Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

TUYÊN BỐ TRÁI NGƯỢC NHAU GIỮA ĐẠI SỨ MỸ VÀ ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:

-ĐẠI SỨ MỸ: CHUYẾN THĂM CỦA TÀU SÂN BAY LÀ MINH CHỨNG CHO CAM KẾT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MỘT VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG, THỊNH VƯỢNG;
-ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC: “BA THÔNG ĐIỆP” CỦA ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC TÔN QUỐC TƯỜNG HÀM Ý ĐE NẸT VIỆT NAM: HỢP TÁC SẼ PHÁT TRIỂN ĐẤU TRANH SẼ THẤT BẠI?
Lời dẫn của FB DAO PHAM VIET:
Thưa các Ngài đại sứ của các nước lớn: Người Việt Nam có các phương thức ứng phó sau đây:
-CON GIUN XÉO LẮM CŨNG QUẰN; GIẶC ĐẾN NHÀ ĐÀN BÀ PHẢI ĐÁNH;
-KHI KHÔNG HỢP TÁC ĐƯỢC THÌ ĐẤU TRANH; NẾU ĐẤU TRANH KHÔNG KẾT QUẢ KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC LỢI ÍCH DÂN TỘC THÌ...CHIẾN ĐẤU!
BỆ HẠ MUỐN HÀNG XIN HÃY CHÉM ĐẦU THẦN ĐI ĐÃ CÓ NGHĨA: TBT-CTN-BCT VÀ CÁC NHÓM LỢI ÍCH SÂN SAU... MUỐN HÀNG TRUNG QUỐC THÌ PHẢI CHÉM ĐẦU HÀNG TRIỆU THẦN DÂN YÊU NƯỚC?
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Đình Thức - Ảnh: Tiến Tuấn | 05/03/2020 15:22
230
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thăm Việt Nam. Ảnh: Tiến Tuấn.
Lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức tại Đà Nẵng.
ẢNH: Cận cảnh tàu tuần dương khổng lồ của Hải quân Mỹ vừa cập cảng Đà Nẵng
ẢNH: Tàu sân bay Mỹ tiến vào Đà Nẵng
Lễ đón chính thức nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam bắt đầu vào lúc 13h00 ngày hôm nay.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chủ trì lễ đón. Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham gia của Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Biên phòng Đà Nẵng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.
Ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Chỉ sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, hai nước đã có mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 1.
Ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chào mừng các đại biểu tới tham dự buổi lễ. Ảnh: Tiến Tuấn
Đại tá Brett Crozier, Chỉ huy trưởng tàu sân bay Theodore Roosevelt khẳng định chuyến thăm không chỉ tăng cường quan hệ quốc phòng song phương mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa và chuyên môn.
Phát biểu tại buổi lễ, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino đã cảm ơn phía Việt Nam vì sự chào đón nồng nhiệt và hiếu khách. Ông nói: "Đây là niềm vinh hạnh của chúng tôi. Chuyến tàu thăm năm nay để kỷ niêm 25 năm quan hệ ngoại giao của hai nước. Chúng ta là đối tác tin cậy của nhau và mối quan hệ này dựa trên lòng tin lẫn nhau".
"Đây là bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ song phương. Nó thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Việt Nam và cam kết lâu dài với Việt Nam. Hoa Kỳ luôn đứng cạnh ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, thực thi quyền hàng hải của mình trên lãnh thổ Việt Nam".
"Tôi ca ngợi vai trò của Việt Nam ở ASEAN và chúc mừng Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 2.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc John Aquilino. Ảnh: Tiến Tuấn
Ông John Aquilino kết thúc bài phát biểu với khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng: "Chúng tôi cam kết một khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương rộng mở và tự do. Chúng tôi luôn ủng hộ Việt Nam phát triển thịnh vượng và bảo vệ chủ quyền của mình".
Về phần mình, Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết, ông vô cùng vinh dự có mặt tại đây để chào đón tàu sân bay đến Đà Nẵng. Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là minh chứng thể hiện sự cam kết của Hoa Kỳ với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Chuyến thăm của tàu sân bay là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng - Ảnh 3.

Sĩ quan Việt Nam, Hoa Kỳ chụp ảnh lưu niệm cùng Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink. Ảnh: Tiến Tuấn
"Thành quả trong 25 năm qua của chúng ta là hết sức phi thường, mối quan hệ này có lợi cho cả hai bên. 25 năm trước, mối quan hệ của chúng ta là vô cùng hạn chế, kể cả chính phủ và người dân hai bên. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta đã hết sức phi thường, cả chiều rộng và chiều sâu. Thương mại hai nước đã lên tới 77 tỉ USD", Đại sứ Daniel Kritenbrink chia sẻ.
"Những chuyến tàu thăm đến Việt Nam là biểu tượng cho mối quan hệ của hai nước. Chuyến thăm lần này là chuyến thứ hai của tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam sau sự kiện cách đây 2 năm. Chuyến thăm khẳng định cam kết tự do và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau".
QĐ Syria quyết chiến trên cả 3 mặt trận Bắc - Trung - Nam, tên lửa BUK-M2 phản kích - UAV Thổ Nhĩ Kỳ "rụng như sung"
Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình khu vực, đặc biệt khi vai trò của Việt Nam ngày càng lớn với bằng chứng là vị trí Chủ tịch ASEAN mà Việt Nam đang đảm nhiệm.
"Đối tác tin cậy, thịnh vượng, bền lâu đó chính là slogan mới trong mối quan hệ của 2 nước trong năm 2020, năm kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ".
Thay mặt phía Việt Nam, ông Hồ Kỳ Minh - Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã nồng nhiệt chào mừng đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ đến thăm Đà Nẵng và cho biết đây là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm quan hệ giữa 2 nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất. Nhóm sĩ quan đoàn sẽ có nhiều hoạt động chuyên môn và cộng đồng tại Đà Nẵng.
Ông Hồ Kỳ Minh phát biểu: "Tôi tin tưởng các hoạt động sẽ thành công tốt đẹp góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tôi chúc tất cả thành viên đoàn có những ngày đáng nhớ tại Đà Nẵng.
“BA THÔNG ĐIỆP” CỦA ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC
TÔN QUỐC TƯỜNG HÀM Ý ĐE NẸT?
Phạm Viết Đào.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường: “Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung – Việt đó là “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”?
Trong cuộc tiếp xúc báo chí sáng ngày 6/1/2009, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường đã đưa ra một số ý kiến. Bên cạnh những ý kiến chung chung, mùi mẫn, chúng tôi rất chú ý tới ba thông điệp quan trọng mà Ngài Đại sứ Trung Quốc muốn thông tin với nhân dân và chính quyền Việt Nam. Ba thông điệp ngoại giao đó là: “Tạm gác lại tranh chấp”; “Nếu điều kiện chưa chín muồi”; “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”
Chúng tôi xin phép được lạm bàn, giải mã những ẩn ý đằng sau những thông điệp đậm màu hàm ý đe nẹt…
Thứ nhất: Khái niệm “Tạm gác tranh chấp”
Trong hoạt động ngân hàng, tài chính có khái niệm “ khoanh nợ”, “khoanh vốn” để ứng phó với những điều bất trắc, rủi to bất ngờ gây thiệt hại cho các bên nhưng chưa có phương án cách thức giải quyết do thiên tai, rủi ro bất khả kháng.
Trong hoạt động ngoại giao cũng có khái niệm này. Khi một vấn đề nào đó mà hai quốc gia chưa có cách gì giải quyết, hai bên khả dĩ có thể chấp nhận được, đành phải chọn phương thức “gác lại”…
Trong quan hệ với Mỹ, hiện chúng ta cũng đang gác lại những chuyện về những hệ lụy của cuộc chiến kéo dài 30 năm mà Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Gác các bất đồng đó để hai nước có thể bắt tay xây những “công trình” ngoại giao mới, vì lợi ích của hai nước.
Một sự kiện hay vấn đề ngoại giao nào đó, khi đôi bên chấp nhận gác lại, giải quyết sau phải với điều kiện: Vấn đề gác lại đó không có khả năng “di căn”, lây lan làm “viêm nhiễm” những vùng miền khác của “cơ thể”.
Còn như do gác lại mà vấn đề nó cứ bị rỉ ra, cứ ngấm ngầm gieo bệnh thì đây là một hình thức ủ bệnh tai hại để căn bệnh tái phát, bùng nổ nguy hiểm hơn. Như vậy việc gác lại này sẽ đe dọa hoại tử toàn thân, cơ thể chóng chết hơn…
Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ Trung Quốc đề xuất: hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lãnh hải của quốc gia mình?
Đây là vấn đề khác hoàn toàn với việc người Mỹ đưa quân viễn chinh vào Việt Nam, bị đánh bại và cuốn cờ về nước. Vì vậy nên người Mỹ khó lòng tác động để đưa quân viễn chinh quay trở lại Việt Nam, gây nên những biến cố chính trị nếu cố tình muốn sử dụng những vấn đề đã gác lại đó của quá khứ.
Khi người ta nói gác lại một vấn đề nào đó bao giờ cùng kèm theo định chế bảo hiểm, canh chừng. Khi đưa ra định chế gác lại bao giờ cũng phải kèm theo cam kết: Hai bên không có hành động gì để làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Hai bên cam kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực khi xảy ra các va chạm trên biển. Vế chuyện này thì ông Đại sứ Tôn Quốc Tường lờ tịt, đem giấu biến.
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Thì ngư dân Quảng Ngãi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa…Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cả.
Ngay cả việc ngư dân Quảng Ngãi vào xin trú bão, bị hải quân Trung Quốc xua đuổi, ông Đại sứ cũng cứ chối bay, chối biến, nói đây không phải là cảng trú. Trong khi đó thì tàu nước khác vào được, chẳng nhẽ ngư dân Quảng Ngãi nhìn nhầm? Việc ngư dân Quảng Ngãi bị đánh, bị trấn mất điện thoại chẳng nhẽ họ vu oan cho phía Trung Quốc ?
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con!
Nói trắng ra, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã khuyên Việt Nam nên gác lùi vấn đề tranh chấp này lại để Trung Quốc “độc chiếm” biển Đông một mình! Cao kiến hết chỗ nói…
Về thông điệp thứ hai: “Nếu điều kiện chưa chín muồi…”
Chữ chín muồi nghe rất ngon lành và mùi mẫn? Bao giờ thì chín muồi? Đến khi Trung Quốc đóng xong các hạm đội, trang bị hoản hảo trang thiết bị chiến tranh trên biển rồi thì lúc đó hãy quay sang đàm phán, giải quyết phân vùng lãnh hải chăng? Câu nói của ông Đại sứ nghe có vẻ đầy trách nhiệm, thận trọng nhưng thực ra lại hết sức đáng ngờ vì nó ẩn chứa âm mưu sấp ngửa?
Việt Nam cứ kê cao gối mà ngủ trên bờ, Trung Quốc sẽ dọn sẵn xong thì mời Việt Nam đến dùng bữa chăng? Lúc đó Việt Nam họa chẳng chỉ còn đứng trên bờ mà khóc hời, khóc hỡi…Thông điệp này khác gì bảo Việt Nam khoanh tay đứng nhìn để cho Trung Quốc một mình “múa tay trong bị” Biển Đông!
Về thông điệp thứ 3: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại …”
Về phương diện ngôn ngữ, chữ nghĩa thì động từ đấu tranh là hành động phản kháng của cá thể, thế lực nhỏ, yếu hơn phản kháng đối với thế lực lớn hơn chứ không bao giờ có chiều ngược lại.
Chỉ có thể nhân dân đấu tranh với chính quyền, nước nhỏ đấu tranh với nước lớn để bớt bị bắt nạt. Bởi nếu chủ động phát động chiến tranh vì yếu hơn sẽ bị bất lợi nhiều hơn. Chả ai nói chính quyền đấu tranh với nhân dân, nước lớn đấu tranh với nước nhỏ và yếu hơn mình cả…
Đại sứ Tôn Quốc Tường tuyên bố như vậy chỉ có thể nhằm hàm ý hăm dọa Việt Nam; bởi chỉ có Việt Nam mới đấu tranh với Trung Quốc chứ Trung Quốc làm gì phải đấu tranh với Việt Nam?
Nếu Trung Quốc quả thật phải sử dụng phương thức đấu tranh thay cho chiến tranh thì hóa ra trong quan hệ với Việt Nam, do Trung Quốc yếu thế, đang bị Việt Nam ăn hiếp, bắt nạt nên muốn tồn tại phải chọn phương thức đấu tranh ư?
Đại sứ Trung Quốc chỉ có thể nói thế này thì mới rành rẽ, mới lôgich: trong quan hệ với Việt Nam, nếu Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược, ăn cướp thì Trung Quốc chẳng được lợi lộc gì mà chỉ có thể chuốc lấy thất bại. Ngược lại, Việt Nam không cần lo nghĩ chuyện đấu tranh với Trung Quốc làm gì cho tổn thọ; Trung Quốc quang minh chính đại lắm, quân tử lắm…
Sao ông Tôn Quốc Tường không dám ngửa bài như vậy ra?
Còn như Ngài nói Việt Nam mà đấu tranh với Trung Quốc sẽ thất bại là Ngài đã nhầm rồi đấy. Việt Nam nếu không đấu tranh được thì sẵn sàng chiến đấu. Cha ông chúng ta đã từng làm như vậy. Gần đây, đối với người Pháp, người Mỹ, người Nhật, người Việt Nam đều chọn phương thức đó: Không đấu tranh được thì chiến đấu. Đời cha không giành và bảo vệ được đất nước thì đời con, đời cháu sẵn sàng “trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què”…
P.V.Đ
( Nguồn: Rút từ biên khảo gần 1000 trang " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Bạn đọc có nhu cầu chai sẻ xin liên hệ với tác giả Phạm Viết Đào qua email: Hoanghtham9@gmail.com)

Không có nhận xét nào: