Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Lưu Trọng Văn - Vài lời khuyên gửi ngài Nguyễn Xuân Phúc, ứng cử viên thủ tướng.


Báo chí vừa tiết lộ danh tánh của 12 vị trong tổ tư vấn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi ngài Phan Văn Khải lên thủ tướng  cơ bản vẫn giữ nguyên thành viên tổ tư vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi ngài Nguyễn Tấn Dũng lên thì toàn bộ tổ tư vấn gồm rất nhiều chuyên gia nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa hàng đầu quốc gia bị giải tán thay vào đó là tổ tư vấn mới.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và nhà tư vấn Châu Xuân Nguyễn
Ngài Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp cuối cùng của nội các cho biết, ông Trương Đình Tuyển tổ trưởng tổ tư vấn của ngài nói với ngài rằng, tổ tư vấn cũng xin tự giải tán. 

Thưa ngài Nguyễn Xuân Phúc, nếu không có gì thay đổi thì một tuần nữa ngai thủ tướng vào tay ngài. Liệu ngài có cần một tổ tư vấn của mình như các tiền nhiệm không?

Lời khuyên của gã giành cho ngài : Không.

*** 

Gã xin kể tiếp câu chuyện về bác bắt ếch nửa đêm tìm gã nhờ xin gã tư vấn. Nhà bác chỉ hai sào ruộng, hai con lợn và bốn đứa con đang đi học. Bác biết chỉ có học mới thoát khỏi nghèo đói, nhưng bác không đủ tiền cho cả bốn đưa ăn học . Cả bốn đứa bác đều rất thương và đều có quyền mà Luật pháp VN bảo vệ đó là quyền được học.

Gã đã ngậm đắng nuốt cay mà tư vấn rằng: Bác phải xem trong bốn đứa, đứa nào thông minh nhất, sáng nhất lại có chí học nhất tập trung toàn bộ cho nó ăn học đàng hoàng tại một trường học đàng hoàng.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?

Hải Võ | 

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?
(Ảnh minh họa)

Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận".

Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ.

Biển Đông trong thế cờ của 3 nước lớn: Mỹ-Trung-Nga ?

Tập Cận Bình có thể thỏa hiệp điều gì với Obama ở Biển Đông?


(GDVN) - Tập Cận Bình có thể cam kết sẽ không đi xa (leo thang) hơn nữa trong quân sự hóa quần đảo tranh chấp. Đổi lại, người Mỹ phải đồng ý...
The New York Times ngày 29/3 đưa tin, Thứ Năm này Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc hội đàm riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Mỹ. Phiên họp là tín hiệu quan trọng phản ánh mối quan hệ song phương trong lúc Trung Quốc quyết tâm trở thành siêu quyền lực châu Á, còn Mỹ thì muốn duy trì địa vị của mình tại Thái Bình Dương.
Nhưng quan hệ Trung - Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trung Quốc nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông có thể là điểm nổi bật nhất của mâu thuẫn Trung - Mỹ, trong khi nền kinh tế chậm lại và quan hệ thương mại với Trung Quốc đã trở thành đề tài gây chú ý trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Doug Mills / The New York Times.
Kỳ vọng rằng có bất cứ tiến triển nào về chất trong cuộc họp dự kiến sẽ kéo dài 90 phút giữa 2 nhà lãnh đạo này là rất nhỏ. Vì vậy có thể một số phân tích từ học giả Trung Quốc và Mỹ về khả năng thỏa hiệp giữa 2 nhà lãnh đạo để giảm bớt căng thẳng là điều đáng ngạc nhiên, The New York Times bình luận.
Khả năng thỏa hiệp
Thời Ân Hoằng, một Giáo sư Quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân và là cố vấn của chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói với The New York Times, ông Tập Cận Bình có thể cam kết sẽ không đi xa (leo thang) hơn nữa trong quân sự hóa quần đảo tranh chấp. Đổi lại, người Mỹ phải đồng ý chấm dứt việc điều tàu chiến, máy bay tuần tra tự do hàng hải gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Lưu Trọng Văn - Thưa ngài Đinh La Thăng, gã tin ngài không là ông bán bún ...vịt!


Một chiều mưa, gã phượt mô tô ở vùng Kẻ Bàng- Phong Nha, bên bờ bắc sông Son, Quảng Bình. Đường trơn, trợt, gã té , áo quần dính bùn, mặt mày tòe loe bùn. Gã tìm một nơi dừng chân để tắm táp. Ghé vào một trường tiểu học với cái lán tranh của các cô giáo. Được tắm, được táp và được kễnh bụng một bữa cơm nghèo dưa chuột chấm mắm . Gã còn được các cô giáo trẻ xứ Bọ nhiệt tình mời ngủ lại.

 Nửa đêm, leo lét ngọn đèn dầu, gió và mưa lạnh rin rít lùa kẽ liếp tre bỗng xuất hiện một bóng người và tiếng đập  liếp. Rơn rơn gã tưởng một cô giáo trẻ  cắc cớ gì đó không ngủ được tìm đến gã, gã vội  vạch liếp thì một ông hom hem, mặt xương xẩu, hai hốc mắt sâu húm, quần xắn quá gối, chân bết bùn, lưng một chiếc giỏ tre.

- Chào bác! Gã lễ phép.

 -  Nghe các cô giáo kháo nhau là  có một chú nhà báo  ghé nghỉ tại trường. Tôi phải đi bắt ếch theo cơn mưa, khuya quá, tôi xin lỗi chú, tôi biết là làm phiền chú, nhưng sợ ngày mai chú đi mất, tôi đành... Tôi  chỉ hỏi một câu thôi chú à.

-Dạ, xin bác cứ hỏi ạ? Gã vẫn rất lễ phép.

Có 1 đơn tố cáo người ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc diện Bộ Chính trị quản lý

(Chính trị) - Có 1 đơn tố cáo người ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…

226 người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 14
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai tại Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lập danh sách sơ bộ những ứng cử viên ở Trung ương
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo gửi đại biểu về tình hình, kết quả triển khai công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 14 và đại biểu hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ mới.

'Chủ tịch nước, Thủ tướng cần giải thích việc có gần 400 tướng'


Hoàng Đan | 

'Chủ tịch nước, Thủ tướng cần giải thích việc có gần 400 tướng'
ĐBQH Phạm Xuân Thường. Ảnh: Quochoi.vn



ĐBQH Phạm Xuân Thường cho rằng, trong bản báo cáo của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ cần giải thích việc bổ nhiệm, phong hàm khoảng 400 tướng.



Nêu ý kiến về báo cáo của Chủ tịch nước tại Quốc hội sáng nay (30/3), đại biểu Phạm Xuân Thường (đoàn Thái Bình) cho rằng, một trong những nhiệm vụ Chủ tịch nước là phong các hàm, cấp trong cấp tướng.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cử tri có ý kiến rất nhiều là tại sao trong thời gian chiến tranh chúng ta có đến hơn 1 triệu quân chính quy, nhưng số lượng cấp tướng trong lực lượng vũ trang chỉ có 72 người, cho đến kết thúc thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
"Nhưng đến thời kỳ hiện nay, chúng ta có khoảng 400 cấp tướng. Cử tri cho rằng như vậy là quá nhiều, tôi không khẳng định đấy là nhiều hay ít bởi vì còn phụ thuộc vào sự chính quy của quân đội.
Tôi nghĩ rằng, trong bản báo cáo Chủ tịch nước cũng nên giải thích chỗ này và ở đây còn có giải thích của Thủ tướng Chính phủ, bởi vì Thủ tướng Chính phủ là người đề xuất để Chủ tịch nước bổ nhiệm, phong hàm", ông Thường nêu.

Chủ động mời tàu TQ thăm cảng Cam Ranh

29/03/2016  22:32 GMT+7

 - Việt-Trung thống nhất tăng cường các nội dung hợp tác, tìm kiếm nội dung mới để tăng cường tính thực chất. Như VN chủ động mời tàu hải quân TQ thăm các cảng VN, trong đó có cảng Cam Ranh.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet bên lề giao lưu hữu nghị quốc phòng Việt-Trung đang diễn ra tại Lạng Sơn và Quảng Tây, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh Việt-Trung chú trọng xây dựng mối quan hệ quốc phòng thực chất để phát triển những mối quan hệ khác, đem lại hòa bình ổn định, lòng tin chính trị và lợi ích cho nhân dân hai nước.
cảng Cam Ranh, Nguyễn Chí Vịnh, biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Thái An
Thứ trưởng Vịnh nhấn mạnh, có nhiều lĩnh vực hợp tác quốc phòng giữa hai nước và hợp tác biên giới là một trọng tâm, điểm sáng.
“Nếu bây giờ đi tất cả các tỉnh biên giới trên bộ ở phía Bắc sẽ thấy đường biên giới giữa ta và TQ thực sự là đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”, ông nhấn mạnh.
Vai trò của lực lượng bảo vệ biên giới thế nào, thưa Thứ trưởng? Cơ chế giao lưu hữu nghị quốc phòng như đang triển khai góp phần củng cố tính thực chất ra sao?
Trong sự phát triển đó có công sức lớn của lực lượng bảo vệ biên giới.

Giang Trạch Dân bi cư dân mạng Trung Quốc tố: bán nước cho Nga ?

Câu chuyện sự thật về ông Giang Trạch Dân được lật lại trong giai đoạn nhạy cảm

Với bản lý lịch bán nước, ông Giang Trạch Dân từ lâu đã bị người dân Trung Quốc xem là cặn bã của dân tộc, là tội nhân thiên cổ (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Với bản lý lịch bán nước, ông Giang Trạch Dân từ lâu đã bị người dân Trung Quốc xem là cặn bã của dân tộc, là tội nhân thiên cổ (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Gần đây, những thông tin về tội nhượng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga cùng bài viết chất vấn về “Thuyết ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân do nhà văn Ngụy Nguy đưa ra lại được “giới quan sát” ở Trung Quốc Đại Lục sôi nổi bàn luận trên mạng.

Ông Giang Trạch Dân bán nước cho Nga

Ngày 9 và 10/12/1999, ông Giang Trạch Dân đã ký với Tổng thống Nga Boris Yeltsin “Nghị định thư về Giới tuyến đông – tây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga”, theo đó đã nhượng hơn 1 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
Ngày 16/7/2001, ông Giang Trạch Dân lại ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin – Moscow “Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung”, theo đó thừa nhận vùng Vladivostok và khu viễn đông bên cạnh không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chấp nhận Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền các khóa trước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều không thừa nhận.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Đường ống sông Đà 2: Dấu hiệu ưu ái thầu Trung Quốc?

(Tin tức thời sự) - Nếu xét về mặt công nghệ đường ống nước, không nhất thiết phải sử dụng ống có đường kính 1m8, ở mức 1m6 vẫn có thể sử dụng.

Tại sao phải chọn ống đường kính 1m8?
Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex- Viwasupco, đơn vị chủ đầu tư dự án nước Sông Đà giai đoạn II đã lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án.
Giải thích cho việc lựa chọn nhà thầu, Vinaconex lên tiếng nói rõ vì họ là công ty tư nhân, tự bỏ vốn ra để làm dự án, không dùng đến tiền ngân sách, nên phải cân đối bài toán đầu tư sao cho hiệu quả, nghĩa là tìm đường ống sao có giá phù hợp nhất, nên mới chọn Trung Quốc, thay vì Mỹ hay Nhật Bản, vì giá thành thường đắt gấp 3 - 5 lần.
Trước những thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông cho rằng, bản thân ông vô cùng khó hiểu khi Hà Nội tiếp tục giao dự án triển khai đường ống nước sông Đà giai đoạn 2 cho Vinaconex.
Bởi dự án giai đoạn 1 đã vỡ đến 17 lần, đạt kỷ lục cao nhất thế giới đối với một công trình dân sinh quan trọng của thủ đô. Trong khi đó, việc xử lý trách nhiệm đối với người gây ra sự cố, thì làm chưa dứt khoát, chưa đưa ra công luận, chưa minh bạch.
"Người dân hoàn toàn có thể đặt câu hỏi vì sao Hà Nội lại lựa chọn một công ty có nhiều sai phạm?
Bản thân tôi thấy giai đoạn 2 hoàn toàn có thể giao cho nhiều công ty, kể cả những công ty làm trong ngành GTVT, như Cienco 1, Cienco 4...đây đều là các công ty có uy tín trong việc xây dựng.
Duong ong song Da 2: Dau hieu uu ai thau Trung Quoc?
Đường ống nước sông Đà nhiều lần bị vỡ
Và cũng không thể dựa vào nguyên tắc là công ty tư nhân hay nhà nước để chọn nhà cung cấp vật liệu, vì đứng trước một dự án cung cấp nước cho hàng chục ngàn người dân ở trung tâm văn hóa, chính trị thì phải đặt vấn đề năng lực lên hàng đầu"".

