Để thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, giải quyết vấn đề từ gốc, làm tốt công tác cán bộ, Quy định kiểm soát quyền lực về công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền nêu rõ 6 quy định đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; 6 quy định đối với thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; 6 quy định đối với người đứng đầu…
Ngoài ra, Quy định nêu 6 hành vi chạy chức, chạy quyền, 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; những trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chạy chức, chạy quyền, quy định xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho hành vi chạy chức, chạy quyền.
Đây là những quy định hết sức cụ thể, chi tiết. Kiểm soát quyền lực là một phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ, giải pháp thực hiện để kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền. Nhiều người nhận thức chưa đầy đủ cho rằng, trong điều kiện đã có Quy định 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017, của Ban Chấp hành Trung ương quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì việc ban hành Quy định này là không cần thiết hay các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dung xuyên tạc, gia tăng hoạt động chống phá.
Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền được ban hành và đi vào đời sống trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình, tạo được niềm tin, đáp ứng được mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác cán bộ hiện nay. Vì sao vậy?
Cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là nhân tố tiên quyết quyết định thắng lợi trong mọi thời kỳ cách mạng, trong công việc lớn, nhỏ hằng ngày cơ quan, đơn vị.