Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn

Song Thanh | DKN 4 giờ trước 781 lượt xem

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn
(Ảnh chụp màn hình/Secret China)
Thiên tai, nhân họa vẫn đang liên tiếp xảy ra ở Trung Quốc, khiến việc thu mua ngũ cốc dự trữ mùa hè trong năm nay sụt giảm gần 10 triệu tấn. Đứng trước bối cảnh nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc vẫn còn đang bị nhấn chìm trong mưa lũ, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc đã ban hành một lệnh khẩn, tăng cường việc thu mua ngũ cốc vụ mùa thu. Động thái làm dấy lên nghi ngờ Trung Quốc đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực. 
Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu của Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày ⅝, có tổng cộng 42,857 triệu tấn lúa mì được thu mua tại các khu vực sản xuất chính, giảm 9,383 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

354. Ký ức người lính VỊ Xuyên. (P2). Trạm gác tiền tiêu 1100: Tổ phục G...

MỤC LỤC BIÊN KHẢO:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"


 Hình ảnh có thể có: văn bản
 


Hình ảnh có thể có: văn bản




 Không có mô tả ảnh.


SÁCH DÀY 1000 TRANG; TRONG CÓ 10 TRANG ẢNH MÀU DO TÁC GIẢ CHỤP ĐỂ GIÚP BẠN ĐỌC HÌNH DUNG CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN
Liên hệ chia sẻ với tác giả qua Email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746

PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC ĐANG HỌC BÀI TRÁ HÀNG CỦA MẠNH HOẠCH THỜI TAM QUỐC?


Phúc Lộc Thọ


Trước những hành vi quye quyệt bất minh của Đảng CS Trung Quốc đã nhiều năm thao túng thị trường Mỹ, bắt chẹt lừa đảo nhiều quốc gia trên thế giới; Dân Mỹ đã bầu cho Donald Trump lên làm Tổng thống vì ông đưa ra cương lĩnh tranh cử: Nước Mỹ trên hết...
Xuất thân là một nhà tài phiệt, Trump là Tổng thống Hoa Kỳ có khả năng " đọc vị" ra được những trò gian manh quỷ quái của người Tàu và ông đã " ra đòn" theo kiểu của chàng caoboy Texas; Kết cục nhừng đòn trừng phạt của ông đã làm cho Đảng CS Trung Quốc lung lay và đang tìm cách trá hàng hy vọng được Trump nhẹ tay, tha mạng sống...
Những việc làm của Trump với Trung Cộng và hành động gấp gáp xuống thang, hạ vụ khí trá hàng của Trung Quốc khiến cho chúng ta nhớ tới Chiến dịch Nam Trung thời Tam Quốc; Trong chiến dịch này Mạnh Hoạch đã 7 lần trá hàng; Đến lần thứ 7 mới giơ tay chịu trói, tự nhận chiếu dưới thôi không dám làm loạn...
Cho tới hiện nay, nếu kiểm đếm thì hình như Trump mới bắt bài Trung Quốc được vài ba đòn ví như: Đánh thuế cao hàng hóa; Bắt trùm 5 G Trung Quốc; đưa hạm đội vào Biển Đông, Ấn Độ Dương kèm sát các hành động quậy phá của Trung Cộng; Đuổi Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston; Ban bố chế tài với một số quan chức Trung Quốc do hành vi đàn áp người Tân Cương; Luật an ninh mạng Hồng Kong...Đối với Mạnh Hoạnh phải 7 lần chịu trói mới thần phục; Còn với Trung Cộng ngày nay, chí ít phải trên 10 đòn may ra Trung Cộng mới cải tà quy chính...
Hy vọng các cố vấn Hoa Kỳ nhắc Trump nghiên cứu trò ' trá hàng" của Mạnh Hoạch để không vì mùi lòng mà tha sớm qua.
Trung Quốc đã bị Trump bắt 6 hành vi, song mới chịu nhận hàng mỗi chuyện mua bán hàng bằng cách: Tăng mua ngô và đậu tương của Mỹ... để chuộc lỗi; Những chuyện khác Trung Quốc ăn miếng tả miếng chứ chưa chịu HÀNG Trump đâu?
Xin nhắc lại một số lần trá hàng của Mạch Hoạch được mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa...


