Số tiền này để hoàn trả các nhà thầu xây dựng 3 cầu Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu đã hoàn thành từ năm 2013...
Đến nay VNR vẫn đang nợ 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công.
KIỀU CHÂU
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có công văn gửi Thủ tướng báo cáo về việc nợ tiền các nhà thầu.
Cụ thể, VNR là chủ đầu tư các công trình xây dựng 3 cầu Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu. Các công trình này đã hoàn thành từ quý II/2013.
Tuy nhiên, đến nay VNR vẫn đang nợ 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công. Tình hình các nhà thầu hiện đang rất khó khăn. Nợ lương công nhân, nợ tiền vật tư, nợ chi trả lãi vay ngân hàng phát sinh mỗi năm hơn 45 tỷ đồng tiền lãi (mỗi tháng gần 4 tỷ đồng).
"Công việc những năm qua lại vô cùng khó khăn dẫn đến các nhà thầu có nguy cơ đóng tài khoản, nếu tiếp tục kéo dài sẽ phải dừng hoạt động", VNR nêu.
Các nhà thầu này trước đây trực thuộc tổng công ty nay đã được cổ phần hoá, một số công ty đã thoái hết vốn, số còn lại đang tiếp tục thoái vốn. Vì vậy, việc thanh toán cổ tức, đối chiếu thanh toán nợ với VNR không thực hiện được. Các đơn vị quá khó khăn, không có kinh phí để trả nợ tổng công ty.
Do vậy, VNR kiến nghị thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải ứng trước 471 tỷ đồng hoặc bố trí đủ từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2016, để bộ này giao cho đơn vị thanh toán hết cho các nhà thầu.
Trong báo cáo đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, VNR khẳng định ba công trình Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu đã hoàn thành năm 2013 và có ý nghĩa đặc biệt về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.
Năm 2015, doanh thu của tổng công ty đạt khoảng 2.657 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 93 tỷ đồng. Nhiều năm nay, ngành đường sắt ì ạch, chậm phát triển.
"Hiện nay các loại hình vận tải như hàng không, đường bộ, đường biển…đang được đầu tư lớn, hệ thống đường bộ cao tốc mở rộng trên toàn quốc, điều này đã thu hút một phần lượng hành khách từ đường sắt chuyển sang", tổng công ty nêu đồng thời khẳng định: với đặc thù ngành nên nhu cầu sử dụng vốn rất lớn.
Vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng công bố kết luận thanh tra đối với VNR với những đoàn đi nước ngoài lên tới con số 188, chi gần 14 tỷ đồng, trong đó có 23 đoàn đi mà không có hợp đồng với đối tác hay văn bản mời...
Cụ thể, VNR là chủ đầu tư các công trình xây dựng 3 cầu Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu. Các công trình này đã hoàn thành từ quý II/2013.
Tuy nhiên, đến nay VNR vẫn đang nợ 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công. Tình hình các nhà thầu hiện đang rất khó khăn. Nợ lương công nhân, nợ tiền vật tư, nợ chi trả lãi vay ngân hàng phát sinh mỗi năm hơn 45 tỷ đồng tiền lãi (mỗi tháng gần 4 tỷ đồng).
"Công việc những năm qua lại vô cùng khó khăn dẫn đến các nhà thầu có nguy cơ đóng tài khoản, nếu tiếp tục kéo dài sẽ phải dừng hoạt động", VNR nêu.
Các nhà thầu này trước đây trực thuộc tổng công ty nay đã được cổ phần hoá, một số công ty đã thoái hết vốn, số còn lại đang tiếp tục thoái vốn. Vì vậy, việc thanh toán cổ tức, đối chiếu thanh toán nợ với VNR không thực hiện được. Các đơn vị quá khó khăn, không có kinh phí để trả nợ tổng công ty.
Do vậy, VNR kiến nghị thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải ứng trước 471 tỷ đồng hoặc bố trí đủ từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2016, để bộ này giao cho đơn vị thanh toán hết cho các nhà thầu.
Trong báo cáo đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, VNR khẳng định ba công trình Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu đã hoàn thành năm 2013 và có ý nghĩa đặc biệt về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.
Năm 2015, doanh thu của tổng công ty đạt khoảng 2.657 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 93 tỷ đồng. Nhiều năm nay, ngành đường sắt ì ạch, chậm phát triển.
"Hiện nay các loại hình vận tải như hàng không, đường bộ, đường biển…đang được đầu tư lớn, hệ thống đường bộ cao tốc mở rộng trên toàn quốc, điều này đã thu hút một phần lượng hành khách từ đường sắt chuyển sang", tổng công ty nêu đồng thời khẳng định: với đặc thù ngành nên nhu cầu sử dụng vốn rất lớn.
Vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng công bố kết luận thanh tra đối với VNR với những đoàn đi nước ngoài lên tới con số 188, chi gần 14 tỷ đồng, trong đó có 23 đoàn đi mà không có hợp đồng với đối tác hay văn bản mời...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét