(Đàm đạo chữ “Nhân” với ông Tập Cận Bình)
Phạm Viết Đào.
Thưa ông Tập Cận Bình-Chủ tịch Nhà nước, Đảng trưởng Đảng CS Trung Quốc
Ánh mắt bất an của đứa bé vừa lọt lòng ở vùng biên ải Hà Giang
( Ảnh P.V.Đ chụp tại HG tháng 4/2015 )
Tuần vừa qua, tôi Phạm Viết Đào vừa có chuyến du xuân lên cửa khẩu Thanh Thuỷ Hà Giang; điều bất ngờ đập vào mắt tôi là cảnh mà mọi lần tôi không thấy: nhiều chiếc xe ôtô tải nhỏ vài ba tấn, những có cả phương tiện thô sơ cá nhân như xe máy của người dân Việt Nam kẽo kịt chở những bao tải gạo tìm đường xuất bán sang cho người dân Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch và “ vi tiểu ngạch “, tức bán chui, bán lủi qua các đường mòn…Những hạt gạo mà cả dân chúng tôi và cả nước ông đều gọi là “hạt ngọc trời” ấy…
Tôi có hỏi một số thương lái của Việt Nam: gạo là hàng thiết yếu mà người dân cần để nuôi dưỡng bản thân, nó không phải là heroin, là hung khí khủng bố sao lại mua bán với nhau khổ sở thế khi mà 2 nước đã ký nhiều hiệp định giao thương bình thường, “ hữu hảo” với nhau ?
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của đoàn ông Nguyễn Phú Trọng, trong Tuyên bố chung có nội dung: Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc vì hiện tại Trung Quốc đang xuất siêu sang Việt Nam, số liệu tôi không nhớ chi tiết…
Người dân ở Hà Giang cho hay: sở dĩ thương lái phải tìm đường “bán chui” gạo là do phía cơ quan hải quan-biên phòng Trung Quốc chặn cửa khẩu không cho sang; Trước đây gạo xuất qua con đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lào Cai thuận lợi vì có đường sắt, đường cao tốc lên tới cửa khẩu; Hiện tại khu vực cửa khẩu Lào Cai đã bị Trung Quốc cấm chặn gắt gao nên thương lái Việt Nam tìm lên ngả Hà Giang; về phía Việt Nam, cơ quan chức năng không cấm thương lái bán gạo qua Trung Quốc qua bất cứ hình thức gì…
Thưa ông Tập Cận Bình,
Tôi với tư cách là 1 nhà văn, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, muốn được đàm đạo với ông, người đứng đầu Trung Quốc về phương diện văn hoá của cái câu chuyện thương lái 2 nước Việt-Trung đang phải mua bán chui, lủi gạo với nhau ở Hà Giang mà tôi tận mục sở thị; Bởi tôi là người có ít nhiều am hiểu và quý trọng văn hoá Trung Hoa của các ông.
Về lĩnh vực chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác, các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã và sẽ đàm thoại với ông…
Sở dĩ tôi dám “ đánh trống qua cửa nhà sấm” là bởi tôi đã từng được phía Trung Quốc trao “ Giải đặc biệt “ trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hoá Trung Quốc Cup Giai Lệ do Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( CRI ) tổ chức năm 1992.
Cuộc thi đầu tiên này dành cho các thính giả quốc tế của Đài CRI, tôi còn nhớ có trên 100.000 thính giả của trên 100 nước đã gửi bài dự thi, Việt Nam có trên 1000 người gửi bài sang trong đó có tôi.
Hiện nay Đài CRI hàng năm vẫn tổ chức thi, mỗi năm 1 chủ đề, tư liệu về cuộc thi đầu tiên này cùng với tên tuổi “ khôi nguyên” của tôi vẫn đang còn trên trang Web của Đài CRI.
Cuộc thi có 10 câu hỏi liên quan tới lịch sử văn hoá Trung Hoa, thính giả nào trả lời coi như đã nắm được những điều cơ bản nhất về lịch sử, đất nước, con người, văn hoá Trung Hoa từ cổ chí kim…
Trong cuộc thi đó, có 6 thính giả của 6 quốc gia được Đài CRI trao “giải đặc biệt”; tôi đã thay mặt cho hơn 1000 thính giả Việt Nam được Đài CRI đài thọ sang thăm du lịch Bắc Kinh 1 tuần; Thời điểm tháng 11/1992 quan hệ Việt Nam đang căng thẳng, nhưng tôi là người sớm chìa tay ra với văn hoá Trung Hoa…
Về 10 câu hỏi của Đài CRI, tôi biết có hàng trăm thính giả Việt Nam trả lời đúng; Có nhiều bài dự thi công phu dài hàng trăm trang, riêng bài dự thi của tôi có 8 trang; tôi đoán sở dĩ tôi được giải là bởi tôi có viết một cái thư cho Đài CRI kèm bài dự thi, trong thư tôi có nói về quá trình ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa với gia đình tôi và cá nhân tôi; mặc dù tôi không biết tiếng Hán, tiếng Trung.
Xin được giới thiệu thêm: tôi là người được đào tạo chính quy về khoa học xã hội tại đất nước mà người Trung Quốc gọi là Lỗ Ma Ni; thời sinh viên chúng tôi vẫn nói đùa: được học đại học tại quê hương của Khổng Tử ( người nước Lỗ )…Ông Giang Trạch Dân cũng từng tu nghiệp tại thủ đô Lỗ Ma Ni là Bucarest đấy.
Trong thư gửi Đài CRI, tôi có nói đến ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đối với tôi qua bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung; Thừa tướng nhà Thục Hán Gia Cát Lượng, được nhà văn La Quán Trung dày công xây dựng trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa; Gia Cát Lượng là một trong những biểu tượng của kẻ sĩ Trung Hoa ám ảnh tôi khi còn nhỏ tuổi.
Gia Cát Lượng được kính trọng như là một trí thức lớn, một nhà quân sự chính trị kiệt xuất, cúc cung tận tuỵ với sự nghiệp nhà Thục Hán; người Trung Quốc mệnh danh “ Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng “ cùng với “ Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn”…
Trong thư, tôi đã phân tích, chứng minh đại ý: cuộc đời của Gia Cát Lượng được La Quán Trung có phần hơi thần thánh hoá, đã ám ảnh tuổi thơ tôi; thế nhưng khi đã ngoài 40 tuổi, giai đoạn năm 1992, tôi bắt đầu có những suy luận khác, mặc dù tôi không có điều kiện tiếp cận các nguồn tài liệu gốc Trung Quốc vì tôi không biết tiếng Trung; văn hoá- cổ sử Trung Hoa vào thời điểm đó, Việt Nam còn giới thiệu rất ít vì 2 nước vừa qua khỏi cuộc chiến tranh biên giới.
Tôi có phân tích, chứng minh: Nhà Thục Hán sụp đổ đầu tiên trong 3 tập đoàn quân phiệt thời Tam Quốc là do lỗi, sai lầm về chiếc lược của Thừa tướng Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán đổ không phải do mệnh trời, do khí số nhà Hán đã hết theo kiến giải của La Quán Trung.
Tôi đã phân tích, chứng minh: Gia Cát Lượng đã phạm tới 5 sai lầm chiến lược qua các dữ liệu do La Quán Trung viết trong Tam Quốc diễn nghĩa theo suy luận của tôi.
Một trong những sai lầm lớn nhất, chiến lược nhất đẩy nhà Thục Hán tới bờ vực sụp đổ: Gia Cát Lượng động binh gây hấn phương nam; chính cuộc động binh hao người tốn của, mất lòng dân này là nguyên nhận trực tiếp lâu dài làm suy yếu Thục Hán. Điều tôi phân tích, chứng minh hoàn toàn trái với những gì La Quán Trung mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa tại các chương hồi “ 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch”…
Thứ trưởng Bộ Văn hoá TQ Lưu Đức Hữu chúc mừng P.V.Đ đoạt Giải đặc biệt cuộc thi Tìm hiểu lịch sử văn hoá TQ Cup Giai Lệ năm 1992; Ông Lưu Đức Hữu trân trọng chìa 2 tay bắt P.V.Đ…( Ảnh do Đài CRI cung cấp ).
Thứ trưởng Bộ Điện ảnh-Phát thanh-Truyền hình TQ Lưu Tập Lương trao Bằng và Cúp cho P.V.Đ tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. ( Ảnh do Đài CRI cung cấp )
Câu chuyện tôi đi nhận giải ở Bắc Kinh năm 1992, Lễ trao giải tổ chức tại Đại Lễ Đường nhân dân Bắc Kinh; Có những quan chức cao cấp của Trung Quốc tới dự như ông Cốc Mục-Phó Chủ tịch Chính trị Hiệp thương Trung Quốc; Thứ trưởng Bộ Văn hoá Trung Quốc Lưu Đức Hữu, Thứ trưởng Bộ Điện ảnh-Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc Lưu Tập Lương dành cho 6 thính giả quốc tế mà Việt Nam có tôi đại diện…
Điều thú vị là những kiến giải, phản biện về Gia Cát Lượng của tôi trong thư gửi Đài CRI năm 1992, in thành sách 1996 trong tập phê bình-tiểu luận: Mặt trái của cơ chế thị trường, NXB Văn hoá-Thông tin Việt Nam năm 1996, tựa đề bài viết này: Những sai lầm chiến lược của vạn đại quân sư Gia Cát Lượng… đã trùng với nhiều ý kiến của Giáo sư Chu Tử Ngạn đã viết trên tờ Quang Minh nhật báo năm 2005; ý kiến của GS Chu Tử Ngạn-Trung Quốc phát biểu về Gia Cát Lượng công bố sau tôi 15 năm đã được tờ báo điện tử Vietnamnet của Việt Nam dịch và đăng tải đầu năm 2006…
Tôi xin được đàm đạo với ông nhân chuyện thương lái 2 nước Việt-Trung đang mua bán gạo chui lủi với nhau tại Hà Giang mà tôi đã chứng kiến trong tuần qua, xin được mở đầu bằng một đoạn trong Luận ngữ của Khổng Tử: ” Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” (sách Luận ngữ)…
Chữ “Nhân” trong tiếng Hán ( dịch ra tiếng Việt gọi là Người ) có hình dáng tượng hình của 1 con người 2 chân đang dạng ra đứng trụ thế trên nền đất; Chữ Nhân còn có dáng hình cây lúa bắt rễ vào đất.
Theo tôi hiểu: văn hoá Trung Hoa, ngôn ngữ Trung Hoa dạy con người Trung Hoa trọng chữ Nhân; đồng nghĩa với việc trọng con người, trọng cây cây lúa, hạt gạo; Vì chữ Nhân là hình bóng, xương cốt, hồn cốt của con người, của cây lúa, hạt gạo…
Gạo rơi vãi tại một trong những kho tạm ở Hà Giang chuẩn bị bán cho thương lái TQ. ( Ảnh P.V.Đ chụp tháng 4/2015 )
Hạt gạo gắn với mồ hôi, nước mắt, một nắng hai sương, là linh hồn và cốt cách của người Á Đông trong đó có Trung Hoa và Việt Nam…Thưa ông, có hàng tỷ người ăn lúa gạo trên trái đất, nhưng chỉ có ai trực tiếp gieo trồng nó mới thấy hết giá trị chân thực của từng hạt gạo mà thôi ?!
Một bộ máy nhà nước chính danh lại đi làm cái việc cấm cản, đày đoạ, việc giao thương của người dân về mặt hàng lúa gạo; liệu nhà nước đó có biết chữ Nhân trong tiếng Trung Quốc khi hành động đó tác động vào cái dạ dày của người dân? Tôi tin cả bản thân ông, dù là người chắc chắn hàng ngày được hưởng nhiều cao lương mỹ vị những vẫn không thể thiếu bát cơm, hạt gạo hàm chứa chữ Nhân trong từng bữa ăn…
Tôi viết lên điều này không mong ông xởi lởi với người nông dân và thương lái Việt chúng tôi; tôi yêu cầu ông hãy sống tử tế với người dân Trung Hoa của các ông theo đúng nghĩa chữ Nhân mà Khổng Tử của các ông đã dạy bao thế hệ vủa chúa, quan, dân Trung Quốc các ông…
Do sự ngăn chặn của bộ máy hải quan-biên phòng của các ông mà 10 hạt gạo người dân Việt chở lên bán chắc chắn sẽ bị rơi vãi mất dăm ba hạt, giá cả sẽ đăt lên dăm ba đồng; trong khi đó hàng triệu người dân Trung Quốc tôi tin cũng đang thiếu gạo ăn, đang cần được mua gạo Việt Nam giá hợp lý nhất…
Chắc các ông cũng thừa biết nghề buôn bán gạo là loại dịch vụ lời lãi mạt nhất, trên anh nông dân đi cày một ít. Chính ông bố Lã Bất Vi, khi được hỏi đã từng khuyên con: Đi cày lãi không bằng buôn gạo; buôn gạo không lãi bằng buôn vải, buôn vải không lãi bằng buôn vàng; Buôn lãi vô kể đó là “Buôn Vua”…
Tôi biết các ông đang nắm trong tay một bộ máy quyền lực lớn làm dịch vụ buôn vua; nghe nói các ông buôn, bán vua cho nhiều nước trong đó có Việt Nam…
Thử hỏi ông là người đại lý, dịch vụ buôn vua, lãi vô kể như lời ông bố Lã Bất Vi lại đi tìm cách triệt cái anh buôn gạo thì thử hỏi chữ Nhân mà Khổng Tử của các ông có ý nghĩa gì?
Các ông làm như vậy là các ông đang gây nên những ám ảnh xấu về chính quyền Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam và cả người dân Trung Quốc; không có một thế lực Tây Mỹ nào xía vào kích động tình cảm của người dân Việt ghét, nghĩ xấu về chính quyền và người dân Trung Hoa cả mà chính các việc làm nhãn tiền của các ông.
Việc cấm cản thương lái Việt xuất bán gạo, nông sản sang Trung Quốc không thể không làm cho người dân Việt bình thường nhất khỏi ưu tư: Hoá ra các ông cho vay ODA để xây dựng các tuyến đường cao tốc lưu thông 2 nước như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Móng Cái cốt chỉ để phục vụ cho việc chuyên chở hàng của các ông thuận lợi tràn qua Việt Nam; hay những tuyến cao tốc này phục vụ cho các mục đích quân sự, bành trướng lãnh thổ như các ông tuyên bố việc mở rộng các hòn đảo trên Biển Đông.
Việc cấm cản thương lái Việt xuất bán gạo, nông sản sang Trung Quốc không thể không làm cho người dân Việt bình thường nhất khỏi ưu tư: Hoá ra các ông cho vay ODA để xây dựng các tuyến đường cao tốc lưu thông 2 nước như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Móng Cái cốt chỉ để phục vụ cho việc chuyên chở hàng của các ông thuận lợi tràn qua Việt Nam; hay những tuyến cao tốc này phục vụ cho các mục đích quân sự, bành trướng lãnh thổ như các ông tuyên bố việc mở rộng các hòn đảo trên Biển Đông.
Còn những sản vật nông sản của Việt Nam như gạo, như dưa hấu được người dân Trung Quốc rất mong được tiếp cận thì bị cơ quan công quyền của các ông cản, hoặc xua đẩy bắt trèo đèo lội suối qua những con đường nhọn hoắt đá tai mèo ở Hà Giang; Những mặt hàng đó không được lai vãng trên những tuyến đường do Trung Quốc cho vay tiền xây…Mặc dù các ông vẫn lẻo lẻo là tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xuất bán sang Trung Quốc ?
Xin hỏi nhữ Nhân trong tiếng Trung như Khổng Tử viết có nên nhắc tới nữa không: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?”
Phố núi Hà Giang tháng 4/2015
( Ảnh: P.V.Đ chụp đầu tháng 4/2015 ). Một trong những kho gạo tại Tp Hà Giang chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc( Ảnh P.V.Đ chụp đầu tháng 4/2015 )
Kính thưa ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, Đảng trưởng đảng CS Trung Quốc
Việc bộ máy biên phòng- hải quan Trung Quốc đang tìm cách cấm cản, đày đoạ chuyện buôn bán gạo, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc tại Hà Giang, Tân Thanh ( Lạng Sơn) và các nơi tiếp giáp khác như vậy có thể coi là “ bất Nhân “ được không thưa ông ?
Khi những việc làm cụ thể, nhãn tiền ai cũng thấy là “bất Nhân” thì các ông hè nhau giương “ 16 chữ vàng “ để làm gì; Xây Viện Khổng Tử để làm gì ?
Hà Giang sơn thuỷ hữu tình
Hà Giang sơn thuỷ hữu tình
( Ảnh P.V.Đ chụp tháng 4/2015 )
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét