Phạm Viết Đào.
Bải liên quan:
Mỗi khi nói đến lịch sử quan hệ 2
nước, lãnh đạo 2 nước thường nhắc tới những sự giúp đỡ to lớn của phía Trung
Quốc đối với Việt Nam về vũ khí, trang thiết bị và nhu yếu phẩm trong 2 cuộc
chiến tranh?
Vậy những sự viện trợ đó có là bao
nhiêu, có đúng là vô tư, vô điều kiện và một chiều hay không; ở đây người viết
xin chưa đề cập tới những lợi ích chính trị mà phí Trung Quốc gặp hái được khi
liên minh với Việt Nam, đứng sau Việt Nam để đánh Nhật, Pháp và Mỹ đến người Việt
Nam cuối cùng…
Xin “hạch toán“ số liệu của các khoản viện trợ mà Trung Quốc đã dành cho
Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh…
Theo số liệu của WikiPedia mà chúng
tôi tìm thấy: “Trong 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi
thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nửa là
viện trợ quân sự, còn lại là viện trợ kinh tế.[4]””
Như vậy: con số 6,8 tỷ USD nếu cộng cả
trong chiến tranh chống Pháp cứ coi Trung Quốc chiếm ½ con số trên: 3,5 tỷ USD;
theo thông lệ quốc tế những viện trợ về quân sự không được hạch toán vào Dư NỢ.
Thế nhưng ta cứ cộng tất cả cho phía Trung Quốc; hạch toán toàn bộ khoản tiền
Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam; Phía Việt Nam chấp nhận hạch toán vào phần Dư
CÓ, đối ứng với phần Dư NỢ của phía Trung Quốc…
Nói trắng ra tạm tính: Việt Nam vay nợ
Trung Quốc 3,5 tỷ USD để mua sắm trang vũ khí và các nhu yếu phẩm dân sinh khác
trong cả 2 cuộc chiến tranh…
Vậy cái khoản Dư NỢ 3,5 tỷ USD mà
Trung Quốc xuất sang Việt Nam ấy hạch toán vào Tài khoản 154: chi phí
sản xuất dở dang có đúng do Chính phủ phải Trung Quốc bòn rút, chắt bóp
từ hạt gạo củ khoai của nhân dân Trung Quốc làm ra không?
Người viết bài này đảm bảo, số tiền
3,5 tỷ USD này Việt Nam chưa đụng đến củ khoai và hạt gạo của nhân
dân Trung Quốc. Bởi đã tìm ra một khoản “Dư
CÓ” liên quan tới khoản “Dư NỢ”này
của phía Trung Quốc có nguồn “ nguyên
liệu” kết chuyển từ Việt Nam.
Xin tạm
ví nó giống với tài khoản TK 621 là tài khoản mà ngôn ngữ Tài chính gọi là Tài
khoản tổng hợp chi phí trực tiếp; Từ Dư CÓ của Tài khoản 621 này đã kết chuyến
sảng Dư NỢ của 154 để đối ứng với Dư CÓ kết chuyển cho phía Việt Nam Theo sơ đồ
dưới đây:
( sơ đồ )
Theo tính toán của người viết bài
này: Hiệp định sơ bộ
Pháp-Việt (1946) ký giữa Chính phủ Pháp và chính phủ
Việt Nam dân chủ Cộng hòa 6/3/1946 có thể kết toán, một dạng giống
với Tài khoản tổng hợp chi phí trực tiếp, tức TK 621...