Điều tra của Phạm Viết Đào.
“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN ( Phần 1)
Trả
lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại
Shangri-La 18 tổ chức tại Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại
giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế đánh giá “Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực
và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất
trên thế giới…”
( https://dantri.com.vn/the-gioi/my-muon-cung-cap-cho-viet-nam-cac-thiet-bi-quan-su-tot-nhat-the-gioi-20190603135315488.htm)
Nhân ý kiến này của Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ bà Andrea L. Thompson, Phạm
Viết Đào xin đưa lại bài “TRẬN 31/5/1985: SỬ DỤNG CBU 54, TA TIÊU DIỆT 3500
LÍNH TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN”, rút từ trong tập “ VỊ XUYÊN &
THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…
Đây
là bài điều tra độc lập, kiểm chứng thông tin về độ xác tín của việc bộ đội ta
trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, đã sử dụng lại những
vũ khí của Mỹ còn để tại Tổng kho Long Bình; Xác minh thông tin về sức mạnh,
hiệu lực của vũ khí Mỹ hiệu quả sát thương tới mức nào trong cuộc chiến vệ quốc
này.
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019
"Mỹ muốn cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự tốt nhất thế giới" ( Nếu được Mỹ cấp, Việt Nam có thể giải phóng Bắc Kinh...he...he)
Dân trí Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới.
>>Đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Văn Miếu, nhấn mạnh hợp tác song phương với Việt Nam
>>Mỹ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng, chuyển giao thiết bị quân sự cho Việt Nam
>>Mỹ chuyển giao UAV hiện đại cho Việt Nam
Trả lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại Shangri-La 18 tổ chức tại Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, đã đưa ra những nhận định và lập trường của Mỹ về hàng loạt vấn đề nóng trên toàn cầu.
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
TRUNG QUỐC MIỆNG HÙM GAN SỨA
'TQ không ngại đối đầu với những kẻ vượt lằn ranh đỏ'
Phát biểu sáng 2/6 tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã phản bác quyết liệt những lập trường phía Mỹ đưa ra trước đó một ngày.
Trong bài phát biểu đầy cứng rắn, ông Ngụy khẳng định quân đội Trung Quốc "không sợ đối đầu với những kẻ vượt lằn ranh đỏ" ở khu vực.
Theo ông Ngụy thì tình hình Biển Đông là “ổn định và hòa bình” nhưng luôn có người muốn khuấy động tình hình ở khu vực, ám chỉ tới Mỹ, nước thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra tự do, áp sát những thực thể đang bị Trung Quốc quân sự hóa phi pháp ngoài biển.
HIỆN TƯỢNG HOÀNG NGỌC HIẾN TRONG VỤ ĐẤU ĐÁ ĐẢNG ĐOÀN 1979 - 1980
Vương Trí Nhàn
Tháng 11 năm 1978, Nguyễn Minh Châu cho đăng trên tờ Văn Nghệ Quân Đội một bài viết nhan đề là "Viết về chiến tranh".
Trong bài này, Nguyễn Minh Châu nhận định rằng nền văn học Miền Bắc trước năm 1975 và cả Việt Nam sau đó đều chưa hề có tiểu thuyết thực sự về chiến tranh, vì còn bề bộn sự kiện, nhân vật toàn là dạng người lý tưởng, chưa mô tả được các vấn đề đời thường của con người và xã hội trong chiến tranh.
Bài viết gợi ra ở Hoàng Ngọc Hiến những suy nghĩ khá bất ngờ về văn học xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của ông được phản ảnh trong bài viết tựa là "Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua", đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 23 ra ngày 9 tháng 6 năm 1979.
Sau khi tóm lược ý kiến của Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau: "Hình như, Nguyễn Minh Châu viết, trong ý niệm sâu xa nhất của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại, mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước. Đứng ở bình diện cái phải tồn tại, người nghệ sĩ dễ bị cuốn hút theo xu hướng miêu tả cuộc sống cho phải đạo, còn đứng ở bình diện cái đang tồn tại, thì mối quan tâm hàng đầu là mô tả sao cho chân thật.
Đọc một số tác phẩm, chúng tôi thấy tác giả dường như quan tâm đến sự phải đạo nhiều hơn tính chân thật. Có thể gọi loại tác phẩm này là chủ nghĩa hiện thực phải đạo".
Hoàng Ngọc Hiến còn đi tới những khái quát sâu hơn
Thực ra ngay trong đời sống thực tại, do quy luật của sự thích nghi sinh tồn, dần dần được hình thành những kiểu người “phải đạo” với những cung cách suy nghĩ nói năng ứng xử được xem là “phải đạo”. Khái quát những hiện tượng hết sức thực tại này vẫn nảy sinh chủ nghĩa hiện thực phải đạo”.
Tôi đã ghi lại toàn cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng 1979 trong những trang nhật ký văn nghệ viết cùng năm và phần quan trọng nhất là bài trên blog
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/08/to-huu-1976-phan-tiep.html
Sau đây là những diễn biến tình hình 1980 cũng liên quan tới nội dung trên .
Sau đây là những diễn biến tình hình 1980 cũng liên quan tới nội dung trên .
28/6
Việc ông Hiến qua đi gần một năm nay
Tạp chí Văn học có bài phê phán ngay từ cuối năm 1979. Tạp chí NCNT số 1/1980 cũng vậy. Bài của Kiều Vân, với luận điểm rất rối rắm. Kiến thức sai lầm cả.
Chính diện nhất là bài Hà Xuân Trường (tạp chí Cộng sản1/1980). Hoàng Ngọc Hiến tức lắm, lại viết bài trả lời, gửi thẳng đến tạp chí Cộng sản .
Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019
VÌ SAO ÔNG TRUMP YÊU VIỆT NAM?; VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP QUYẾT "ĐÁNH" TRUNG QUỐC DỮ DỘI NHƯNG LẠI CỞ MỞ VỚI VIỆT NAM
10
Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không, Trí Thức Trẻ dẫn bình luận của Bloomberg nhận định.
Nghịch lí của ông Trump?
Theo Bloomberg, đối với Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về mặt kinh tế và văn hóa. Cả 2 quốc gia đều sản xuất nhiều mặt hàng giá rẻ, tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ, nhân công dồi dào, nhận nhiều thặng dư thương mại và cẩn trọng trong việc mở cửa các nền công nghiệp nhạy cảm cho nước ngoài. Ngoài ra, 2 nước đều từng có thời kì mâu thuẫn với Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử.
Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không.
Với mong muốn giảm chi phí sản xuất, các công ty từ Nike (hãng quần áo và dụng cụ thể thao thương mại) tới Ikea (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới) đã bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng liên tục trong 6 năm liên tiếp; tăng trưởng kinh tế đạt ngưỡng 7%; và chính phủ đã giảm bớt một số rào cản đối với sở hữu nước ngoài ở Việt Nam. Đây là những lí do để đất nước này được nhiều chuyên gia nhận định là "người chiến thắng" trong chiến tranh thương mại.
© AP PHOTO / HAU DINH
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
Và điều đó cũng đặt ra câu hỏi là tại sao mặc dù có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại không bị tổng thống Trump và đội ngũ kinh tế của ông áp thuế quan "dữ dội".
Nếu một quốc gia "ít nguy hiểm" như Đức - với nhân công giá cao, chính phủ dân chủ và sử dụng đồng tiền chung - vẫn bị Mỹ đánh thuế, thì rõ ràng Việt Nam không thể không bị ông Trump liệt vào "danh sách đen".
Lợi thế của Việt Nam
Chuyên gia tại Bloomberg lí giải rằng, điều khiến Việt Nam thoát khỏi thuế quan có lẽ là quy mô của nền kinh tế và xã hội. Việt Nam có khoảng 100 triệu dân - gần như ngang bằng với Philippines - và GDP là 224 tỉ USD (năm 2018).
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019
Nguyễn Thọ - Trung Quốc: Chân đất sét, đầu đất hiếm
Khi tôi nói cái lồng Chinanet giam hãm 1,4 tỷ người trong vòng u tối, là bản án tử hình cho mọi sự sáng tạo của con người, có bạn phê tôi là chủ quan, không nhận thức được sức mạnh Trung Hoa.
Tôi không hề phủ nhận thành công của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa và đã nhiều lần khẳng định Trung Quốc là một quốc gia công nghiệp, đang cùng Mỹ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế và công nghệ thế giới. Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của Trung Quốc. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của Trung Quốc, còn châu Âu chỉ có khoảng 30 [1].
ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỀ PHÒNG “XÍCH BÍCH ĐẠI CHIẾN” NỔ RA TRÊN BIỂN ĐÔNG?[1]
Phạm Viết Đào.
