Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

VÌ SAO CÁC TƯỚNG NHÀ TA NGẠI VA VỚI TƯỚNG TÀU?


Tướng quân đội Việt Nam nhiều hơn cả Trung Quốc, sao không cắt giảm chi phí này?
Ngân sách đang rất khó khăn, thu không đủ chi thường xuyên, phát hành trái phiếu trong nước không đủ để trả nợ, chính phủ đang đề xuất vay nợ quốc tế 3 tỷ USD để trả các khoản nợ trong nước đến hạn 2015-2016. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ngân sách trung ương năm 2016 chỉ còn 45.000 tỷ đồng, cần phải cắt giảm chi tiêu là đúng. Khó thế, nghèo thế mà Việt Nam có tướng quân đội gấp đôi Trung Quốc thì có hợp lý không? Cũng cần cắt giảm để giảm chi phí ngân sách.
quan-vn
Năm 2014, khi Bộ Quốc phòng trình quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, người dân mới biết chính xác là Quân đội Nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 415 sĩ quan cấp tướng, nhưng thực tế tổng số sĩ quan cấp tướng hiện diện trong quân đội ta đã lên đến 489 tướng, như vậy là “dôi ra” 74 tướng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, theo dự thảo, tổng số cấp tướng không giảm mà tiếp tục tăng một số trần quân hàm cấp tướng và nâng quân hàm ở một số cấp tướng cao hơn.

MỘT ĐỒNG CHÍ CỨ ĂN, MỘT ĐỒNG CHÍ CỨ NHỊN, BẢO ĐOÀN KẾT THẾ Đ. NÀO ĐƯỢC…


Kết quả hình ảnh cho "Họa sĩ Nguyễn Tiến Dũng"
Năm 1980, tôi đang là sinh viên năm cuối của trường ĐH Mỹ Thuật VN, được nhà trường cử lên biên giới để vẽ về bộ đội. Mang theo giấy giới thiệu của Tổng cục Chính trị, nhóm chúng tôi lên Lạng Sơn. Ở đây, tôi nghe tin: Viên đại đội trưởng đơn vị cũ của tôi ở tiểu đoàn 9 ngày trước, nay đã là tiểu đoàn trưởng. Nhưng đợt tháng 2/1979, tiểu đoàn này bị quân TQ đánh bất ngờ. Anh ta đã bỏ tiểu đoàn để chạy thoát thân cùng với 2 cậu lính liên lạc, hiện đang chờ kỷ luật.

VIỆT NAM SẴN SÀNG ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC; Chuyên gia quốc tế nói về vấn đề Biển Đông: TQ "mềm nắn rắn buông", cứ cương quyết họ sẽ phải lùi bước


Gregory Poling (Minh Ngọc ghi) | 


Chuyên gia quốc tế nói về vấn đề Biển Đông: TQ "mềm nắn rắn buông", cứ cương quyết họ sẽ phải lùi bước
Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Dù việc đứng lên phản đối Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, vì nước này giờ có quá nhiều tàu ở Biển Đông so với vài năm trước, nhưng “mềm nắn rắn buông” vẫn đúng trong cách hành xử của Trung Quốc.

LTS: Nếu các quốc gia trong cuộc kiên quyết lên tiếng phản đối các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Trung Quốc sẽ rút lui. Còn không, Trung Quốc sẽ vẫn lấn tới. Đó là nhận định mà ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ đưa ra trong cuộc trao đổi với Trí Thức Trẻ, trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Nhìn lại Vịnh Bắc Bộ, di sản của người Pháp, đến tương lai Biển Đông

Nguyn Quc Tn Trung


Một góc của bản vẽ cổ khu vực biển Đông. Xem thêm chi tiết và nguồn gốc ảnh tại: Print Old&Rare

Vịnh Bắc Bộ (Beibu – 北部湾 hay Gulf of Tonkin) là khu vực biển chung được bao bọc bởi đường bờ biển các tỉnh phía Bắc Việt Nam và đường bờ biển các tỉnh phía Nam Trung Quốc, cùng với Đảo Hải Nam (Hainan Island). Đây là một vùng biển tương đối kín với diện tích 126.250 km vuông, chiều sâu trung bình tầm 60m và nơi sâu nhất khoảng 90m, khá cạn cho một vùng biển thông thường. 

BÀI CA DAO " CON CÒ QUÈ" THỂ HIỆN THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC THỜI CUỘC



Alex Smith
Kết quả hình ảnh cho Cò đậu bờ tre

Hồi còn nhỏ tôi được học một bài ca dao:
” Con cò đậu ở bờ tre/ 
Thằng Tây nó bắn cò què một chân/ 
Mai cò ra chợ Đồng Xuân/ 
Chú khách mới hỏi sao chân cò què/ 
Cò rằng tôi đứng bờ tre/ 
Thằng tây nó bắn tôi què một chân”
Bài ca dao này cứ ám ảnh tôi mãi, không phải vì nó có nội dung hay nghệ thuật đặc sắc gì mà vì thông điệp không rõ ràng của nó đối với người đọc. Tôi nhớ sách giáo khoa (không nhớ rõ lớp nào và năm nào) có giải thích: – qua nhân vật con cò tố cáo tội ác của giặc Pháp!
7.jpg
Tuy nhiên, ”con cò” ở đây không hề có thái độ thù hằn gì “Thằng tây” cả, thậm chí, cũng không thực sự đau buồn hay giận dữ!. Đổi lại, thái độ của ”cò” hoàn toàn dửng dưng: ”- cò rằng tôi đứng bờ tre/ thằng tây nó bắn tôi què một chân”! Hết!

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Phong thủy giúp “vương triều chúa Trịnh” kéo dài suốt 12 đời

“Tiên tích đức, hậu tầm long”, thuật phong thủy chủ yếu chỉ có thể giúp người có đức. Giai thoại xưa truyền lại rằng các đời vua chúa đều do tổ tiên tích đức truyền lại cho con cháu về sau. Dưới đây là câu chuyện về “vương triều chúa Trịnh”.
Trịnh Kiểm mở đầu cho “vương triều chúa Trịnh”.

Tổ tiên tích đức

Theo “Trịnh gia thế phả” và giai thoại thoại thì vào thế kỷ 15 ở Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc có người tên là Trịnh Liễu nhà nghèo nhưng rất ham đọc sách.
Cuốn “Đại Việt Lê triều đế vương Trung Hưng công nghiệp thực lục” có mô tả Trịnh Liễu như sau: “Nhà nghèo, ham học, tích đức, làm việc nghĩa. Họ hàng khen hiếu, làng xóm khen đễ… sau rời đến làng Biện Thượng (nay là Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng), làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa.”
Trịnh Liễu lấy vợ họ Hoàng, gia cảnh nghèo khó nên hai vợ chồng phải làm ruộng và bán nước chè kiếm sống, khó khăn là thế nhưng Trịnh Liễu vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Một hôm Trịnh Liễu đi cày ở xứ Đồng trong núi, đến chỗ vực tôm thì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ nhưng rất có thần thái. Trịnh Liễu mời ông già về ở nhà mình một đêm. Nhà Trịnh Liễu chỉ có mấy gian lợp bằng lá với một cái chõng tre, Trịnh Liễu mời cụ già lên giường nghỉ ngơi rồi làm cơm mời cụ.
Cụ già khen Trịnh Liễu rồi nói: “Lão đây vốn sành phong thuỷ, thấy trong sách đất này, chỗ Nanh Lợn, có một huyệt có khí quý, táng đó thì 4 đời sau phát Vương”.

Tư Chính là bộ phận không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam

Bởi
 AdminTD
 -

25-7-2019
Các mặt cắt địa chấn chứng minh ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: internet
Từ đầu tháng Bảy đến nay, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu ”Haiyang Dizhi-08” cùng các tàu quân sự hộ tống vào khảo sát địa chấn, tìm kiếm dầu khí ở vùng biển Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 còn già mồm nói Việt Nam phải tôn trọng lợi ích của họ ở vùng biển này theo kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”. Tôi có thể khẳng định ngay rằng Trung Quốc không có một mét vuông biển hay lãnh thổ nào ở bãi Tư Chính vì đây là một bộ phận không thể tách rời của Thềm Lục Địa(TLĐ) Việt Nam xét về mặt cấu trúc địa chất theo đúng những quy định trong Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Hà Nội đu dây khó khăn hơn sau vụ Bãi Tư Chính

Bởi
 AdminTD
 -

Jackhammer Nguyễn
25-7-2019
Trung Quốc nhất định không chịu rút khỏi bãi Tư Chính.
Những vấn đề pháp lý có vẻ như đã hai năm rõ 10: Đây là hải phận quốc tế, nhưng mà là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người Tàu đâu thể vô tìm kiếm tài nguyên được.
Có hai câu hỏi mà những nhà quan sát đặt ra:
1/ Bắc Kinh đang làm gì vậy?
2/ Việt Nam phải làm sao?
Về câu hỏi thứ nhất, ý kiến đáng chú ý nhất là của Giáo sư Ngô Vĩnh Long khi ông trả lời BBC: Người Tàu đang đẩy những nước cờ của họ trong cuộc tranh chấp Biển Đông lên mức tinh vi hơn.
Tôi đồng ý với ý kiến này, và xin bàn thêm là người Tàu đang dấn thêm một bước nữa để thỏa mãn tham vọng Vành đai Con đường của họ, đồng thời tránh được điều mà các nhà nghiên cứu lịch sử gọi là Bẫy Thucydides.
Bẫy Thucydides là gì? Lấy từ lịch sử Hy Lạp cổ đại, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, khi một nước đang vươn lên thành bá chủ tại một nơi nào đó, thì chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra với một bá chủ khác đã ngự trị lâu năm ở đó.

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới .mpg

Tướng Lê Mã Lương cảnh báo: Lệnh cấm nổ súng rồi Bãi Tư Chính sẽ mất như...

Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc?; CẤP BÁO...CẤP BÁO...TÌNH HÌNH KHU VỰC TƯ CHÍNH NGUY NGẬP; GIẶC TÀU TRÀN NGẬP ĐÔNG NHƯ "QUÂN NGUYÊN..."


Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời và nước

Được biết tình hình khu vực Tư Chính giờ căng như sợi chỉ. Lực lượng tàu của ta không xuể so với tàu dân quân biển của "bạn vàng". Mong mọi người dân VN gác bỏ mọi riêng tư, đồng lòng hướng về biển Đông. 
- Hoàng Việt.


Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc?

26/07/2019

Giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4/2018.



Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc

07:51 - 25/07/2019

Mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn" đều làm giảm sức mạnh lớn nhất của Việt Nam, sẽ gây tai hại cho Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa Kì - ông Michael Dukakis cho rằng, mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn" của chúng ta đều không phù hợp, không hiệu quả.
Người Mỹ đánh giá thế nào về thái độ của nước Mỹ trước những diễn biến ở Biển Đông hiện nay? Ta xem nước Mỹ đã phản ứng thế nào qua tuyên bố của người phát ngôn Morgan Ortagus: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi áp chế, và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này". Thực ra, nước Mỹ luôn phản đối sự áp chế và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải.
Rõ ràng, Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực khi cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này.
Những gì đang diễn ra ở vùng Biển Đông thực sự đáng quan ngại vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng. Người ta ước tính rằng, hàng hóa trị giá hàng ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua tuyến biển mỗi năm, chiếm khoảng 30% giao dịch hàng hải toàn cầu, bao gồm lượng lớn dầu và ngàn ngàn tỷ đô la thương mại hàng năm của Mỹ. Nước Mỹ có quyền lợi ở đây.
Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Mỹ đã gọi đây là hành động đơn phương của Trung Quốc theo cách suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về cách làm nguy hiểm này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Ông Michael Dukakis: "Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng".

Nhịn Trung Quốc vì hòa bình là một sách lược hay ảo giác?

Blogger Viết từ Sài Gòn

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
 AFP














Không riêng gì vấn đề bãi Tư Chính bị Trung Quốc gây hấn trong những ngày này, mà dường như từ những năm trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã phân thành hai nhóm trong vấn đề quyết đánh hay chịu nhục trước kẻ xâm lăng Trung Quốc. Mà hình như từ thời xa xưa đã có những kẻ chủ hòa và những người chủ chiến. Trong vài ngày trở lại đây, lực lượng chủ hòa và chủ chiến hiện ra rất rõ, và không ngoại trừ xuất hiện lực lượng thứ ba! Vấn đề ở đây là giữa hòa và chiến cũng như các chủ trương của lực lượng thứ ba, đâu là ảo tưởng, đâu là thực tế? Chủ hòa sẽ đi đến đâu? Chủ chiến sẽ ra sao? Lực lượng thứ ba sẽ mang lại điều gì?