Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Những việc Hà Nội cần làm khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại!; Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại Bãi Tư Chính leo thang

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại Bãi Tư Chính leo thang

Nguyễn Quang Dy

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt dàn khoan HD-981tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò HD-8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn (lô RJ03 và RJ27) và quấy rối hoạt động dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.
Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu HD-8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu HD-8 về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

Khủng hoảng lần 2 


Biển Đông khủng hoảng lần 2 không còn là tranh chấp chủ quyền biển đảo và tài nguyên dầu khí như trước, mà đây là hành động xâm lược bằng lực lượng hải giám có vũ trang của Trung Quốc. Họ muốn biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành “khu vực tranh chấp” theo chiến lược “vùng xám” (grey area) và “tam chủng chiến pháp” (three warfare doctrine). Trung Quốc không chỉ bắt nạt Việt Nam mà còn thách thức cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính; Kịch bản xấu cho Việt Nam tại bãi Tư Chính

Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc cho là của mình.

Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính (Biển Đông)
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Trung Quốc sẽ cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp bãi cạn Scarborough?; Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Nguyễn Quang Dy
15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn HD-8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

PHẢN HỒI CỦA NHÀ THƠ TRẦN NHUẬN MINH, NHÀ VĂN THÁI KẾ TOẠI SAU KHI ĐỌC “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…



 Anh Đào ơi

Với tôi, cuốn Vị Xuyên ( VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG) là một trong những tập sách hay nhất, quý nhất. Cái giá mà anh đã trả cho cuốn sách đó là máu của em trai anh và những ngày anh nằm trong nhà tù và tố cáo giặc TQ ( Trung Quốc) xâm lược…
Tôi đặt cuốn sách ấy trên kệ, trước mặt cạnh bàn viết của tôi, bên cạnh những cuốn sách mà tôi trân trọng nhất, không chỉ của các nhà văn VN ( số này ít sách thôi)…

                                      Nhà thơ Trần Nhuận Minh
                                                 ( Quảng Ninh)



NHÀ VĂN CHÉP SỬ

Phạm Viết Đào là nhà văn, một trong số ít người dịch văn học Ru Ma Ni đã được Tổng thống Cộng hòa Ru Ma Ni tặng Huân chương danh dự. Ông có trang Wb Phạm Viết Đào với nhiều bài phản biện xã hội sắc bén và rất nhiều tư liệu về mặt trận Vị Xuyên cùng cuộc chiến chống Việt Nam của quân đội Trung Quốc sau 1979. Tên tuổi của Ông còn nổi tiếng một thời trong và ngoài nước vì ông đã bị bắt, bị ra tòa và ngồi tù 15 tháng vì chính kiến của mình.
Ông đã tập hợp nhiều tư liệu, bài viết trực tiếp phỏng vấn các tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ trực tiếp chỉ huy, chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên và in cuốn Vị Xuyên và thế sự Việt Trung. Với 717 trang sách khổ 17- 24 cuốn sách là một pho sử lớn về Cuộc chiến Vị Xuyên một cuộc chiến đẫm máu nhất, hy sinh nhiều nhất của quân đội VN sau cuộc chiến 1979 nhưng gần như trong rất nhiều năm bị giấu kín, không được công khai, không được kỷ niệm, không được giới sử học nghiên cứu.
Để gìn giữ Vị Xuyên mảnh đất chiến lược thiêng liêng địa đầu Tổ Quốc không chỉ hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh mà còn có cả xương máu của gia đình Phạm Viết Đào. Người em trai của ông Phạm Viết Tạo Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 876 sư đoàn 356 đã chiến đấu anh dũng và hy sinh cùng gần 600 cán bộ chiến sĩ tại cao điểm 772 trong ngày 12-7-1984. Cho nên những trang hồi ức về mặt trận Vị Xuyên sau vẻ dữ dội khốc liệt đều phập phồng nỗi đau, nỗi day dứt ánh lên màu máu mà không một trang văn xuôi nào khác có thể thay thế.
Trong một vài số liệu tổng kết hôm nay người ta thừa nhận có khoảng 5000 chiến sĩ hy sinh ở Vị Xuyên nhưng còn 3000 liệt sỹ chưa tìm được hài cốt. Đó là món nợ rất lớn mà những người chỉ huy quân đội, cán bộ chính sách, những chính khách đàm phán biên giới với Trung Quốc phải trả nợ vong linh của các chiến sĩ đó. Chắc rằng cũng như các gia đình liệt sỹ, các cựu chiến binh Vị Xuyên, như chúng tôi, họ không thể ngủ yên hoặc nhắm mắt làm ngơ.
Tôi mong rằng trong số chúng ta, hoặc ít nhất làng Fb này mỗi người nên biết đến trang lịch sử bi hùng này, nên đọc cuốn sách của Nhà văn- Người chép sử thay các nhà sử học của đất nước Phạm Viết Đào.
Hà Nội 7-2019

Tiểu thuyết: "Tình yêu hoang dã"-Tác giả Zaharia Stancu ( Romania); Dịch giả: Phạm Viết Đào ...Sắp tái bản lần thứ 4





Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông; VOV.VN: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Một “bảo tàng” về kinh nghiệm thất bại

Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông

14-6-2019
Giặc dã quay lại Tư Chính, người Việt ai cũng ức bầm ruột. Càng chống Tàu trên bờ, nó càng hà hiếp ở Biển Đông để dằn mặt. Tụi ngạ quỷ này không đồng tâm hiệp lực thì làm sao mà đuổi đi được. Có chung với nhau một hào khí, một đoàn kết là quý lắm thay.
Metro Cát Linh-Hà Đông là một ví dụ, từ thường dân đến lãnh đạo đều thấu rõ bản chất nham hiểm của bọn Tàu bằng nợ và sự đình trệ. Nó treo cho cái sống dao dọc thủ đô, chạy thì không biết khi nào nó cho chạy, lỗ thì đã xấp xỉ chục lần vốn đầu tư. Douma bọn mất nết!
Trừ một số quan chức mù mờ trách nhiệm, thái độ của ta rõ lắm. Cần phải ra ngô ra khoai việc này để thức tỉnh. Không chừng nó đặt cái này yểm ta về phong thuỷ cũng nên, Tàu không đùa được!
Ấy thế mà khi nhà báo Thanh Tường có đôi dòng về Metro Cát Linh – Hà Đông, TBT báo là anh Hồng Thanh Quang đòi xử lý nặng. Càng lạ lùng là cho dù lãnh đạo cục PTTH nói việc không sao nhưng anh Quang yêu cầu phải… có sao. Anh Quang ra văn bản đề nghị cục có văn bản gửi báo để xử lý triệt để, toàn diện!
Đại tá Hồng Thanh Quang, TBT báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: Gia đình VN
Hội nhà báo cũng nói chỉ nên nhắc nhở, không sao nhưng lại cũng một anh Quang muốn hội ra kỷ luật khiển trách. Rồi anh Quang tay chiêng tay mõ họp đảng xử lý về mặt đảng anh Tường.

Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào; Bãi Tư Chính: Trung Quốc tiếp tục thách thức Việt Nam và quốc tế


Trọng Nghĩa


mediaMột nhóm người biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 06/08/2019.REUTERS/Kham
Ngày 13/08/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại Bãi Tư
 Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa. Trong một tin nhắn twitter phát đi vào buổi chiều, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người đã tiết lộ lần thâm nhập đầu tiên, ghi nhận : “Giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu”.





Điều được giáo sư Martinson chú ý là lần này có hai chiếc tàu hải cảnh thuộc loại tiên tiến nhất của Trung Quốc trực chỉ hướng Bãi Tư Chính. Theo ông Martinson, hai chiếc đều đặt căn cứ tại vùng Biển Hoa Đông, và ít ra là trong năm ngoái 2018, chưa hề hoạt động tại Biển Đông.
Chi tiết này phải chăng cho thấy là Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tàu hải cảnh xuống khu vực Bãi Tư Chính để sẵn sàng đối phó với cảnh sát biển Việt Nam?

Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông


Đại sứ Trương Triều Dương (Lan Hương ghi) | 


Trong vụ việc xảy ra ở bãi cạn Scarborough, lấy cớ Philippines ngăn cản tàu đánh cá của họ, Trung Quốc đã đưa tàu hải cảnh vào để tham gia vào tranh chấp.

Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 1.
Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 2.
Chúng ta phải thấy đằng sau những hành vi này là mục đích bao trùm của Trung Quốc. Họ muốn trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Để làm được việc đó thì một trong những yếu tố quan trọng là phải trở thành cường quốc trên biển. Có hai vùng biển có tầm quan trọng chiến lược mà họ cho là để trở thành cường quốc biển thì phải nắm được quyền kiểm soát. Đó là biển Hoa Đông và Biển Đông. 
Vì mục tiêu bao trùm đó nên chiến lược của họ đối với Biển Đông là luôn luôn tìm đủ mọi cách để có thể làm bá chủ, nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực biển này. Để làm được việc đó, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp mà họ thấy thích hợp, thậm chí bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế theo kiểu mục đích biện minh cho phương tiện.
Đại sứ Trương Triều Dương: Từ Scarborough đến Tư Chính, nghĩ về bài học ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 3.
Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông là tiến hành xâm lấn từng bước nhưng rất quyết đoán. Trên thực tế, có thể coi Trung Quốc đã bắt đầu chiến lược này ngay từ năm 1974 khi họ đã tận dụng thời cơ đục nước béo cò dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ bao đời.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Bài 1: Biến không tranh chấp thành tranh chấp và mưu đồ “chẹn họng” Việt Nam


Thu Thủy

VietTimes -- Từ đầu tháng 7, Trung Quốc đã cho tàu thăm dò khảo sát Địa chất biển 8 (HaiyangDizhi Ba hao) cùng các tàu hải cảnh hộ tống xâm phạm, hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở gần bãi Tư Chính. Đến nay các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động phi pháp tại vùng biển này.
Tàu "Địa chất biển - 8" của Trung Quốc (trước) cùng tàu hộ tống hoạt động thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Tàu "Địa chất biển - 8" của Trung Quốc (trước) cùng tàu hộ tống hoạt động thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Phía Trung Quốc ngụy biện cho hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, là: vùng biển này nằm trong “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự ý vạch ra, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, chồng lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước khác như Indonesia, Philippines, Malaysia...
Trong phán quyết về vụ kiện Biển Đông năm 2016 mà Philippines tiến hành đối với Trung Quốc, Tòa trọng tài biển quốc tế Hague đã kết luận: cái gọi là “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự ý vạch ra là yêu sách vô lý và không có hiệu lực.
Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam qua con đường ngoại giao và các hành động kiên quyết trên thực địa cùng sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận quốc tế, Trung Quốc vẫn không chịu rút các tàu xâm phạm rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Sau một thời gian im ắng, truyền thông Trung Quốc gần đây đã lên tiếng biện minh cho hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam ở bãi Tư Chính, vu cáo Việt Nam, đồng thời bộc lộ rõ mưu mô, ý đồ của họ.
Bài 1: Biến không tranh chấp thành tranh chấp và mưu đồ “chẹn họng” Việt Nam - ảnh 1
Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu trên vùng biển gần bãi Tư Chính

ĐẢ ĐẢO CHÍNH QUYỀN HUNG ĐỒ TRUNG QUỐC...QUẤY PHÁ BIỂN ĐÔNG

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đại dương, nước và ngoài trời

Khốn khổ vì 'bầy cào cào' ở bãi Tư Chính

Cập nhật: 09:07, Thứ 3, 13/08/2019
Mới đầu mùa, ngư dân đã kêu trời vì phiên biển đầu mùa đúng thời điểm nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhiều tàu giả dạng tàu cá cản trở, cướp lưới.

Mở biển

Chiếc tàu QNg 92884 TS mở biển và mũi tàu hướng về quần đảo Trường Sa. Thuyền trưởng Lê Tấn Tuấn quay bánh lái cho con tàu rời vùng biển Quảng Ngãi đi về phía Trường Sa với tốc độ 7 hải lý/giờ. Mở biển phiên đầu thường đánh bắt đạt sản lượng ổn định từ 10 đến 12 tấn cá.
Dọc tuyến đường đi, thỉnh thoảng anh Tuấn lại đảo mắt nhìn ra mặt biển và thoáng lo ngại vì mọi phía đều thấy xuất hiện tàu cá Trung Quốc. Tàu cá Trung Quốc chỉ nhìn sơ qua là có thể đoán biết được là họ thực sự đi đánh bắt hoặc đang làm một chuyện mờ ám - ví dụ như thả trôi hết ngày này sang ngày khác mà không chịu đánh lưới; thấy tàu ngư dân Việt Nam đánh lưới thì soi đèn để phá phách…
1-tu-luoi-chuon-tren-bien120255985
Tàu cá Trung Quốc giả dạng dồn ép tàu của ngư dân (Ảnh ngư dân cung cấp).
Cuối xã Nghĩa An có thôn Tân Thạnh, Tân Mỹ và Tân An, ngư dân nơi đây chuyên làm nghề cá chuồn khơi. Bãi Tư Chính và khắp quần đảo Trường Sa là điểm đến của đoàn tàu lưới chuồn.

THẨM PHÁN ĐẶNG BẢO VĨNH-(TÒA HÀNH CHÍNH TỐI CAO) CÓ PHỦ NHẬN THẨM PHÁN ĐẶNG BẢO VĨNH (TÒA HÌNH SỰ TỐI CAO) TRONG VỤ KIỆN CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO


Phạm Viết Đào.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản



Trong hình ảnh có thể có: văn bản




Hồng Kông huỷ tất cả các chuyến bay, TQ nói Hồng Kông đang trong “thời khắc nguy kịch”; Nỗi sợ hãi của ĐCSTQ là tự do dân chủ của Hồng Kông và Đài Loan; ĐCSTQ cùng ‘nổ súng’ đe doạ ai?

  • Tuyết Mai

  •  • 1.3k Lượt Xem
  • Ngày 8/11, tờ The Hill tại Washington Mỹ đã công bố bài viết của chuyên gia Mỹ Seth Cropsey với nhiều nhận định về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Hồng Kông, Đài Loan và Mỹ hiện nay.


    Tại Hồng Kông ngày 26/7 năm nay, ủy viên Hội đồng Lập pháp Jeremy Tam (Đàm Văn Hào) thuộc Đảng Công dân đã cùng hơn 2.500 nhân viên ngành hàng không tập trung tại sảnh đón của Sân bay Quốc tế Hồng Kông giơ những biểu ngữ như “Người dân Hồng Kông cố lên”, “Cảnh sát Hồng Kông biết luật vẫn vi phạm”, “Không có côn đồ, chỉ có chính quyền côn đồ” (Ảnh: Song Bilong/Epoch Times).

    Seth Cropsey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hudson và là Giám đốc Trung tâm Năng lượng Đại dương Hudson của Mỹ. Ông từng là sĩ quan hải quân thời chính quyền Reagan và giữ chức Thứ trưởng Bộ Hải Quân thời chính quyền George Bush. Dưới đây là sơ lược bài viết:
    “Nhiều tuần qua, cảnh sát Hồng Kông đã liên tục tấn công người biểu tình dân chủ trong các cuộc xung đột trên đường phố. Giới quan sát bên ngoài nghi ngờ rằng, hồi giữa giữa tháng 7, thành viên băng đảng xã hội đen Trung Quốc đã tấn công người biểu tình tại các ga tàu địa phương ở Hồng Kông.

    Cộng sản Việt Nam cần từ bỏ ảo tưởng dựa Nga chống Tàu

    Bởi
     AdminTD
     -

    Trung Nguyễn
    14-8-2019
    Theo tin từ BBC, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã chính thức quay lại bãi Tư Chính sau khi rời khỏi khu vực này hôm 8/8/2019 để tiếp nhiên liệu. Giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chắc chưa kịp thở phào đã phải tiếp tục lo đối phó với “bạn tốt” Trung Cộng xâm lược ở bên ngoài và sự phẫn nộ của người dân Việt Nam về các chính sách đối ngoại và đối nội sai lầm của đảng Cộng sản.
    Chính sách dựa Nga chống Tàu của cộng sản Việt Nam
    Do không dám bắt tay ngay với Mỹ, quốc gia mà thời gian gần đây lãnh đạo đất nước vẫn cho giảng dạy tại các trường vũ trang là “đối tượng tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội Mỹ và đồng minh“, Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn một đối tác truyền thống là Nga, một cường quốc biển, với lực lượng hải quân có thể hoạt động tầm xa và bảo vệ các mỏ dầu trên biển.
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
    Trong hình ảnh có thể có: Thái Khắc Phú, đang ngồi và trong nhà


    ĐỘC QUYỀN ĐÁNH TÀU?

    Là công dân yêu nước,
    Thế mà lạ, chúng ta
    Phải nhờ thông tin ngoại
    Để biết chuyện Trường Sa?

    Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

    Tàu khảo sát của Trung Quốc trở lại vùng biển Việt Nam

    RFI

    mediaBãi Tư Chính@amti.csis.org
    Theo hãng tin Reuters, chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay, 13/08/2019, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa tới một tuần sau khi rời khỏi khu vực này.



    Chiếc Hải Dương Địa Chất 8, mà theo Việt Nam đã rời khu vực bãi Tư Chính, Biển Đông, ngày 07/08, đã quay trở lại đây với sự hộ tống của ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc, theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu trên biển.

    Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

    TIN TỪ HỘI NHÀ VĂN TRUNG QUỐC: ĐẦU NẬU VIỆT BÁN CÁT LẬU CHO TRUNG QUỐC BỒI ĐẮP ĐẢO Ở TRƯỜNG SA


     Phạm Viết Đào.
    Trong hình ảnh có thể có: đám mây, bầu trời và văn bản
    Người cung cấp thông tin này cho tôi là một dịch giả tiếng Trung Quốc, ông là người thân thiết với tôi…
    Vào khoảng tháng 3 hay 4 gì đó năm 2016, ông nhắn tôi tới Hội nhà văn Việt Nam để có chuyện cần trao đổi. Tôi tưởng ông gọi tôi tới để ông tặng sách…Nhưng không, ông đề nghị tôi đưa lên mạng thông tin: Một số đầu nậu (doanh nghiệp) Việt đang bán cát cho Trung Quốc. Số cát này được đưa ra Trường Sa bồi đắp đảo…
    Ông cho biết: Nguồn tin ông có được qua một số bạn bè Trung Quốc, những người thường vẫn có quan hệ giao lưu văn học với ông. Thông tin này tương đối phổ biến rộng, nhiều người Trung Quốc biết…Còn tại Việt Nam, bạn tôi là người đầu tiên và ông cho biết: tôi là người đầu tiên được ông bật mí chuyện bán cát chui này…
    Hôm đấy, tại một phòng làm việc của Hội Nhà văn Việt Nam ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội có mấy nhà văn cùng nghe thông tin này…
    Cũng như thông tin mà Hà Minh Thành năm 2009 cung cấp cho tôi về việc một sĩ quan quân báo Việt Nam bán bí mật các trận đánh Lão Sơn cho phía Trung Quốc. Thông tin này đến 1 người dân bình thường của Trung Quốc ở ngay vùng heo hút ở vùng giáp giới với Việt Nam cũng biết vì nó được đăng trên mạng Chinese Defence New…
    Sau khi nghe xong, tuy bị “nổi rôm” nhưng tôi thành thực: “Em không dám đưa lên mạng thông tin này đâu bác ạ…Bác biết đấy, em chưa được xóa án tích, nêu tung thông tin này lên, có thể là thông tin thật nhưng bác chẳng có bằng chứng gì cung cấp cho em cả..Mà em thì lại không thể đứng ra làm một cuộc điều tra độc lập để kiểm chứng thông tin bán cát này?!
    Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên
    Do đó, với loại thông tin nhạy cảm này, nếu em đưa lên, người ta dễ dàng chụp cho mình cái mũ hoang báo với ý đồ chống phá nhà nước thì ăn “cái giải 79 - 88” là cầm chắc.” 

    Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

    TÊN LỬA VIỆT NAM CÓ THỂ PHÁ TAN TÀU SÂN BAY TRUNG QUỐC; ĐỂ ĐEM GẠO VÀ XĂNG DẦU ĐỔI TÊN LỬA TRIỀU TIÊN BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG; VIỆT NAM MANG 3 SƯ ĐOÀN RẢI TỪ ĐỒNG ĐĂNG VỀ HÀ NỘI BẢO VỆ KIM JUN UN? HÀN QUỐC BIẾT CHUYỆN NÀY NHƯNG LƠ...LỜ...LỜ

    Việt Nam là trường hợp “vô cùng kỳ lạ” trong mắt các nhà nghiên cứu chính trị thế giới

     11/08/2019 13:08
    Việt Nam, trong con mắt của đông đảo các nhà nghiên cứu chính trị thế giới, là một trường hợp “vô cùng kỳ lạ”. Một quốc gia bé nhỏ về diện tích, đông đảo về dân số, GDP đầu người chỉ tầm trung bình thấp, kinh tế chỉ đang phát triển, cũng không phải là quốc gia có những tiếng nói quyết định về mặt chính trị, cũng không có quyền lực mềm về tài nguyên.



    Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy cờ Việt Nam tươi cười vui vẻ tại Văn phòng Chính phủ (27/2/2019)
    Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy cờ Việt Nam tươi cười vui vẻ tại Văn phòng Chính phủ (27/2/2019)

    Việt Nam còn nằm trong khu vực được coi là “vũng trũng thế giới”. Nhưng trong con mắt của các nước lớn, Việt Nam luôn có một cái thái độ khiến người ta không thể hài lòng nổi nhưng cũng không thể ghét được. Giống như cô gái hotgirl trên FB hay Instagram, cô ấy có thể quăng cục thính khắp nơi nhưng tuyệt nhiên không ngả vào ai cả. Điều đó khiến cho các quan khách, các anh trai khó chịu nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng.
    Việt Nam có quan hệ khăng khít với cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, 3 nước mới đây đã thành lập một liên minh trong G20 chống lại cuộc chiến thương mại do Mỹ đơn phương án đặt ra.
    Tờ Economictimes loan tin rằng Ấn Độ đã bán tên lửa BrahMos – tên lửa hành trình siêu vượt âm mạnh nhất thế giới hiện nay cho một quốc gia Đông Nam Á và họ chỉ đích danh Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không bình luận và từ chối trả lời báo chí quốc tế về vấn đề này. Viettel, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Việt Nam được cho rằng tham gia vào việc thiết kế linh kiện cho phiên bản BrahMos lắp trên các máy bay SU, cũng từ chối lời bình luận.



    Việt Nam không bình luận và từ chối trả lời báo chí quốc tế về vấn đề Ấn Độ đã bán tên lửa BrahMos.
    Việt Nam không bình luận và từ chối trả lời báo chí quốc tế về vấn đề Ấn Độ đã bán tên lửa BrahMos.

    Cũng mới quý I, 2019, một nguồn tin giấu tên trên MSN cho biết, Việt Nam sẽ mua tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga là SU-57, phiên bản khắc chế J31 của Trung Quốc và F35 của Mỹ. SU-57 Việt Nam được đồn đoán sẽ gắn BrahMos phiên bản đặc biệt. Nhưng cũng như thường lệ, các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam đều “từ chối phát ngôn” về các vấn đề này.



    Đoàn tàu bọc thép của Triều Tiên đã vào ga Đồng Đăng, Việt Nam ( 02/03/2019).
    Đoàn tàu bọc thép của Triều Tiên đã vào ga Đồng Đăng, Việt Nam (
    02/03/2019).