CHIẾN DỊCH NAM TRUNG 7 LẦN BĂT MẠNH HOẠCH
Chiến dịch Nam Trung hay còn gọi là Gia Cát Nam chinh hay Thất cầm Mạnh Hoạch (chữ Hán:諸葛亮南征) là tên gọi của chiến dịch tấn công vào vùng Nam Trung do Gia Cát Lượng chỉ huy vào năm 225 trong thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Chiến dịch này nhằm dập tắt những mầm móng phản loạn gây hại đến nhà Thục Hán và cũng chuẩn bị một bước cho các chiến dịch Bắc phạt.
Sau thất bại tại Trận Di Lăng, Lưu Bị ốm chết, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá hậu chúa Lưu Thiện lúc này mới 17 tuổi, ông đảm nhận chức Thừa tướng gách vác trọng trách trị vì thực quyền của nhà Thục Hán, tiếp tục theo đuổi mục tiêu thống nhất Trung Nguyên. Năm 223, Gia Cát Lượng bắt tay vào việc thực hiện bước 2 của bản kế hoạch chiến lược Long Trung đối sách. Một mặt ông cử Đặng Chi sang làm sứ giả Đông Ngô, khôi phục lại mối quan hệ đồng minh với Tôn Quyền. Đồng thời chấn chỉnh nền chính trị trong nước, ổn định nội bộ, dự trữ lực lượng chuẩn bị ráo riết cho chiến dịch Bắc phạt.[1]
Khổng Minh thần cơ diệu toán, cùng tướng sĩ trải bao phen sinh-tử, hết lần này tới lần khác mới bắt được Mạnh Hoạch. Thế nhưng lần nào bị bắt, Mạnh Hoạch cũng cứng đầu không phục, coi Khổng Minh không ra gì.
Lần thứ nhất, Hoạch nói:
“Đường hẻm núi cao, lỡ sa vào tay ngươi, ta đâu có chịu!”.
Lần thứ hai: “Hoạch nói:
– Đó là thủ hạ ta muốn hại lẫn nhau, mới đến nông nỗi này, chớ không phải là tài của ngươi, sao ta có chịu!”.
Lần thứ ba: “Hoạch thưa:
– Đó chỉ vì em ta tham ăn, tham uống, trúng phải thuốc độc, bởi thế lỡ việc. Nếu ta đến mà để cho em ta đi tiếp ứng bên ngoài thì chắc xong việc. Đó là trời không tựa ta, chớ không phải ta có dại dột gì. Đành chết thì chết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.
Lần thứ tư: “Hoạch nói:
– Ta tuy là người rợ mọi, nhưng không chuyên dùng qủy kế như thừa tướng, cho nên ta chưa phục”.
Lần thứ năm: “Hoạch nói:
– Ta bị bắt là không phải do tài của ngươi. Vì người trong động ta hại lẫn nhau, mới đến nỗi này! Muốn giết thì giết, chớ ta vẫn chưa chịu!”.
Lần thứ sáu: “Hoạch thưa:
– Chuyện này thực là tự chúng ta đem thịt đến miệng hùm chớ không phải là tài của ngươi, chết thì chết chứ ta vẫn chưa chịu”.
Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Mạnh Hoạch bị Khổng Minh bắt được hết lần này tới lần khác, nhưng vẫn ngoan cố không phục.
Cuối cùng, đến lần thứ bảy:
“Mạnh Hoạch khóc, nói:
– Từ xưa đến nay, chưa có ai đánh giặc, bảy lần bắt được mà bảy lần tha bao giờ. Tôi tuy là người mọi rợ, cũng hiểu đôi chút lễ nghĩa, có đâu mà lại mặt dày mãi thế được!
Nói đoạn dắt díu vợ con, anh em, họ hàng, cởi trần ra khúm núm vào quỳ cả dưới trướng, tạ tội rằng:
– Thừa tướng thực là thiên oai, người phương nam tôi không dám làm phản nữa!
Khổng Minh nói:
– Ông nay đã chịu rồi à?
Mạnh Hoạch khóc, nói:
– Con con cháu cháu tôi cũng được đội ơn sinh thành của thừa tướng, dám đâu không phục”.
Có thể nói rằng, Mạnh Hoạch ngoan cố đã tạo nên một “khảo nghiệm” to lớn đối với Gia Cát Lượng. Sự ngoan cố của Mạnh Hoạch từng khiến Khổng Minh phải thốt lên:
“Ngươi lừa ta vào nơi không có nước, lại đem bốn suối độc hại quân ta. Thế mà quân ta không việc gì, chẳng phải là lòng trời ư? Sao người u mê làm vậy?”.
Nhưng rốt cuộc thì, gian nan “bảy lần bắt, bảy lần tha” ấy không thể làm suy bại ý chí của Gia Cát Lượng, chỉ có thể làm sáng tỏ cái tâm đại nhẫn của Khổng Minh. Nhẫn là kiên trì để tỏ lòng thành kính, là nhẫn chịu để vượt qua khó khăn, là bao dung để hoá giải ân oán. Khổng Minh vẫn để Mạnh Hoạch làm chúa các động Nam Man như trước, cũng không cắt cử quan lại Thục Hán cai trị, là bởi vì Mạnh Hoạch kẻ thù với nước Thục thực sự đã bị ông tiêu diệt rồi, giờ chỉ còn một Man vương thực lòng cảm ân, quy thuận nhà Hán.
Vậy mới thấy để thức tỉnh người trong mê, khiến họ hồi tâm chuyển ý, cải tà quy chính không phải việc dễ dàng, nếu không sẵn lòng nếm trải nguy nan, không có đủ Thiện và Nhẫn thì khó lòng làm nổi. Quá trình thu phục Mạnh Hoạch cũng là quá trình Gia Cát Lượng không ngừng bồi đắp tâm đại nhẫn và làm sáng tỏ lòng từ thiện của chính mình, ấy cũng chính là con đường tu luyện vậy.
Về sau, Nguyên Vi Chi có bài thơ ca ngợi rằng:
Dẹp loạn phò chúa yếu,
Ân cần việc thác cô.
Tài cao hơn Quản, Nhạc.
Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô.
Thắm thiết lời dâng biểu,
Tài tình phép trận đồ.
Đức ngài cao thịnh lắm,
Thiên cổ tiếng thơm tho!
Xem trọn bộ Cảm ngộ Tam Quốc

Tướng cấp cao quân đội Trung Quốc chỉ trích Tập Cận Bình

Vũ Dương | DKN 14/08/2020 20,665 lượt xem


Ảnh chụp màn hình Soundofhope.


Thêm vào đó sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc được tiết lộ, thực sự chỉ là “hổ giấy”, quân sĩ là con một, quân đội là môi trường kiếm tiền và chủ yếu để đàn áp dân, khả năng điều động quân không linh hoạt…
Chính quyền Trung Quốc che giấu tình hình dịch bệnh khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, gây nên thiệt hại to lớn về kinh tế và tính mạng con người. Đối mặt với làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng đến hình thức ngoại giao sói chiến vu oan giá họa cho các nước, gây hấn khắp nơi, xung đột biên giới với Ấn Độ, cưỡng chế áp đặt “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, bành trướng trên biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quay lưng và hình thành mặt trận liên minh chống ĐCSTQ, dẫn đầu là Hoa Kỳ, áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức và đảng viên ĐCSTQ, khiến quan trường ĐCSTQ không khỏi hoang mang.
Mới đây, có phương tiện truyền thông Úc nói rằng ông Tập Cận Bình đã bị các tướng lĩnh quan trọng trong quân đội ĐCSTQ khiển trách, lên án “sách lược sói chiến” của ông đã phá tan cơ hội “thống trị thế giới”.

Càng “sói chiến” càng bị tẩy chay

Trong một bài viết có tiêu đề “Sách lược sói chiến của Tập Cận Bình vấp phải sự đả kích” của phóng viên Jamie Seidel thuộc hãng truyền thông Úc News.com.au, đề cập rằng, giống như tất cả lãnh đạo độc tài khi vùng vẫy trong nguy cơ tứ bề, ông Tập Cận Bình hiện phải đối mặt với nhiều rắc rối cả trong lẫn ngoài. Trong nước thảm họa như nạn châu chấu, lũ lụt, đói kém và dịch bệnh… liên tiếp xuất hiện. Trên trường quốc tế, những quốc gia mà ĐCSTQ duy trì mối quan hệ thông qua thủ đoạn thương mại trong quá khứ giờ không còn là bạn nữa.
Bài viết nói rằng Liên minh Ngũ Nhãn bao gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Canada và New Zealand, cho đến các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… trước các mối đe dọa và uy hiếp to lớn của ĐCSTQ, trái lại lập trường của họ càng trở nên vững vàng hơn. Đây thật sự là một điều xấu hổ đối với ông Tập Cận Bình.
Chính phủ Úc cũng không sợ các mối đe dọa từ phía ĐCSTQ, mà vẫn đang tuân thủ lập trường của luật pháp quốc tế liên quan đến các vấn đề trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Malaysia đã thường xuyên đưa ra các phản đối chính thức chống lại sự xâm lược thường xuyên của ĐCSTQ trong lĩnh vực kinh tế và can nhiễu của ĐCSTQ trong các hoạt động thương mại ở biển Đông. Các nước láng giềng nhỏ xung quanh như Việt Nam, Brunei, Philippines và Indonesia cũng đã lên tiếng phản đối chính sách bành trướng ĐCSTQ trên biển Đông.
Ngay cả với một quốc gia nhỏ bé như Somalia cũng như vậy, Tần Kiện – đại sứ của ĐCSTQ tại Somalia, gần đây đã cố gắng sử dụng “sách lược sói chiến” đối với Tổng thống của nước này, kết quả đã bị chính phủ nước này ban hành “lệnh trục xuất”. Chính phủ Somalia thậm chí đã bắt đầu tiến hành tiếp xúc ngoại giao với Đài Loan.

Nội bộ cũng giăng mắc tứ bề

Bài viết cũng chỉ ra rằng Tập Cận Bình đang chịu nhận sự phản đối cả ở trong nước, hơn nữa đều là từ những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn với xã hội, gồm cả các tướng lĩnh trong quân đội.
Bài viết điểm danh hai tướng lĩnh cấp cao trong quân đội ĐCSTQ phản đối ông Tập: thiếu tướng nghỉ hưu Kiều Lương và đại tá không quân đương nhiệm Đới Húc.
Kiều Lương là tướng diều hâu nổi tiếng trong quân đội ĐCSTQ, ông đã xuất bản cuốn sách “Chiến tranh không giới hạn” vào năm 1999. Nhưng hiện tại, ông đứng ra phản đối khẩu hiệu phải giải quyết Đài Loan bằng vũ lực của ông Tập Cận Bình.
Ông Kiều Lương cho rằng Bắc Kinh không nên coi đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán là cơ hội để thu phục Đài Loan bằng vũ lực, bởi điều đó cần phải huy động mọi nguồn tài nguyên và lực lượng, cái giá phải trả thật sự rất đắt, hơn nữa đó cũng không phải việc khẩn cấp trước mắt, mà cần tập trung vào việc chấn hưng dân tộc.
Ông cũng cho rằng vấn đề Đài Loan trên bản chất là vấn đề Trung-Mỹ, cũng chính là một cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ. Cho đến khi Trung Quốc và Hoa Kỳ “vật tay” còn chưa phân thắng bại, vấn đề Đài Loan không thể giải quyết.
Ngoài ra, trong bài viết có tựa đề “Bốn điều không thể ngờ và mười nhận thức mới về Hoa Kỳ” của ông Đới Húc – giáo sư trường đại học Quốc phòng ĐCSTQ nhận định rằng Hoa Kỳ không phải là “con hổ giấy” mà là “hổ thật sự”, thời khắc then chốt có thể mạng chẳng còn, và cảnh cáo đừng trở thành “kẻ thù” của nước Mỹ, ĐCSTQ sẽ phải trả giá cho “chiến tranh lạnh Trung-Mỹ”.
Ông viết rằng, “Đừng mong đợi cuộc bầu cử của Hoa Kỳ sẽ thay đổi chiến lược quốc gia của họ. Chiến lược cốt lõi của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi. Cần phải thừa nhận sự thật rằng Hoa Kỳ là “người anh cả” của cả thế giới. Nước Mỹ nắm giữ khoa học công nghệ cao, đừng cho rằng chúng ta chỉ đang đối đầu với Mỹ, nước Mỹ có liên minh chiến lược rất lớn. Nước Mỹ đại biểu cho một loại giá trị quan phổ quát của cả thế giới. Chỉ cần đế quốc Mỹ hễ có hành động, các nước khác trên thế giới đều sẽ sánh bước cùng Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải lý trí, không được nóng vội, và cần đọ sức một cách khôn ngoan”.
Tuy nhiên, bài viết này đã bị chính ông Đới phủ nhận. Có điều các bài viết liên quan được lan truyền trên Internet ở Trung Quốc đại lục được cho rằng đã cất lên tiếng nói trong quân đội và nội bộ ĐCSTQ.
Michael Pillsbury, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc tại Học viện Hudson, cũng cho biết gần đây ông đã nghe thông tin từ quân đội Trung Quốc, rằng “họ chưa sẵn sàng đối đầu với quân đội Mỹ. Do vậy, ông Tập Cận Bình thực sự phải hứng chịu sự bất mãn và chỉ trích nặng nề”.

Lòng quân hỗn loạn, hoàn toàn không có sức chiến đấu

Trong cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ, ông Diêu Thành, cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, hiện đang cư trú tại Mỹ, tiết lộ rằng quân đội ĐCSTQ không phải tất cả đều một lòng một dạ với ông Tập. Hiện tại chính trị ĐCSTQ đã trong hỗn loạn, các sĩ quan cao cấp trong quân đội ĐCSTQ đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình.
Ông Diêu nhấn mạnh rằng quân nhân ĐCSTQ hoàn toàn không muốn ra chiến trường, vấn đề nội bộ rất nghiêm trọng. Bởi chính sách một con của ĐCSTQ, hầu hết các quân nhân họ đều là con một, có rất nhiều quân nhân đã đào ngũ, căn bản là không có năng lực để khai chiến.
Vương Trung Nghĩa, chủ tịch Liên đoàn Tự do Thanh niên Thế giới, trong cuộc phỏng vấn với truyền thông hải ngoại vào tháng trước đã bày tỏ rằng ĐCSTQ chỉ là một con hổ giấy và nó không thể tham dự bất kỳ một trận chiến nào.

Những dòng hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thời gian Bác Hồ ở nhà 48 Hàng Ngang

Bài, ảnh: Trường Hùng 16/08/2020 - 18:03 (GMT+7)

Chủ tịch Hồ Chi Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội
Trong cuốn hồi ký “Những chặng đường lịch sử” của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có kể lại về khoảng thời gian Bác Hồ ở số nhà 48 Hàng Ngang (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại đây, Bác đã cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ TƯ Đảng thông qua 3 nội dung quan trọng: Tuyên ngôn Độc lập; Tổ chức Lễ Quốc khánh và thành phần Chính phủ lâm thời.

3 vị vua gây tranh cãi nhất lịch sử: Người cuối cùng là tội nhân bán nước hay là đấng minh quân tài hoa?

3 vị vua này gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam. Tuy họ đều là những đấng minh quân với nhiều cải cách tiến bộ, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, nhưng con đường tiến đến ngai vàng lại không hề bằng phẳng.
Vị vua đầu tiên: Hồ Quý Ly - nhà cách tân nhầm thời
Hồ Quý Ly, tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Sau khi đỗ thi Hương, Hồ Quý Ly gia nhập chốn quan trường triều Trần. Ông có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông. Hoạn lộ của Hồ Quý Ly lên như diều gặp gió. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng, thao túng gần như tuyệt đối quyền lực trong triều.
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Trong thời gian trị vì, Hồ Quý Ly đã thực hiện một loạt canh tân tiến bộ: chế tạo súng thần công, phát hành tiền giấy, xây dựng thành nhà Hồ đầy kiên cố, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, đầy bứt phá, hiếm ai có thể sánh kịp.

Nhóm tàu chiến Úc thách thức hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa Thụy Miên Thụy Miên

Nhóm tác chiến hỗn hợp của Lực lượng Quốc phòng Úc, bao gồm 5 tàu chiến, hồi tuần trước đã di chuyển theo đội hình thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhóm tàu chiến Úc gồm chiếc HMAS Canberra (L02), hộ tống hạm HMAS Arunta (FFH 151) cùng chiến hạm Nhật và Mỹ tập trận tại biển Philippines hôm 21.7 /// Hải quân Mỹ
Nhóm tàu chiến Úc gồm chiếc HMAS Canberra (L02), hộ tống hạm HMAS Arunta (FFH 151) cùng chiến hạm Nhật và Mỹ tập trận tại biển Philippines hôm 21.7
HẢI QUÂN MỸ
Đài ABC hôm 22.7 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Úc về cuộc hành trình của nhóm tàu chiến Úc ở Biển Đông, và có lúc áp sát các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa.
Vẫn chưa rõ vị trí chính xác khu vực nhóm tàu chiến Úc “đối đầu” với hải quân Trung Quốc.
Trong khi các tàu chiến Úc không đi vào phạm vi 12 hải lý của các đảo đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa như các chiến hạm của Mỹ thường làm, Lực lượng Quốc phòng Úc khẳng định “mọi tương tác bất ngờ với các tàu chiến nước ngoài trong cuộc hành trình đều được xử lý một cách an toàn và chuyên nghiệp”.
Nhóm tàu chiến Úc, do tàu tấn công đổ bộ HMAS Canberra dẫn đầu, đã di chuyển qua Biển Đông trong lúc trên đường đến vùng biển gần Philippines để tham gia hoạt động diễn tập với hải quân Mỹ và Nhật Bản.

Nhóm tàu chiến Úc thách thức hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa - ảnh 1
Nhóm tàu chiến Úc cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng 1 khu trục hạm của Nhật tập trận tại biển Philippines hôm 21.7
HẢI QUÂN MỸ 
Sau khi kết thúc, nhóm tàu Úc gồm các chiếc HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius sẽ đến Hawaii.
“Úc cam kết một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) an toàn, rộng mở, thịnh vượng và thích ứng. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các đối tác khu vực để giải quyết những thách thức an ninh chung”, một phát ngôn viên Lực lượng Quốc phòng Úc cho biết.
Hôm 21.7, hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang tiến hành cuộc tập trận chung cùng tàu chiến của Nhật Bản và Úc tại biển Philippines.
Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 19.7 và dự kiến kết thúc vào ngày 23.7, diễn ra trong lúc các tàu chiến đang trên đường đến Hawaii dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 17 - 31.8.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc, cuộc tập trận ba bên lần này bao gồm các hoạt động như tiếp nhiên liệu trên biển, hoạt động hàng không, hàng hải và diễn tập liên lạc.

“Thủ phạm” khiến Trung Quốc gánh lũ lụt tồi tệ hàng năm

LĐO | Cánh đồng ngập nước ở huyện Phù Nam, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Cánh đồng ngập nước ở huyện Phù Nam, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Lũ lụt ở Trung Quốc kể từ đầu tháng 6 đã diễn ra nghiêm trọng trên diện rộng ở các tỉnh Hồ Nam, An Huy, Hồ Bắc và Giang Tây, nhưng đây không phải là lần đầu tiên.
Theo Bộ Thủy lợi, trong mùa lũ năm nay, cả nước Trung Quốc có 443 con sông bị ngập lụt, ảnh hưởng đến hơn 37 triệu người.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc trải qua đợt lũ lụt trên diện rộng như thế này. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, lũ lụt luôn là thảm họa thiên nhiên gần như định kỳ.
Lũ lụt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khí hậu, địa hình và sự phân bố dân cư. CGTN liệt kê một số "thủ phạm" gây lũ lụt ở Trung Quốc.
Khí hậu
Trung Quốc có 5 vùng khí hậu, và hầu hết các phần phía đông và phía nam nằm trong khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, khiến mùa hè nóng và ẩm ướt. Mặc dù nắng nóng và lượng mưa cao có thể giúp cây trồng phát triển, nhưng lượng mưa lớn và thường xuyên xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9 cũng làm tăng khả năng lũ lụt. 
Lũ lụt ở Trùng Khánh ngày 5.7.2020. Ảnh: CCTV
Lũ lụt ở Trùng Khánh ngày 5.7.2020. Ảnh: CCTV
Năm nay, lượng mưa ở các khu vực phía đông và nam đã tăng lên đáng kể so với các năm trước. Tại lưu vực sông Dương Tử, lượng mưa trung bình chạm mức cao nhất trong vòng 60 năm qua, khiến lũ lụt trở nên tồi tệ vào mùa hè này.

Bộ GTVT từng đề xuất nhượng, bán các sân bay, cảng biển nào?

Đức Thọ - 10:01 16/08/2020

(VNF) - Để có vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) từng đề xuất nhượng, bán sân bay, cảng biển nhằm hút vốn tư nhân... Điển hình là dự án sân bay Vân Đồn đã được Tập đoàn Sun Group xây dựng vận hành trong thời gian qua. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã "tuýt còi" việc bán, nhượng quyền khai thác cảng biển, sân bay cho tư nhân.

Bộ GTVT từng đề xuất nhượng, bán các sân bay, cảng biển nào?

Sân bay Vân Đồn là một trong những sân bay đầu tiên được được tư nhân xây dựng

Sân bay, cảng biển nào từng được "rao bán"?

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tính đến thời điểm này, Chính phủ chỉ cho phép khởi động dưới hai hình thức: nhượng quyền khai thác các dự án và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Còn việc bán các dự án hạ tầng là chưa từng xảy ra.