Thái độ sừng sộ của các tướng lĩnh Bắc Kinh với Việt
Nam trong những ngày gần đây, sát tới cái tháng của cái năm được 2 nước thỏa
thuận là sẽ kỷ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Việt-Trung, do bởi Việt Nam mời
chiến hạm Mỹ ghé chơi cảng Đà Nẵng.
Sự sừng sộ này đã làm cho ý nghĩa của cái lễ này trở
nên khôi hài. Qua thái độ hung hãn của một số tướng lĩnh Bắc Kinh cho thấy: hễ
ai mà đụng chạm tới tham vọng bá quyền nước lớn, cái uy kẻ cả, uy “đại ca” của Trung Quốc thì ngay lập tức:
bộ mặt thật hung đồ của ông bạn vàng Bắc Kinh lộ diện ra ngay…
Cái mặt nạ hữu nghĩ bằng giấy bồi được tô vẽ thêm 16
chữ vàng sẽ rách toác, tơi tả bởi những tiếng gầm thét quen thuộc trên các
phương tiện truyền thông của Trung Quốc. Điều này khác chi tiếng gầm thét của
giống loài vẫn quen tự coi mình là chúa sơn lâm.
Với hành động này của Bắc Kinh, nó đã thúc đẩy thế
cờ chính trị thế giới nhanh chóng phân lộ ra hình thế chân vạc. Ba đỉnh chân
vạc đang gánh đỡ ván cờ chính trị thế giới đó là: Nga - Trung Quốc - Tây Âu,
Nhật và Mỹ…Và với tình thế chân vạc như vậy, Việt Nam muốn sống còn thì chỉ còn
cách ngả dần về phía Mỹ…
60 năm theo lịch can chi của Trung Quốc là 1 hội;
người phương đông vẫn hay nói vận, hội. Vận là 12 năm và hội là 60 năm. Đời
người sau 1 vòng quay 60 năm là một hội. Sau cái hội này thì con người có thể
tiếp tục phát triển chuyển qua một hội mới, hoặc đến đây nguồn năng lượng, khí
số của cá nhân của anh cạn, yểu mệnh nên nhiều người đã chết ở cái tuổi 59 -
61…
THƠ CỤ HỒ CŨNG BỊ " BIÊN TẬP", " KIỂM DUYỆT" ?
Sáng 23/5, thảo luận dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, có hai đại biểu Quốc hội đã viện dẫn hình ảnh và ý thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm cơ sở cho lập luận của mình. Đó là đại biểu Bùi Văn Xuyền – đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Bình và đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai.
Ngay sau các phiên thảo luận này, nhiều báo đã trích dẫn lại ý kiến các đại biểu Quốc hội này và đưa các ý đó vào tít bài báo: "Đại biểu Dương Trung Quốc trích dẫn thơ Bác Hồ để 'bảo vệ' rượu, bia" (Báo Thanh Niên), "Không nên đổ lỗi cho các DN sản xuất rượu bia, coi họ như tội đồ" (VOV), "Ngành sản xuất rượu, bia đang bị xem là… tội đồ?" (báo Phụ nữ Việt Nam)
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, ông có cảm giác như các đại biểu phát biểu coi ngành sản xuất rượu, bia như một tội đồ và như thế ông thấy không công bằng vì ngành sản xuất rượu, bia hàng năm tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, hàng chục nghìn tỷ đồng cho ngân sách, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ông Xuyền đã trích dẫn:…" Bác Hồ năm 1960 khi thăm nhà máy bia Trúc Bạch, Bác đã khuyến khích ngành sản xuất…".
Trên thực tế, những năm 60 của thế kỷ trước, Việt Nam không có nhà máy bia Trúc Bạch. Trúc Bạch chỉ là nhãn hiệu bia đầu tiên của Nhà máy Bia – Nước ngọt mà người dân vẫn quen gọi là Nhà máy Bia Hà Nội, trên đường Hoàng Hoa Thám (nay thuộc công ty cổ phần Bia, Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Habeco). Trang web của công ty Habeco, phần giới thiệu về lịch sử không thấy nhắc chuyến thăm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà máy này.
Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông
RFI
Phi đội không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018.AYEE MACARAIG / AFP
Trên trang mạng asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa « Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông », Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.
Richard Javad Heydarian, đồng thời là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình.
Mỹ muốn nhấn chìm Trung Quốc bằng "Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông"?
RFI
Một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017.REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Hoa Kỳ đang dồn Trung Quốc trên mọi mặt. Liên tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán thương mại còn chưa ngã ngũ, mạnh tay trừng phạt trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, Washington, ngày 23/05/2019, muốn gây sức ép tối đa khi thách thức những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với dự luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2019.
Ngày 23/05/2019, hai thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin, đại diện cho 13 thượng nghị sĩ khác, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã trình một dự luật « nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông và các mục đích khác ».
Việt Nam sẽ phải trả nợ trên 20.000 tỷ đồng mỗi tháng trong giai đoạn 2019 - 2021
ĐTCK
Các đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều số liệu tính toán khác nhau về số tiền trả nợ trong giai đoạn 2019 - 2021, nhưng đều là những con số lớn, lên tới hơn 20.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Đánh giá “Kinh tế, ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp, toàn diện”, Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn báo cáo của Chính phủ và chỉ ra những tồn tại như: Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ. Khu vực nông nghiệp, tăng trưởng còn tiềm ẩn yếu tố thiếu bền vững.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019
THÔNG BÁO TẶNG VÀ CHIA SẺ: “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ-VIỆT-TRUNG”
Phạm
Viết Đào.
Sáng nay, 30/5/2019, theo đề nghị của CCB Nguyễn Công
Trung ( TP HCM- Fb Trung Linh Nguyễn), tôi đã trao tận tay nhà thơ Vũ Quần
Phương tập bút ký-tiểu luận điều tra “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã trân trọng cảm ơn…
Nhân dịp này, theo gợi ý của chủ sách, nhà văn Phạm Viết
Đào, CCB Nguyễn Công Trung ( Fb Trung Linh Nguyễn), , có nhã ý tặng “ VỊ XUYÊN
& THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” cho một số CCB của chiến trường Vị Xuyên…
Đề nghị các CCB: Nguyễn Lan ( CCB C 20-E 881-F314-Xín Mần
Hà Giang); CCB Nguyễn Khuê ( CCB F 313-Tuyên Quang), CCB Nguyễn Tuấn Anh ( E
247, F 314, Việt Trì, Phú Thọ), Nguyễn Văn Lượng ( Phú Xuyên, Hà Nội, liên lạc
với Phạm Viết Đào để nhận sách qua đường bưu điện)…
FB Trung Linh Nguyen
Nhân dịp này, FB-BLOGGER Phạm Viết Đào rất hân hạnh tiếp
nhận sự chia sẻ, sự hảo tâm của quý vị xa gần có nhã ý tặng “VỊ XUYÊN & THẾ
SỰ VIỆT-TRUNG” cho các CCB từng chiến đấu tại Chiến trường Vị Xuyên-Hà Tuyên…
Địa chỉ liên hệ: Nhà văn Phạm Viết Đào-Email:
Hoanghtham9@gmail.com
Năm 2018, nợ công Việt Nam bằng 58,4% GDP
Trong phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra sáng ngày 22/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nợ công vào cuối năm 2018 là 58,4%, rời xa mức trần 65% cuối năm 2015 nhưng Chính phủ chưa vay nợ thêm để đầu tư phát triển vì áp lực trả nợ vẫn còn rất lớn.
Báo cáo đánh giá tình hình nợ công năm 2018 của Bộ Tài chính cho biết tình hình nợ công đã được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Chính phủ xin 4.069 tỷ đồng trả nợ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Số tiền trên được lấy từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia.
Ngày 29/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt Đại Cát - Thiên tướng trấn thiên thu
25 Vương Phúc Hải
ANTĐ 16h45 chiều 7-10, sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực.
Skip 15 s
Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vị trí Đại tướng yên nghỉ là phía trong đất liền, nhìn ra Đảo Yến
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
VỚI LÒNG TIN ĐÓ ÔNG CHO HẠ BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 VÀ THU HỒI BỚT VŨ KHÍ CỦA DÂN QUÂN? Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tu...
-
Phạm Chí Dũng - Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8? Vụ Trung Quốc điều tàu HD-8, được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh, bất thần xâm nhập khu vực ...
-
( Tin tức thời sự ) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. ...
-
Chỉ là nhân vụ bắt cóc đầu thú, có thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay Hoa Nam nhúng vào nhằm chia uyên rẽ thuý. Chợt nhớ chuyện xưa mà khôn...
-
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018 | 1.12.18