng
chỉ trên danh nghĩa, tại Việt Nam Đảng mới là tổ chức lãnh đạo toàn diện tuyệt
đối.
Đã có thời Chủ tịch nước kiêm Bí thư Ban cán
sự Bộ Công an, sinh hoạt Đảng tại Bộ Công an.Thế nhưng gần đây, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng cũng tham gia Ban cán sự Đảng Bộ công an. Như vậy vai trò của
Đảng cũng đã bao trùm sang cả công an. Không biết có phải do vì lẽ đó nên gần
đây, Bộ Công an ban hành Thông tư 17/2018/TT-BCA trang bị vật liệu nổ quân dụng
công cụ hỗ trợ như máy bay
lên thẳng vũ trang, súng chống tăng, đại liên, sung cối xuống tới cấp huyện…