'Cứ tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nếu vắng thì lại... giảm'

“Việc tăng phí này, theo nhu cầu của người sử dụng, nếu tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lên mà vắng xe thì sẽ điều chỉnh giảm xuống”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường chia sẻ.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đánh giá đạt tiêu chuẩn tiến tiến của thế giới, hiện đại nhất Việt Nam thời điểm hiện nay, tuyến đường này góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông các tỉnh phía Bắc.
Nhưng từ khi chính thức thông xe đi vào hoạt động, tuyến đường này luôn trong tình trạng vắng khách và được nhiều người gọi là “đường dành cho nhà giàu” vì mức phí được thu quá cao.
Mặc dù, mức phí đường cao tốc này đang được đánh giá là thu quá cao, nhưng đến ngày 1/4, Bộ GTVT lại tiếp tục tăng phí đường cao tốc này khiến cho nhiều lái xe bức xúc.
Liên quan tới vấn đề này, chiều ngày 28/3, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Ngày1/4, tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, theo Thông tư của Bộ Tài Chính ban hành, lẽ ra phí cao tốc này đã tăng lâu rồi.


Vì cao tốc này chưa ổn định được lượng xe nên chia thành hai nấc, nấc 1 giá trần do Bộ Tài Chính thu là 2.000 đồng/km nhưng do mức thu này cao, chưa hấp dẫn nên mới để mức thu hiện tại là 1.500 đồng/1km. Khi cao tốc này ổn định được dòng xe rồi thì điều chỉnh nấc 2 thu là 2.000 đồng/1km”.
   'Cứ tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nếu vắng thì lại... giảm' - Ảnh 1
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Đề cập đến mức tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được áp dụng cho những dòng xe nào, ông Nguyễn Hồng Trường cho hay: “Mức thu này là của dòng xe tiêu chuẩn, còn dòng xe từ 40 feet trở lên thì lại giảm xuống 25% để thu hút xe container vào đường cao tốc. Xe 4 chỗ và xe du lịch được thu tăng lên để phù hợp với Thông tư quy định”.

Trước những phản ánh của người dân về việc cao tốc này tăng phí quá cao khiến cho việc đi lại của người dân gặp bất cập như: tiền xăng còn rẻ hơn tiền phí cao tốc, ông Nguyễn Hồng Trường lý giải: “Thực ra, người dân nói tiền phí cao hơn tiền xăng cũng phải xem xét một cách đầy đủ. Đối với tuyến đường QL5 cũ việc thu phí hiện nay Bộ Tài Chính đều đã đưa ra các mức giá trần tương đương tương nhau khoảng 35 nghìn đồng cao nhất là 45 nghìn đồng.
Đối với QL5 các dòng xe container chỉ giảm chứ không có tăng như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng chỉ tăng đối với xe 4 chỗ và xe 7 chỗ vì những xe này thường chỉ đi du lịch là chủ yếu”.
   'Cứ tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nếu vắng thì lại... giảm' - Ảnh 2
Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT